Một cách tạo hứng thú khi dạy và học Ngữ văn 9

Một cách tạo hứng thú khi dạy và học Ngữ văn 9

MỘT CÁCH TẠO HỨNG THÚ KHI DẠY VÀ HỌC NGỮ VĂN 9

A,ĐẶT VẤN ĐỀ

1,cơ sở thực tiễn

 Văn học là một bộ môn khoa học cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức về khoa học xã hội,nhiêu tư tưởng tình cảm tốt đẹp ,nhưng để cảm nhận hết cái hay những giá trị của nó,đòi hỏi mỗi người phải có khả năng cảm thụ văn chương,có kiến thức có lòng đam mê hứng thú khi tiếp nhận nó.Bởi vậy quá trình dạy và học ngữ văn là một quá trình cung cấp những kiến thức đó và đòi hỏi người dạy và người học phải có hứng thú và cảm xúc.Yếu tố tạo nên sự thành công đó phải là cảm xúc và hứng thú.Vậy yếu tố nào tạo nên cảm xúc và hứng thú cho người dạy và người học, đó chính là sự góp mặt không nhỏ của việc giới thiệu bài.

Xuất phát từ thực tế của việc đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp học tập của học sinh,hơn nưa từ thực tế việc giảng dạy bộ môn ngữ văn 9.Tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao giáo viên phải khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh,từ đó mới phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.

Qua việc dự giờ của một số giáo viên dạy ngữ văn 9.Tôi nhận thấy rằng giáo viên chưa chú trọng vào việc giới thiệu bài mới cho học sinh,có lẽ phần nào do lượng kiến thức quá nhiều so với một tiết dạy văn9,nếu có giới thiệu thì cũng chiếu lệ qua loa,nên chưa tạo hứng thú học tập cho học sinh,mà học sinh lớp 9 thì lại có tư tưởng thờ ơ khi vào tiết học.Bởi vậy nên giáo viên phải đa dạng cách giới thiệu bài để tạo hứng thú cho học sinh.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một cách tạo hứng thú khi dạy và học Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Một cách tạo hứng thú khi dạy và học ngữ văn 9
A,Đặt vấn đề
1,cơ sở thực tiễn
 Văn học là một bộ môn khoa học cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức về khoa học xã hội,nhiêu tư tưởng tình cảm tốt đẹp ,nhưng để cảm nhận hết cái hay những giá trị của nó,đòi hỏi mỗi người phải có khả năng cảm thụ văn chương,có kiến thức có lòng đam mê hứng thú khi tiếp nhận nó.Bởi vậy quá trình dạy và học ngữ văn là một quá trình cung cấp những kiến thức đó và đòi hỏi người dạy và người học phải có hứng thú và cảm xúc.Yếu tố tạo nên sự thành công đó phải là cảm xúc và hứng thú.Vậy yếu tố nào tạo nên cảm xúc và hứng thú cho người dạy và người học, đó chính là sự góp mặt không nhỏ của việc giới thiệu bài.
Xuất phát từ thực tế của việc đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp học tập của học sinh,hơn nưa từ thực tế việc giảng dạy bộ môn ngữ văn 9.Tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao giáo viên phải khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh,từ đó mới phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.
Qua việc dự giờ của một số giáo viên dạy ngữ văn 9.Tôi nhận thấy rằng giáo viên chưa chú trọng vào việc giới thiệu bài mới cho học sinh,có lẽ phần nào do lượng kiến thức quá nhiều so với một tiết dạy văn9,nếu có giới thiệu thì cũng chiếu lệ qua loa,nên chưa tạo hứng thú học tập cho học sinh,mà học sinh lớp 9 thì lại có tư tưởng thờ ơ khi vào tiết học.Bởi vậy nên giáo viên phải đa dạng cách giới thiệu bài để tạo hứng thú cho học sinh.
2-Cơ sở khoa học.
Trong quy trình một giờ dạy học văn mỗi khi bước vào bài mới giáo viên phải thực hiện phần giới thiệu bài mới,ngay trong giáo án cũng phải có mục này,nhưng có một số giáo viên chưa nhận thức hết tầm quan trọng trong khâu này nên thường xem nhẹ,có khi còn bỏ qua nên khó có thể tạo ra được hứng thú học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên.
Đổi mới phương pháp cũng đồng nghĩa với đổi mới cách giới thiệu bài mỗi khi vào bài học mới,có như thế mới tránh được tâm lí mệt mỏi ,thụ động ,thờ ơ khi vào bài học mới,đồng thời gây được những ấn tượng mới hợp lí tạo nên sự hứng thú ham học và huy động tính tích cực tự học của học sinh đến mức tối đa đạt hiệu quả cao nhất .
Giới thiệu bài không phải là một vấn đề mới,song một số thầy cô còn xem nhẹ và chưa trở thành hoạt động thường xuyên,hơn nữa giáo viên vẫn chưa hiểu rõ hết cách giới thiệu bài như thế nào cho phù hợp với từng loại bài,và đặc biệt khâu này cần chú trọng cho học sinh lớp 9 nhiều hơn để tạo hứng thú học tập cho các em.
Qua việc đa dạng hoá cách giới thiệu bài đối với học sinh lớp9 khi học tập thì tích cực hơn ,yêu thích môn văn hơn ,không còn thái độ thờ ơ khi bài mới bắt đầu.
B- GiảI quyết vấn đề
1-Nhận thức về việc giới thiệu bài để tạo hứng thú
Xuất phát từ những bài học,nhưng giờ dạy khác nhau trong phân môn ngữ văn.Giữa các tiết dạy tuy có cùng nội dung nhưng và cùng học sinh có học lực ngang nhau nhưng kết quả giảng dạy và học tập của học sinh lại khác nhau.Điều dẫn đến sự khác biệt đó có phần góp mặt của cách giới thiệu bài khác nhau,chính điều đó tạo nên hứng thú học tập khác nhau của học sinh,giờ của giáo viên có cách giới thiệu bài hay hơn hấp dẫn hơn thì học sinh tiếp thu bài nhanh hơn nhiều.
Mặt khác giới thiệu bài tạo một tâm thế nhập cuộc cho học sinh đi vào tìm hiểu bài và chiếm lĩnh nội dung kiến thức của bài học,lời giới thiệu bài càng mới mẻ,hấo dẫn và sáng tạo càng có khả năng nhanh chóng xác định tâm thế sư phạm cho học sinh học tập tập trung chú ý vào hứng thú cá nhân vào bài học.Nếu một lời giới thiệu bài rời rạc hoặc hình thức qua loa chiếu lệ dễ dẫn đến tình trạng giờ học bắt đầu nhưng học sinh còn thờ ơ lãnh đạm hoặc còn ở ngoài thế giới của tiết học.Đối với giáo viên nếu không có lời giới thiệu bài hoặc lời giới thiệu bài đơn điệu thì khó mà diễn tả được cảm xúc,cảm hứng để mà đi vào tiết dạy tốt.lời giới thiệu bài tốt sẽ là khúc dạo đầu đầy phấn chấn.Những giây phút không nhiều này sẽ bộc lộ sự sẵn sàng giúp đỡ và cảm tình giữa giáo viên và học sinh,tạo nên một không gian rộng mở say sưa ru mình vào kho tàng kiến thức,vào nội dung bài học.
Giới thiệu bài là yếu tố xúc tác,cầu nối tinh thần quan trọng giữa thầy và trò ,giữa người học và bài học.Mối quan hệ đó được diễn tả như sau:
 HS 
 GTB BH
 GV
2-Yêu cầu khái quát
-Giới thiệu bài phải chú ý tới một số nhân tố ngữ cảnh liên quan tới nội bài học-hướng ngoại
 +Đối tượng giao tiếp:học sinh trung học cơ sở
 +Hoàn cảnh giao tiếp:nhà trường
 Đây là hai yếu tố ngữ cảnh giúp giáo viên định hưóng nội dung và phương pháp dạy học để chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp.Đặc biệt đối với phần văn lớp 9 có nhiều bài nhiều ngữ cảnh phức tạp.
-xác định nội dung bài học-hướng nội
 +Xác định đề tài bài học :Viết về vấn đề gì?cơ sở xách định đề tài của bài học(tên bài)
 +xác định chủ đề của:xác định được ý đồ của bài học hay đích cần hướng tới của bài học.
Đòi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết sâu sắc vấn đề cần dạy,khái quát được nó.
3-Yêu cầu cụ thể
-Lời giới thiệu bài phải dựa trên kết quả nghiên cứu,xâm nhập phân tích nắm bắt nội dung bài học kết hợp với kĩ năng sư phạm vững vàng.
Sức hấp dẫn của lời giới thiệu bài xuất phát từ yếu tố chủ quan và khách quan.Yếu tố chủ quan là trình độ hiểu biết chuyên môn,chất giọng,khả năng diễn đạt kiến thức kĩ năng sư phạm.Yếu tố khách quan là vấn đề lựa chọn dung lượng kiến thức phương Pháp diễn đạt phù hợp
4-Nội dung ,hình thức giới thiệu bài
-Nội dung:lời giới thiệu bài phảI ngắn gọn,súc tích nhưng phải trình bày được vấn đề ,xác định được đối tượng cho bài học.Nếu dài dễ gây nhàm chán phân tán sự chú ý học sinh khó xác định trọng tâm.
-Hình thức:có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau sao cho phù hợp với từng phân môn từng tiết,từng thể loại văn
Có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như so sánh ,đối chiếu ,nêu tình huống,có thể là một lời giới thiệu một câu chuyện,một câu ca dao .
5-Nhiệm vụ của việc giới thiệu bài
-Phải giới thiệu được nội dung khái quát của bài học và định ra hướng giải quyết,phạm vi giải quyết bài học không nên tách rời nội dung cơ bản của bài học nếu làm như vậy tách rời sự tập trung của học sinh,đi sai huớng giải quyết ,vượt quá phạm vi giải quyết.
6-Phạm vi giới thiệu
-Giới thiệu diễn ra cả ba phân môn văn-tiếng việt-tập làm văn.
-Chú ý tới tích tích hợp và tính tích cực,phảI liên quan tới mục tiêu ,nội dung ,phương pháp phương tiện dạy học
-Cần đa dạng hoá cách giới thiệu bài .
Như vậy giới thiệu bài tốt sẽ là một thành công không nhỏ trong công việc giảng dạytheo chương trình mới hiện nay ,nhưng ta có thể dùng các cách giới thiệu sau để giới thiệu bài khi dạy văn 9 để tạo hứng thú cho người dạy và người học.
7- Đa dạng hoá cách giới thiệu bài để tạo hứng thú khi dạy và học ngữ văn9
 a,Giới thiệu bằng cách nêu xuất xứ
Với ngữ văn 9 có nhiều văn bản ,nhiều tác phẩm ra đời trong nhiều hoàn cảnh và tình huống khá đặc biệt nên việc giới thiệu này có tác dụng rất khá quan và cách giới thiệu tạo hứng thú cho học sinh bơỉ học sinh đã tìm tòi nghiên cứu nhưng chưa đầy đủ khi giáo viên cung cấp thêm kiến thức tăng thêm tính tò mò cho học sinh.Để làm được điều đó đòi hỏi gáo viên phải tìm tòi nghiên cứu ,cách giới thiệu bài này có thể áp dụng cho một số bài như Đồng chí ,bài thơ về tiểu đội xe không kính ,viếng lăng Bác ,mùa xuân nho nhỏ ,bếp lửa ,đoàn thuyền đánh cá
Ví dụ:giới thiệu về bài thơ về tiểu đội xe không kính
Nói đến nhà thơ Phạm Tiến Duật là người ta nhắc đến chùm thơ đặc sắc của ông viết về những người lính láI xe trên tuyến đuờng trường sơn,những cô thanh niên xung phong hồi chiến tranh chống mỹ.Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện thể hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống mỹ qua hình tượng nguời lính qua cô thanh niên xung phong đầy tinh thần lạc quan yêu đời,thơ ông có giọng điệu trẻ trung sôI nổi hồn nhiien tinh nghịch ,bài thơ về tiểu đội xe không kính đuợc sáng tác khi ông tham gia vào tiểu đội xe vận tảI nên thể hiện một cách chân thực về cuộc sống những nguời lính,để hiểu sâu sắc hơn ta cùng tìm hiểu bài thơ.
 b,Giới thiệu bằng lời kể sáng tạo
Cách giới thiệu băng chính lời kể của giáo viên về một tác phẩm chuẩn bị học để tăng sự tập trung ,ngạc nhiên như một khúc dạo đầu đầy cảm hứng ,như một chiếc đà lăn cho một quảng đường dài ,đây là cách giới thiệu sáng tạo bằng chính nội dung cơ bản của tác phẩm dưới lời kể sáng tạo của giáo viên,cách giới thiệu này có thể áp dụng cho các bài ở văn 9 áp dụng cho các tác phẩm có yếu tố lịch sử và các tác phẩm truyện nhiều hơn.
ví dụ:Hoàng lê nhất thống chí là một tác phẩm lớn của dân tộc,do dòng họ Ngô Thì sáng tác ghi chép lại,đây là một tác phẩm được viết trong một thời gian dài ,là một tập tiểu thuyết chưong hồi .một trong những hồi tâm điểm của tiểu thuyết là hồithứ 14,kể về Quang Trung đại phá quân thanh mùa xuân năm 1789.cho đến nay trong lịch sử văn học Việt Nam chưa có tác phẩm nào tái hiện một cách chân thực và sinh động làm rõ sự thật lịch sử như vậy.Hồi thứ 14 kể về Quang Trung đại phá quân Thanh và còn làm rõ sự thất bại thảm hại của quân xâm lược Thanh,sự đầu hàng nhục nhã của Lê Chiêu Thống,để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu văn bản.
 c,Giới thiệu bằng cách đưa ra nhận định.
Cách giới thiệu này giáo vên đưa ra nhận chủ quan của mình về một vấn đề của bài học để cho học sinh có ý tranh luận ,suy nghĩ .Cách giới thiệu này thưòng áp dụng cho phần tiếng việt và tập làm văn nhiều hơn.
ví dụ Bài trau dồi vốn từ văn9tập1
Tiếng việt rất giàu và đẹp,tiếng việt luôn phát triển để đáp ứng đủ nhu cầu giao tiếp của chúng ta.Vậy muốn phát huy hết khả năng của tiếng việt mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình,biết vận dụng nó trong nói viết vì đó là cách giữ gìn trong sáng của tiếng việt có hiệu quả nhất.Vâỵ trau dồi vốn từ là gì ?chúng ta cùng tìm hiểu.
 d,Giới thiệu bằng một vài so sánh tương đồng hoặc đối lập với nội dung bài học
Giới thiệu bằng cách lấy ví dụ của một tác phẩm khác để so sánh ,có thể cùng thời đại hoặc khác nhưng nội dung đề cập có liên quan để nhấn mạnh vấn đề của bài học ,cách giới thiệu này áp dụng cho một số bài như :chuyện người con gái nam xương,đồng chí ,bài thơ về tiểu đội xe không kính,lặng lẽ sa pa ,làng ,những ngôi sao xa xôi,các phưong châm hội thoại.
ví dụ:chúng ta dã dựoc học truyện ngắn lặng lẽ sa pa một trong những truyện ngắn viết về thế hệ thamh niên việt nam đang ngày đêm cống hiến tuổi xuân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc,ta bắt gặp những con ngưòi đày ý chí nghị lực có ý thức về công việc,một lần nữa ta lại bắt gặp những con người đầy lòng yêu nước,có ý thức trách nhiệm với công việc của mình ,đặc biệt là những nữ thanh niên xung phong,để hiểu hơn về họ chúng ta cùng tìm hiểu văn bản những ngôi sao xa xôi để hiểu rõ hơn về họ.
 e,Giới thiệu bằng thủ pháp đòn bẫy 
Đây là một cách dùng để giới thiệu cho tất cả phần văn ,tập làm văn ,tiếng việt vì nội dung của các bài liên quan đến nhau ,tích hợp với nhau,nên dùng nội dung trong một phần hoặc trong các bài truớc để làm đòn bẩy cho bài tiếp theo ,làm nổi bật phần quan trọng của một bài 
ví dụ:khi dạy bài ‘’bài thơ về tiểu đội xe không kính’’.Nhà thơ chính Hữu đã cho ta thấy những người lính chống pháp thật anh hùng ,thật giàu tình đồng chí đồng đội cho dù những cơn sốt ,những khó khăn chần trần áo vá không làm lungh lay ý chí chiến đấu của họ ,nhưng ta lại thấy những chàng trai trong kháng chiến chống mỹ của Phạm Tiến Duật cũng không kém phần trẻ trung sôI nổi ,lạc quan ,yêu đời giàu ý chí nghị lực,vậy để hiểu hơn ta cùng nhau tìm hiểu bài thơ.
 g,Giới thiệu bằng một tình huống có vấn đề .
Đối với học snh lớp 9 việc chuẩn bị bài ,soạn bài và nghiên cứu bài đã có sự đầu tư chất lượng hơn nên việc đưa ra câu hỏi có vấn đề sẽ thu hút sự chú ý và sự tập trung tâm lí củat học sinh.
Ví dụ :khi dạy đoạn trích ‘’chị em thuý Kiều ‘’ta có thể đưa ra tình huống có ván đề để giới thiệu :
Có ý kiến cho rằng Thuý Vân đẹp phúc hậu nên tương lai của cô sẽ hạnh phúc còn Thuý Kiều thì ngược lại.Vởy Thuý Vân có hạnh phúc không?học sinh thảo luận ,vậy hiểu rõ hơn ta cùng nhau tìm hiểu .
 h,Giới thiệu bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm
Cách giới thiệu này có thể áp dụng cho bất kì tiết học nào trong chương trình ,tuỳ theo người dạy đòi hỏi phảI chuẩn bị trước 
ví dụ:giới thiệu bài Viếng lăng Bác ,Mùa xuân nho nhỏ,chiếc lược ngà ,đồng chí ,..giáo viên có thể giới thiệu như sau
trên đời này cáI gì cao cả và đẹp nhất ,sống lâu bền với thời gian,với con người?
A, Địa vị B,Tình người C,Vật chất 
Học sinh chọn đáp án ,giáo viên nhấn mạnh có gì trên đời này đẹp hơn thế ,người với người sống để yêu nhau.Giáo viên vào bài mới viết mục bài lên bảng.
 i,Giới thiệu bài bằng cách nghe bài hát ,xem băng đĩa.
Với chương trình ngữ văn 9 có nhiều bài thơ được phổ nhạc ,và nhiều bài thơ có nội dung liên quan đến các đề tài sáng tác của các nhạc sĩ,cách giới thiệu này dễ tạo đuợc sự tập trung của học sinh ,kích thích tính tò mò ,tạo đựợc cảm xúc ngay ban đầu cho học sinh.Giáo viên có thể áp dụng cho các bài như:Mùa xuân nho nhỏ,Viếng lăng Bác,Nói với con,Mây và sóng,sang thu,Đồng chí,Bếp lửa,
Ví dụ:Giới thiệu bài’’ mây và sóng ‘’văn9 tập 2 .
Giáo viên cho học sinh nghe một đoạn nhạc bài hát về tình mẹ bài “Mẹ yêu con”của Nguyễn Văn Tý.Gíáo viên dẫn đây là một bản trường ca bất tận về tình con.Vởy trong chương trình ngữ văn THCS các em đã được học những văn bản nào nói về tình mẹ con ,hãy kể tên các văn bản đó?học sinh trả lời giáo viên chốt:tình mẹ con là đề tài vĩmh cửu của văn học nghệ thuật.Đại thi hào Ta Go (ấn Độ)cũng có một trong nhữnh bài thơ hay viết về đề tài này đó là bài Mây và Sóng ,chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ để hiểu rõ hơn.
 J,Giới thiệu bằng cách dùng sơ đồ biểu mẫu.
Cách giới thiệu này áp dụng cho các bài ôn tập tổng kết có nội dung tổng hợp có liên quan với nhau để học sinh hệ thống kiến thức ,hoặc các bài có nội dung tương tự nhau.
Ví dụ :Giới thiệu bài các phưong châm hội thoại phần tiếp theo.
 Phưong châm hội thoại
Phương châm về lương 
Phương châm về chất
 ?
?
?
Giáo viên dùng bảng phụ hoặc vẽ lên bảng rồi cho học sinh điền hai phương châm đã học,còn lại ba ô tương ứng với ba phương châm nữa chưa học ,vậy ba phương châm chưa học ấy là gì ai biết ?cho học sinh điền và giáo viên kết luận .có 5 phương châm hội thoại chúng ta đã tìm hiểu hai phương châm vậy ba phương châm còn lại có nội dung là gì chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài học hôm nay.Cách gíơi thiệu này tạo không khí vui nhộn và tập trung được sự chú ý của học sinh ,đồng thời cũng kiểm tra được việc soạn bài của học sinh tạo tâm thế chủ động khi vào bài mới.
 k,Giới thiệu bằng cách học sinh nói lên những cảm nhận sau khi đã soạn bài.
Giới thiệu cách này chú yếu tập trung cho phần văn ,bởi phần văn chú yếu thiên về cảm xúc nhiều hơn,cách giới thiệu này đI thẳng vào cảm xúc của học sinh nên tạo được ấn tượng ngay đầu tiên khi giờ học bắt đầu ,nên buộc học sinh phải tậpatrung cao độ nhập tâm chuẩn bị tâm thế ngay để học bài,và nội dung trọng tâm được gợi ra ngay khi bài học mới bắt đầu.
Ví dụ:Giới thiệu bài “Sang Thu” ngữ văn9 tập2
Giáo viên giới thiệu:Bài thơ sang thu là khúc ca về thời khắc giao mùa cuối hạ sang thu?em cảm nhận được gì về thời gian?không gian?và tâm trạng của tác giả qua bài thơ?
Học sinh nêu –Giáo viên dẫn vào bài
Ngoài ra chúng ta còn có thể dùng cách tích hợp ngang ,tích hợp dọc ,giới thiệu bằng cách kết hợp với bài cũ.để tạo nên hứng thú dạy và học tập cho giáo viên và học sinh.
C,Kết thúc vấn đề.
Sau mỗi tiết học ,mỗi lớp học, mỗi năm học ,tôI lại đánh giá lại hiệu quả của việc giới thiệu bài nhận thấy rằng không nên lặp lại một cách giới thiệu bài cứng nhắc,cần phảI đa dạng linh hoạt cách giới thiệu bài để tạo hứng thú học tập và giảng dạy.Đặc biệt với lưọng kiến thức mỗi tiết học khá lớn,với tâm lí học sinh lớp 9 lười nhác trong soạn bài và thờ ơ với tiết học văn,thì đa dạng hoá cách giới thiệu bài trên đã đưa lại hiệu quả cao trong học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên ,giờ học văn sôI nổi hơn ,học sinh tích cực hơn đạt hiệu quả cao hơn.bởi qua quá trình giảng dạy và việc áp dụng cho các lớp khác nhau tôI đã thu được kết quả khá quan,lôI kéo được nhiều học sinh lưòi nhác vào tâm thế tập trung,tránh sự nhàm chán bị động trong cách học,học sinh chuẩn bị tốt cho môn văn mỗi khi vào bài mới ngày một nhiều hơn.
Vì lời giới thiệu bài càng hấp dẫn mới mẻ và sáng tạo càng có khả năng nhanh chóng xác định tâm thế sư phạm cho học sinh chú ý tập trung và hứng thú cá nhân vào bài học .Về phía giáo viên nếu không có lời giới thiệu bài hoặc giới thiệu đơn điệu thì khó có cảm xúc ,cảm hứng mà đI vào bài dạy của mình được.Mở bài được xem là khúc dạo đầu khoảng ba đến năm phút đầy phấn chấn để giảm bớt phần nào căng thẳng nặng nề của nội dung bài học ,giảI toả phần nào tâm lí thờ ơ nặng nề của học sinh cuối cấp khi học ngữ văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkh van 9.doc