Một hướng khai thác tiết 118-Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong chương trình Ngữ văn 9

Một hướng khai thác tiết 118-Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong chương trình Ngữ văn 9

MỘT HƯỚNG KHAI THÁC TIẾT 118-NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9.

A.ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Lí do chọn đề tài: Trong sáu kiểu văn bản đã học thì nghị luận là kiểu văn bản khó đối với học sinh. Tìm hiểu, khai thác một văn bản đã khó, viết được một văn bản nghị luận càng khó hơn, đòi hỏi người học sinh phải hiểu kĩ vấn đề , rút ra những nhận xét, đánh giá xác đáng. Song hiểu chưa đủ, học sinh còn phải biết trình bày vấn đề có hệ thống, lô gíc và rõ ràng mới có thể thuyết phục được người đọc, người nghe. Đặc biệt là đối với học sinh có học lực trung bình trở xuống, để viết được một bài văn nghị luận có tính thuyết phục người đọc quả là tương đối khó.

Nắm bắt được tình hình đó, bản thân tôi đã luôn suy nghĩ: Làm thế nào để các em có thể hình thành một cách hiểu, một khái niệm, để rồi trước mỗi đề văn, các em biết tìm ra vấn đề nghị luận, xác định hệ thống luận điểm, sử dung các luận cứ xác đáng để giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn, có sức thuyết phục.Cuối cùng, sau nhiều lần thử nghiệm, tôi đã tìm ra hướng đi cho mình nhằm khắc sâu bài dạy bằng sơ đồ để học sinh nắm bài dễ dàng hơn.

2.Cơ sở lí luận:

ở các lớp dưới, học sinh đã được học về kiểu văn bản nghị luận, các em đã được học về văn nghị luận (trong đó có phép lập luận chứng minh và giải thích) ở lớp 7. Lên lớp 8, các em lại được học về văn bản nghị luận kĩ hơn, về cách viết bài văn nghị luận có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm. Riêng phần nghị luận về tác phẩm truyện ở lớp 9 đòi hỏi kiến thức vừa phải có tính kế thừa vừa có tính nâng cao hơn, tổng hợp hơn. Trước một văn bản văn học, các em phải có những nhận xét xác đáng, lại phải biết sử dụng các thao tác, kĩ năng (giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng ) để trình bày vấn đề một cách thuyết phục .

3.Cơ sở thực tiễn:

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một hướng khai thác tiết 118-Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong chương trình Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài:
Một hướng khai thác tiết 118-Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong chương trình Ngữ văn 9.
A.Đặt vấn đề:
1. Lí do chọn đề tài: Trong sáu kiểu văn bản đã học thì nghị luận là kiểu văn bản khó đối với học sinh. Tìm hiểu, khai thác một văn bản đã khó, viết được một văn bản nghị luận càng khó hơn, đòi hỏi người học sinh phải hiểu kĩ vấn đề , rút ra những nhận xét, đánh giá xác đáng. Song hiểu chưa đủ, học sinh còn phải biết trình bày vấn đề có hệ thống, lô gíc và rõ ràng mới có thể thuyết phục được người đọc, người nghe. Đặc biệt là đối với học sinh có học lực trung bình trở xuống, để viết được một bài văn nghị luận có tính thuyết phục người đọc quả là tương đối khó. 
Nắm bắt được tình hình đó, bản thân tôi đã luôn suy nghĩ: Làm thế nào để các em có thể hình thành một cách hiểu, một khái niệm, để rồi trước mỗi đề văn, các em biết tìm ra vấn đề nghị luận, xác định hệ thống luận điểm, sử dung các luận cứ xác đáng để giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn, có sức thuyết phục.Cuối cùng, sau nhiều lần thử nghiệm, tôi đã tìm ra hướng đi cho mình nhằm khắc sâu bài dạy bằng sơ đồ để học sinh nắm bài dễ dàng hơn.
2.Cơ sở lí luận:
ở các lớp dưới, học sinh đã được học về kiểu văn bản nghị luận, các em đã được học về văn nghị luận (trong đó có phép lập luận chứng minh và giải thích) ở lớp 7. Lên lớp 8, các em lại được học về văn bản nghị luận kĩ hơn, về cách viết bài văn nghị luận có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm. Riêng phần nghị luận về tác phẩm truyện ở lớp 9 đòi hỏi kiến thức vừa phải có tính kế thừa vừa có tính nâng cao hơn, tổng hợp hơn. Trước một văn bản văn học, các em phải có những nhận xét xác đáng, lại phải biết sử dụng các thao tác, kĩ năng (giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng ) để trình bày vấn đề một cách thuyết phục .
3.Cơ sở thực tiễn:
 Thưc tế cho thấy, trước đó học sinh khi viết bài văn nghị luận,đa số các em trình bày còn lộn xộn.Một số em bài viết không đủ ý, hoặc các luận cứ đưa ra chưa làm sáng rõ luận điểm.Có nhiều bài viết các luận điểm chưa có tính thống nhất, chưa có tính hệ thống. Sau hai năm khai thác tiết học theo hướng này, tôi thấy học sinh của tôi nắm nội dung bài học tương đối chắc, khi tiếp cận với đề văn,các em biết tìm ra vấn đề nghị luận,xác định hệ thống luận điểm, dùng các luận cứ để phân tích,chứng minh luận điểm và trình bày vấn đề thuyết phục hơn. Cách kết thúc bài học bằng sơ đồ giúp các em nắm bài và cảm thấy hứng thú với nội dung bài học.
II.Giải quyết vấn đề: 
 Tiết 118: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:Thế nào là văn nghị luận?
-Giáo viên gọi hai học sinh trả lời:
GV:Văn nghị luận là kiểu văn nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng ,quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong cuộc sống.
3.Giới thiệu bài mới: Các em đã biết thế nào là văn nghị luận, cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống, cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng ,đạo lí. Vậy nghị luận về tác phẩm truyện là như thế nào, cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, về những nhân vật văn học có điểm gì giống và khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, tiết học hôm nay cô cùng cả lớp sẽ tìm hiểu. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Giáo viên cho một học sinh đọc văn bản (sgk) cả lớp theo dõi.
Giáo viên:Tìm vấn đề nghị luận của văn bản trên?
-Học sinh theo nhóm nhỏ, tìm vấn đề nghị luận.
Giáo viên: Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản?
Giáo viên: Vấn đề nghị luận trên được triển khai qua những luận điểm nào?
-Học sinh thảo luận theo bốn nhóm, đại diện nhóm trình bày vào bảng của nhóm mình, cả lớp theo dõi và bổ sung.
Giáo viên: Các luận điểm trên chính là những nhận xét, đánh giá của người viết về nhân vật trong tác phẩm văn học.
Giáo viên:Để làm sáng tỏ các luận điểm đó người viết đã sử dụng các luận cứ nào?
(Học sinh hoạt động cá nhân, suy nghĩ và tìm ra các luận cứ mà người viết đã sử dụng trong bài)
Giáo viên:Để khẳng định các luận điểm,người viết đã lập luận(dẫn dắt, phân tích,chứng minh ) như thế nào?
Học sinh suy nghĩ, trả lời.
Nhận xét về những luận cứ người viết đưa ra để làm sáng tỏ từng luận điểm?
Giáo viên: Bố cục của văn bản đã hợp lí chưa? Văn bản có mấy phần, mỗi phần đảm nhiệm vai trò gì?
Giáo viên:Trong bài viết ngoài các yếu tố nghị luận người viết cũng đã sử dụng các yếu tố tự sự, biểu cảm làm cho bài văn lôi cuốn người đọc vào vấn đề mà mình nêu ra.
Văn bản trên là văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)
Vậy thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), những yêu cầu của văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), chúng ta tìm hiểu phần ghi nhớ(sgk)
I.Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)
-Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
-Nhan đề:
+Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ.
+Vẻ đẹp của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”.
*Luận điểm xuất phát:Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu –nhân vật chính của tác phẩm-đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
*Các luận điểm triển khai:
-Luận điểm 1: Nhân vật anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.
-Luận điểm 2:Anh thanh niên đáng yêu ở nỗi thèm người, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
-Luận điểm 3: Anh thanh niên có đức 
tính khiêm tốn.
*Luận điểm kết luận: Nhận xét, đánh giá chung về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
-Luận điểm 1:
+Luận cứ 1:Hoàn cảnh sống: Là người cô độc nhất thế gian, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn.
+Luận cứ 2:Công việc: Làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu, đòi hỏi tính tỉ mỉ, chịu khó.
+Luận cứ 3: Yêu công việc:Quan niệm về công việc “ta với công việc là đôi”
+Luận cứ 4:Tổ chức cuộc sống khoa học, ngăn nắp.
-Luận điểm 2:
+Luận cứ 1: Vui khi được đón khách, thái độ nhiệt tình với ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, ân cần chu đáo với mọi người
+ Luận cứ 2: Đón mọi người lên thăm nơi ở của mình, tặng hoa cho cô gái
+Luận cứ 3: Nhận xét về lòng hiếu khách của anh thanh niên, yêu đời, yêu nghề 
-Luận điểm 3:
+Luận cứ 1: Thấy đóng góp của mình là nhỏ so với người khác.
+Luận cứ 2: Anh thấm thía cái nghĩa tình của mảnh đất Sa Pa.
-Các luận điểm được nêu lên rõ ràng, ngắn gọn, gợi ở người đọc sự chú ý.
-Từng luận điểm được phân tích , chứng minh một cách thuyết phục bằng những dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm.
-Các luận cứ được sử dụng đều xác đáng, sinh động bởi đó là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm.
-Bố cục văn bản rõ ràng, được dẫn dắt tự nhiên :
Mở bài:Nêu vấn đề nghị luận(Luận điểm xuất phát)
Thân bài:Phân tích , diễn giải từng luận điểm(hệ thống luận điểm triển khai)
Kết bài:Khẳng định, nâng cao vấn đề nghị luận(Luận điểm kết thúc)
II.Ghi nhớ.(SGK)
-Giáo viên dùng bảng phụ tổng kết bài học , học sinh đọc và nhớ.
Đề văn Vấn đề nghị luận
Luận cứ 1
 Luận điểm xuất phát Luận điểm( a) Mở bài
Luận cứ 2
 Luận điểm 1 
 Thân bài
Các luận điểm triển 
Luận cứ 1
 khai vấn đề nghị luận 
Luận điểm 2
Luận cứ 2
 Kết bài 
Luận điểm (n)
Luận điểm kết thúc vấn đề
III.Luyện tập: Giáo viên chia học sinh làm bốn nhóm, làm bài tập và trình bày vào bảng phụ.
-Yêu cầu : Học sinh tìm ra vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn giữa sống và chết, vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc.
-Các luận điểm chính: 
+Sự đấu tranh nội tâm giữa sống và chết để rồi cuối cùng Lão đã chọn cái chết.
+Hành động chuẩn bị cho cái chết của Lão Hạc.
+Những nhận xét, đánh giá về Lão Hạc.
-Các ý kiến ấy tập trung làm sáng rõ nhân cách đáng trọng,tấm lòng hi sinh cao quý của Lão Hạc. 
4. Giáo viên củng cố lại nội dung bài học.
5.Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập:
 -Tình yêu thương con của Lão Hạc.
*Hiệu quả: 
Sau khi tiến hành tổng hợp tiết học bằng sơ đồ tôi nhận thấy học sinh đã nắm
chắc hơn về cách triển khai ,nêu các luận điểm,luận cứ để làm sáng rõ một đề văn. Hơn 40% các em biết viết bài văn nghị luận có hệ thống luận điểm rõ ràng, các luận cứ đưa ra chính xác, có tính thuyết phục.
- Sau đây là bài viết của một học sinh lớp 9B trường chúng tôi .
Đề ra: Tình yêu làng , yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
Bài làm :
 Ra đời năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, truyện ngắn “Làng “ đã thể hiện tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai-một người nông dân , phải rời làng tản cư kháng chiến.
 Ông Hai là một người nông dân yêu cái làng của mình vô cùng. Tình yêu ấy được biểu hiện ở tính thích khoe làng. Cũng như mọi người nông dân, ông Hai yêu làng Chợ Dầu bằng một tình yêu đặc biệt, ông yêu tất cả những gì ở làng ông: “những nhà ngói san sát, những đường làng toàn lát đá xanh trời mưa trời gió bùn không dính đến gót chân”. Nhưng tình yêu làng ấy cũng có sự biến đổi.Trước cách mạng ,ông khoe làng ông trù phú, nhà ngói san sát, đường làng toàn lát đá xanh,ông khoe cả cái “sinh phần” to lớn của viên Tổng đốc người làng. Nhưng sau cách mạng, ông lại khoe cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn treÔng khoe về những ngày kháng chiến ở làng, về những hố, những hào giao thông hàng ngang hàng dọcCòn ai nhắc đến cái “sinh phần” cụ Thượng thì ông chỉ thấy thù hận nó vì cả làng đã phải phục dịch việc xây dựng cái dinh cơ ấy.
Như vậy, rõ ràng, tình yêu làng của người nông dân ấy đã có sự phát triển về nhận thức. Tình yêu làng đã gắn với lòng yêu nước và ý thức giai cấp, tinh thần cách mạng, tinh thần kháng chiến.
 Song tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai được bộc lộ rõ nhất trong tình huống khi ở nơi tản cư, ông Hai tình cờ nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
Vốn là một người yêu làng, ở nơi tản cư, ông thường xuyên khoe làng mình kháng chiến, vậy màtin làng Chợ Dầu theo làm ông đau đớn, tủi nhục: “ cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi,tưởng như đến không thở được.Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi”
 Những ngày sau đó, tâm trạng ông Hai càng đau xót, tủi hổ, nặng nề u uất. Nó biến thành nỗi ám ảnh thường xuyên, khiến ông không dám thò ra ngoài“suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng”, “cứ thoáng nghe những tiếng “Tây”, “ việt gian”, “cam nhông” là ông lại lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi, lại chuyện ấy rồi”. Nhưng chính trong lúc tối tăm, ngột ngạt ấy, tình yêu làng, lòng thuỷ chung với kháng chiến , với cách mạng được bộc lộ chân thành cảm động. Qua những lời đối thoại của ông với thằng bé con ,những lời độc thoại nội tâm của ông, ta nhận ra điều đó: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù thôi” một lần nữa minh chứng cho tình yêu nước, yêu kháng chiến của ông Hai.
 Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính thì lại một lần nữa tình yêu làng, yêu nước của ông được thể hiện một cách thành thực và cảm động. Nét mặt ông đã thay đổi “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu”.Ông hồ hởi khoe với mọi người về cái tin đồn kia chỉ toàn sai sự thật, khoe nhà mình bị Tây đốt với một thái độ vui mừng khôn tả.
 Có thể nói, nhà văn Kim Lân đã nắm bắt, thể hiện một cách sinh động và tài tình sự biến chuyển tư tưởng tình cảm của người nông dân .Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai thật tiêu biểu và độc đáo, sâu sắc. Đây chính là một trong những yếu tố cơ bản đưa truyện ngắn này trở thành một trong những truyện ngắn xuất sắc của nền văn học thời kì kháng chiến chống Pháp.
III.Kết luận:
 Có thể nói, trước mỗi bài học đòi hỏi người giáo viên phải trăn trở, tìm ra hướng đi riêng cho mình nhằm thu hút hứng thú học tập của học sinh.Với tiết học: Nghị luận về tác phẩm (hoặc đoạn trích )thực sự tôi thấy đem lại hiệu quả đối với học sinh của tôi. 
 Trên đây là một cách thực hiện tiết 118-Nghị luận về một tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)mà tôi đã tiến hành. Bài viết còn nhiều thiếu sót, mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để tôi ngày càng hoàn thiện, nâng cao phương pháp giảng dạy của mình
IV.Kiến nghị đề xuất:
Cần tăng cường các bài dạy mẫu để giáo viên học tập, đúc rút kinh nghiệm giảng dạy.
Tăng cường thêm kênh hình ở môn Ngữ Văn 9 để kích thích hứng thú học tập các giờ văn của các em học sinh.
Tăng cường thêm một số tài liệu tham khảo về kiểu văn nghị luận.
V.Các tài liệu tham khảo:
1.Sách giáo khoa Ngữ văn9 tập một.
2.Sách giáo viên Ngữ văn 9 tập một.
3.Thiết kế bài dạy Ngữ văn 9 tập một.
4.Dạy học Ngữ văn 9 theo hướng tích hợp.
5.Sách bồi dưỡng Ngữ văn 9.
6. Các bài làm văn của học sinh .

Tài liệu đính kèm:

  • docMét h.doc