Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn: sinh học ( thời gian làm bài 150 phút, không tính thời gian giao đề )

Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn: sinh học ( thời gian làm bài 150 phút, không tính thời gian giao đề )

Câu 1 ( 3 điểm).

 Những điểm khác nhau căn bản trong sự hình thành giao tử ở cây có hoa so với ở động vật.

Câu 2 (2,5 điểm).

 So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống?

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn: sinh học ( thời gian làm bài 150 phút, không tính thời gian giao đề )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Trường THCS An Khánh NĂM HỌC :.......................................
 MÔN: SINH HỌC 
 ( Thời gian làm bài 150 phút, không tính thời gian giao đề )
Câu 1 ( 3 điểm).
 Những điểm khác nhau căn bản trong sự hình thành giao tử ở cây có hoa so với ở động vật.
Câu 2 (2,5 điểm).
 So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống?
Câu 3 ( 4 điểm).
 Khi lai giữa hai dòng đậu (một dòng có hoa đỏ, đài ngả và dòng kia có hoa xanh đài cuốn) người ta đã thu được các cây lai đồng loạt có hoa xanh, đài ngả.
Những kết luận có thể rút ra từ kết quả của phép lai này là gì ?
Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được:
- 98 cây hoa xanh, đài cuốn.
- 104 cây hoa đỏ, đài ngả.
-209 cay hoa xanh, đài ngả
Có thể rút ra kết luận gì từ phép lai này ? Viết sơ đồ lai từ P đến F2 .
Câu 4 ( 2,5 điểm). 
 Ở một loài sinh vật có cấu trúc gen như sau: AaXEY
a) Khi giảm phân bình thường, các gen liên kết hoàn toàn thì sinh vật này có thể tạo được mấy loại giao tử ?
b) Khi giảm phân bình thường, các gen liên kết không hoàn toàn . Hãy viết cấu trúc các loại giao tử có thể có của loài sinh vật trên.
Câu 5 ( 4 điểm)
Một gen có dài 4080 A0 có tỉ lệ các loại đơn phân là = .
Xác định số vòng xoắn và khối lượng của gen trên.
Số lượng và thành phần phần trăm từng loại nuclêôtit có trong gen trên.
Câu 6 (4 điểm)
Có 3 tế bào của một cơ thể (2n = 8 NST) tiến hành nguyên phân 1 số lần và đã lấy đi môi trường nội bào tương đương là 304 NST.
Số tế bào con tạo ra sau khi kết thúc nguyên phân ?
Số lần nguyên phân của các tế bào trên, biết rằng số lần nguyên phân của các tế bào này càng lúc càng giảm ?
Số nhiễm sắc thể kép, crômatit, tâm động ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4, biết rằng thời gian diễn ra các lần nguyên phân giữa các tế bào này cùng lúc và cùng thời điểm.
---- HẾT----
ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Câu 1 ( 3 điểm).
-Ở động vật:
 +Mỗi tinh bào bậc 1 cho ra 4 tinh trùng .(0,5 đ)
 +Mỗi noãn bào bậc 1 chỉ cho ra 1 trứng có kích thước lớn. (0,5 đ)
- Ở cây có hoa: sự phát sinh giao tử diễn ra phức tạp, có sự kết hợp giữa giảm phân và nguyên phân.
 +Trong quá trình phát sinh giao tử đực, mỗi tế bào mẹ của tiểu bào tử cho ra 4 hạt phấn, từ mỗi hạt phấn này sinh ra tiếp 2 giao tử đực. (1 đ)
 +Trong quá trình hình thành giao tử cái, tế bào mẹ của đại bào tử giảm phân cho 4 đại bào tử, nhưng chỉ có 1 sống. Một tế bào đại bào tử cho ra 1 trứng. (1 đ)
Câu 2 (2,5 điểm).
 +So sánh:(lưu ý HS có thể ví dụ các tính trạng hoặc qui định gen khác cũng ghi điểm)
Di truyền độc lập
Di truyền liên kết
Điểm
Lai phân tích đậu Hà Lan F1:
P: Hạt vàng, vỏ trơn x Hạt xanh, vỏ nhăn
 AaBb aabb
GP: 1AB, 1Ab, 1aB, 1ab 1ab
FB: 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb
 VT VN XT XN
-Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình điều là 1:1:1:1.
-Xuất hiện biến dị tổ hợp: vàng nhăn và xanh trơn.
Lai phân tích ruồi giấm đực F1:
P: Mình xám, cánh dài x Mình đen, cánh cụt
GP: 1BV, 1bv 1bv
FB: 1 : 1
 XD ĐC
-Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình đều là 1:1.
-Không xuất hiện biến dị tổ hợp.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
 + Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống:
Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên cùng 1 NST. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. (1 điểm)
Câu 3 ( 4 điểm).
a) Lai giữa hai dòng đậu có hoa đỏ, đài ngả và hoa xanh đài cuốn, ở F1 thu được các cây lai đồng loạt có hoa xanh, đài ngả:
- Hoa xanh là tính trạng trội hoàn toàn(qui định gen A) so với hoa đỏ là tính trạng lặn (qui định gen a ). (0,5 đ)
 - Đài ngả là tính trạng trội hoàn toàn (qui định gen B ) so với đài cuốn là tính trạng lặn ( qui định gen b ) .(0,5 đ)
 - P thuần chủng, F1 dị hợp tử 2 cặp gen .(0,5 đ)
b) Xét chung 2 tính trạng:
F2: (3:1)(3:1) khác kết quả đề bài: 1:2:1 => 2 cặp gen không phân li độc lập. (0,5 đ)
F2: thu được 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:2:1 chứng tỏ F1 chỉ tạo 2 loại giao tử với số lượng bằng nhau => 2 cặp gen phải liên kết nhau trên cặp NST tương đồng. (0,5 đ)
 - Sơ đồ lai: P: Hoa xanh, đài cuốn x Hoa đỏ, đài ngả (0,25đ)
 GP: Ab aB (0,25đ)
 F1: x (100% Hoa xanh, đài ngả) (0,25đ)
 GF1: Ab, aB Ab,aB (0,25đ)
 F2: 1: 2 : 1 (0,25đ)
 Tỉ lệ kiểu hình : 1 hoa xanh, đài cuốn : 2 hoa xanh, đài ngả : 1 hoa đỏ, đài ngả.(0,25đ)
Câu 4 ( 2,5 điểm). 
 a) Khi giảm phân bình thường , các gen liên kết hoàn toàn thì có thể tạo được 8 loại giao tử (0,5 đ)
 b) Khi giảm phân bình thường, các gen liên kết không hoàn toàn thì sinh vật trên tạo ra 16 giao tử có cấu trúc như sau: (2 điểm) (viết được mỗi giao tử đạt 0,125 điểm)
ABDXE ; ABDY ; AbdXE ; AbdY ; aBDXE ; aBDY ; abdXE ; abdY ;
ABdXE ; A BdY ; AbDXE ; AbDY; aBdXE ; aBdY ; abDXE ; abDY. 
Câu 5 ( 4 điểm)
Số vòng xoắn của gen (C)
 C=L/34 = 4080/34 = 120 (vòng) (1 điểm)
 Số nuclêôtit của gen (N)là: 20C = 20 x 120 = 2400 (nuclêôtit) (0,5 điểm)
à Khối lượng của gen(M) = 2400 x 300 đv.C = 720000 (đv.C) (0,5 điểm)
b) Ta có = => 3A = 2G (1)
mà A = N/2 – G = 2400/2 – G = 1200 – G (2)
Thay (2) vào (1) ta được: 3(1200 – G) = 2G ó G = X = 720 (nuclêôtit) (0,5điểm)
A = T = N/2 – G = 1200 – 720 = 480 (nuclêôtit) (0,5 điểm)
%G = %X = (720 x 100)/2400 = 30 (%) (0,5 điểm)
%A = %T = 50–30 = 20( %) (0,5 điểm)
Câu 6 (4 điểm)
Số tế bào con do môi trường cung cấp: 304/8 = 38 tế bào (0,5 điểm) 
Số tế bào con tạo ra sau khi kết thúc nguyên phân là :
 38 + 3 = 41 (tế bào) (0,5 điểm)
b) Gọi A, B, C lần lượt là các tế bào có số lần nguyên phân là k1, k2, k3:
41
Ta có : 
 + + = 
 = 25 + 23 + 20 (0,5 điểm)
=>k1= 5 ; k2 = 3 ; k3 = 0 (0,5 điểm)
Vậy : Tế bào A nguyên phân 5 lần; tế bào B nguyên phân 3 lần; tế bào C không nguyên phân. (0,5 điểm ) 
Khi tiến hành nguyên phân lần thứ 4 thì chỉ có 1 tế bào A tham gia nguyên phân, mặt khác do các lần nguyên phân diễn ra cùng thời điểm nên 2 tế bào còn lại không tham gia nguyên phân, do đó không có NST kép .Vì vậy số tế bào tham gia nguyên phân lần thứ 4 là 23 = 8 tế bào , đến kỳ giữa thì: ( 0,5 điểm)
+Số NTS kép : 2n x 8 = 8 x 8 = 64 (NST) ( 0,5 điểm) 
+Số tâm động: 64 (0,25 điểm)
+Số Crômatit: 64 x 2 = 128 (crômatit) (0,25 điểm)
---- HẾT----
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE HS GIOI mon sinh 9.doc