Một số Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn 9

Một số Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn 9

I/Phần trắc nghiệm:(2đ)

 Câu 1: Điền vào cột A tên bài thơ cho phù hợp với nội dung nêu ở cột B(1đ)

A.Nội dung B.Tên tác phẩm

1/Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất

nước,ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào cuộc đời chung.

2/Bằng lời trò chuyện với con,bài thơ thể hiện sự gắn bó,niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc.

3/Qua lời trò chuyện của em bé với người mẹ,bài thơ thể hiện tình yêu vô hạn với mẹ và ngợi ca tình mẫu tử.

4/Qua hình tượng quen thuộc của ca dao,bài thơ ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống mỗi con người.

Câu 2:Dòng nào nêu đầy đủ tên các bài thơ có nội dung đề cập đến tình cảm cha mẹ đối với con cái? (0,5đ)

 A.Sang thu,Con cò.

 B.Viếng Lăng Bác,Nói với con, Sang thu

 C. Mây và sóng, Con cò,Nói với con.

 D. Con cò,Nói với con.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các đề kiểm tra 1 tiết NV 9
Tiết 129
Kiểm tra Văn(phần thơ)
Họ và tên..........................................................điểm............
Đề bài :
I/Phần trắc nghiệm:(2đ)
 Câu 1: Điền vào cột A tên bài thơ cho phù hợp với nội dung nêu ở cột B(1đ)
A.Nội dung
B.Tên tác phẩm
1/Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất 
nước,ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào cuộc đời chung.
2/Bằng lời trò chuyện với con,bài thơ thể hiện sự gắn bó,niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc.
3/Qua lời trò chuyện của em bé với người mẹ,bài thơ thể hiện tình yêu vô hạn với mẹ và ngợi ca tình mẫu tử.
4/Qua hình tượng quen thuộc của ca dao,bài thơ ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống mỗi con người.
Câu 2:Dòng nào nêu đầy đủ tên các bài thơ có nội dung đề cập đến tình cảm cha mẹ đối với con cái? (0,5đ)
 A.Sang thu,Con cò.
 B.Viếng Lăng Bác,Nói với con, Sang thu
 C. Mây và sóng, Con cò,Nói với con.
 D. Con cò,Nói với con.
Câu 3:ý nào nói không đúng nét đậm đà phong vị Huế trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được thể hiện qua:
 A.Hình ảnh, màu sắc: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc.
 B.Âm thanh, ca nhạc dân gian: Nam ai, Nam bình, nhịp phách tiền
 C.Nhịp điệu, giọng điệu trong thể thơ 5 chữ, khi khoan thai dịu dàng, khi hối hả khẩn trương.
 D. Những cánh chim én báo xuân sang
II/Phần tự luận:(8đ)
Câu 1: (2 đ) Phân tích biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ sau:
 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Câu 2: (1,5đ) Chép 3 câu ca dao nói về con cò mà Chế Lan Viên đã vận dụng sáng tạo để viết bài thơ “Con cò”
Câu 3 (4,5đ) Theo em cái hay và vẻ đẹp của hai cặp câu thơ sau: 
“ Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
là ở đâu?
Viết một đoạn văn khoảng một trang giấy trình bày ý kiến của mình. 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.Phần trắc nghiệm.(2điểm)
Cõu 1: 1- Mùa xuân nho nhỏ
 2- Nói với con
 3- Mây và sóng
 4- Con cò
Cõu 2: (0,5đ) C
Câu 3: (0,5đ) D 
II.Phần tự luận.(8 điểm)
Cõu 1: 2 đ Mặt trời 1: Mặt trời thực mang ánh sáng cho muôn loài
 Mặt trời 2: Ví Bác Hồ như mặt trời –Người đã soi đường chỉ lối cho dân tộc ta đi đến ấm no hạnh phúc
Câu 2:Chép đúng các bài ca dao mà tác giả đã vận dụng trong bài thơ Con cò ( 3 bài, mỗi bài 0,5 điểm)
a,Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng.
b, Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng
c,Con cò mà đi ăn đêm......
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Câu 3: Bài văn ngắn phải có các ý sau đây:
1,Giới thiệu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và cảm hứng chủ đạo: Cảm nhận tinh tế khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền Bắc Việt Nam. (0,5điểm)
2,Phát hiện và phân tích cái hay và vẻ đẹp cùng ý nghĩa triết lí của hai cặp câu thơ (4 điểm)
-ở hai câu thơ “Có đám mây mùa hạ-Vắt nửa mình sang thu” là vẻ đẹp duyên dáng mềm mại của đám mây được hình dung như dáng điệu của người con gái trẻ trung duyên dáng thể hiện chính xác cái khoảnh khắc giao mùa qua cách quan sát và liên tưởng rất tinh tế. (1,5 điểm)
-ở hai câu “Sấm cũng bớt bất ngờ –Trên hàng cây đứng tuổi” là quan sát, cảm nhận và suy nghĩ, liên tưởng từ hiện tượng thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy, tâm hồn, tính cách của con người. Giải thích: Hàng cây đứng tuổi, tại sao sấm lại bớt đi cái bất ngờ trước hàng cây đứng tuổi? (2,5 điểm)
*****************************************************
*********************************************************
Tiết 155	 
Kiểm tra Văn(phần truyện ) 
 I- Đề bài: 
A.Phần trắc nghiệm: (2 đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý đúng :
+Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đúng về tác giả và thời điểm sáng tác của truyện 
ngắn “ Bến quê”
 A:Tô Hoài sau 1975
 B:Nguyễn Khải 1954-1975
 C:Nguyễn Minh Châu: K/c chống Mỹ
 D:Nguyễn Minh Châu: Sau 1975 
+Câu 2: Y nào nói đầy đủ nhất cảm nhận của nhân vật Nhĩ trong truyện “Bến quê” về Liên, người vợ của anh?
 A: Tần tảo chịu đựng hy sinh , giản dị , đảm đang 
 B: Thông minh
 C: Giản dị 
 D: Đảm đang, giản dị
+Câu 3: Đặc điểm nổi bật nhất về nghệ thuật của truyện ngắn: “Bến quê”?
 A: Xây dựng tình huống truyện độc đáo
 B: Miêu tả tâm trạng nhân vật
 C: Người kể chuyện
 D: Sáng tạo những hình ảnh giàu nghĩa biểu tượng 
+Câu 4: Trong truyện ngắn: “Những ngôi sao xa xôi” viết về mấy nhân vật nữ:
 A: 2 C: 4
 B: 3 D: 5
B.Phần tự luận: (8 đ)
+Câu 1: (3,5 đ) Phân tích cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trong phần trích học của truyện “Bến quê”. Qua đó Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm triết lí gì về cuộc đời con người?
+Câu 2: (4,5 đ)Cảm nghĩ của em về hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ qua các nhân vật nữ thanh niên “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
 II-Đáp án:
A.Phần trắc nghiệm: (mỗi câu đúng 0,5 đ)
 -Câu 1: D
 -Câu 2: A
 -Câu 3: D
 -Câu 4: B
B-Phần tự luận
-Câu 1: Yêu cầu học sinh phân tích được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.
 +Với thiên nhiên, cảnh vật của quê hương, đặc biệt là hình ảnh của bãi bồi bên kia sông rất đỗi bình dị mà Nhĩ yêu tha thiết, khao khát.
 +Với người vợ giàu hy sinh, tần tảo với những người xung quanh mà Nhĩ thấm thía.
 +Cảm xúc của Nhĩ giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn.
đNhững cảm xúc, suy nghĩ có ý nghĩa khái quát, biểu trưng gửi gắm triết lý sâu sa về cuộc đời con người. Hãy biết quý yêu những vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thuộc trong cuộc đời thức tỉnh về những giá trị của những vẻ đẹp ấy.
-Câu 2:
Cảm nghĩ: Hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là sự cống hiến hết mình dũng cảm, anh hùng.
Trong những cuộc thử lửa đầy cam go tâm hồn của họ vẫn hồn nhiên, trong sáng, lạc quan giàu mơ mộng...
 *********************************************************
Tiết 157 
Kiểm tra tiếng việt 
 I- Đề bài: 
 A.Phần trắc nghiệm: (2 đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý đúng :
Câu 1 :Nghĩa tường minh là gì?
 A.Là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán
 B. Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
 C.Là nghĩa được tạo thành bằng cách so sánh
 D. Là nghĩa được tạo thành bằng cách ẩn dụ
Câu 2: Cụm từ được gạch chân trong câu sau là thành phần nào?
 “Nói một cách khiêm tốn,tôi là một cô gái khá”
 A.Trạng ngữ C.Định ngữ
 B.Chủ ngữ D.Vị ngữ
Câu 3: Từ nào sau đây là từ tượng thanh?
 A.Kiêu hãnh C.Khe khẽ
 B. Xa xăm D.Lộn xộn
Câu 4: Câu nào sau đây có chứa hàm ý?
 A.Lão chỉ toàn làm lão khổ chứ ai.
 B.Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu:Lão vừa xin tôi một ít bả chó.
 C.Mời bác sang nhà tôi chơi.
 D.Tôi cũng vừa ăn cơm xong.
B.Tự luận: (8 đ)
Câu 1 (2 đ)-Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ
 -Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo:
 “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
 (Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi)
Câu 2-(2 đ)Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn văn trích sau đây:
-“Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! ở đây tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm.Trước cách mạng tháng tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ như bác hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này..”
 (Nguyễn Thành Long; Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 3- (4 đ)Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa thành phần tình thái
 II)Đáp án:
A.Phần trắc nghiệm: (2 đ)
 Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: C Câu 4: B 
B.Tự luận: (8 đ)
+Câu 1: 
-Khởi ngữ là “Mắt tôi”
-Viết lại thành câu không có khởi ngữ: “Nhìn mắt tôi các anh lái xe bảo....”
+Câu 2: 
-Phép lặp từ ngữ: Hoạ sĩ – hoạ sĩ
-Phép thế: Sa Pa – ở đây
+Câu 3:
-Viết một đoạn văn ngắn, giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa thành phần tình thái. Nội dung giới thiệu vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Bến quê.
 ************************************************************
Các đề kiểm tra Tập làm văn 
Tiết 104,105 Viết bài tập làm văn số 5
I.Đề bài:
 Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống Em hãy viết bài văn nói về hiện tượng trên và thể hiện suy nghĩ của mình 
II.Yêu cầu:
1.Thể loại: Nghị luận về sự vật, hiện tượng
trong xã hội.
2.Nội dung: Hậu quả ghê gớm của việc vứt rác thải bừa bãi.
3.Hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần chặt chẽ, mạch lạc, trình bày sạch, khoa học.
4.Tổ chức:
- Trật tự, nghiêm túc viết bài.
III.Đáp án, thang điểm chấm bài
1.Mở bài (2đ):
 - Giới thiệu hiện tượng vứt rác bừa bãi là phổ 
biến hiện nay.
 - Nêu khái quát tác hại của việc làm này.
2.Thân bài (5đ):
 - Phân tích hiện tượng vứt rác bừa bãi trong thực tế hiện nay là phổ biến.
 - Đánh giá việc vứt rác bừa bãià gây những hậu quả .
 - Nếu không vứt rác bừa bãi có kết thúc ra sao?
3.Kết bài (2đ):
- Khẳng định, phủ định vấn đề vứt rác bừa bãi
 - Rút ra bài học cho bản thân.
************************************** 
 Viết bài Tập làm văn số 6(ở nhà)
.Đề bài: 
Hãy phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.
1.Phân tích đề:
-Thể loại: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 
-Nội dung: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương. 
-Hình thức: Bố cục chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng, nghị luận mạch lạc và có sức thuyết phục.
2.Dàn ý:
a.Mở bài:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, truyện có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
b.Thân bài:
1. Giá trị hiện thực: Truyện tố cáo xã hội phong kiến bất công, gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ.
a,Chiến tranh phong kiến gây nhiều đau khổ cho con người :
-Trương Sinh phải đi lính, xa cách mẹ già, vợ trẻ....->Nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết cho người vợ trẻ sau này.
-Người dân chạy loạn đắm thuyền chết vô số.
b,Lễ giáo phong kiến bất công khóên người đàn ông có được quyền hành hạ, ruồng rẫy người phụ nữ dẫn đến cái chết đầy oan khuất cho người vợ chung thuỷ, hiếu nghĩa (nguyên nhân trực tiếp)
2.Giá trị nhân đạo:Truyện đề cao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: Đảm đang, hiếu nghĩa, thuỷ chung.
-Đảm đang...
-Hiếu nghĩa
- Thuỷ chung
 c.Kết bài:
-Khẳng định lại giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện.
-Vũ Nương là hình tượng đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI.
III. Đáp án chấm:
1.Mở bài: 1 điểm
2. Thân bài :8 điểm
-Giá trị hiện thực:(3 điểm)
-Giá trị nhân đạo:(5 điểm)
3. Kết bài:1 điểm
 *************************************
Tiết 134,135 Viết bài Tập làm văn số 7
Đề bài : 
 Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp Lửa” của Bằng Việt.
.Yêu cầu chung.
1.Nội dung 
-Thể loại: Nghị luận về một bài thơ.
-Vấn đề nghị luận: H/ảnh bếp lửa trong bài thơ “ Bếp Lửa” 
-Những nội dung cần trình bày trong bài viết:
+Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ :
 - Gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình bà cháu.
 - Thể hiện lòng kính yêu, biết ơn của người cháu đi xa, đã trưởng thành với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
 - Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
2.Hình thức:
-Bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
-Giữa các phần các đoạn phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với nhau.
-Bài viết trình bày sạch đẹp, khoa học.
III.Đáp án chấm.
1.Mở bài: (2điểm)
Giới thiệu bài thơ “Bếp lửa”, nêu ý kiến khái quát của mình về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
2.Thân bài: (5điểm)
Phân tích, nêu nhận xét, đánh giá về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ:
- Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ.
-Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
-Hình ảnh bếp lửa gợi nhắc cuộc sống –kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh người bà.
-Hình ảnh bếp lửa gợi những suy nghĩ về cuộc đời bà.
-Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà. Bếp lửa bình dị, thân thuộc mà kỳ diệu , thiêng liêng.
- Sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. 
3.Kết bài: (2 điểm)
 Lòng kính yêu trân trọng, biết ơn của người cháu với người bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
* (1 điểm)-Trình bày sạch đẹp, khoa học, bố cục mạch lạc, rõ ràng.
 ***************************************
Các bài kiểm tra 15p
 Bài KT 1 Kiểm tra 15p (văn)
I/Đề bài:
 Cõu 1: Đọc đoạn văn và trả lời cỏc cõu hỏi: (4đ)
 “Bờn kia những hàng cõy bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sụng Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sụng như rộng thờm ra. Vũm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lờn những khoảng bờ bói bờn kia sụng, và cả một vựng phự sa lõu đời của bói bồi bờn kia sụng Hồng lỳc này đang phụ ra trước khuụn cửa sổ của gian gỏc nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thõn thuộc quỏ như da thịt, hơi thở của màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đó từng đi tới khụng sút một xú xỉnh nào trờn trỏi đất, đõy là một chõn trời gần gũi, mà lại xa lắc vỡ chưa hề bao giờ đi đến – cỏi bờ bờn kia sụng Hồng ngay trước cửa sổ nhà mỡnh.” 
 (Ngữ văn 9 – tập 2)
a. Đoạn văn trờn trớch từ văn bản nào, tỏc giả là ai ? 
 A. Những ngụi sao xa xụi (Lờ Minh Khuờ) B. Bến quờ (Nguyễn Minh Chõu)
 C. Làng (Kim Lõn) D. Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) 
b. Phương thức biểu đạt chớnh của đoạn văn là: 
 A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miờu tả D. Thuyết minh
c. Văn bản trờn thuộc thể loại:
 A. Tiểu thuyết B. Hồi kớ C. Tựy bỳt D. Truyện ngắn 
d. Nội dung chớnh của đoạn văn là:
A. Tả cảnh anh Nhĩ bờn bờ sụng B. Tả cảnh phự sa bờn sụng 
C. Tả tõm trạng anh Nhĩ D. Tả cảnh bến sụng qua cỏi nhỡn của anh Nhĩ 
Cõu 1: (6,0điểm) Chộp thuộc lũng và nờu nội dung khổ thơ đầu bài thơ “Viếng lăng Bỏc” của nhà thơ Viễn Phương
II/ Đáp án 
Câu 1:4 đ(Mỗi ý đúng 1 đ)
Cõu 
a
b
c
d
Đỏp ỏn
B
C
D
D
Câu 2: (6 đ) Học sinh chộp chớnh xỏc khổ thơ đầu của bài “Viếng lăng Bỏc” (2,0 điểm) 
Nờu nội cơ bản của khổ thơ: Từ miền Nam ra thăm viếng lăng Bỏc, tỡnh cảm của nhà thơ đối với Bỏc là tỡnh cảm của đứa conƯ cha. Hàng tre xanh quanh lăng Bỏc, hàng tre xanh thõn thuộc từ ngàn đời bao bọc xúm làng việt Nam luụn đứng vững trước giụng bóo cuộc đời, dõn tộc Việt Nam luụn bất khuất trước bao thế lực bạo tàn. Tiờu biểu cho tinh thần và nghị lực đú chớnh là Bỏc Hồ. (4,0 điểm) 
Bài 2 Đề kiểm tra 15p(Tiếng Việt)
I/Đề bài:
Câu 1 : Đọc đoạn văn và trả lời cỏc cõu hỏi: (5đ)
 “Bờn kia những hàng cõy bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sụng Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sụng như rộng thờm ra. Vũm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lờn những khoảng bờ bói bờn kia sụng, và cả một vựng phự sa lõu đời của bói bồi bờn kia sụng Hồng lỳc này đang phụ ra trước khuụn cửa sổ của gian gỏc nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thõn thuộc quỏ như da thịt, hơi thở của màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đó từng đi tới khụng sút một xú xỉnh nào trờn trỏi đất, đõy là một chõn trời gần gũi, mà lại xa lắc vỡ chưa hề bao giờ đi đến – cỏi bờ bờn kia sụng Hồng ngay trước cửa sổ nhà mỡnh.” 
 (Ngữ văn 9 – tập 2)
a. Từ nào khụng phải là tớnh từ trong cỏc từ dưới đõy:
 A. Màu sắc B. Đỏ nhạt C. Thõn thuộc D. Xa lắc 
b. Trường hợp nào dưới đõy chứa hỡnh ảnh so sỏnh ? 
Những khoảng bờ bói bờn kia sụng 
Những màu sắc thõn thuộc như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ
Vũm trời hỡnh như cao hơn 
Đõy là một chõn trời xa lạ
c. Đõu là cụm danh từ trong cỏc trường hợp sau:
A. Chưa hề đến bao giờ B. Những sắc màu 
C. Đang từ từ di chuyển D. Một chõn trời gần gũi mà xa lắc 
d. Cụm từ “Cỏi bờ bờn kia sụng Hồng ngay trước cửa sổ nhà mỡnh” trong cõu văn cuối là thành phần:
A. Biệt lập cảm thỏn B. Biệt lập tỡnh thỏi 
C. Biệt lập gọi đỏp D. Biệt lập phụ chỳ 
e. Cụm từ “Bờn kia những hàng cõy bằng lăng” trong cõu văn đầu là thành phần:
A. Trạng ngữ B. Khởi ngữ C. chủ ngữ D. Vị ngữ 
g. Những hỡnh ảnh của đoạn văn trờn được tỏi hiện trực tiếp qua cỏi nhỡn của:
A. Tỏc giả B. Cõy bằng lăng C. Anh Nhĩ D. Vợ anh Nhĩ 
Câu 2: (4đ)
	Phõn tớch ngữ phỏp để chỉ ra cỏi mới và cỏi hay trong hai cõu thơ sau:
Mọc giữa dũng sụng xanh
 Một bụng hoa tớm biếc 
II/Đáp án:
 Câu 1: 
Cõu 
a
b
c
d
e
g
Đỏp ỏn
A
B
B
D
A
C
Cõu 2: (4đ)
 Phõn tớch ngữ phỏp cõu thơ: (1,5đ)
 Mọc giữa dũng sụng xanh // một bụng hoa tớm biếc
 V	C
Cú hiện tượng đảo ngữ :(1đ) vị ngữ đứng ở đầu cõu để nhấn mạnh và làm nổi bật sự xuất hiện của bụng hoa tớm biếc giữa dũng sụng xanh. (1,5đ)
 ************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docBo de KT thuong xuyen HK2 NV9.doc