Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2008 - 2009 môn sinh

Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2008 - 2009 môn sinh

Câu 1 (3,5 điểm).

1) Hãy so sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN.

2) Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?

Câu 2 (3,5 điểm).

1) Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen.

2) Nếu tế bào lưỡng bội bình thường có 2n NST, thì số NST có trong tế bào của những trường hợp sau là bao nhiêu?

a. Thể không nhiễm b. Thể một nhiễm c. Thể ba nhiễm

d. Thể ba nhiễm kép e. Tứ bội g. Thể một nhiễm kép

 

doc 63 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2008 - 2009 môn sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS
 NĂM HỌC 2008 - 2009
M«n thi: SINH HỌC - BẢNG A
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,5 điểm).
1) Hãy so sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN.
2) Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?
Câu 2 (3,5 điểm).
1) Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen.
2) Nếu tế bào lưỡng bội bình thường có 2n NST, thì số NST có trong tế bào của những trường hợp sau là bao nhiêu?
a. Thể không	nhiễm	 	b. Thể một nhiễm	c. Thể ba nhiễm
d. Thể ba nhiễm kép	e. Tứ bội	g. Thể một nhiễm kép
Câu 3 (2,0 điểm).
1) Sự di truyền nhóm máu A; B; AB và O ở người do 3 gen sau chi phối: IA; IB; IO. Hãy viết các kiểu gen quy định sự di truyền các nhóm máu trên.
2) Người ta nói: Bệnh Đao là bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, còn bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh ít biểu hiện ở nữ, thường biểu hiện ở nam. Vì sao?
Câu 4 (2,5 điểm).
Hãy nêu tóm tắt các bước tiến hành để tạo ra chủng vi khuẩn E.coli sản xuất hoocmôn Insulin dùng làm thuốc chữa bệnh đái tháo đường ở người. Tại sao muốn sản xuất một lượng lớn hoocmôn Insulin ở người, người ta lại chuyển gen mã hoá hoocmôn Insulin ở người vào tế bào vi khuẩn đường ruột (E.coli)?
Câu 5 (2,5 điểm).
1) Giới hạn sinh thái là gì? Được xác định và phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hình thành trong quá trình nào?
2) Vì sao nói giới hạn sinh thái ảnh hưởng đến vùng phân bố của sinh vật?
Câu 6 ( 3,0 điểm).
Ở một loài thực vật: Khi lai hai cây thuần chủng với nhau thu được F1 100% quả bầu dục, ngọt. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, ở F2 giả thiết thu được tỉ lệ sau đây: 
6 quả bầu dục, ngọt : 3 quả tròn, ngọt : 3 quả dài , ngọt : 2 quả bầu dục, chua : 1 quả tròn, chua : 1 quả dài, chua.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
( Biết mỗi gen quy định một tính trạng).
Câu 7 (3,0 điểm).
Ở một loài sinh vật, trong quá trình phát sinh giao tử có khả năng tạo ra 1048576 số loại giao tử (khi không xảy ra sự trao đổi chéo và không xảy ra đột biến ở các cặp NST).
Nếu các tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1 của loài sinh vật này có số lượng bằng nhau cùng tiến hành giảm phân đã tạo ra các tinh trùng và các trứng chứa tất cả 1600 NST. Các tinh trùng và trứng tham gia thụ tinh tạo ra 12 hợp tử. Hãy xác định:
1) Bộ NST 2n của loài.
2) Hiệu suất thụ tinh của trứng và của tinh trùng.
3) Số NST mà môi trường cung cấp cho mỗi tế bào mầm sinh dục đực và mầm sinh dục cái để tạo ra số tinh trùng và số trứng trên.
------------Hết------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH 
 THỪA THIÊN HUẾ	 LỚP 9 THCS	NĂM HỌC 2007 - 2008
 ĐỀ CHÍNH THỨC	 Môn : SINH HỌC 
	Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (2.5 điểm)
Trình bày khái niệm về cung phản xạ và vòng phản xạ. Nêu các điểm khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ.
Câu 2: (3 điểm)
Nêu những điểm khác nhau giữa động mạch với tĩnh mạch về cấu tạo và chức năng; Mao mạch là gì? Nêu chức năng của mao mạch và giải thích các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của mao mạch (ở người).
Câu 3: (1.5 điểm)
Nêu cơ chế và giải thích sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
Câu 4: (1.5 điểm)
Phản xạ là gì? Nêu khái niệm và ví dụ về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Câu 5: (2.75 điểm)
Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa.
Câu 6: (2.5 điểm)
Trình bày nguyên nhân và cơ chế tạo ra thể đa bội (có sơ đồ minh họa).
Câu 7: (2.5 điểm)
Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 8: (3.75 điểm)
Ở cà chua; A: quả đỏ, a: quả vàng; B: lá chẻ, b: lá nguyên. Hai cặp tính trạng về màu quả và về dạng lá di truyền độc lập với nhau. Người ta thực hiện các phép lai sau :
 + Phép lai 1: P: Quả đỏ lá chẻ X quả vàng lá nguyên; F1: 100% đỏ chẻ.
 + Phép lai 2: 	P: Quả đỏ lá nguyên X quả vàng lá chẻ
	F1: 120 đỏ chẻ : 118 đỏ nguyên : 122 vàng chẻ : 120 vàng nguyên.
 + Phép lai 3: 	P: Quả đỏ chẻ X quả vàng chẻ
	F1: 360 đỏ chẻ : 120 đỏ nguyên.
Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho mỗi phép lai.
---------- Hết ----------
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
	THỪA THIÊN HUẾ	KHỐI 9 THCS - NĂM HỌC 2007-2008
	ĐỀ THI CHÍNH THỨC	
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
Câu 1: (2.5đ)
- Cung phản xạ: là con đường dẫn truyền của xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương TK đến cơ quan phản ứng.
- Vòng phản xạ: là tập hợp các cung phản xạ nối tiếp nhau nhằm để chính xác hóa phản ứng của cơ thể trước một kích thích nào đó.
Khác nhau:
Cung phản xạ
Vòng phản xạ
0.25 - Chi phối 1 phản ứng
0.25 - Chi phối nhiều phản ứng
0.25 - Mang nhiều tính bản năng
0.25 - Có thể có sự tham gia của ý thức
0.25 - Thời gian ngắn
0.25 - Thời gian kéo dài
Câu 2: (3đ)
Khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch:
Động mạch
Tĩnh mạch
Cấu 
0.25 - Thành dày hơn TMạch
0.25 - Thành mỏng hơn
tạo
0.25 - Có các sợi đàn hồi
0.25 - Không có sợi đàn hồi
0.25 - Không có van riêng
0.25 - Có thể có van ở TMạch chân
Chức năng
0.25 - Chuyển máu từ tim đến các cơ quan
0.25 - Chuyển máu từ các cơ quan về tim 
0.25	- Mao mạch là những mạch rất nhỏ nối liền hệ động mạch với hệ tĩnh mạch.
0.25	- Chức năng: là nơi xảy ra trao đổi chất và khí với các tế bào.
0.25	- Thành mao mạch rất mỏng giúp thuận lợi cho khuếch tán các chất và khí giữa máu và tế bào.
0.25	- Đường kính mao mạch rất nhỏ làm máu di chuyển chậm thuận lợi cho việc trao đổi hết các chất và khí.
Câu 3: (1.5đ)
0.25	- Các khí trao đổi ở phổi và ở tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
0.25	- Màng phế nang của phổi, màng tế bào và thành mao mạch rất mỏng, tạo thuận lợi cho khuếch tán khí.
ở phổi:
0.25	- Khí ô xi: trong phế nang cao hơn trong mao mạch nên ô xi khuếch tán từ phế nang vào máu.
0.25	- Khí CO2: trong mao mạch cao hơn trong phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
ở tế bào:
0.25	- Khí Ô xi: trong mao mạch cao hơn trong tế bào nên ô xi khuếch tán từ máu vào tế bào.
0.25	- Khí CO2: trong tế bào cao hơn trong mao mạch nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Câu 4: (1.5đ)
0.5	- Phản xạ là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh, / nhằm trả lời những kích thích của môi trường.
0.25	- Phản xạ không điều kiện: là loại phản xạ lập tức xảy ra khi có kích thích mà không cần 1 điều kiện nào khác.
0.25	- VD: chân co giật ngay khi dẫm phải gai nhọn. (HS có thể cho VD khác).
0.25	- Phản xạ có điều kiện là loại phản xạ chỉ được hình thành khi kích thích tác động phải đi kèm theo 1 điều kiện nào đó.
0.25	- VD: để gây phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với kích thích ánh đèn ở chó thì kèm theo kích thích ánh đèn phải cho chó ăn. (HS có thể cho VD khác).
Câu 5: (2.75đ)
0.25	- Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của 1 cơ thể nào đó là TC hay không TC.
0.25	- VD: ở đậu Hà Lan; A: hạt vàng; a: hạt xanh; B: hạt trơn; b: hạt nhăn.
0.5	- Cho đậu vàng trơn lai với đậu xanh nhăn (lặn) mà con lai chỉ cho 1 kiểu hình chứng tỏ cây mang lai TChủng.
0.5	- Ngược lại nếu con lai xuất hiện từ 2 kiểu hình trở lên chứng tỏ cây mang lai không TChủng.
Sơ đồ minh hoạ:
	- Nếu cây vàng trơn TC: AABB
0.25	- P: AABB x aabb
	GP: AB	ab
	F1: 	AaBb ( 100% vàng trơn )
	- Nếu cây vàng trơn không TC: AABb, AaBB, AaBb
0.25	- P: AABb x aabb
	GP: AB, Ab	ab
	F1: 	AaBb và A abb( vàng trơn và vàng nhăn )
0.25	- P: AaBB x aabb
	GP: AB, aB	ab
	F1: 	AaBb và aaBb( vàng trơn và xanh trơn )
0.25	- P: AaBb x aabb
	GP: AB,Ab aB,ab	ab
	F1: 	AaBb , A abb , aaBb , aabb( vàng trơn, vàng nhăn, xanh trơn, xanh nhăn )
Câu 6: (2.5đ)
0.25	- Nguyên nhân: do các tác nhân lý, hoá hoặc rối loạn quá trình trao đổi chất.
0.5	- Cơ chế: Do tác nhân đột biến dẫn đến không hình thành thoi vô sắc trong phân bào / làm cho toàn bộ NST không phân ly được trong quá trình phân bào.
0.25	- Trong nguyên phân: Thoi vô sắc không hình thành dẫn đến tạo ra tế bào con 4n từ tế bào mẹ 2n.	
0.25	- Tế bào mẹ 2n nguyên phân đa bội hoá Tế bào con 4n.
0.25	- Trong giảm phân: không hình thành thoi vô sắc tạo ra giao tử đột biến lưỡng bội 2n.
Trong thụ tinh:
- Giao tử đột biến 2n kết hợp với giao tử bình thường n tạo hợp tử 3n.
0.25	- Giao tử đực và cái đều bị đột biến (2n) kết hợp tạo hợp tử 4n.
0.25	- Sơ đồ:	P: 2n x 2n	0.25	- Sơ đồ:	P: 2n x 2n
	 đ b	 đ b	 đ b
	 GF1: n 2n	 GF1: 2n 2n
	F1:	3n	F1:	 4n
Câu 7: (2.5đ)
- NST kép: gồm 2 Crômatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, / hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
- Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, / 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Sự khác nhau:
NST kép
Cặp NST tương đồng
0.25 - Chỉ là 1 NST gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động
0.25 - Gồm 2 NST đồng dạng
0.25 - Chỉ 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ
0.25 - Có 2 nguồn gôc: 1 từ bố, 1 từ mẹ
0.25 - 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất
0.25 - 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau
Câu 8: (3.75đ)
Xét phép lai 1: P: đỏ chẻ (A-B-) x vàng nguyên (aabb). F1: 100% đỏ chẻ.
- Cây P: vàng nguyên (aabb) chỉ cho 1 loại giao tử ab.
0.5	- Để F1: 100% đỏ chẻ (A-B-) thì cây P: đỏ chẻ phải chỉ tạo 1 loại giao tử AB; suy ra kiểu gen là AABB.
- Sơ đồ lai đúng.
Xét phép lai 2:
- P: đỏ nguyên (A-bb) x vàng chẻ (aaB-)
0.5 - Để F1 xuất hiện vàng nguyên (aabb) chứng tỏ cả 2 cây ở P đều phải cho giao tử ab.
- Vậy cây P: đỏ nguyên (A-bb) phải là Aabb.
 Cây P: vàng chẻ (aaB-) phải là aaBb. 
- Sơ đồ lai đúng.
Xét phép lai 3:
	P: đỏ chẻ x vàng chẻ; F1: 3 đỏ chẻ : 1 đỏ nguyên. Phân tích từng tính trạng ta có:
Về màu quả: P: đỏ x vàng; F1 100% đỏ (A-)
- Do cây P:vàng (aa) chỉ cho 1 loại giao tử a, vì vậy cây P: chẻ phải chỉ tạo 1 loai giao tử A chứng tỏ kiểu gen là AA.
Về dạng lá:
- P: chẻ x chẻ; F1: 3 chẻ : 1 nguyên. F1 có tỷ lệ của định luật phân tính suy ra P: bố và mẹ đều dị hợp tử, kiểu gen là Bb.
0.25	- Tổ hợp cả 2 tính trạng: Cây P: đỏ chẻ có kiểu gen là: AABb
	 Cây P: vàng chẻ có kiểu gen là: aaBb
- Sơ đồ lai đúng.
----------------------------------
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
§Ò thi chän häc sinh giái tØnh
N¨m häc 2008 – 2009
M«n thi: Sinh häc – Líp 9 – THCS
Thêi gian lµm bµi: 150 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Ngµy thi: 07 th¸ng 4 n¨m 2009
C©u 1: (3 ®iÓm)
	Cho hai c¸ thÓ lai víi nhau thu ®­îc F1 cã kiÓu h×nh ph©n ly theo tØ lÖ 3:1. Qui luËt di truyÒn nµo ®· chi phèi phÐp lai? Víi mçi qui luËt di truyÒn cho mét vÝ dô b»ng mét s¬ ®å lai (cho biÕt gen qui ®Þnh tÝnh tr¹ng n»m trªn NST th­êng).
C©u 2: (2,5 ®iÓm)
	Ở ruồi giấm có bộ NST 2n bằng 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấ ... hân 
 2n 2n
( Đề tỉnh Quyển 2B)
Câu 3: Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân?
Câu 4: ADN có những đặc điểm gì để được xem nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử? (THH – T44)
Câu 5: Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin. Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?
	Gen (một đoạn ADN) 1 mARN 2 Pr (SGK T59 SGV T80)
Câu 6: Một tế bào sinh dục cái sơ khai 2n = 44, trong quá trình phân bào liên tiếp môi trường nội bào cung cấp 11176 NST đơn mới hoàn toàn, các tế bào này bước vào vùng chín giảm phân tạo ra trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng 50%, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng 6,25%.
Tính số hợp tử tạo thành.
Tính số tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh.
Tính số đợt phân bào của tế bào sinh dục cái sơ khai.
(T7 Q2A)
Câu 7:
Ở lúa, tính trạng thân cao là trội so với tính trạng thân thấp. Cho 3 cây thân cao tự thụ phấn ở thế hệ lai thứ nhất thu được tỉ lệ kiểu hình chung là 110 thân cao : 11 thân thấp.
	a. Xác định kiểu gen của các cây thân cao ở thế hệ xuất phát và viết sơ đồ lai kiểm chứng.
	b. Khi cho 2 cây lúa F1 lai với nhau thì ở F2 thu được 11 thân cao : 10 thân thấp. Xác định kiểu gen và kiểu hình của F1 và F2.
Câu 8: Trong một phân tử AND, số liên kết hyđrô giữa 2 mạch đơn là 531.104 và số liên kết hyđrô trong các cặp A- T bằng số chu kì xoắn của nó trong phân tử.
Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử AND trên.
Tính khối lượng và chiều dài của AND trên (theo micrômét)
Phân tử AND trên tái bản một số lần và môi trường nội bào đã phải cung cấp 1143.104 Ađênin tự do. Xác định số lần tái bản của AND (Cho biết khôi slượng 1 nuclêôtit trung bình bằng 300 đơn vị C)
 (T33 Trần Đức Lợi – CS DTH)
PHÒNG GD & ĐT DIỄN CHÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH 9 VÒNG 1 NĂM HỌC 2008-2009
Câu 1
1.5đ
- Học sinh viết được sơ đồ lai từ P đến F1.
- Giống nhau: F1 đều đồng tính vì P thuần chủng nên chỉ cho 1 loại giao tử do đó F1 chỉ có 1 KG duy nhất.
- Khác nhau: 
Trường hợp trội hoàn toàn
Trường hợp trội không hoàn toàn
+ KH F1 mang tính trạng trội.
+ Do tính trạng trội hoàn toàn nên át hoàn toàn được tính trạng lặn.
+ F1 thể hiện tính trạng trung gian. 
+ Do tính trạng trội không hoàn toàn nên không át hoàn toàn được tính trạng lặn.
0.25
0.25
0.5
0.5
Câu 2
1.0đ
HS vẽ được sơ đồ nguyên phân (như SGK Sinh học 9 nhưng có tên gen cụ thể trên NST theo đề ra)
0.25
Những sự kiện quan trọng :
- NST tự nhân đôi ở kì trung gian.
- NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa.
- Sự chia đôi và phân li đồng đều của NST về 2 cực của tế bào.
0.25
0.25
0.25
Câu 3
1.5đ
* Điểm khác nhau:
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở hầu hết các tế bào của cơ thể trừ tế bào sinh dục ở vùng chín.
- Biến đổi NST:
 + Kì trước: Không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit.
+ Kì giữa: Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- ở kì sau : Có sự phân li các crômatit trong từng NST kép về 2 cực của TB.
- Chỉ có 1 lần phân bào.
- Kết quả: Từ 1 TB mẹ 2n hình thành 2 TB con giống hệt nhau và giống TB mẹ.
- Xảy ra ở TB sinh dục vùng chín.
+ Kì trước 1: Xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit trong cùng 1 cặp NST kép tương đồng.
+ Kì giữa: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- ở kì sau I: Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. 
- 2 lần phân bào.
- Từ 1 TB mẹ 2n tạo ra 4 TB con 1n.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 4
1.0đ
- ADN thuộc loại đại phân tử. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân tử mà các đơn phân là các nuclêôtit (có 4 loại: A, T, X, G). Mỗi phân tử ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của nó.
- Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật.
- ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều. Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn.
- ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền, nghĩa là thông tin về cấu trúc của Pr.
- ADN có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó thông tin di truyền chứa đựng trong ADN có thể được truyền đạt qua các thế hệ.
0.2
0.2
0.2
0.2
0.2
Câu 5
1.0đ
Mối quan hệ...: 
- Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN, mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành nên Pr. 
- Như vậy thông tin về cấu trúc của Pr (thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp axit amin) đã được xác định bởi dãy nuclêôtit trong mạch ADN. Sau đó, mạch này được dùng làm mẫu để tổng hợp ra mạch mARN diễn ra ở trong nhân. Tiếp theo, mạch mARN lại làm khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở tế bào chất.
0.25
0.25
Nguyên tắc...: 
- (1): A liên kết với U; T liên kết với A; G liên kết với X và ngược lại.
- (2) : 3 nuclêôtit tương ứng với 1 axit amin.
0.25
0.25
Câu 6
1.5đ
Số hợp tử , số TB sinh trứng, số TB sinh tinh, số đợt phân bào : 
 2n(2k- 2) = 11176 (k là số lần phân bào.)
 44.2k - 88 = 11176 2k = 256 
- Số TB sinh trứng là 256. 
- Số hợp tử: 
Số TB sinh trứng là 256 có 256 trứng.
 256 x 50/100 = 128 trứng Số hợp tử là 128 .
 Số TB sinh tinh trùng là: 
128 hợp tử 128 tinh trùng.
 128 x 100/6,25 = 2048 tinh trùng 
 Số TB sinh tinh trùng là : 2048/4 = 512 TB
Số đợt phân bào của TBSD cái sơ khai là: 256 = 28 8 lần 
0.5
0.25
0.5
0.25
Câu 7
1.5đ
Quy ước B: Tính trạng thân cao; b: Tính trạng thân thấp.
- Tỉ lệ KH chung: 110 thân cao : 11 thân thấp 11 thân cao: 1 thân thấp
Số tổ hợp là 12/4 = 3 phép lai.
- 1 tính trạng thân thấp ở thế hệ lai thứ nhất chứng tỏ 1 trong 3 phép lai có KG ở thế hệ xuất phát là dị hợp tử cả bố và mẹ Bb (theo Menđen), 3 tổ hợp còn lại có tính trạng thân cao.
- 8 tổ hợp còn lại đều có tính trạng thân cao chứng tỏ ở 2 phép lai còn lại cả bố và mẹ đều có KG trội thuần chủng BB.
- Sơ đồ lai: (HS viết đúng 3 phép lai sau)
 + Phép lai 1: Bb (thân cao) x Bb (thân cao).
 + Phép lai 2: BB (thân cao) x BB (thân cao)
 + Phép lai 3: BB (thân cao) x BB (thân cao)
0.25
0.25
0.25
0.25
- F2 thu được tỉ lệ 50% thân cao : 50% thân thấp 1 thân cao : 1 thân thấp.
F2 có 1 thân thấp có KG là bb : 1 giao tử b được nhận từ bố, giao tử còn lại được nhận từ mẹ. Mặt khác F2 có 1 thân cao chứng tỏ bố (hoặc mẹ ) phải có gen B, do đó KG của 2 cây lúa F1 là : Bb (thân cao) x bb (thân thấp) .
- ( HS viết đúng sơ đồ lai)
(Lưu ý HS có thể biện luận theo phép lai phân tích vẫn cho điểm tối đa)
0.25
0.25
Câu 8
1.0đ
1. Số lượng từng loại nuclờụtit:
 N/20 = (2A + 2G)/20 = (A + G)/10
 Số liên kết H giữâ các cặp A - T = 2A, theo giả thiết ta có:
 (A + G ) /10 = 2A G = 19A (1) 
 Số liên kết H trong phân tử ADN : 2A + 3G = 531.104 (2)
Thế (1) vào (2) giải ra ta có A = 9.104 = T G = X = 171.104.
0.5
2. Khèi l­îng cña ADN : N.300C = 2( 9.104 + 171. 104) x 300 = 108.107®vC
0.25
3. Sè lÇn t¸i b¶n cña ADN: 
Gäi k lµ sè lÇn t¸i b¶n cña ADN .
Sè A cung cÊp: 9.104 ( 2k - 1) = 1143 . 104 2k = 128 k = 7 
0.25
PHÒNG GIÁO DỤC NAM ĐÀN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG 2
 Môn: Sinh học. Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (4,5 điểm)
1/ vì sao gọi là chu kì tế bào? Chu kì tế bào gồm mấy giai đoạn? Đặc điểm của mỗi giai đoạn trong chu kì tế bào?
2/ Tại sao sự đóng duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?
3/ ADN phân bố chủ yếu ở đâu? Sự tự nhân đôi của nó diễn ra ở nơi nào? Theo nguyên tắc nào? Đặc tính tự nhân đôi của ADN có ý nghĩa gì ?
4/ Các ARN được tổng hợp ở đâu? Sau khi được tổng hợp ARN có nhiệm vụ gì?
Câu 2: (2,5 điểm): Cho biết các bộ ba mã hoá, các axitamin tương ứng như sau: 
AUG: metionin UUA: Lôxin
UGG: Triptophan AXG: Treonin
AGU: Serin
1/ Hãy xác định trình tự các cặp nucleotit trên đoạn gen điều khiển tổng hợp đoạn phân tử protein tương ứng có trình tự sau:
Triptophan- metionin - Lôxin- Serin- Lôxin-
2/ Nếu xẩy ra đột biến gen mất ba cặp nuclêotit ở vị trí 7, 8, 9 (từ trái sang phải) trong gen thì ảnh hưởng ra sao đến đoạn mARN và protein tương ứng?
3/ Nếu trong đoạn gen xẩy ra đột biến ở vị trí số 5 cặp A-T thay bằng cặp G-X thì hậu quả sẽ ra sao?
Câu 3: (5 điểm): một đoạn gen điều khiển tổng hợp protein gồm 498 axitamin có A/G = 2/3 cho biết đột biến xẩy ra không làm thay đổi số nucleotit của gen.
1/ Sau đột biến tỉ lệ A/G = 66,48%. Đột biến này thuộc dạng nào của đột biến gen. 
2/ Gen trên sao mã ba lần. Tính số nucleotit tự do môi trường nội bào cung cấp cho gen trên sao mã.
3/ Tính số bộ ba của gen?
4/ Xác định số liên kết hiđro của gen trước và sau đột biến?
Câu 4: (3,5 điểm): Điểm khác nhau cơ bản giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính? Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Câu 5: (4,5 điểm): Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ. F1 thu được toàn cà chua thân cao, quả đỏ. Cho F1 giao phấn thu được F2: 718 cao, đỏ; 241 cao, vàng; 236 thấp, đỏ; 80 thấp, vàng. Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng.
 1/ Biện luận, xác định kiểu gen của P, F1, F2?
 2/ Tìm kiểu gen, kiểu hình của P để ngay ở F1 có sự phân tính kiểu hình 1: 1: 1: 1?
 3/ Nêu các phương pháp xác định thân cao quả đỏ thuần chủng? 
PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG
Đề thi học sinh giỏi vòng 1 năm học 2008-2009
	Môn thi : Sinh học lớp 9
	 Thời gian : 120 phút (Không kể giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm)
	Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen AABB; aabb. Em hãy trình bày phương pháp tạo ra kiểu gen AAbb. Biết rằng các gen trội hoàn toàn.
Câu 2: (2,5 điểm)
	Trình bày cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ có thể?
Nguyên nhân nào làm cho bộ NST đặc trưng của loài không được duy trì ổn định? Hãy lấy 1 ví dụ minh họa cho trường hợp đó.
Câu 3 (1,5 điểm)
	ADN có những tính chất gì để thực hiện được chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền?
Câu 4 (1,5 điểm)
	Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 là 8 tấn/ha/vụ. Em hãy trình bày cơ sở di truyền học để làm tăng năng suất của giống lúa trên.
Câu 5 (3 điểm)
	 Có 4 tế bào A, B, C, D nguyên phân một số đợt tạo ra 292 tế bào con. Số đợt nguyên phân của tế bào B gấp 2 lần số đợt nguyên phân của tế bào A nhưng lại bằng ½ số đợt nguyên phân của tế bào D. Bộ NST của 4 tế bào trên lần lượt tỷ lệ với 1:2:2:1. Tổng số NST trong các tế bào con được sinh ra từ 4 tế bào trên là 2592.
a. Xác định số đợt nguyên phân và số tế bào con do mỗi tế bào trên tạo ra.
b. Xác định bộ NST của 4 tế bào nói trên.
c, Tế bào B chứa gen A có 3000 Nucleotit. Bước vào lần phân chia cuối cùng của tế bào này ½ số tế bào con diễn ra đột biến mất đoạn NST tác động lên gen A. Hãy xác định số Nucleotit của gen A bị mất; biết rằng môi trường nội bào đã cung cấp 39000 Nucleotit cho gen A qua các lần tự sao?

Tài liệu đính kèm:

  • docBOI DUONG HS GIOI SINH 9 NOV.doc