Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010 - 2011 môn thi : sinh học lớp 9

Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010 - 2011 môn thi : sinh học lớp 9

Câu 1: Tại sao sự khám phá ra quy luật di truyền liên kết gen hoàn toàn không bác bỏ mà còn bổ sung cho quy luật phân ly độc lập các tính trạng?

Câu 2: Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể được thể hiện qua những đặc điểm nào? Tại sao tính đặc trưng NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể ?

Câu 3 : Mức phản ứng có di truyền được không? Tại sao?

Câu 4: Vì sao đột biến gen thường gây hại cho bản thân sinh vật nhưng có ý nghĩa với chăn nuôi và trồng trọt?

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010 - 2011 môn thi : sinh học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUỲ CHÂU
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn thi : SINH HỌC
LỚP 9
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
ĐỀ RA
Câu 1: Tại sao sự khám phá ra quy luật di truyền liên kết gen hoàn toàn không bác bỏ mà còn bổ sung cho quy luật phân ly độc lập các tính trạng?
Câu 2: Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể được thể hiện qua những đặc điểm nào? Tại sao tính đặc trưng NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể ?
Câu 3 : Mức phản ứng có di truyền được không? Tại sao?
Câu 4: Vì sao đột biến gen thường gây hại cho bản thân sinh vật nhưng có ý nghĩa với chăn nuôi và trồng trọt?
Câu 5: Ở đậu Hà Lan, cây bố hạt vàng vỏ trơn có kiểu gen là AaBb. Cây mẹ hạt xanh vỏ nhăn có kiểu gen là aabb.
a) Viết sơ đồ lai trong trường hợp giảm phân bình thường?
b) Viết sơ đồ lai trong trường hợp cây bố có đột biến dị bội cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa ở lần giảm phân I.
c) Viết sơ đồ lai trong trường hợp cây mẹ có đột biến dị bội cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen bb ở lần giảm phân I.
Câu 6: Trên một cặp NST tương đồng có chứa một cặp gen dị hợp Aa, mỗi gen đều dài 4080Ao.
	Gen A có 3120 liên kết Hiđrô
	Gen a có 3240 liên kết Hiđrô
	a) Tính số nuclêôtit mỗi loại trong mỗi gen
	b) Khi cho cá thể mang kiểu gen trên tự thụ phấn thì số nuclêôtit mỗi loại trong mỗi kiểu hợp tử là bao nhiêu?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu - ý
Nội dung
Điểm
1
(4 điểm)
- Quy luật phân ly độc lập các tính trạng chỉ đúng trong trường hợp các gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các NST tương đồng khác nhau.
1.0
- Trong Tế bào của mỗi loài sinh vật có số gen rất lớn, nhưng số NST có giới hạn, do đó 1 NST phải chứa nhiều gen
1.0
- Thực nghiệm cho thấy trên mỗi NST các gen phân bố theo 1 hàng dọc, thứ tự các gen đặc trưng cho loài, trong giảm phân các gen không phân ly độc lập, tổ hợp tự do, mà làm thành 1 nhóm gen liên kết
1.0
- Sự di truyền liên kết là 1 hiện tượng phổ biến trong sinh giới
1.0
2
(4 điểm)
- Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể được thể hiện qua những đặc điểm: 
+ Số lượng : Mỗi loài có một bộ NST đăc trưng .Ví dụ: Ruồi giấm 2n= 8 ( HS có thể lấy Ví dụ khác)
1.0
+ Hình dạng : Mỗi loài có hình dạng NST đặc trưng phân biệt với các loài khác 
1.0
- Tính đặc trưng bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể là nhờ: 
+ Cơ chế nguyên phân ở các loài sinh sản vô tính: Nguyên phân đảm bảo cho các tế bào con sinh ra có bộ NST giống với tế bào mẹ. 
1.0
+ Kết hợp giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh ở các loài sinh sản hữu tính: Giảm phân đảm bảo các giao tử có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào sinh dưỡng; Sự kết hợp 2 giao tử trong thụ tinh phục hồi bộ NST đặc trưng của loài trong hợp tử. Nhờ nguyên phân hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành có bộ NST giống hệt bộ NST trong hợp tử ban đầu
1.0
3
(1 điểm)
- Mức phản ứng di truyền được
0.5
- Mức phản ứng do kiểu gen quy định 
0.5
4
(1 điểm)
- Vì tạo ra tính đa dạng trong kiểu gen của các cá thể cùng loài, giúp con người dễ chọn những kiểu gen, kiểu hình mà mình mang muốn.
0.5
- Bên cạnh đó, qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến gen vốn có hại có thể trở thành có lợi. Trong thực tiễn, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi.
0.5
5
(4.5 điểm)
a) Sơ đồ lai trong trường hợp giảm phân bình thường:
 P: ♀aabb X ♂AaBb
 G: ab AB, Ab, aB, ab
 F1: 1AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1aabb
b) Sơ đồ lai trong trường hợp cây bố bị đột biến dị bội cặp Aa:
P: ♀aabb X ♂AaBb
G: ab AaB, Aab, 0B, 0b
F1: 1AaaBb : 1 Aaabb : 1 0aBb : 1 0abb
c) Sơ đồ lai trong trường hợp cây mẹ bị đột biến dị bội cặp bb:
P: ♀aabb X ♂AaBb
G: abb, 0a AB, Ab, aB, ab
F1:1AaBbb:1Aabbb:1aaBbb:1aabbb:1AaB0:1Aab0:1aaB0:1aab0 
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
6
(5.5 điểm)
Giải: (HS có thể tính cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
a) Số nuclêôtit mỗi loại trong mỗi gen là:
- Gen A có: N = 2A + 2G = x 
 H = 2A + 2G = 3120 è G = 3120 - 2400 = 720
0.5
0.5
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen A là:
 X = G = 720
 A = T = 
0.5
- Gen a có: N = 2A + 2G = x 
 H = 2A + 2G = 3240 è G = 3240 - 2400 = 840
0.5
0.5
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen A là:
 X = G = 840
 A = T = 
0.5
b) Số nuclêôtit mỗi loại trong mỗi kiểu hợp tử là: 
- Các kiểu hợp tử được biểu hiện qua sơ đồ lai F1:
 P: Aa X Aa
 Gp: A, a A, a
 F1: 1AA : 2Aa : 1aa
(HS có thể lấy chữ cái khác đúng là được)
0.5
- Số nuclêôtit mỗi loại trong mỗi kiểu hợp tử là:
+ Hợp tử AA có:
 A = T = 480 + 480 = 960
 G = X = 720 x 2 = 1440
0.5
+ Hợp tử Aa có:
 A = T = 480 + 360 = 840
 G = X = 720 + 840 = 1560
0.5
+ Hợp tử aa có:
 A = T = 360 + 360 = 750
 G = X = 840 + 840 = 1680
0.5
6 câu
Tổng
20

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ SINH 9 NẠP PHÒNG GD 2010 - 2011.doc