Kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9

Kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9

 Văn học là một hình thái ý thức đặc biệt của xã hội, là nghệ thuật sử dụng ngôn từ một cách tài tình và sáng tạo để nhận thức phản ánh đời sống xã hội, biểu hiện tâm tư con người. Văn học đã trở thành một công cụ để giáo dục con người, cải tạo xã hội rất mạnh mẽ, nó là thứ vũ khí rất sắc bén, có tác dụng rất to lớn, sâu rộng mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác định.

“Học văn là học làm người” câu nói bất hủ của M. Gorki vẫn đọng mãi với thời gian và chính môn Ngữ Văn là một minh chứng rõ nhất. Hiện nay day học môn Ngữ Văn nói riêng và các môn học khác nói chung trong chương trình đổi mới cũng như những người làm lĩnh vực nghệ thuật khác đều muốn đạt đến mục đích cuối cùng đó là: truyền tải đến cho đối tượng tiếp nhận nội dung cần đạt tới một cách hoàn hảo, sâu sắc bằng một “con đường” dễ nhất, ngắn nhất, hiệu quả nhất. Muốn vậy người truyền đạt phải tìm được phương pháp thích hợp nhất theo sáng tạo cá nhân hay từ kinh nghiệm học hỏi thực tiễn rút ra. Trong hoạt động dạy học đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học một cách đa dạng, phong phú nhằm giúp cho học sing chủ động lĩnh hội kiến thức nhanh nhất.

 

doc 33 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 	 	 Trang
A. MỞ ĐẦU: ...............2
I. Lý do chọn đề tài ..........2
II. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 4
B. NỘI DUNG:.........................5
I. Cơ sở lý luận:.5
II. Thực trạng về công việc bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay:.. .7
III. Giải pháp:....8
V. Kết quả đạt được: ......17
C. KẾT LUẬN: ......................................................................................................18
D. PHỤ LỤC...........................................................................21
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO..33
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài 
 Văn học là một hình thái ý thức đặc biệt của xã hội, là nghệ thuật sử dụng ngôn từ một cách tài tình và sáng tạo để nhận thức phản ánh đời sống xã hội, biểu hiện tâm tư con người. Văn học đã trở thành một công cụ để giáo dục con người, cải tạo xã hội rất mạnh mẽ, nó là thứ vũ khí rất sắc bén, có tác dụng rất to lớn, sâu rộng mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác định.
“Học văn là học làm người” câu nói bất hủ của M. Gorki vẫn đọng mãi với thời gian và chính môn Ngữ Văn là một minh chứng rõ nhất. Hiện nay day học môn Ngữ Văn nói riêng và các môn học khác nói chung trong chương trình đổi mới cũng như những người làm lĩnh vực nghệ thuật khác đều muốn đạt đến mục đích cuối cùng đó là: truyền tải đến cho đối tượng tiếp nhận nội dung cần đạt tới một cách hoàn hảo, sâu sắc bằng một “con đường” dễ nhất, ngắn nhất, hiệu quả nhất. Muốn vậy người truyền đạt phải tìm được phương pháp thích hợp nhất theo sáng tạo cá nhân hay từ kinh nghiệm học hỏi thực tiễn rút ra. Trong hoạt động dạy học đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học một cách đa dạng, phong phú nhằm giúp cho học sing chủ động lĩnh hội kiến thức nhanh nhất. 
Việc gây hứng thú cho học sinh yêu văn, viết được văn hay là điều tôi luôn băn khoăn, trăn trở. Từ xưa đến nay, văn chương nghệ thuật là một trong những hoạt động tinh thần hết sức lí thú và bổ ích trong cuộc sống của người. Qua văn chương con người cảm nhận và ý thức được cái đẹp và sự hài hòa của cuộc sống. Tiếp cận và tự nâng mình lên với những tư tưởng tình cảm sâu sắc, tinh tế. Được bồi dưỡng về ngôn ngữ - thứ ngôn ngữ phong phú, sống động và giàu sức biểu cảm của dân tộc. Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương những kinh nghiệm sống về tình yêu, khát vọng về cả đạo đức triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên muốn biết ông cha ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai cũng như con người Việt Nam trong thời đại này đang buồn, vui, đau khổ, lo lắng, suy nghĩ và hy vọng ra sao thì hãy đến với văn thơ...Chính vì vậy dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông nói chung và trong bậc THCS nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng.
 Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay cái đẹp của văn học, kích thích sự hứng thú học tập học văn cho học sinh. Một giờ dạy văn là phải tạo ra được những rung động thẩm mỹ, sâu sắc khiến người ta say mê. Song nhiệm vụ không kém phần quan trọng của giáo viên dạy văn ở trường THCS là rèn luyện kỹ năng văn học cho học sinh. Thực ra không phải từ khi đến trường các em mới có cảm xúc thẩm mỹ, mới có năng lực cảm thụ cái đẹp mà ngay từ thưở còn nằm trong nôi qua lời ru của bà, của mẹ, lớn lên nghe hát, nghe ngâm thơ ... qua các nghệ thuật ấy các em đã tiếp xúc với văn chương. Vì thế đến trường thông qua học tác phẩm văn chương những cảm xúc thẩm mỹ của các em phải được uốn nắn, sửa chữa và bồi dưỡng, nâng lên thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ đúng đắn. Điều đó muốn khẳng định rằng bồi dưỡng học sinh THCS không những là việc làm đúng đắn mà còn là công việc có tầm quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó góp phần phát hiện bồi dưỡng để tiến tới đào tạo một lực lượng lao động đặc biệt cho xã hội, lao động sáng tạo nghệ thuật. Nó kích thích cổ vũ mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh. Nó còn là một việc làm thiết thực góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
Thực tế cho thấy, hiện nay số học sinh giỏi văn có chiều hướng ngày càng giảm đi, mà chất lượng của những em được công nhận cũng không cao, số bài viết giàu “chất văn” ngày càng hiếm mà nguyên nhân một phần là do phụ huynh không muốn cho con đi học môn văn vì sau này ít có cơ hội chọn nghề; học sinh thì không có hứng thú vì không tìm thấy sự hấp dẫn ở môn văn, hơn nữa học môn văn thường điểm không cao (ít đạt điểm 9 điểm 10). Một phần người dạy còn cứng nhắc, rập khuôn, làm hạn chế sức sáng tạo của học sinh, Vì thế tôi muốn cùng các đồng nghiệp trao đổi một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9.
II - Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
 1 Mục đích nghiên cứu: 
 Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc rất khó khăn và phức tạp. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những giải pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm đạt hiệu quả cao. Đồng thời còn nâng cao chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Làm tốt công ciệc này, sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh.
 2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 - Tìm hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng và những nguyên tắc của việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
 - Tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS.
 - Một số biện pháp và hình thức tổ chức.
3. Phạm vi nghiên cứu: 
 * Bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm cần thiết đối với tất cả các khối lớp trong nhà trường THCS, ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp. Đó là bàn về một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi, cụ thể là bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn khối 9 ở các trường THCS.
 * Đối tượng bồi dưỡng ở đây không phải là học sinh lớp chuyên, trường chuyên mà là học sinh ở các trường ở THCS có năng khiếu về văn.
4. Phương pháp nghiên cứu: 
 - Phương pháp chủ yếu khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung. 
 - Sự phối kết hợp với các đồng nghiệp, tổ khối chuyên môn.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Cơ sở thực tiễn 
        Giáo dục luôn là một lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội, bởi vì đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của giáo dục là con người. Sự tác động ấy bao gồm cả trí tuệ lãn tâm hồn, cả năng lực lẫn quan niệm sống. Như vậy rõ ràng là chất lượng cuộc sống cũng như quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục. Trọng trách này đòi hỏi ngành Giáo dục - Đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng phải có những điều chỉnh kịp thời để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
 Bàn về chuyện dạy văn trong không khí văn chương buồn tẻ như ở nhà trường THCS hiện nay đã khó, nói đến chuyện bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) môn văn lại càng khó hơn. Với tôi, chuyện người thầy phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như người trồng hoa. Bông hoa đẹp bởi bàn tay người chăm bón, nâng niu. Nhưng đâu phải khi nào hoa cũng khoe sắc rực rỡ. Chỉ cần một cơn trở gió, một sự thay đổi tiết trời, một sự lãng quên bất cẩn của người là hoa kém sắc, cây không trổ bông.
        Có đồng nghiệp từng nói với tôi rằng, giỏi văn chỉ là "thiên bẩm". Là người  trực tiếp giảng dạy môn văn đã nhiều năm ở khối lớp 9, tôi không nghĩ như vậy. Với tôi, người thầy dạy văn trong trường học không phải là chất xúc tác trong quá trình biến đổi chất!  Năng khiếu và tri thức văn chương nói riêng, tri thức văn hoá nói chung được bồi đắp theo năm tháng, gắn liền với sự nhạy bén của tố chất cá nhân đã làm nên hồn văn ở học sinh.
    Trong nhà trường THCS, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi như thế nào để đạt kết quả tốt, quả là một vấn đề không đơn giản. Trường Nguyễn Tất Thành chúng tôi, việc bồi dưỡng học sinh giỏi đã có sự quan tâm và đầu tư nhất định. Hằng năm, qua các kỳ thi học sinh giỏi huyện, tỉnh chúng tôi đã gặt hái được những thành công đáng kể. Song đáng tiếc là số học sinh đạt giải môn văn lại chưa nhiều. Điều này có nguyên nhân từ cả hai phía. Trước hết là từ phía người thầy. Do phải bám sát việc thực hiện theo phân phối chương trình, người thầy không có điều kiện đầu tư về chiều sâu trong giờ giảng; thời gian tập trung bồi dưỡng cho học sinh giỏi cũng không nhiều (thường thì những em được chọn đi thi học sinh giỏi chỉ được tập trung bồi dưỡng 8 tiết / tuần); Trong số thời gian hạn hẹp đó, giáo viên bộ môn được phân công mỗi người dạy từ 1- 2 buổi; mỗi người dạy theo cách riêng của mình. Về phía học sinh, ngoài vấn đề năng khiếu, do phải học nhiều môn nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng môn văn không được nhiều, quyết tâm đoạt giải của các em lại chưa cao. Thiết nghĩ, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nếu được đầu tư một cách thích đáng và và tiến hành bài bản, kết quả sẽ khả quan hơn. Và kéo theo đó là hứng thú học văn sẽ phần nào được cải thiện. Việc phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn chương, vì vậy, là việc cần phải ý thức thường xuyên, trước hết là đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy. Năng khiếu văn, càng được phát hiện và bồi dưỡng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng phát hiện và bồi dưỡng như thế nào cho có hiệu quả là cả một vấn đề cần được trao đổi kỹ lưỡng.  
 2. Cơ sở khoa học 
 Trước khi đến trường, các em được tiếp xúc với văn chương qua lời ru của mẹ, của bà, qua đài, qua truyện tranh, qua truyền hình, sân khấu ...Và sự xuất hiện những em có năng khiếu văn chương từ trước tuổi tới trường cũng không phải là cá biệt. Các em tới trường thật sự được đối diện với tác phẩm văn chương, đối diện với nhà văn qua hình tượng nghệ thuật một cách có hướng dẫn. Học sinh THCS lại ở độ tuổi giàu cảm xúc và trí tưởng tượng, sự cảm thụ tiếp nhận nghệ thuật đang chuyển từ cảm tính đến lý tính. Đây là giai đoạn năng khiếu nghệ thuật nói chung, năng khiếu văn chương nói riêng có cơ hội bộc lộ và phát triển đầy đủ và rõ rệt hơn. Tiếp xúc với tác phẩm văn chương các em tự đặt mình trong cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật, cùng vui buồn, sướng khổ với các nhân vật ...Thế giới hình tượng, tiếng lòng của nghệ sĩ qua đó như khơi dậy, khích lệ các em từ năng khiếu văn chương đến năng khiếu sáng tạo nói chung . Vì vậy, bồi dưỡng học sinh giỏi là việc làm đúng đắn, cần thiết có tầm quan trọng trong các nhà trường THCS.
 Đối với học sinh bậc phổ thông nói chung và bậc THCS nói riêng, ở vào độ tuổi này bản thân các em rất giàu cảm xúc và trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Việc cảm thụ và tiếp nhận vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống trong đời sống hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn chương đang chuyển dần từ cảm tính sang lí tính. Đây là giai đoạn để các em bộc lộ năng khiếu nghệ thuật nói chung và năng khiếu văn chương nói riêng. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương các em tự đặt mình trong cảnh ngộ tâm trạng củ ...  lạc quan vượt mọi khó khăn, nguy hiểm => Nét đẹp phẩm chất của người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến.	(0.5 điểm)
Cảm nhận nét riêng ở từng câu thơ: 
Trong câu thơ của Chính Hữu: nụ cười “buốt giá” gợi cho người đọc cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt, nụ cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm không gian, thể hiện tình đồng chí, đồng đội gắn bó.	(1.0 điểm)
Trong câu thơ của Phạm tiến duật: Tiếng cười “ha ha” là cười to, cười sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả để vui đùa => gợi tính cách trẻ trung, ngang tàng của người lính lái xe Trường Sơn.	(1.0 điểm)
Từ đó có thể cảm nhận phong cách thơ của từng nhà thơ: Chính Hữu: hình ảnh thơ chân thực, giản dị, giàu sức biểu cảm; Phạm Tiến Duật: giọng thơ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.	(1.0 điểm)
Câu 3: (12 điểm)
a/ Yêu cầu kĩ năng: học sinh biết làm bài nghị luận văn học giải thích và chứng minh, biết tổng hợp, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức: 
* Giải thích ý nghĩa hình ảnh hai câu thơ:
Bài thơ Bánh tôi nước của Hồ Xuân Hương là bài thơ nổi tiếng – Bài thơ 
Tả thực cái bánh trôi: Bánh dù rắn hay nát là do tay người nặn nhưng nhân bánh vẫn hồng sắc đỏ
Ý nghĩa ẩn dụ: 
- “Rắn nát” là số phận hẩm hiu cuộc đời thua kém không may mắn, bất hạnh của người phụ nữ.
	- “Tay kẻ nặn” là xã hội xưa kia – xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền độc đoán, đạo đức cứng nhắc gieo đau khổ cho người phụ nữ.
	- Nhưng “em vẫn giữ tấm lòng son” - Vẫn kiên trinh, ngay thẳng, trong trắng, giữ vững phẩm giá của mình.
 Hai câu thơ: Vừa oán trách xã hội bất công vừa là lời khẳng định phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ.
* Dẫn chứng minh hoạ: có thể lấy dẫn chứng trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”, “Truyện Kiều”, “Truyện Lục Vân Tiên”. Phân tích hình tượng nhân vật được làm dẫn chứng phải làm rõ hai điểm sau :
 1. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
2. Em vẫn giữ tấm lòng son
Nhân vật Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ:
- Là phụ nữ đức hạnh bị mắc tiếng oan, chết vì một chuyện không đâu, chồng đi lính: nàng ở nhà thuỷ chung, đảm đang nuôi con thơ, mẹ chồng - rất mực hiếu thảo, chồng về nghe câu nói ngây thơ cua con dại vội nghi oan. Người chồng thiếu trí tuệ đa nghi, ỷ thói nam quyền đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương phải tìm đến dòng sông để tự minh oan cho mình bằng cái chết bi thảm. Cuộc đời nàng “rắn nát do tay kẻ nặn” nhưng sống cũng như chết, nàng “vẫn giữ tấm lòng son”. Lúc sống thuỷ chung, hiếu nghĩa. Lúc chết vẫn giữ nguyên tình nghĩa với tổ tiên, với chồng con vẫn tha thiết muốn quay về với trần thế, cuộc đời.
Nhân vật Kiều trong truyện Kiều: nàng nổi danh là tài sắc vẹn toàn. Đời nàng là bể khổ, chìm nổi lênh đênh, vì muốn cứu cha và em nàng bán mình rồi bị lừa dối, hai lần ở lầu xanh, hai lần làm tôi tớ, hai lần phải tự tử, bao lần bị sỉ nhục - mỗi lần muốn vươn lên thoát khỏi cuộc đời ô nhục thì lại bị dìm sâu hơn (thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần) bị dồn tới cảnh sống đen tối nhưng nàng “vẫn giữ tấm lòng son”.
	+ nhớ quê hương.
	+ nhớ cha mẹ: “Xót ngườivừa người ôm.”
	+ nhớ Kim Trọng: “Tưởng ngườicho phai.”
	+ ân oán đời thường, ân trả ân, oán phải đền.
- Kiều Nguyệt Nga trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu (Phân tích tương tự như dẫn chứng trên).
c/ Cách cho điểm:
Điểm từ 11 đến 12: Đáp ứng các yêu cầu trên, lí lẽ rõ ràng, mạch lạc.
- Điểm từ 08 đến 10: Trình bày được 2/3 yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm từ 06 đến 07: Chỉ trình bày được ½ yêu cầu trên, mắc lỗi diễn tả, lỗi diễn đạt.
Điểm từ 03 đến 05: nội dung bài sơ sài, mắc nhiều lỗi, đã đưa ra dẫn chứng xong thiếu tổng hợp, khái quát.
Điểm từ 01 đến 02: Nội dung quá sơ sài.
Điểm 0: không nắm được yêu cầu đề, lạc đề.
Đề số 3
PHÒNG GD & ĐT CƯM’GAR	 KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỀ CHÍNH THỨC
 	 NĂM HỌC 2010 – 2011
	 Môn: Ngữ văn – Lớp 9
	 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)	 	
Câu 1: (4 điểm) 
Vận dụng kiến thức về trường từ vựng và phép tu từ đã học để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau:
“Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh
Ngôi sao ấy lặn, hóa bình minh.
Cơn mưa vừa tạnh, Ba Đình nắng
Bác đứng trên kia, vẫy gọi mình.”
	(Tố Hữu)
Câu 2: (4 điểm) 
Phân tích ý nghĩa của chi tiết "cái bóng" trong “Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. 
Câu 3: (12 điểm)
 Truyện “Làng” của nhà văn Kim Lân đã thể hiện chân thực, sinh động một tình cảm bền chặt, sâu sắc là tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến qua tâm trạng của nhân vật ông Hai – một người nông dân phải rời làng đi tản cư. Hãy làm sáng tỏ nội dung nhận xét đã nêu.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn – Lớp 9
Câu 1: (4 điểm) 
	- Xác định được các biện pháp tu từ: Hoán dụ (hồn thơm); Ẩn dụ (ngôi sao, bình minh)	(1 điểm)
	- Các từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ hiện tượng thiên nhiên: Ngôi sao, lặn, bình minh, cơn mưa, tạnh, nắng.	(1 điểm)
	- Phân tích cách diễn đạt để thấy cái hay, cái đẹp của đoạn thơ: 
	 Nhờ các biện pháp tu từ và các từ ngữ cùng trường từ vựng mà hình ảnh Bác hiện lên đẹp, vĩnh hằng, bất tử trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Bác đã hóa thân vào thiên nhiên, trường tồn cùng thiên nhiên đất nước, giảm nhẹ nỗi đau xót về sự ra đi của Bác. Hình ảnh thơ vừa giàu sắc thái biểu cảm vừa thể hiện lòng thành kính thiêng liêng của nhà thơ đối với Bác.	(2 điểm)
* Lưu ý: Điểm tối đa cho những học sinh viết thành văn.
Câu 2: (4 điểm) 
 	Phân tích chi tiết "cái bóng" trong" Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ - chi tiết có giá trị cả về nghệ thuật và nội dung trong truyện:
1. Về nghệ thuật (2 điểm): Chi tiết "cái bóng" tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ, hấp dẫn, kịch tính.
+ Cái bóng là biểu hiện của tình yêu thương, lòng thủy chung, trở thành nguyên nhân (trực tiếp) của nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của nhân vật Vũ Nương.
+ Cái bóng làm nên sự hối hận của chàng Trương và giải oan cho Vũ Nương.
2. Về nội dung (2 điểm): 
+ Cái bóng làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức và giá trị tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ thêm phần sâu sắc.
+ Phải chăng qua chi tiết cái bóng, tác giả muốn nói trong xã hội phong kiến, thân phận người phụ nữ mong manh và rẻ rúng chẳng khác nào cái bóng trên tường.
* Lưu ý: Điểm tối đa cho những học sinh viết thành văn.
Câu 3: (12 điểm)
1/ Yêu cầu kĩ năng: (1 điểm) Học sinh biết làm bài nghị luận chứng minh một vấn đề trong tác phẩm văn học. Bài viết có bố cục rõ ràng, biết dùng dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp để chứng minh, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
2/ Yêu cầu về kiến thức: (11 điểm)
	Bài viết có thể nêu bật được các ý cơ bản sau:
1/ Mở bài: (1.5 điểm)
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác đăng báo trước cách mạng tháng 8 - 1945. Ông gắn bó, am hiểu về cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê, về cảnh ngộ của người nông dân.
- Truyện Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
- Ông Hai nhân vật chính của truyện rất yêu mến và gắn bó với làng quê của mình. Tình yêu làng quê của nhân vật ông Hai thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến. Điều đó đã được thể hiện qua các trạng thái khác nhau của ông đối với làng.
2/ Thân bài (8 điểm) Làm sáng tỏ lời nhận xét cần nêu bật các ý:
* Tình yêu làng ở ông Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng mình. 
+ Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình. Ông yêu quý, tự hào về làng và khoe nó một cách nhiệt tình: mỗi khi nói đến làng Chợ Dầu ông đều nói với giọng say mê, náo nức lạ thường, hai con mắt sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển...) 	(1.5 điểm) 
+ Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về làng Chợ Dầu. Ông tự hào về không khí cách mạng sôi nổi của làng ông. Nghĩ lại những ngày cùng làm việc với anh em. Cùng anh em đào đương, đắp ụ, khuân đáÔng phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”.	(1.5 điểm) 
* Tình yêu làng của ông Hai thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
+ Ông đau đớn tủi nhục khi nghe tin cả làng việt gian theo Tây: Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân, ông lặng người đi tưởng như đến không thở được. Ông vờ vờ đứng lảng ra chổ khácÔng cúi gằm mặt xuống mà đi. Về nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân khi nhìn đàn con “nước mắt ông cứ giàn ra”. Ông đau đớn nghĩ: chúng nó là trẻ con làng việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? 	 (1điểm) 
+ Niềm tin, nỗi ngờ giằng xé trong ông. Ông kiểm lại từng người trong óc. Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”. Suốt mấy ngày ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà nghe ngóng binh tình bên ngoài: Một đám đôngThôi lại chuyện ấy rồi.”	(1điểm) 
+ Cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai. Ông dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: Ông căm ghét bọn phản bội làng, phản bội Tổ quốc dù nghe tin người dân địa phương không cho những người làng chợ Dầu ở. Ông nhất định không chịu về làng, vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ.	(1điểm) 
+ Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào lời tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ: Ông ôm thằng con út vào lòng. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời “Thế nhà ta ở đâu?”, “thế con ủng hộ ai?”	(1điểm) 
+ Tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính. Ông Hai sung sướng như được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu buồn thiu ngày nào bổng tươi vui rạng rỡ hẳn lên.” Đến đâu ông cũng khoe “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông ạ! Đốt sạch! Đốt nhẵn!... 	(1điểm) 
3/ Kết bài: (1.5 điểm)
- Tình yêu làng của ông Hai đã gắn bó với tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến. 
- Ông Hai là hình ảnh đẹp của người nông dân bình thường nhưng giàu lòng yêu nước.
- Tác phẩm “Làng” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của văn học Việt Nam hiện đại: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến.
* Lưu ý - Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lí, có sức thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình phương pháp dạy học Văn của Phạm Trọng Luận.
- Nghiên cứu lí luận và phương pháp dạy học Văn của Mai Xuân Miên.
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm tích hợp của Trần Thị Diệu Nữ.
- Sách giáo viên 6, 7, 8, 9.
- Sách tham khảo về môn Ngữ Văn lớp 6, 7, 8, 9.

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh nghiem bdhsg.doc