Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện năm học 2007-2008 - môn lịch sử thời gian làm bài : 150 phút

Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện năm học 2007-2008 - môn lịch sử thời gian làm bài : 150 phút

Câu 1.(2,5 điểm) TNKQ- LSTG. chọn câu đúng nhất và ghi mã câu chọn (a hoặc b . . ) vào giấy làm bài thi .

Câu 1.Thành tựu kỹ thuật quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được ngay sau Chiến tranh thế giới hai ?

a/. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

b/. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất

c/. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

d/. Đến thập kỉ 60(thế kỉ XX),Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1117Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện năm học 2007-2008 - môn lịch sử thời gian làm bài : 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CHÍNH THỨC 	 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
 NĂM HỌC 2007-2008 - MÔN LỊCH SỬ
 Thời gian làm bài : 150phút (không kể thời gian giao đề)
 Học sinh trả lời 7 câu hỏi dưới đây :
Câu 1.(2,5 điểm) TNKQ- LSTG. chọn câu đúng nhất và ghi mã câu chọn (a hoặc b . . ) vào giấy làm bài thi .
Câu 1.Thành tựu kỹ thuật quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được ngay sau Chiến tranh thế giới hai ?
a/. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
b/. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất
c/. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
d/. Đến thập kỉ 60(thế kỉ XX),Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới 
Câu 2. Phương hướng phát triển kinh tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới hai chú trọng vào:
 a/. Phát triển công nghiệp nhẹ.
 b/. Phát triển công nghiệp truyền thống.
 c/. Phát triển công- nông- thương nghiệp.
 d/. Phát triển công nghiệp nặng.
 Câu 3. Tính chất của tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vác-xa-va là:
 a/.Một tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu .
 b/ Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
 c/.Một tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.
 d. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.
Câu 4. Nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu sau khi hoàn thành cách mang dân chủ nhân dân, bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội là:
a/. Xoá bỏ bóc lột của giai cấp tư sản, tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa
b/. Xoá bò bóc lột của giai cấp tư sản, đưa nông dân vào làm ăn tập thể,tiến hành công nghiệp hoá XHCN
c/. Tiến hành tư nhân hoá các xí nghiệp, mở rộng kinh tế thị trường .
d/. Tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, mở rộng nền kinh tế thị trường
Câu 5. Thái độ của Liên Xô trước cuộc khủng chung của thế giới vào những năm 70 là:
a/. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới.
b/. Không tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế – xã hội
c/. Có sửa đổi nhưng ở mức độ thấp .
d/. Chuyển nền kinh tế từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu. 
Câu 6. Nước Đông Âu XHCN đầu tiên lâm vào khủng hoảng kinh tế và chính trị là:
 a/. Hung-ga-ri	 b/. Tiệp Khắc	 c/. Ba Lan	 d/. CHDC Đức
Câu 7. Ngay sau khi Chiến tranh thế giói thứ hai kết thúc phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào?
a/. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào
b/. Việt Nam , Mi-an-ma, Lào
c/. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.
d/. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
Câu 8. Như thế, ASEAN từ sáu nước thành đã phát triển thành mười nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nam Á đều đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang ., đồng thời xây dựng một khu vựcĐông Nam Á hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Chọn cụm từ nào thích hợp với chỗ ,trong đoạn trích trên
a/. Hợp tác chính trị
b/. Hợp tác kinh tế
c/. Hợp tác kinh tế - chính trị
d/. Hợp tác chính trị- quân sự
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ hai?
a/. Không đưa quân đi tham chiến với nước ngoài.
b/. Kí hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật 8/9/1951.
c/. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.
d/. Phát triển kinh tế đối ngoại xâm nhập và mở rộng phạm vithế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi , đặc biệt là Đông Nam Á 
Câu 10. Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là:
a/. Hoà bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế
b/. Hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ Quốc Tế.
c/. Hợp tác phát triển đôi bên cùng có lợi.
d/. Hoà nhập chứ không hoà tan.
 Câu 2.(2,5 điểm) TNKQ – LSVN . chọn câu đúng nhất và ghi mã câu chọn (a hoặc b . . ) vào giấy làm bài thi . 
Câu 1. Nguyên cớ trực tiếp dẫn đến việc TD Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam giữa thế kỷ XIX :
a/. Sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến VN
b/. Triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính sách cai trị bảo thủ
c/. Chính sách khủng bố đạo Gia Tô của triều Nguyễn
d/. Sự phát triển của chủ nghĩa thực dân , nhu cầu xâm chiếm thuộc địa .
 Câu 2. Cuộc xâm lược Việt Nam của quân Pháp-Tây Ban Nha ngay bước đầu đã thất bại vì ?
a/. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả .
b/. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Phan Thanh Giản đã anh dũng chống trả
c/. Sau 5 tháng xâm lược Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
d/. Sau 5 tháng xâm lược Pháp không chiếm được bán đảo Sơn Trà.
Câu 3. Theo em “Cần vương”nghĩa là gì ? 
a/. Hết lòng cứu nước .
b/. Giúp vua cứu nước .
c/. Vì dân cứu nước .
d/. Bảo vệ triều đình .
Câu 4. Khi TD Pháp chia Việt Nam làm ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau thì đơn vị hành chính nào do các chức dịch địa phương cai trị ?
a/. Xứ.
b/. Tỉnh .
c/. Huyện , Phủ , Châu .
d/. Xã , Làng .
Câu 5 : Đêm 23-2-1862 đã xảy ra sự kiện gì ?
a/. Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường , Biên Hòa , Vĩnh Long .
b/. Pháp tấn công Đại đồn Chí Hoà .
c/. Pháp buộc nhà Nguyễn trao thành Gia Định .
d/. Pháp tấn công , Đại đồn Chí Hòa Thất thủ .
Câu 6. Lãnh đạo nghĩa quân đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông :
a/. Nguyễn Trung Trực .
b/. Trương Quyền .
c/. Trương Định .
d/. Thiên Hộ Dương .
Câu 7. Vua Hàm Nghi ra”Chiếu Cần Vương” khi đang ở đâu ? :
a/. Kinh đô Huế .
b/. Căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). 
c/. Căn cứ Hương Khê (Hà Tĩnh).
d/. Làng Phú Gia , huyện Hương Khê , Tỉnh Hà Tĩnh .
Câu 8. Nội dung cơ bản của Hiệp ước ký năm 1874 giữa ta và Pháp là : 
a/. Pháp sẽ rút quân ra khỏi Trung kỳ và Bắc kỳ .
b/. 6 tỉnh Nam kỳ hoàn toàn thuộc Pháp .
c/. 6 tỉnh Nam kỳ thuộc Pháp, Pháp được tự do đi lại, buôn bán, kiểm soát, điều tra ở Việt Nam .
d/. 6 tỉnh Nam kỳ thuộc Pháp, Pháp được tự do buôn bán tại Việt Nam .
Câu 9. Thực chất việc thực dân Pháp đề ra chính sách văn hoá giáo dục ở nước ta là gì ?:
a/. Nâng cao trình độ dân trí cho người Việt Nam .
b/. Đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam trở thành như nước Pháp
c/. Đào tạo tay sai và tầng lớp viên chức phục vụ cho chính quyền đô hộ Pháp .
d/. Tất cả đều đúng .
Câu 10. Những năm đầu thế kỷ XX , hoạt động của tổ chức nào đã đạt kết quả lớn trong việc cổ động cách mạng,phát triển văn hóa,ngôn ngữ dân tộc ?
a/. Hội Duy Tân.
b/. Đông kinh nghĩa thục . 
c/. Đông Du . 
d/. Việt nam quang phục hội . 
 Câu 3 (3 điểm)
 Lập bảng thống kê các sự kiện chính về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873 như sau:
 Thời gian
 Quá trình xâm lược của
 Thực dân Pháp
Cuộc đấu tranh của Triều đình
 Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
 Câu 4. (3 điểm)
 Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX .
 Em hãy nêu nhận xét những mặt tích cực, mặt hạn chế, kết quả và ý nghĩa của các đề nghị cải cách trên ?
 Câu 5. (3 điểm)
 Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX theo mẫu sau:
Giai cấp, tầng lớp
Nghề nghiệp
Thái độ đối với độc lập dân tộc
Nông dân
Địa chủ
Công nhân
Tư sản
Tiểu tư sản thành thị
 Câu 6.( 3 điểm
 Về những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX , em hãy làm rõ các yêu cầu sau :
 a/. Điểm mạnh và điểm yếu của căn cứ Ba Đình ?
 b/. Những điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy so với khởi nghĩa Ba Đình ?
 c/. Diễn biến chính của khởi nghĩa Hương Khê .
 Câu 7. (3 điểm)
 a/. Trình bày những nét chính về tình hình các nước châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai 
 b/. Giới thiệu về nước Cộng hòa Nam Phi.
 c/. Em biết gì về ông Nen-xơn Man-đê-la ?
 -------------------------------- Hết ----------------------------------
 ( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm )
 Đề thi có 04 trang
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 ĐỀ CHÍNH THỨC 	 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
 NĂM HỌC 2007-2008 - MÔN LỊCH SỬ
Nội dung hướng dẫn chấm dựa vào những ý chính và sự kiện của Sách giáo khoa LS lớp 9 và lớp 8 NXB Giáo Dục 2005 .(các bài đã được quy định trong phạm vi kỳ thi chọn HSG lớp 9 vòng Huyện ) nhưng cần chú ý đây là kỳ thi chọn học sinh giỏi nên có những kiến thức mở để đánh giá mức độ kiến thức và trình độ học tập của học sinh .
Nếu thí sinh làm theo cách riêng mà vẫn đáp ứng các yêu cầu cơ bản nêu trong đáp án thì vẫn cho đủ điểm .
Hướng dẫn chấm chỉ nêu các ý cơ bản , Giáo viên chấm thi cân nhắc mức độ bài làm đối chiếu với yêu cầu đề thi và hướng dẫn chấm để quyết định mức điểm thích hợp .
Bài làm có điểm tối đa phải đảm bảo đúng , hoàn chỉnh về nội dung và hình thức .
 CÂU 1. TNKQ LỊCH SỬ THẾ GIỚI . 0,25 ĐIỂM/1CÂU (2,5 ĐIỂM/10 CÂU)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TRẢ LỜI
a
d
d
b
b
c
a
b
b
a
 CÂU 2. TNKQ LỊCH SỬ VIỆT NAM . 0,25 ĐIỂM/1CÂU (2,5 ĐIỂM/10 CÂU)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TRẢ LỜI
c
c
b
d
b
a
b
b
c
b
 Câu 3 (3 điểm)
Lập bảng thống kê các sự kiện chính về quá trình xâm lược Viêt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873:
Thời gian
Quá trình xâm lược của thực dân Pháp
Cuộc đấu tranh của triều đình Nguyễn
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
Điểm
1-9-1858
Pháp chiếm Sơn Trà 
( Đà Nẵng)
Nguyễn Tri Phương chống trả quyết liệt
Nhân dân ta phối hợp với quân triều đình gây cho Pháp nhiều khó khăn
0.5 điểm
17-2-1859
Pháp tấn công Gia Định
Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi rút lui
Nhân dân tiếp tục đánh du kích làm Pháp khốn đốn
0.5 điểm
24-2-1861
Pháp chiếm Đại đồn Chí Hòa và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
Quân triều đình chống đỡ thất bại nên kí hiệp ước Nhâm Tuất 1862
Nhân dân tự động kháng chiến:
- Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng (1861)
- Khởi nghĩa Trương Định (1863-1864)
0.75 điểm
20 đến 
24 - 6-1867
Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
Triều đình bất lực
Nhân dân Nam Kì nổi dậy khắp nơi: khởi nghĩa của Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương,
0.5 điểm
20-11-1873
Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất dẫn đến chiếm thành Hà Nội
Nguyễn Tri Phương bị thương và hi sinh. Triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất 1874
Nhân dân tiếp tục chống Pháp
- Cuộc chiến đấu của viên Chưởng cơ ở cửa ô Thanh Hà.
- Cuộc kháng chiến của Phạm Văn Nghị
- Cuộc kháng chiến của cha con ông Nguyễn Mậu Kiến.
0.75 điểm
 Câu 4 (3điểm). NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH.
Tích cực
- Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX,một số sĩ phu ,quan lại như Trần Đình Túc , Nguyễn Huy Tế , Nguyễn Trường Tộ , Nguyễn Lộ Trạch . .đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị , yêu cầu đổi mới công việc nội trị,ngoại giao,kinh tế,văn hóa . . của nhà nước phong kiến nhằm canh tân đất nước.
0,75 điểm
Hạn chế
- Tuy nhiên, các đề nghị cải cách nói trên vẫn mang tính lẻ tẻ, rời rạc chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản là giải quyết hai mâu thuẩn chủ yếu của xã hội Việt Nam : mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
0,75 điểm
Kết quả
- Triều đình phong kiến Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được . Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội vẫn chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
0,75 điểm
Ý nghĩa
- Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
0,75 điểm
Câu 5 (3điểm). TÌNH HÌNH CÁC GIAI CẤP , TẦNG LỚP XÃ HỘI .
 Giai cấp, tầnglớp
Nghề nghiệp
Thái độ đối với độc lập dân tộc
Điểm
Giai cấp nông dân
Làm ruộng ,bị tước đoạt ruộng đất , phá sản , chịu nhiều thứ thuế
Căm thù đế quốc, phong kiến, sẵn sàng đấu tranh để giành tự do và no ấm
0,5 điểm
Giai cấp địa chủ
Làm tay sai cho TD Pháp để bóc lột nhân dân ta ở nông thôn.
Đầu hàng và cấu kết thực dân Pháp.
Cũng có một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước
0,5 điểm
 Giai cấp công nhân
Làm công ăn lương trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền
Bị thực dân,phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh chống bọn chủ .
0,50 điểm
 Tầng lớp tư sản
Thầu khoán,đại lý,chủ xí nghiệp,chủ xưởng thủ công,chủ hãng buôn bán.
Mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ làm ăn chứ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng cuộc vận động cách mạng GPDT đầu thế kỉ XX.
0,75 điểm
Tầng lớp tiểu tư sản thành thị
Chủ các xưởng thủ công nhỏ,cơ sở buôn bán nhỏ. Viên chức cấp thấp như thông ngôn, thư ký,nhà giáo,học sinh
Có ý thức dân tộc , đặc biệt là nhà giáo,thanh niên,học sinh nên tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX.
0,75 điểm
 Câu 6. (3 điểm). NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN.
Điểm mạnh và điểm yếu của căn cứ Ba Đình
- Điểm mạnh :
+ Hệ thống phòng thủ kiên cố , có sông,ruộng lúa,lũy tre,đầm lầy bao bọc công sự chắc chắn.
+ Vị trí của ba làng Mậu Thịnh , Thượng Thọ , Mĩ Khê tạo thế chân kiềng phối hợp và hỗ trợ nhau trong chiến đấu
- Điểm yếu :
+ Dễ bị cô lập , khó khăn trong tiếp tế vũ khí,lực lượng từ bên ngoài vào căn cứ
+ Khó liên kết với các cuộc khởi nghĩa khác, hạn chế cho tấn công , khó rút lui khi bị bao vây
1,0 điểm
( 4 ý nhỏ)
Những điểm khác của khởi nghĩa Bãi Sậy so với khởi nghĩa Ba Đình
- KN Bãi sậy bùng nổ năm 1883 trước khi Vua Hàm Nghi ban hịch “Cần vương” , KN Ba Đình bùng nổ năm 1886.
- KN Bãi Sậy nghĩa quân không tập trung một nơi mà phân tán , trà trộn vào dân để hoạt động.
 - KN Bãi sậy không xây dựng căn cứ chắc chắn để phòng thủ mà triệt để áp dụng chiến thuật du kích đánh địch
- KN Bãi Sậy tồn tại lâu hơn (1883-1892) . KN Ba Đình (1886-1887)
1,0 điểm
(4 ý nhỏ)
Diễn biến chính của khởi nghĩa Hương Khê
- Bùng nổ năm 1885 ,lãnh đạo cao nhất là Phan Đình Phùng ,ngoài ra còn các tướng lĩnh khác mà tiêu biểu nhất là Cao Thắng
- Từ 1885-1888 nhĩa quân lo tổ chức huấn luyện,xây dựng công sự,rèn đúc khí giới,tích trữ lương thực . Lực lượng gồm 15 quân thứ (đơn vị từ 100-500 người) phân bố ở 4 tỉnh Thanh Hóa ,Nghệ An,Hà Tĩnh,Quảng Bình
- Từ 1888-1895 là thời kỳ chiến đấu,dựa vào vị trí hiểm trở,có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp chặt chẽ nên đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Pháp.
- TD Pháp đã xây dựng hệ thống đồn bót bao vây căn cứ, nhiều lần tấn công căn cứ chính là Ngàn Trươi .Nghĩa quân chiến đấu anh dũng nhưng suy yếu dần, sau khi Phan Đình Phùng hi sinh (12/1895) thì cuộc khởi nghĩa duy trì thêm một thời gian rồi tan rã .
1,0 điểm
(4 ý nhỏ)
Câu 7: (3điểm) .CÁC NƯỚC CHÂU PHI.
Tình hình chung
- Từ sau 1945 , PT đấu tranh đòi độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi , sớm nhất ở Bắc Phi với sự kiện tiêu biểu là cuộc binh biến tháng 7/1952 đã lật đổ chế độ Quân chủ và thành lập nước Công hòa Ai Cập 18/6/1953.
- Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước lần lượt tuyên bố độc lập . Sau đó hệ thống thuộc địa của các nước Đế quốc tan rã,các nước châu Phi giành lại độc lập chủ quyền.
- Trong công cuộc xây dựng đất nước dù thu được nhiều thành tựu nhưng không làm thay đổi căn bản bộ mặt châu Phi : nhiều nước vẫn đói nghèo lạc hậu .Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX tình hình ngày càng khó khăn và không ổn định với nhiều cuộc xung đột , nội chiến , đói nghèo , dịch bệnh .Gần đây , nhờ sự giúp đỡ của quốc tế , chính phủ các nước tích cực tìm kiếm các giải pháp khắc phục khó khăn.Tổ chức lớn nhất ở châu Phi hiện nay là Liên minh châu Phi (AU)
1,5 điểm
(3 ý)
Nước Cộng hòa Nam Phi
- Nước CH Nam Phi nằm ở cực nam châu Phi , DT:1,2 triệu km2 DS : 43,6 triệu người (2002) trong đó 75,2% là người da đen , 11,2% là người da màu ,13,6% là người da trắng . - Năm 1662 Hà Lan thiết lập xứ thuộc địa Kếp,đầu thế kỷ XX Anh xâm chiếm và đến 1910 thành lập Liên bang Nam Phi thuộc khối Liên hiệp Anh .
- Năm 1961 Liên bang Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nam Phi - Trong hơn ba thế kỷ,chính quyền thực dân da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (A-pac-thai) cực kì tàn bạo đối với người da đen và người da màu nhưng trước sự đấu tranh của nhân dân , chính quyền da trắng đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ A-pac-thai năm 1993.
- Năm 1994 Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống , đánh dấu xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc tồn tại suốt ba thế kỷ .Từ năm 1996 chính quyền đưa ra Chiến lược kinh tế vĩ mô nhằm xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt .
1,0 điểm
(4 ý)
Ông Nen-xơn Man-đê-la
Căn cứ lượng kiến thức có được về Nen-xơn Man-đê-la ,thầy (cô) cho điểm thích hợp :
- Ông là lãnh tụ của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC) đã lãnh đạo cuộc đấu tranh ngoan cường của nhân dân Nam Phi buộc chính quyền da trắng tuyên bố xóa bỏ chế độ A-pac-thai (1993) .
- Ông đã bị cầm tù suốt 27 năm và Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của nước Cộng hòa nam Phi (5/1994)
0,5 điểm
(2 ý)
-----------------------------------HẾT-----------------------------------
Hướng dẫn chấm có 05 trang

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG su 9 vong 2.doc