Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS

Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có vị trí rất quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vị trí quan trọng này được khẳng định trong bài phát biểu của đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười “Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn tài chính và nguồn vật chất còn hạn hẹp”. Nghị quyết Đại hội lần thứ hai Ban chấp hành trung ương khóa VIII nhấn mạnh : “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và X của Đảng tiếp tục khẳng định một lần nữa : “Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, nghị định còn chỉ rõ : “TIếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy học”.

 Như vậy, “Giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở vửa tiến vào tương lai”. Để đào tạo nên con người mới xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “Chuyên” đáp ứng yêu cầu xã hội thì phải nâng cao chất lượng giáo dục.

 Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm vụ chính trị cực kỳ quan trọng của ngành giáo dục nói chung, của mỗi nhà trường nói riêng, phục thuộc nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề có tính quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục là đổi mới công tác quản lý dạy học trong mỗi nhà trường.

 

doc 26 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
	Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có vị trí rất quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vị trí quan trọng này được khẳng định trong bài phát biểu của đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười “Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn tài chính và nguồn vật chất còn hạn hẹp”. Nghị quyết Đại hội lần thứ hai Ban chấp hành trung ương khóa VIII nhấn mạnh : “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và X của Đảng tiếp tục khẳng định một lần nữa : “Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, nghị định còn chỉ rõ : “TIếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy học”.
	Như vậy, “Giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở vửa tiến vào tương lai”. Để đào tạo nên con người mới xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “Chuyên” đáp ứng yêu cầu xã hội thì phải nâng cao chất lượng giáo dục.
	Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm vụ chính trị cực kỳ quan trọng của ngành giáo dục nói chung, của mỗi nhà trường nói riêng, phục thuộc nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề có tính quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục là đổi mới công tác quản lý dạy học trong mỗi nhà trường.
	Hiện nay, công tác quản lý dạy học trong các nhà trường THCS nói chung, ở trường THCS Hoàng Đan (huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc) nói riêng, đã đạt được một số thành tích đáng kể, song với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, công tác này vẫn còn nhiều bất cập. Việc quản lý thực hiện nội dung chương trìng theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo nhìn chung chưa nghiêm túc, việc cắt xén nội dung bài học, cắt xén chương trình ở một số bộ môn (giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề) vẫn còn có lúc diễn ra. Các biện pháp quản lý nề nếp dạy học có lúc còn kém hiệu quả, mạng nặng tính hình thức, chưa làm cho hoạt động này trở thành nền nếp của mỗi giáo viên. Các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học, khâu quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, còn thiếu tính khoa học, chưa phù hợp thực tiễn.
	Từ những tồn tại, bất cập hiện nay trong công tác quản lý chất lượng dạy - học ở trường THCS Hoàng Đan, với vị trí có tính quyết định của công tác quản lý dạy - học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của sự nghiệp phát triển của đất nước. Với cương vị là một Phó hiệu trưởng, để quản lý tốt chất lượng dạy học của nhà trường, tôi quyết định chọn đề tài : “Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Hoàng Đan”, góp tiếng nói của mình đề xuất với ngành giáo dục Tam Dương nói chung, với Đảng và chính quyền địa phương xã Hoàng Đan có thêm một số biện pháp quản lý có hiệu quả chất lượng công tác dạy học ở trường THSC Hoàng Đan trong giai đoạn hiện nay đến năm 2010.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Tham mưu và đề xuất với ngành giáo dục Tam Dương, với chính quyền địa phương một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Hoàng Đan - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ nay đến năm 2010.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cưú cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác quản lý chất lượng dạy học ở trường THCS Hoàng Đan.
Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng dạy học ở trường THCS Hoàng Đan.
Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Hoàng Đan.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Hoàng Đan.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhóm phương pháp lý luận.
Nghiên cứu các Nghịquyết của Đảng về giáo dục, các văn bản chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo, của Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ IX, lần thứ X của Đảng, nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII.
- Luật giáo dục năm 2005.
- Điều lệ trường trung học.
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007 – 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Mục tiêu và kế hoạch dạy học của trường THCS Hoàng Đan ban hành kèm theo QĐ số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT.
- Chương trình THCS ban hành kèm theo QĐ số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT.
- Sách giáo khoa và hướng dẫn giảng dạy các môn học.
- Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT kèm theo QĐ số 40/2006/BGD&ĐT ngày 0 tháng 10 năm 2006 của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Hướng dẫn số 10227/THPT ngày 14/9/2001 về đánh giá xếp loại giờ dạy ở bâc trung học.
 3- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến quản lý quá trình dạy học :
	- Lý luận quá trình dạy học đại cương – NXB ĐH & THCN- 1976.
	- Chuyên đề quản lý quá trình dạy học – NXB GD – 1976.
	- Đổi mới PPDH ở trường THCS - Viện khoa học GD – 1997.
 4- Nhóm phương pháp nghiên cứu :
	- Điều tra, quan sát thực tế, phân tích, tổng hợp số liệu, tổng kết kinh nghiệm quản lý.
 5- Nhóm phương pháp hỗ trợ :
	- Bảng biển, sơ đồ.
NỘI DUNG 
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC Ở TRƯỜNG THCS
I/ Cơ sở lý luận :
	Trong cuốn “Giáo dục học” do cố GS Hà Thế Ngữ chủ biên, được Bộ giáo dục và đào tạo duyệt - xuất bản năm 1999 đã định nghĩa qúa trình dạy học như sau :
	“Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh, trong đó dưới tác dụng chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra”.
	Mặc dù những năm qua, chất lượng dạy học ở các nhà trường trong cả nước nói chung, ở trường THCS Hoàng Đan - huyện Tam Dương nói riêng đã đạt được những mức độ nhất định, song so với yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay thì còn nhiều vấn đề bất cập, nhất là sau khi có cuộc vận dodọng “Hai không” của Ngành giáo dục và đào tạo, chất lượng dạy học đang là vấn đề được cả xã hội đặc biệt quan tâm, đặt ra các giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng dạyhọc đang là vấn đề được mỗi nhà quản lý và đội ngũ các nhà giáo trong ngành giáo dục và đào tạo đặc biệt quan tâm. Đây chính là mục tiêu của đề tài đề cập đến.
Các nhiệm vụ dạy học cơ bản :
Hình thành tri thức.
Rèn luyện các kỹ năng hoạt động nhận thức.
Hình thành thái độ, tính tích cực trong học tập.
Cấu trúc quá trình dạy học :
	Theo tiếp cận hệ thống, quá trình dạy học được cấu thành theo một hệ thống đa thành tố mang dấu hiệu đặc trưng của quá trình sư phạm và có tính xã hội. Cấu trúc đó bao gồm các thành tố :
Mục đích dạy học.
Nội dung dạy học.
Phương pháp dạy học.
Các hình thức tổ chức dạy học.
Các điều kiện dạy học (cơ sở vật chất, kỹ thuật, môi trường dạy học)
Các mối quan hệ dạy học.
Kết quả dạy học.
Khái niệm và đặc điểm của quản lý chất lượng dạy học :
Quản lý chất lượng dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học làm cho quá trình đó được vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra giám sát thường xuyên nhằm từng bước về thực hiện mục đích nhiệm vụ dạy học đặt ra.
Chúng ta hiểu vấn đề này bằng sơ đồ sau :
Chỉ đạo
Tổ chức
Kiểm tra
Lập kế hoạch
 Những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng dạy học :
Quản lý thực hiện nội dung chương trình.
Xây dựng và quản lý nền nếp dạy học.
Quản lý về đổi mới phương pháp dạy học.
II/ Cơ sở pháp lý :
	Quản lý chất lượng dạy học ở trường THCS Hoàng Đan phải được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý và những quy định có tính pháp lý của Nhà nước đó là :
	- Điều 2 Luật giáo dục ghi : “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
	- Điều 3 ghi : “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền vơí thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
	- Điều 16 ghi : “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên mônm năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo phát triển sự nghiệp giáo dục”.
	‘Tiếp tục thực hiện yêu cầu đổi mới chương trình nội dung, phương pháp giáo dục. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống và hướng nghiệp, phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và hiệu quả giáo dục” (Chỉ thị số 22/2005/CT-BGD&ĐT ngày 29/7/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ của toàn ngành năm học 2006 – 2007).
Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS HOÀNG ĐAN - HUYỆN TAM DƯƠNG - TỈNH VĨNH PHÚC
I/ Đặc điểm chung của trường THCS Hoàng Đan :
1/ Đặc điểm kinh tế xã hội chủ địa phương :
	Xã Hoàng Đan là một xã nằm ven sông Phó Đáy thuộc huyện Tam Dương, do ảnh hưởng của hai con sông Phó Đáy và sông Phan nên thường xuyên bị ngập úng đe doạ. Nhân dân trong xã sống hoàn toàn bằng nghề nông nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí không đồng đều, kinh tế địa phương nói chung còn nghèo, việc đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận nhân dân do kinh tế khó khăn chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình, còn khoán trắng cho nhà trường.
	Những yếu tố trên ít nhiều đã ảnh hưởng tới chất lượng dạy học của nhà trường.
2/ Đặc điểm chung của trường THCS Hoàng Đan :
2.1/ Về học sinh :
	Một số số liệu về kết quả giáo dục học sinh trong 3 năm trở lại đây :
Xếp loại 2 mặt giáo dục năm học 2004 – 2005 :
Khối lớp
Số học sinh
Hạnh kiểm
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
178
57
32,5
83
46,7
36
20,2
2
1,1
7
144
44
30,5
70
48,6
27
18.8
3
2.1
8
171
53
31,0
96
56,2
18
10,5
4
2,3
9
204
61
29,9
119
58,3
21
10,3
3
1,5
Cộng
697
215
30,8
368
52,8
102
14,6
12
1,7
Khối lớp
Số học sinh
Học lực
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
178
6
3,4
70
39,3
85
47,8
17
9,6
7
144
5
3,5
40
 ... ch để mọi người sẵn sàng tham gia. Thành lập Ban chỉ đạo đổi mới PPDH.
Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên, nhất là năng lực chuyên môn để lựa chọn những người đi đầu trong đổi mới.
Nghiên cứu đặc điểm đối tượng học sinh : nghiên cứu để biết năng lực học, khả năng nhận thức của mỗi sinh từ đó xác định nội dung và phương pháp dạy học thích hợp, có hiệu quả.
Bước 2 : Chỉ đạo điểm (dạy thực nghiệm)
Thống nhất theo chuẩn đánh giá tiết dạy do Bộ GD&ĐT ban hành : phải theo tinh thần đổi mới.
Thống nhất về cách thiết kế bài giảng (giáo án) soạn bài theo tinh thần đổi mới.
Tổ chức dạy thí điểm (diện mở rộng).
+ Mời toàn bộ giáo viên của trường đi dự.
+ Sau dự giờ tổ chuyên môn tổ chức họp, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy thí điểm, rút ra mô hình phù hợp.
+ Sơ kết toàn trường, rút ra bài học kinh nghiệm, rộng ra đại trà.
Bước 3 : Chỉ đạo đaị trà :
Tất cả giáo viên đều tham gia, gây khí thế thi đua sôi nổi hào hứng trong tập thể giáo viên và học sinh.
Tổ chức thực hiện dạy học theo tinh thần đổi mới ở tất cả các môn học.
Ban giám hiệu theo dõi quan sát, kiểm tra đánh giá, động viên khuyến khích, điều chỉnh sai lệch, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học.
Bước 4 : Tổng kết đánh giá :
Tổng kết đánh giá theo định kỳ, có biểu dương khen thưởng kịp thời và đồng thời trách phạt giáo viên vi phạm.
Tổ chức hội thảo : trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn.
Tổng kết rút ra bào học kinh nghiệm để tiếp tục triển khai trong năm học tiếp theo.
IV/ Tổ chức phong trào “Thi đua dạy tốt - học tốt”
	Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học muốn có hiệu quả phải gắn kết với phong trào “Thi đua dạy tốt - học tốt” làm cho phong trào đi vào chiều sâu và có thêm những nhân tố mới đa dạng và phổ biến hơn. Đồng thời làm cho phong trào thi đua “dạy tốt - học tốt” loại bớt yếu tố phô trương hình thức bên ngoài và đi vào chiều sâu nâng cao chất lượng dạy học.
- Thực chất của phong trào thi đua là nền tảng và sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động của nhà trường. Mọi hoạt động của nhà trường đều phải hướng vào chất lượng dạy học, cuối cùng phải đi tới cái đích là dạy tốt - học tốt.
- Phong trào “Thi đua dạy tốt - học tốt” chính là sự tích hợp của các hoạt động chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học. Nó được quy tụ ở những dạng hoạt động nổi bật mà người cán bộ quản lý tập trung chỉ đạo tốt, cụ thể :
Đối với thầy :
+ Thi đua thực hiện kỷ cương nề nếp giảng dạy theo tinh thần của khẩu hiệu “Kỷ cương – tình thương – trách nhiệm”.
+ Tổ chức các đợt thao giảng : 20/11; 3/2; 8/3 ....
+ Tổ chức thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường.
+ Tổ chức các hoạt động sư phạm nhằm tạo điều kiện cho giáo viên phấn đấu đạt các danh hiệu nghề nghiệp cao quý như : lao động giỏi, giáo viên giỏi cấp trường, tổ chuyên môn xuất sắc.....
Đối với học sinh :
+ Tổ chức thực hiện nề nếp học tập, sinh hoạt tập thể thông qua các hoạt động hấp dẫn (bông hoa điểm 10 dâng thầy cô, hành quân bằng điểm số 9 , 10 theo bước chân những người anh hùng....)
+ Thi đua xây dựng các tập thể học sinh, lớp tiên tiến xuất sắc, chi đoàn vững mạnh.
+ Thi đua học tập đạt danh hiệu học sinh giỏi.
+ Tổ chức các hội thi :
	- Thi đua học tốt.
	- Thanh thiếu niên với ngày mai lập nghiệp.
	- Thi giọng hát hay.
V/ Sử dụng biện pháp kinh tế sư phạm và tâm lý xã hội nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học :
2.1/ Chỉ đạo thực hiện phương pháp khoán thưởng chất lượng dạy học :
	* Mục đích ý nghĩa :
	Sử dụng một khía cạnh đặc trưng của phương pháp kinh tế xã hội trong quản lý giáo dục nhằm góp phần huy động mọi tiềm năng của thầy giáo vào hoạt động dạy học.
	Phần khoán thưởng chất lượng chủ yếu giải quyết phần tăng năng suất trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.
	* Cách tổ chức thực hiện : theo tiến trình sau :
Bước 1 : Chuẩn bị :
	+ Nắm vững thực trạng chất lượng học sinh qua khảo sát nghiêm túc, khách quan.
	+ Phân tích nguyên nhân tạo ra chất lượng đó.
	+ Lựa chọn, phân loại chính xác các đối tượng học sinh.
	+ Tiến hành ký kết giao chất lượng cho các tổ chuyên môn và giáo viên.
	+ Lập chương trình, kế hoạch thực hiện.
Bước 2 : Tổng kết, đánh giá khen thưởng :
	+ Tổng kết đánh giá mức độ nâng cao chất lượng theo từng cá nhân, mức độ khen thưởng.
	+ Tổ chức trao thưởng giáo viên.
	+ Tổng kết rút ra bào học kinh nghiệm, đề ra phương pháp tiếp tục triển khai.
2.2/ Sử dụng một số biện pháp kinh tế sư phạm khác :
	- Động viên khuyến khích về tinh thần.
	- Ưu tiên trong chế độ lương bổng, phân công lao động.
	- Chế độ đãi ngộ giáo viên giỏi.
	- Quan tâm tới giáo viên giỏi vào các vị trí chủ chốt, cán bộ kế cận.
	Trên cơ sở việc làm này người quản lý huy động mọi khả năng tiềm ẩn vốn có của giáo viên hoặc kích thích họ phấn đấu rèn luyện phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, có ý thức trách nhiệm, an tâm với nghề nghiệp, tập trung nâng cao chất lượng dạy học.
2.3/ Sử dụng các biện pháp tâm lý xã hội khác :
	- Sử dụng sức mạnh của dư luận trong tập thể HĐSP, ngoài nhà trường.
	- Sử dụng sức mạnh truyền thống của nhà trường.
	-Xử lý tình huống, giải quyết các vụ việc xảy ra trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy học một cách nhanh chóng, kịp thời, có tình, có lý.
VI/ Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trong chuyên môn :
	- Trong bản kế hoạch đầu năm học, Ban giám hiệu dành một mục nói về việc thanh kiểm tra giáo viên.
	+ Kiểm tra toàn diện : 100% giáo viên.
	+ Kiểm tra chuyên đề : 100% giáo viên.
	- Kế hoạch kiểm tra này được cụ thể hoá vào từng thời điểm nhất định (kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất).
	- Ban giám hiệu phối hợp với tổ chuyên môn kiểm tra.
	- Sau khi kiểm tra, tổ chức đánh giá kết quả :
	+ Dựa vào chuẩn đánh giá.
	+ Xác định kết quả, phân loại mức độ đạt được.
	+ Khen thưởng kỷ luật.
	+ Rút ra bài học kinh nghiệm.
	Tóm lại việc chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Hoàng Đan có rất nhiều biện pháp. Do không có điều kiện ở đây tôi chỉ trình bày 6 biện pháp quản lý, 6 biện pháp quản lý này hẳn còn chưa đầy đủ, chưa tối ưu với nhiều trường. Song với thực trạng như trường tôi thì đây là 6 biện pháp tối ưu nhất, nếu chỉ đạo tốt tôi tin tưởng chất lượng giáo dục trường THCS Hoàng Đan sẽ đi lên. Trường sẽ đào tạo ra những người công dân có ích cho xã hội.
VII/ Một số đề xuất kiến nghị :
1/ Đối với Bộ giáo dục và đào tạo :
	- Ban hành kịp thời nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên nhằm tạo cơ sở hành lang pháp lý để các trường có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy học.
	- Biên soạn kịp thời tài liệu giảng dạy môn tin học, dạy môn tự chọn, tạo cơ sở pháp lý để các trường chỉ đạo và áp dụng thống nhất.
2/ Đối với Sở giáo dục và đào tạo :
	- Có chính sách động viên khuyến khích tạo điều kiện về thời gian, vật chất cho GV đi đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn.
	- Tổ chức thường xuyên hơn các hội nghị chuyên đề trao đổi học tập kinh nghiệm ở cấp cơ sở.
	- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại cho các nhà trường.
3/ Đối với Phòng giáo dục đào tạo huyện Tam Dương :
	Công tác tổ chức, điều động GV nên làm xong vào trung tuần tháng 8 hàng năm. Nên căn cứ vào yêu cầu thực tế về đội ngũ GV của mỗi nhà trường để điều động phân bổ cân đối, hợp lý về số lượng và cơ cấu giáo viên.
4/ Đối với Đảng, chính quyền xã Hoàng Đan :
	- Cần đầu tư đủ cơ sở vật chất theo hướng chuẩn quốc gia.
	- Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học.
5/ Đối với trường THCS Hoàng Đan :
	- Thường xuyên tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường.
	- Yêu cầu 100% giáo viên tham dự các hội thảo chuyên đề về dạy học, đổi mới phương pháp.
	- Có chiến lược lâu dài xây dựng đội ngũ giáo viên có chuyên môn vững vàng.
	- Luôn độnh viên khích lệ giáo viên có thành tích cả về vật chất lẫn tinh thần.
KẾT LUẬN
	Nâng cao chất lượng dạy học là công việc cần thiết cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Người quản lý cần phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ quản lý đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
	Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn đánh giá thực trạng chất lượng dạy học ở trường THCS Hoàng Đan, tôi đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường THCS Hoàng Đan - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc. Với mong muốn biện pháp này đóng góp thêm vào những giải pháp tổng thể, đồng bộ, toàn diện của ngành nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường nói chung và trường THCS Hoàng Đan nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
	Mặc dầu đề tài đã đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học ở trưởng THCS Hoàng Đan - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc bước đầu đã đem lại kết quả nhất định, song do khuôn khổ thời gian, nguồn lực, khả năng có hạn của bản thân, trong quá trình xây dựng đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế. Rất mong sự góp ý bổ sung của các đồng chí giảng viên để lần nghiên cứu sau đề tài được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn!.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII; IX; X.
Nghị quyết TW 2 khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1997.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 – NXB khoa học xã hội.
Luật giáo dục 2005.
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ giáo dục và đào tạo, trường cán bộ Quản lý giáo dục và đào tạo.
Báo cáo tổng kết năm học 2004 – 2005; 2005 – 2006; 2006 – 2007 Trường THCS Hoàng Đan.
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Mục đích nghiên cứu 
2
2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
2
3. Đối tượng nghiên cứu 
2
4. Phương pháp nghiên cứu 
2
NỘI DUNG
Chương I
I. Cơ sở lý luận 
4
II. Cơ sở pháp lý 
4
Chương II
I. Đặc điểm chung của trường THCS Hoàng Đan 
6
1. Đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương 
6
2. Đặc điểm chung của trường 
6
II. Thực trạng quản lí chất lượng ở trường THCS Hoàng Đan 
9
1. Công tác chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch 
9
2. Thực trạng về xây dựng và chỉ đạo bồi dưỡng GV 
10
3. Thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 
11
4. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất 
12
III. Một số vần đề đặt ra trong việc quản lí ...
13
Chương III
I. Hoàn thiện bộ máy quản lí chất lượng 
14
1. Xây dựng kế hoạch quản lí chất lượng 
14
2.Tổ chức chỉ đạo thực hiện 
15
II. Tổ chức chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học 
16
1. Thực hiện nội quy, quy chế 
16
2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các loại kế hoạch
16
3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện hồ sơ sổ sách 
17
4. Tổ chức chỉ đạo nền nếp sinh hoạt chuyên môn 
18
III. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 
19
IV. Tổ chức phong trào thi đua dạy tốt học tốt 
20
V. Sử dụng biện pháp kinh tế sư phạm 
21
VI. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn
22
VII. Đề xuất kiến nghị 
23
KẾT LUẬN
24
Tài liệu tham khảo 
25

Tài liệu đính kèm:

  • docBien phap nang cao chat luong doi ngu.doc