Một số câu ôn tập môn Văn - Tiếng Việt 9

Một số câu ôn tập môn Văn - Tiếng Việt 9

Câu 2 (1 điểm)

 Điền thêm từ vào chổ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ:

 a/ Một .hai sương. c/ Được .đòi tiên

 b/ Bảy nổi ba . d/ Bùn lầy đọng

Câu 3 (1 điểm)

 Cho biết các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.

 Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết được chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.

(Ngữ Văn 9, tập 2, NXBGD – 2009, trang 17)

Câu 4 (2 điểm)

 Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người. Hãy viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính trung thực.

BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu 2 (1 điểm)

 Các từ được điền thêm vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành ngữ là:

 a/ Một nắng hai sương. c/ Được voi đòi tiên.

 b/ Bảy nổi ba chìm. d/ Bùn lầy nước đọng.

 

doc 16 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số câu ôn tập môn Văn - Tiếng Việt 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1
Câu 2 (1 điểm)
	Điền thêm từ vào chổ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ:
	a/ Một.hai sương.	c/ Được.đòi tiên
	b/ Bảy nổi ba ..	 d/ Bùn lầyđọng
Câu 3 (1 điểm)
	Cho biết các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.
	Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết được chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.
(Ngữ Văn 9, tập 2, NXBGD – 2009, trang 17)	
Câu 4 (2 điểm)
	Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người. Hãy viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính trung thực.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 2 (1 điểm)
	Các từ được điền thêm vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành ngữ là:
	a/ Một nắng hai sương.	 c/ Được voi đòi tiên.
	b/ Bảy nổi ba chìm.	d/ Bùn lầy nước đọng.
Câu 3 (1 điểm)
	Các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn:
	Văn nghệ(1) – Văn nghệ(2): phép lặp từ ngữ.
	Điều ấy (trong câu 3): phép thế.
Câu 4 (2 điểm)
	Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người. Hãy viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính trung thực.
Đây là dạng viết một đoạn văn hoặc một văn bản ngắn để nghị luận về xã hội trong phạm vi khoảng 20 dòng.
Thí sinh có thể trình bày theo những cách thức khác nhau. Tuy nhiên, văn bản cần có những nội dung cơ bản sau:
+ Giới thiệu trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của con người.
+ Trung thực là ngay thẳng, thật thà. Người trung thực không gian dối, không xảo quyệt, không quanh co, không thay đen đổi trắng.
+ Trung thực là đức tính của con người, mang lại giá trị cao quý cho con người. Người trung thực được mọi người yêu quý, kính trọng, tin tưởng. Còn kẻ thiếu trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, coi thường. Người Trung Hoa đã coi những người trung thực như Trương Phi, Quan Công, Nhạc Phi sánh ngang với thần linh, còn kẻ gian xảo như Tần Cối thì bị muôn đời phỉ nhổ.
ĐỀ 2
Môn: Ngữ văn 9
Câu 1. Cho biết các phép liên kết câu được sử dụng trong ca'c đoạn văn sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.
Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má (1đ)
 	(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?” (1đ)
 	(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
Câu 2: 
	Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
	Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
	(Vũ Khoan – Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
 a. Phân tích sự liên kết về nội dung và hình thức của đoạn văn trên?
	b. Những từ ngữ gaïch chân trên là thành phần gì của câu chứa nó?
Câu 3 Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và
còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
ĐÁP ÁN ĐỀ II
Câu 1. (3đ) 
Nhưng – Nhưng rồi – Và: thuộc phép thế 	
Cô bé – Cô bé: thuộc phép lặp	
Cô bé – Nó: thuộc phép thế	
Câu 2
	a. Phân tích sự liên kết về nội dung và hình thức của đoạn văn:
	- Liên kết nội dung:
	+ Nội dung các câu trong đoạn đều hướng vào phục vụ chủ đề của đoạn văn: Giải pháp, nhiệm vụ trong việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, đưa đất nước phát triển. Chủ đề đoạn văn trên lại hướng đến chủ đề chung của toàn văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.(liên kết chủ đề)(1 điểm)
	+ Nội dung câu 1 của đoạn nêu giải pháp, nhiệm vụ chung. Câu 2 đưa ra một nhiệm vụ cụ thể, có tính quyết định nhất.(liên kết lô-gíc)(0.5 điểm)
Liên kết hình thức: Những cụm từ như muốn vậy, điều đó làm cho câu 1 liên kết chặt chẽ với câu 2(phép thế)(0.5 điểm)
	- Kết luận: Như vậy đoạn văn trên đã bảo đảm sự liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức.(0.5 điểm)
	b. Những cụm từ in đậm: trong câu 1 là thành phần phụ trạng ngữ, trong câu 2 là thành phần biệt lập phụ chú.(0.5 điểm) 	
Câu 3	
 	* Yêu cầu chung:
	- Học sinh làm đúng thể loại nghị luận xã hội.
	- Nêu tác hại và bài học rút ra.
	* Yêu cầu cụ thể:
	- Học sinh làm được các ý sau:
	+ Giới thiệu chung về trò chơi điện tử. (0,5đ)
	+ Tác hại: (1,5đ)
	. Sao nhãng học tập, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, sức khoẻ. 
	. Gây ra các tệ nạn xã hội khác (trộm cắp, tiền bạc của gia đình và xã hội).
	+ Bài học rút ra: (1đ)
 	. Cần phải tránh xa trò chơi điện tử.
	. Liên hệ thực tế bản thân, lời khuyên cho những người khác.
ĐỀ 3
C©u 1
Cho đoạn văn sau:
(...) "Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ não vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung" (...)
                                      (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Sách Ngữ văn 9, tập 1)
1. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?
2. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ?
3. Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên.
Câu 2 (1 điểm): Tìm thành phần biệt lập trong đoạn văn sau và cho biết tên gọi của thành phần ấy.
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long 
)
Câu 3 (3 điểm): 
ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ
Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không ? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không ? Không sao đâu vì 
(Ngữ văn 7, tập 2, trang 41)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để trình bày lí do vì sao chúng ta không nên sợ vấp ngã.
Gîi ý
C©u 1 (4 điểm)
1. Đoạn văn là lời của anh thanh niên nói với các nhân vật khác (cụ thể là ông hoạ sĩ) trong cuộc gặp gỡ tình cờ của họ khi xe dừng lại nghỉ. (0,5 điểm)
+ Những lời tâm sự giúp em hiểu là hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên là rất gian khổ.(dẫn chứng) Công việc không chỉ đòi hỏi tỉ mỉ chính xác mà còn phải có tinh thần trách nhiệm cao. (0,5 điểm)
+ Ngoài ra hoàn cảnh sống và làm việc của anh rất đặc biệt. Đó là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m không một bóng người.(0,5 điểm)
2. Trong hoàn cảnh ấy, anh thanh niên đã đã sống yêu đời và hoàn thành nhiệm vụ là vì:
+ Anh có ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được công việc lặng thầm ấy là có ích cho cuộc sống cho mọi người. (dẫn chứng).
+ Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc với đời sống con người(dẫn chứng).
+ Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tẻ vì anh có nguồn vui khác nữa ngoài công việc. Đó là đọc sách.
+ Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình thật ngăn nắp, chủ đọng: Náo tròng hoa,, unôi gà, tự học và đọc sách.
(Nhận xét chung).(2 điểm)	
3. Câu văn có sử dụng phép nhân hoá : “ Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ào ào xô tới” hoặc câu “ Cái lặng im ném vứt lung tung”(0,5 điểm).
Câu 2 Thành phần phụ chú: những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
Câu 3
a.Yêu cầu về kĩ năng 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận ). 
Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 
b. Yêu cầu về kiến thức 
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận
Vấp ngã được hiểu là không đạt được điều mình muốn, không được như ý, thất bại. 
Cuộc sống luôn có những gian truân, trở ngại mà khả năng con người có hạn nên chúng ta thường gặp phải những việc không như ý. Tuy nhiên, thất bại có thể là môi trường rèn luyện ý chí để trưởng thành.
Với bản lĩnh, ý chí, ta có thể biến thất bại thành kinh nghiệm, sự trải nghiệm để thành công sau này.
Không nên lo sợ khi vấp ngã vì “thất bại là mẹ thành công”. Với sự nỗ lực, bản lĩnh, ý chí, kiên trì, chúng ta sẽ vượt qua khó khăn và đạt được kết quả tốt đẹp.
Lưu ý: học sinh cần có dẫn chứng để làm sáng tỏ. 
Phê phán những người nhụt chí khi thất bại, không dám đối đầu với thử thách 
Rèn ý chí, thái độ sống đúng đắn. 
ĐỀ 4
Câu 1 
 Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
 Có một đám mây kéo ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đám nữa bay qua ngày càng nhanh. Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn giông đến. Cát bay mù. Gió quật lên, quật xuống những cành cây khô cháy. Lá bay loạn xạ. Đột ngột như một biến đội bất thường trong tim con người vậy. Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má. 
( Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9 tập hai, trang 119 NXB Giáo dục 2005)
 a) Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể nào?
 b) Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc?
 c) Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó. 
Câu 2 (6.0 điểm).
 Viết một đoạn văn ( khoảng 10 – 15 câu) về vẻ đẹp của lòng nhân ái.
Gîi ý
Câu 1
 a- Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ nhất
 b- Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc:
- Sử dụng câu văn ngắn, trong đó có nhiều câu đặc biệt.
- Các biện pháp tu từ: điệp ngữ, so sánh.
 c- - Phân tích hiệu quả của các biện pháp đó: làm nổi bật bức tranh rừng núi Trường Sơn khi mưa đến, tâm trạng, cảm xúc của Phương Định
Câu 2 * Yêu cầu v ... : 
Chinh phôc ®­îc mäi tÇng líp nh©n d©n ta x­a, nay; ®­îc ®éc gi¶ nhiÒu n­íc ®ãn nhËn...; tiªu biÓu nhÊt cña thÓ lo¹i truyÖn N«m; lµ kiÖt t¸c cña NguyÔn Du... 
ĐỀ 10
Câu 1	 Gaãm caâu baùo ñöùc thuø coâng,
	Laáy chi cho phæ taám loøng cuøng ngöôi.
	Hai caâu treân laø lôøi cuûa nhaân vaät naøo noùi vôùi ai ? Trích trong taùc phaåm naøo ? Teân taùc giaû ? Noäi dung yù nghóa cuûa hai caâu thô aáy laø gì ?
Caâu 2 : Traêng cöù troøn vaønh vaïnh
	keå chi ngöôøi voâ tình
	aùnh traêng im phaêng phaéc
	ñuû cho ta giaät mình.
	(Trích AÙnh traêng – Nguyeãn Duy. Theo saùch Ngöõ vaên 9, taäp moät, NXB Giaùo duïc – 2005) 
	Caên cöù vaøo hình töôïng aùnh traêng trong baøi, qua ñoù, neâu caûm nhaän ñoaïn thô treân.
(Vieát khoâng quaù 01 trang giaáy thi)
ĐÁP ÁN
Câu 1 : 1,5 di?m. Yêu cầu học sinh trả lời và cho điểm :	
	– Lời của nhân vật Kiều Nguyệt Nga nói với Lục Vân Tiên : . . . . . . . 
	– Trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên : . . . . .
	– Tác giả Nguyễn Đình Chiểu : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	– Về nội dung ý nghĩa hai câu thơ : Chỉ yêu cầu học sinh nói được tinh thần cơ bản sau : Nguyệt Nga muốn nói với Vân Tiên (chỉ việc Vân Tiên cứu Nguyệt Nga khỏi tay bọn Phong Lai) rằng : Nghĩ đến chuyện báo trả, đền đáp không biết lấy gì cho xứng đáng với ơn đức, công lao của Vân Tiên.. . . . . . . . . .
Câu 2 :
 1- Về kiến thức : Khi làm bài, học sinh phải nắm cho được hình tượng vầng trăng trong toàn bài, từ đó mới nêu cảm nhận về giá trị nội dụng ý nghĩa đoạn thơ. Học sinh có thể diễn đạt trình bày bằng nhiều cách khác nhau, miễn sao tỏ ra hiểu và nêu được : 
	a. Về hình tượng vầng trăng trong toàn bài : Tóm lược theo trình tự :
– Vầng trăng đi theo với nhà thơ từ thuở bé thơ nơi quê nhà, đến những năm chiến tranh ở rừng, với thiên nhiên, vầng trăng gần gũi, thân quen như tri kỷ, trở thành tình nghĩa. 
– Khi hoà bình, về thành phố, sống quen với ánh điện, xem trăng trở nên xa lạ, “như người dưng qua đường”.
– Đến khi đèn điện phụt tắt, mở cửa nhìn trời, đột ngột vầng trăng tròn hiện ra, lúc ấy mới thấy lòng rưng rưng, những kỷ niệm ngày xưa với vầng trăng hiện về.
b. Cảm nhận bốn câu thơ cuối :Từ hình tượng vầng trăng như trên, nhà thơ kết lại bài thơ bằng bốn câu thể hiện tập trung ý nghĩa biểu tượng, có chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý. Trong quá trình cảm nhận, học sinh cần nêu được các ý cơ bản sau :
	 – Về nghĩa biểu tượng : Vầng trăng ở đây thể hiện nghĩa tình trong quá khứ, trăng còn là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống.
	– Về ý nghĩa của chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý : 
+“Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.
+ “Ánh trăng im phăng phắc” gợi người đọc nghĩ đến ánh trăng kia như nhân chứng nghĩa tình mà nghiêmkhắc đang nhắc nhở nhà thơ (cũng như mỗi con người). Con người có thể vô tình, lãng quên, nhưng thiên nhiên bao giờ vẫn thế, cũng như nghĩa tình trong quá khứ kia cứ luôn tròn đầy vành vạnh, không bao giờ đổi thay.
 + Chính cái nghiêm khắc ấy đủ để làm cho nhà thơ “giật mình”. Cái “giật mình” về sự “vô tình” dễ có ấy. Cái “giật mình” về nhân cách sống.
	– Khái quát về tác phẩm Ánh trăng : Cần nêu được : Ánh trăng là tiếng lòng, là suy gẫm của nhà thơ về lẽ sống của con người, đó còn là đạo lý, là sự thuỷ chung – một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2- Về kĩ năng : 
 - Bố cục bài viết rõ ràng, trình bày vấn đề mạch lạc. 
	- Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
	- Ít mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
ĐỀ 11 
Phần I (7 điểm)
Cho đoạn trích: 
“Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lệ: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr 196)
Câu  1: Đoạn trích trên được rút từ tác phẩm nào, của ai? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc đến trong đoạn trích
Gợi ý:
- Đoạn văn trên được rút từ tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
- Tên hai nhân vật được nhắc tới trong đoạn trích là bé Thu và anh Sáu (cha của bé Thu) 
Câu hỏi 2: Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy” 
Gợi ý: Thành phần khởi ngữ là “Còn anh” (học sinh có thể viết lại đoạn trích trên và gạch chân dưới thành phần khởi ngữ)
Câu  3: Lẽ ra cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc găp ấy lại khiến nhân vật “anh” “đau đớn”. Vì sao vậy?
Gợi ý: Lẽ ra cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách vẫn ngâp tràn niềm vui, hạnh phúc. Nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp gỡ ấy lại khiến nhân vật “anh”  thấy “đau đớn” vì:
- Anh Sáu đi kháng chiến xa nhà đã tám năm, nay được về nghỉ  phép thăm nhà có ba ngày, trước khi đi nhận nhiệm vụ mới.  Anh khao khát, mong chờ gặp lại đứa con gái mà anh chưa hề gặp mặt. Song, bé Thu (con gái anh) chỉ biết mặt cha qua tấm ảnh đã không nhận ra anh là cha đẻ của mình, hoảng sợ bỏ chạy vì anh có vết sẹo dài trên má “giần giật ửng đỏ” mỗi khi xúc động, không giống tấm hình mà anh chụp chung với mẹ của bé.  Anh “đau đớn” vì bất ngờ khi thấy đứa con mà anh hằng mong đợi không chấp nhận anh là cha đẻ của mình.
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động, phép thay thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thay thế)
Gợi ý: a. Về hình thức: 
- Đoạn văn trình bày theo phép lập luận quy nạp: Câu chốt ý nằm ở cuối đoạn, không có câu mở đoạn, thân đoạn làm sáng rõ nội dung chính bằng các mạch ý nhỏ
Đảm bảo chỉ số câu quy định (khoảng 12 câu); viết liên tiếp câu không xuống dòng, những đầu đoạn lùi vào một ô, viết hoa.
- Khi viết không sai lỗi chính tả, phải trình bày rõ ràng
b. Về nội dung:
* Các câu trong đoạn phải hướng vào làm rõ nội dung chính sẽ chốt ý ở cuối đoạn là:
- Tình cảm sâu nặng của người cha đối với con, được thể hiện trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”
* Học sinh lựa chọn nhiều hướng khai thác làm rõ nội dung chính. Các em có thể khai thác mạch ý theo trình tự thời gian trong tác phẩm sau đây để làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con
- Khi anh Sáu về thăm nhà:
+ Khao khát, nôn nóng muốn gặp con: Khi xuồng cập bến:  Anh “ nhảy thót lên”, “bước vội vàng tới chỗ Thu đang chơi ở nhà chòi, kêu to “Thu! Con”
+ Đau đớn khi thấy con bỏ chạy: “mặt anh sầm lại, trông thật đáng thương và hay tay buông xuống như bị gãy”
+ Suốt ba ngày ở nhà: “Anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con” và khao khát “ mong được nghe một tiếng ba của con bé”, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi
- Khi anh Sáu ở trong rừng tại khu căn cứ (ý này là trọng tâm):
+   Sau khi chia tay với gia đình, anh Sáu luôn day dứt, ân hận về việc anh đã đánh con khi nóng giận. Nhớ lời dặn của con: “ Ba về! ba mua cho con môt cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy anh nghĩ tới việc làm một chiếc lược ngà cho con.
+ Anh đã vô cùng vui mừng, sung sướng, hớn hở như một đứa trẻ được quà khi kiếm được một chiếc ngà voi. Rồi anh dành hết tâm trí, công sức vào làm cây lược “ anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”.
“ trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
=> Chiếc lược ngà đã thành một vật quý giá, thiêng liêng với anh Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận, chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha với đứa con xa cách.
+ khi bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực, lúc không còn đủ sức chăng chối điều gì, anh đã “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho bác Ba, nhìn bác Ba hồi lâu. Và chỉ đến khi bác Ba hứa sẽ trao tận tay bé Thu cây lược ngà thì “Anh mới nhắm mắt đi xuôi”
=> Cây lược ngà trở thành kỷ vật minh chứng cho tình yêu con thắm thiết, sâu nặng của anh Sáu, của người chiến sỹ Cách mạng với đứa con gái bé nhỏ trong hoàn cảnh chiến tranh đầy éo le, đau thương, mất mát. Anh Sáu bị hy sinh, nhưng tình cha con trong anh không bao giờ mất. 
c. Học sinh sử dụng đúng và thích hợp trong đoạn văn viết câu bị động và phép thế. 
Chú ý:+ Gạch chân và chú thích rõ ràng câu bị động, những từ ngữ dùng làm phép thế trong đoạn văn. 
Phần II (3 điểm):
Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt được mở đầu như sau:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
(Ngữ văn lớp 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr 143)
Câu 1: Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh “bếp lửa” mà tác giả nhắc tới? 
Gợi ý: 
Từ láy trong dòng thơ đầu là “ chờn vờn”. Từ láy ấy giúp em hình dung về hình ảnh “bếp lửa” mà tác giả nhắc tới là:
+ Ánh sáng ngọn lửa trong bếp bập bùng, khi to, khi nhỏ trong không gian mênh mông, rộng lớn của buổi sáng tinh mơ của một làng quê; gợi lên một bếp lửa bình dị, quen thuộc trong cuộc sống còn nghèo khó của người bà.
+ Bếp lửa “chờn vờn” ấy luôn đi sâu trong ký ức của người cháu; Nhớ tới bếp lửa là người cháu lại nhớ tới hình ảnh của người bà bên bếp lửa
=> Bếp lửa là hình tượng thơ khơi nguồn cảm xúc để người cháu hồi tưởng về hình ảnh người bà kính yêu của mình.
Câu 2: Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Gợi ý: 
Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” khép lại khổ đầu bài thơ “Bếp lửa”, giới thiệu với bạn đọc người luôn làm cho bếp lửa “chờn vờn sương sớm” cháy sáng bằng bằng tay khéo léo đảm đang của mình là hình ảnh người bà kính yêu.
+ Câu thơ đã bộc lộ trực tiếp tình cảm nhớ thương bà một cách sâu sắc, khi người cháu đã ở tuổi trưởng thành.
+ Hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” trong câu thơ diễn tả dòng suy ngẫm hồi tưởng về cuộc đời người bà lận đận vất vả bên bếp lửa nấu ăn cho cả nhà trong mọi hoàn cảnh: Lúc “đói mòn  đói mỏi”, lúc “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Nhất là lúc chiến tranh “Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”
=> Câu thơ không chỉ gợi tình cảm nhớ thương, kính trọng bà của người cháu đã trựởng thành mà còn gợi cho người đọc thấy rằng hình ảnh người bà ở làng quên Việt nam chịu thương chịu khó, hết lòng vì gia đình.
Câu 3: Tình cảm gia đình hoà quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. hãy kể tên hai bài thơ  Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả. 
Gợi ý:
Hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9  viết về tình cảm gia đình hoà quyện với tình yêu quê hương đất nước là:
a.“Khúc hát ru  những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm
b.“Nói với con” của Y Phương
Phạm Thị Tú Anh, giáo viên trường THCS Đống Đa-Hà Nội

Tài liệu đính kèm:

  • docCAC DE TUYEN SINH VAN - TV 9.doc