Một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 9, trường THCS Lạc Hòa

Một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 9, trường THCS Lạc Hòa

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh. Chính vì vậy, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, trước hết người GVCN cần nắm vững chức năng, nhiệm vụ và nội dung của công tác chủ nhiệm.

1, Nhiệm vụ, chức năng và nội dung của người giáo viên chủ nhiệm.

a, Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Giáo viên chủ nhiệm lớp trước hết phải quản lí toàn diện lớp học và cần nắm vững: hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm; quản lí toàn diện đặc điểm học sinh của lớp. Nắm vững mục tiêu đào tạo cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, để kết hợp giáo dục.

Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện tốt nhiệm vụ của một thầy cô giáo nói chung, mẫu mục về đạo đức, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và những quy định của nhà nước; nắm vững đường lối, quan điểm giáo dục và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn dạy học. Người giáo viên pải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội với tư cách là lực lượng tri thức trong công cuộc đổi mới, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và BGH kịp thời các vấn đề của lớp chủ nhiệm để giải quyết. Kịp thời kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng của học sinh.

Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tập thể học sinh thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với các tập thể lớp khác làm chủ lớp chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộng đồng trường học. Thông qua tổ chức hoạt động tự quản của tập thể mà rèn luyện nhân cách, khả năng ứng xử, năng lực sáng tạo, khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống.

Giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn phối hợp với các tổ chức, đoàn thể khác tổ chức cho học sinh có điều kiện tham gia vào các hoạt động

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 2968Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 9, trường THCS Lạc Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ
1, Chức năng, nhiệm vụ và nội dung của người giáo viên chủ nhiệm........... 2 
a, Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.
b, Nội dung công tác của người giáo viên chủ nhiệm.
2, Lý do chọn đề tài......................................................................................... 4 
3, Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 4
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1, Đặc điểm tình hình lớp 9A3........................................................................ 5 
1.1, Thuận lợi.
2.2, Khó khăn.
1.3, Kết quả chất lượng hai mặt giáo dục ở năm học 2007 – 2008:
2, Biện pháp thực hiện – cách làm mới: ......................................................... 6
2.1, Nhận lớp chủ nhiệm............................................................................... 6
2.2, Bầu ban cán sự (BCS) lớp – chia tổ....................................................... 7
a, Cơ sở chọn BCS lớp – chia tổ.
b, Tiến hành bầu BCS lớp.
c, Phân công nhiệm vụ cho BCS lớp.
2.3, Lập sơ đồ lớp học........................................................................ 10
2.4, Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại học lực học sinh......................... 12
2.5, Phát huy vai trò của BCS lớp...................................................... 14
2.6, Phương pháp giáo dục cá biệt và phương pháp tác động tập thể......... 17
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết quả ...................................................................................................... 20
1.1, Duy trì sĩ số:.......................................................................................... 20
1. 2, Chất lượng hai mặt giáo dục ở HK I.................................................... 20
1.3, Thi đua hàng tuần giữa các lớp trong trường: ...................................... 21
1.4, Tham gia phong trào:............................................................................. 21
2. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 22
3. Kiến nghị................................................................................................... 22
4. Lời kết ....................................................................................................... 23
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh. Chính vì vậy, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, trước hết người GVCN cần nắm vững chức năng, nhiệm vụ và nội dung của công tác chủ nhiệm. 
1, Nhiệm vụ, chức năng và nội dung của người giáo viên chủ nhiệm.
a, Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp trước hết phải quản lí toàn diện lớp học và cần nắm vững: hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm; quản lí toàn diện đặc điểm học sinh của lớp. Nắm vững mục tiêu đào tạo cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh,  để kết hợp giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện tốt nhiệm vụ của một thầy cô giáo nói chung, mẫu mục về đạo đức, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và những quy định của nhà nước; nắm vững đường lối, quan điểm giáo dục và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn dạy học. Người giáo viên pải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội với tư cách là lực lượng tri thức trong công cuộc đổi mới, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và BGH kịp thời các vấn đề của lớp chủ nhiệm để giải quyết. Kịp thời kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng của học sinh.
Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tập thể học sinh thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với các tập thể lớp khác làm chủ lớp chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộng đồng trường học. Thông qua tổ chức hoạt động tự quản của tập thể mà rèn luyện nhân cách, khả năng ứng xử, năng lực sáng tạo, khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống.
Giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn phối hợp với các tổ chức, đoàn thể khác tổ chức cho học sinh có điều kiện tham gia vào các hoạt động của nhà trường, xã hội, 
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa BGH, các tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh . Với tư cách là người đại diện cho lớp chủ nhiệm, GVCN có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực những quyền lợi chính đáng cho học sinh của lớp.
GVCN là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh 
Học sinh lớp 9 là những em ở lứa tuổi cuối thiếu niên, đầu thanh niên – lứa tuổi giàu ước mơ, đang muốn khẳng định mình, năng động, giám nghĩ giám làm  nhưng còn thiếu kinh nghiệm, khi có thành công thì dễ tự tin quá mức, gặp thất bại lại dễ mất niềm tin,  Vì vậy, việc định hướng, giúp đỡ học sinh kịp thời là rất cần thiết. Chức năng cố vấn có ý nghĩa quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm vì chức năng này, về bản chất là sự điều chỉnh, vai trò định hướng, điều khiển quá trình tự giáo dục của từng học sinh và tập thể học sinh, phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong giáo dục.
Cố vấn còn là quá trình giáo dục, định hướng của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với hoạt động tự quản của tập thể học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm không trực tiếp tham gia điều khiển công việc của lớp, không làm thay cho các em mọi hoạt động.
Chức năng cố vấn đối với học sinh phải quán triệt được toàn bộ nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao,  diễn ra trong nhà trường và ngoài xã hội. GiVCN cần tư vấn cho học sinh trong quan hệ ứng xử xã hội, gia đình, cộng đồng và trong bạn bè, định hướng nghề nghiệp ,  cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 9 – lớp học cuối cấp.
b, Nội dung công tác của người giáo viên chủ nhiệm.
Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững đường lối, quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm.
Ví dụ: Nắm vững các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách, vai trò của giáo dục, hoạt động; mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh; các phương pháp tác động song song, tác động tay đôi, bùng nổ sư phạm,  đó là những lí luận mà người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững.
Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh. Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các phương pháp, phân tích cho được nguyên nhân của các hiện tượng, đặc điểm của từng học sinh.
Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học để đảm bảo tính hệ thống phát triển nhân cách học sinh. Kế hoạch chủ nhiệm lớp cần thể hiện một số nội dung sau:
Khái quát chung về đặc điểm lớp chủ nhiệm.
Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá – giỏi, phụ đạo học sinh yếu – kém.
Giáo viên chủ nhiệm phải dạy tốt môn học được phân công dạy ở lớp chủ nhiệm và các lớp khác.
Giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
2, Lý do chọn đề tài.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã hội nhập mạnh mẽ với thế giới bên ngoài. Những thành quả gặt hái được trong quá trình đó thì không bất cứ ai có thể chối cãi được. Nhưng cũng có một thực tế rõ rang, cùng với những giá trị tốt đẹp thì hàng loạt giá trị thấp kém cũng theo gót vào Việt Nam. Chính điều đó đã làm băng hoại, xói mòn nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc.
Ta thường nói rằng: tâm hồn học sinh là một tờ giấy trắng mà ai cũng có thể vẽ lên đó những nét bút cho dù là nét đẹp hay xấu. Nói cách khác, học sinh là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa từ ngoài vào. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin thì điều đó lại càng dễ dàng.
Thực tế cho thấy có rất nhiều học sinh tốt, có ý thức, chịu học, nhưng số học sinh chưa tốt cũng không ít. Bất cứ lớp học nào cũng có học sinh chưa tốt, học sinh hư, học sinh “lạc đường” trong nhận thức vấn đề. Lớp học do tôi chủ nhiệm cũng không là ngoại lệ.
Bên cạnh đó, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, ở những năm trước tôi chưa đi sâu vào vấn đề chủ nhiệm mà chỉ ở mức hoàn thành nhiệm vụ, chủ yếu tôi tập trung vào công tác chuyên môn. Chính vì vậy, ở những năm trước số học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ về mặt đạo đức chưa nhiều, tôi chưa phát huy được vai trò trung tâm, khả năng tự quản của các em; có một số học sinh chưa có ý thức tổ chức kỉ luật; chưa giúp Ban cán sự lớp hoạt động hiệu quả,  vì vậy không tạo được một điểm nào nổi bật ở lớp chủ nhiệm.
Những vấn đề trên đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Khi nhìn lại quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi thấy mình còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Điều đó làm cho tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để nâng cao khả năng công tác của mình. Nhiều biện pháp đã được tôi nghĩ đến và thử nghiệm. Và đến nay tôi đã tạo được bước đột phá trong công tác chủ nhiệm.
Tất cả những gì tôi tìm tòi và áp dụng thành công sẽ được tôi trình bày trong “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở LỚP 9A3, TRƯỜNG THCS LẠC HÒA”.
Những biện pháp này được tôi áp dụng từ học kì II, năm học 2007 – 2008 và hoàn thiện ở năm học 2008 – 2009.
3, Phạm vi nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm tòi, tôi không tập trung vào tất cả các vấn đề mà tập trung nhiều vào các vấn đề sau:
Ý thức chấp hành nội quy của học sinh.
Ý thức học tập.
Khả năng tự quản.
Xây dựng đội ngũ BCS lớp.
Vận dụng tâm lý và dựa vào tính cách, thái độ của học sinh để xử lý tình huống
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Giáo dục là một quá trình lâu dài, trong đó người làm giáo dục phải áp dụng nhiều biện pháp, từ khâu tổ chức, giáo dục, đến tác động vào từng cá nhân và tập thể. Quá trình đó cũng không phải chỉ diễn ra trong một hay hai ngày mà là quá trình tác động lâu dài, như dân gian thường nói “mưa dầm thấm lâu” .
1, Đặc điểm tình hình lớp 9A3.
 Năm học 2008 – 2009, lớp 9A3 chính là lớp 8A3 và một số học sinh của cá lớp 9A2 – 9A5 của năm học 2007 – 2008 chuyển lên. Lớp có 30 học sinh, trong đó có:
13 học sinh nữ.
06 học sinh dân tộc Kinh.
19 học sinh dân tộc Hoa.
05 học sinh dân tộc Khmer.
01 học sinh nữ dân tộc Khmer.
Đầu năm học lớp có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
1.1, Thuận lợi.
- Được sự quan tâm của BGH, Đoàn – Đội và các tổ chức trong nhà trường.
- Có một số học sinh có ý thức học tập tốt, nhiệt tình, năng động, 
- Ban cán sự (BCS) lớp có năng lực, tinh thần trách nhiệm cao.
- Lớp có tinh thần đoàn kết, không chia phe – nhóm.
- Trong lớp có một số học sinh nhà gần trường  
2.2, Khó khăn.
- Đa số học sinh nhà ở xa trường. Đặc biệt có 2 học sinh nhà ở “điền” (em Triệu Hải và em Lâm Văn Bé), rất ... ch của học sinh mình nếu chịu quan sát kĩ các em qua các buổi lao động, sinh hoạt chủ nhiệm, các buổi hội thao, 
Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các biện pháp nghiên cứu, phân tích được nguyên nhân của các hiện trạng, đặc điểm của từng học sinh. Chỉ trên cơ sở biết được nguyên nhân dẫn tới các đặc điểm tâm lý của học sinh thì giáo viên chủ nhiệm mới có giải pháp tác động, giáo dục phù hợp, mang lại hiệu quả cao.
Ví dụ 1: Đều là hiện tượng học yếu nhưng có em do trí tuệ chậm phát triển, có em do hoàn cảnh gia đình khó khăn, có em do phân tán tư tưởng trong quá trình tiếp thu bài, 
Ví dụ 2: Trong lớp 9A3, đầu năm học có hai học sinh có biểu hiện chán học, thường xuyên nghỉ học không phép, cúp tiết là em Hương và em La Thành. Qua tìm hiểu cùng với các thông tin từ BCS lớp có thể chỉ ra các nguyên nhân:
Đối với em Hương chủ yếu do sự bất hòa trong gia đình, em Hương qua sống với dì.
Em Thành chán học do tham gia đá gà ở nơi cư trú, ở nhà gia đình không quản lý.
Khi giáo viên đã nắm được nguyên nhân của hành vi thì trên cơ sở tâm lý – tính cách của học sinh giáo viên đưa ra biện pháp xử lý kịp thời với học sinh. Việc xử lý kịp thời các hành vi sai trái rất quan trọng. Nếu không xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến những hậu qủa khó lường bởi tính hiếu thắng, muốn khẳng định mình của học sinh. Trong quá trình lý thì cần chú ý đến tính cách của học sinh để có biện pháp phù hợp, nếu không sẽ phản tác dụng.
Ví dụ: Nếu một học sinh có lòng tự trọng cao thì không nên trách móc, bới tội trước lớp. Trong trường hợp này giáo viên nên gặp trực tiếp. 
Cách xử lý trên cũng phù hợp với học sinh có lỗi mà biết nhận lỗi và sửa, học sinh dễ “mủi lòng”. Trong trường hợp này giáo viên nên sử dụng nhiều câu biểu cảm, thể hiện thái độ, tâm trạng của chính mình.
Trước học sinh lỳ lợm, bất cần đời thì biện pháp tốt nhất là tìm hiểu điểm yếu về tình cảm của đó, từ đó tác động trực tiếp. Những học sinh kiểu này giáo viên không nên la mắng, khiêu khích vì các em rất dễ làm liều.
Với học dinh có tính ganh đua thì nên khiêu khích, so sánh em đó với một học sinh nào đó hơn em 
Lenin từng có khẩu hiệu trong cách mạng tháng 10 là: “hòa bình bánh mì”. Tuy học hành sẽ mang lại cái lợi lâu dài nhưng các em cũng không quên cái lợi trước mắt cũng giống như hòa bình mà không có gì ăn mà chiến tranh có cái ăn còn hơn. Chính vì vậy cho các em thấy cái lợi trước mắt cũng là một biện pháp giúp các em học tốt. Bên cạnh đó cũng không quên cho các em thấy cái lợi lâu dài của việc học.
Ví dụ: cái lợi trước mắt có thể là: được phiếu học tốt, tuyên dương trước cờ, có giấy khen – phần thưởng ở cuối học kì,  Cái lợi lâu dài thì tùy thuộc vào từng môn.
Lợi ích lâu dài có thể là: nếu có nghề nghiệp thì không phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” như nuôi tôm nhưng tiền lương vẫn cao, làm việc trong phòng máy lạnh, được đi đây đi đó, 
Học sinh cũng như bất cứ người nào, khi có lỗi thường che dấu. Bởi vậy trước khi xử lý, bằng mọi cách phải cho các em thấy lỗi và nhận lỗi của mình. Làm vậy trước hết học sinh sẽ nể vì các em không thể dấu nổi hành vi sai trái của mình và học sinh sẽ có cảm giác thầy luôn biết những việc mình làm. Đó là cơ sở để các biện pháp xử lý của mình có hiệu quả.
Khi xử lý tình huống cần bảo đảm giữ được thể diện cho các em, làm cho học sinh thấy mình được tôn trọng nhưng cũng cần cho học sinh thấy sự nghiêm túc và cứng rắn của thầy.
Ví dụ: Ở lớp 9A3 có hai học sinh thươgn2 xuyên tham gia đá gà ở nơi cư trú (em Hển và em Tuấn). Trước tình huống này tôi không xử lý trước lớp mà gọi các em lên văn phòng. Trước hết tôi đặt câu hỏi cho hai em tự nhận lỗi nhưng các em lại chối lỗi. trước tình hình đó tôi đặt câu hỏi:
- Các em có biết chú Nghĩa ở đồn Biên phòng 642 (Vĩnh Hải) không?
- Em có biết.
- Chú ấy là người quản lý địa bàn Vĩnh Thạnh A. Hôm trước thầy qua đồn có nghe chú Nghĩa nói là có một số học sinh Vĩnh Thạnh A học ở Lạc Hòa than gia đá gà. Số học sinh này đã được lập danh sách để gửi về trường. Thầy mượn danh sách thì trong đó có hai em. 
Trước câu nói đó của tôi thì hai em cúi mặt, im lặng. Tôi tiếp:
- Nếu các em nói không tham gia thì có lẽ bên đồn họ nhầm tên. Nhưng nếu có, họ đưa danh sách qua trường thì chắc chắn các em sẽ bị kỉ luật. Bây giờ nên nói thật để thầy còn biết đường.
Nghe xong cả hai đều nói: 
Có, chúng em có tham gia. Bây giờ làm sao hả thầy?
Như vậy học sinh đã nhận lỗi, lo lắng về hành vi của mình và sơ bị kỉ luật. Có nghĩa là các em vẫn coi trọng việc học. Từ đó tôi giải thích cho các em cái hại của việc tham gia đá gà cũng như các trò cờ bạc. Tôi yêu cầu các em viết bản tự kiểm. Cả hai đều hứa sẽ không lặp lại hành vi này. Cho đến bây giờ, qua quá trình theo dõi của em Nguyên thì không thấy hai học sinh này tham gia nữa.
Điều quan trong trong việc vận dụng phương pháp giáo dục cá biệt là phải tìm hiểu nguyên nhân của hành vi, tính cách tâm lí, thái độ từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Trong xử lý cần tôn trọng nhân cách học sinh và phải cho các em thấy được điều này.
Muốn phát huy hiệu qủa của phương pháp giáo dục trong tập thể, giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là người có uy tín, có trách nhiệm, nắm vững đối tượng, xây dựng được tập thể học sinh thành một tập thể vững mạnh:
 + Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ chung của từng thành viên của lớp. 
 + Tổ chức những hoạt động chung để thực hiện mục tiêu.
 + Lớp có đội ngũ tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh.
 + Có kỉ luật chặt chẽ, có qui định, nội qui phải rõ ràng, được mọi người tôn trọng và tự giác chấp hành.
 + Có dư luận tập thể lành mạnh, dư luận của tập thể là phản ánh sức mạnh, là bản lĩnh của mỗi thành viên.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trên đây là một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 9A3, trường THCS Lạc Hòa mà tôi đã thực hiện. Sau đây tôi xin nêu một vài kết quả đạt được để minh họa. 
1. Kết quả
1.1, Duy trì sĩ số:
Đầu năm lớp có 29 học sinh. Giữa tháng 9 có thêm 1 học sinh xin vào. Như vậy lớp có 30 học sinh. Đến tháng 11 có 2 em chuyển qua lớp 9A1.Cuối học kì lớp có 28 học sinh, không giảm sĩ số.
1.2, Chất lượng hai mặt giáo dục ở HK I 
STT
Họ và tên HS
HK
HL
DHTĐ
Ghi chú
01
Võ Thị Nhân Ái
T
K
HSTT
02
Lâm Văn Bé
K
Tb
03
Huỳnh Tuấn Bửu
T
G
HSG
04
Phùng Huệ Chân
T
K
HSTT
05
Tăng Thị Chiên
T
K
HSTT
06
Đền Đươl
T
Tb
07
Triệu Hải
T
Y
08
Thái Tếch Hển
T
Tb
09
Trịnh Thị Bé Hương
T
K
HSTT
10
Lâm Xài Hựu
K
Tb
11
Liêu Khét
T
K
HSTT
12
Trịnh Thuận Kiệt
T
Tb
13
Huỳnh Thiếu Lâm
T
G
HSG
14
Võ Hoàng Mến
T
K
HSTT
15
Trịnh Tú Miên
T
K
HSTT
16
Lâm Thị Kiều My
T
K
HSTT
17
Trương Văn Nền
T
K
HSTT
18
Lâm Thị Hồng Nguyên
T
K
HSTT
19
Dương Lệ Quân
T
K
HSTT
20
Lưu Toàn Quốc
T
K
HSTT
21
La Văn Thành
T
Tb
22
Mai Hữu Thành
T
Tb
23
Trần Thị Thơm
T
Tb
24
Ông Kiều Tiên
T
G
HSG
25
Ngô Thị Trang
T
Tb
26
Phùng Như Trường
T
K
HSTT
27
Trần Văn Tuấn
T
Tb
28
Thạch Vương
T
Tb
Tổng hợp chất lượng hai mặt ở HK I
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
26
Giỏi
03
Khá
02
Khá
13
TB
/
TB
11
Yếu
/
Yếu
01
1.3, Thi đua hàng tuần giữa các lớp trong trường:
Stt
Tuần
Hạng
Ghi chú
1
01
Chưa xếp hạng
2
02
Hai 
Nhận cờ thi đua
3
03
Tư
4
04
Ba
5
05
Hai 
6
06
Năm
7
07
Nhất
Nhận cờ thi đua
8
08
Tư 
9
09
Nhất
Nhận cờ thi đua 
10
10
Ba
11
11
Hai
12
12
Nhất 
Nhận cờ thi đua
13
13
Năm
14
14
Hai 
Nhận cờ thi đua
15
15
Năm 
16
16
Ba
17
17
Ba
18
18
Nhất
Nhận cờ thi đua
19
19
1.4, Tham gia phong trào:
 - Lớp tham gia tất cả các phong trào do nhà trường cũng như các tổ chức phát động. đạt được một số kết quả như sau:
1. Giải III đợt trang trí phòng học đầu năm.
2. Giải III hội thi làm lồng đèn trung thu
3. Giải I cầu lông nữ Hội thao chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 
4. Giải III Hội diễn văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11
5. Giải II môn kẹp chai nữ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11
6. Giải III môn kẹp chai Nam chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11
 - 9A3 là lớp đóng học phí đạt tỉ lệ cao nhất trong trường với 93.3 % ( chỉ còn hai học sinh không đóng và trừ những học sinh trong không phải đóng học phí).
2. Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã rút ra được một số kinh nhiệm như sau:
Muốn cho học sinh làm một việc gì đó thì người giáo viên phải tạo cho các em ham muốn làm việc đó, cho các em thấy được lợi ích của nó.
Luôn tôn trọng học sinh, nhất là ở nơi đông người.
Luôn đặt lợi ích của học sinh làm đầu, xem các em là trung tâm của mọi vấn đề trong lớp học.
Từng bước rèn luyện cho các em năng lực tự quản, tự giải quyết các vấn đề. Từ đó học sinh sẽ cảm nhận được vai trò làm chủ của mình.
Người GVCN tuy cho lớp tự quản nhưng phải luôn luôn đồng hành cùng các em, nhanh chóng nắm bắt tình hình lớp để giải quyết những vấn đề vượt khỏi phạm vi của các em. Việc đồng hành cùng các em cũng làm cho học sinh cảm thấy an tâm vì thầy cô luôn ở bên – các em sẽ tự tin hơn trong mọi hoạt động
Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bấc kỳ một phương pháp giáo dục nào bởi lẽ sản phẩm đây chính là “con người”.
Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng HS,
Sau một thời gian thực hiện và áp dụng SKKN này tôi nhận thấy một vấn đề cần phải nghiên cứu, đó là: “Vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh cuối cấp THPT”.
Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp, một nhân tố quan trọng mà chúng ta nên thận trọng cân nhắc khi quyết định lựa chọn, đó chính là “lớp truởng”.
Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN lớp phải là người có uy tín, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm đi trước, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò con chim đầu đàn là yếu tố có phần lớn lao, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi HS, mỗi lớp học, mỗi trường học
3. Kiến nghị (đối với nhà trường):
Thành lập tổ chủ nhiệm trong trường, thông qua đó các GVCN có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau để giúp nhau làm tốt hơn nữa cong tác chủ nhiệm.
Tạo điều kiện để mọi giáo viên đều được làm công tác chủ nhiệm. Chỉ khi không hoàn thành nhiệm vụ mới bãi nhiệm và giao lớp đó cho giáo viên khác.
4. Lời kết:
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã học hỏi, đúc rút và thực hiện trong quá trình làm công tác chủ nhiệm. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của BGH nhà trường, của các đồng chí tổ trưởng, các đồng chí đồng nghiệp giàu kinh nghiệm để giúp hoàn thành tốt công việc được giao và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình.
 Lạc Hòa, ngày 23 tháng 12 năm 2008
 Giáo viên thực hiện
 Nguyễn Đức Dũng
....
................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN CHU NHIEM THCS.doc