Một số giải pháp để thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”

Một số giải pháp để thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”

Một số giải pháp để thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”

 Nguyễn Trung Văn

 Hiệu trưởng

Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo "quân sư phụ".

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề thầy giáo là nghề cao quý nhất trong mọi nghề cao quý".

Đảng, Nhà nước luôn chú trọng quan tâm đến sự nghiệp giáo dục: Xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Xã hội và toàn dân luôn theo dõi, lắng nghe những bước đi của giáo dục. Vị thế của Giáo dục và Đào tạo ngày càng được nâng lên và không chỉ bằng những con số mà bằng cả chất lượng đích thực.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài, vấn đề tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục là một vấn nạn của nền giáo dục nước nhà.Trước tình hình đó, BGD&ĐT đưa ra chủ trương bằng việc thực hiện cuộc vận động "hai không" trong giáo dục. Đây là một vấn đề lớn được xã hội rất quan tâm.

Cuộc vận động "hai không" của ngành giáo dục đã được phát động và thực hiện qua một năm với phạm vi rộng lớn toàn quốc đồng thời đã tạo cho ngành giáo dục có những chuyển biến rõ rệt, được xã hội ghi nhận, đồng tình và tin tưởng.Vì thế nó có rất nhiều ý nghĩa tích cực đối với ngành giáo dục cũng như đối với xã hội:

Thực hiện tốt cuộc vận động chính là giúp học sinh chấn chỉnh động cơ thái độ học tập, không trông chờ ỷ lại mà phải độc lập suy nghĩ, tư duy sáng tạo.

Thực hiện tốt cuộc vận động không những tạo ra sự công bằng xã hội mà còn là động lực thúc đẩy dạy tốt và học tốt.

 

doc 46 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp để thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Một số giải pháp để thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”
	Nguyễn Trung Văn
	 Hiệu trưởng
Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo "quân sư phụ".
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề thầy giáo là nghề cao quý nhất trong mọi nghề cao quý".
Đảng, Nhà nước luôn chú trọng quan tâm đến sự nghiệp giáo dục: Xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Xã hội và toàn dân luôn theo dõi, lắng nghe những bước đi của giáo dục. Vị thế của Giáo dục và Đào tạo ngày càng được nâng lên và không chỉ bằng những con số mà bằng cả chất lượng đích thực.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, vấn đề tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục là một vấn nạn của nền giáo dục nước nhà.Trước tình hình đó, BGD&ĐT đưa ra chủ trương bằng việc thực hiện cuộc vận động "hai không" trong giáo dục. Đây là một vấn đề lớn được xã hội rất quan tâm.
Cuộc vận động "hai không" của ngành giáo dục đã được phát động và thực hiện qua một năm với phạm vi rộng lớn toàn quốc đồng thời đã tạo cho ngành giáo dục có những chuyển biến rõ rệt, được xã hội ghi nhận, đồng tình và tin tưởng.Vì thế nó có rất nhiều ý nghĩa tích cực đối với ngành giáo dục cũng như đối với xã hội:
Thực hiện tốt cuộc vận động chính là giúp học sinh chấn chỉnh động cơ thái độ học tập, không trông chờ ỷ lại mà phải độc lập suy nghĩ, tư duy sáng tạo.
Thực hiện tốt cuộc vận động không những tạo ra sự công bằng xã hội mà còn là động lực thúc đẩy dạy tốt và học tốt.
Thực hiện tốt cuộc vận động sẽ tạo vị thế và nâng cao uy tín người thầy giáo.
Để thực hiện tốt cuộc vận động này theo tôi trước hết chúng ta quán triệt trong đội ngũ giáo viên và học sinh. Đồng thời giải thích cho phụ huynh và tiến hành kí cam kết giữa lãnh đạo nhà trường, CĐ trường, CBGV, Hội phụ huynh và học sinh.
Cần đề ra một số quy định như:
Đối với giáo viên: 
- Yêu cầu tác phong, phong cách ăn mặc, sinh hoạt. Đặc biệt ứng xử có văn hóa đối với mọi người và nhất là với học sinh, với đồng nghiệp. Nghiêm cấm việc xúc phạm nhân cách học sinh và xúc phạm đồng nghiệp thể hiện sự thanh cao của người thầy.
- Yêu cầu ra đề, coi thi, chấm thi khách quan, trung thực, nghiêm túc và đúng quy chế trên cơ sở xây dựng kho bộ đề. Đề ra phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức phân loại giỏi, khá, trung bình.
 - Nghiêm cấm việc cấy điểm, chữa điểm, nâng loại. 
Đối với học sinh: 
- Trước hết vào đầu năm học cần quán triệt cho học sinh về cuộc vận động hai không, không nói tiêu cực trong kiểm tra thi cử, đồng thời cho học tập nội quy trường lớp với những quy định tối thiểu của người học sinh. 
- Cấm quay cóp, dở tài liệu trong kiểm tra thi cử. Nếu phạm vi một lần sẽ hạ một bậc hạnh kiểm. Nếu có tính hệ thống thì xử phạt kỷ luật theo quy định. Và đặc biệt chúng ta phát động sự tự giác và phát giác tự quản trong học sinh.
Đối với Ban giám hiệu: 
- Tăng cường công tác kiểm tra để đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực. Xây dựng quy chế làm việc hiệu quả. Duy trì tốt việc thanh tra, kiểm tra để có biện pháp xử lí kịp thời. đồng thời khuyến khích giáo viên trong công tác thi đua dạy tốt và học tốt.
- Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu kém để nâng cao chất lượng đại trà. Bồi dưỡng học sinh giỏi để số lượng, chất lượng học sinh giỏi cao hơn. Kiên quyết chống ngồi nhầm lớp, chống tam giả: Tri thức giả, đạo đức giả và chất lượng giả, nhằm đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức thực sự vững vàng.
 - Bên cạnh đó trường cần mua sắm thêm trang thiết bị, đồ dùng dạy học và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng trang thiết bị. Đặc biệt là việc ứng dụng CNTT trong việc dạy học.
 - Chú trọng công tác tuyên truyền vận động trong phụ huynh và các tầng lớp nhân dân. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương phát hiện và kiên quyết chống các hiện tượng tiêu cực trong thi cử và những biểu hiện suy thoái về đạo đức của người thầy giáo.
Việc chống tiêu cực trong thi cử và nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo, chỉ có thể đạt được kết quả thực sự và bền vững, nếu có sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
Hơn ai hết chính chúng ta các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục, phải gương mẫu thực hiện: Kiên quyết chống và loại trừ các hành vi tiêu cực, không dung túng, tiếp tay bao che, né tránh các tiêu cực trong thi cử, kiểm tra, đánh giá học sinh cũng như việc vi phạm đạo đức nhà giáo.Tất cả nhằm hướng đến xây dựng một nền giáo dục lành mạnh, toàn diện
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CUỘC VẬN ĐỘNG “HAI KHÔNG”
	Hoàng Thị Phương Nam
	Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ngành giáo dục đã có những đóng góp to lớn. Nhưng bên cạnh đó có không ít hiện tượng tiêu cực đau lòng đã và đang xảy ra. Chúng ta có nhiều lúc bức xúc trăn trở, nếu tình trạng này cứ kéo dài mãi thì sự nghiệp giáo dục nước nhà rồi sẽ về đâu?
	Rất phấn khởi khi chúng ta nhận được Chỉ thị số 33/2006/CT-Tg của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ GD-ĐT phát động.
	Trải qua một năm thực hiện cuộc vận động này ở trường THCS Thị trấn Hải Lăng nói riêng và nền giáo dục nước nhà nói chung đã có những bước chuyển mình đáng kể. Vì cuộc vận động có ý nghĩa vô cùng to lớn tác động sâu sắc mạnh mẽ đến toàn xã hội, mọi người thay đổi sự nhìn nhận đối với ngành giáo dục, đặt niềm tin vào giáo dục bởi những hiệu quả do cuộc vận động này đem lại. 	
	Đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên: Chúng ta đã ý thức được vị trí và trách nhiệm lớn lao của người thầy giáo trong công cuộc đổi mới, là phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đưa những tiến bộ của công nghệ thông tin vào giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của người giáo viên trong giai đoạn hiện tại. Tự chúng ta cảm thấy phải có thái độ kiên quyết đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường. Trong công tác kiểm tra đánh giá phải nghiêm túc khách quan theo phương châm "Học thực-Thi thực-Chất lượng thực" không chạy đua theo thành tích, không để học sinh ngồi nhầm lớp tránh hệ luỵ đáng lo về sau. Ý thức bao giờ cũng đi trước hành động, muốn có hành động đúng thì mọi người phải có ý thức đúng. Điều đó cho thấy rằng nhận thức đạo đức của người thầy giáo là vô cùng quan trọng, người thầy phải là tấm gương sáng mẫu mực về đạo đức lối sống, trung thực, thẳng thắng, công bằng, đáng tin cậy, yêu nghề, có tâm huyết với nghề không làm điều sai trái ảnh hưởng đến uy tín nhà giáo.
	Cuộc vận động "Hai không" còn có tác động mạnh đến học sinh, các em đã biết lo lắng trong thi cử và có tinh thần tự giác học tập rất cao. Nghiêm túc trong các giờ kiểm tra bởi vì các em hiểu rằng theo tinh thần của cuộc vận động này thì không thể trông chờ vào sự trợ giúp khác. Chỉ có một con đường duy nhất là phải tự học, tự chếm lĩnh tri thức.
	Cuộc vận động "Hai không" không chỉ tác động đến giáo viên, học sinh mà nó còn ảnh hưởng tốt đến nhận thức, niềm tin của phụ huynh. Họ nổ lực tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho con em mình học tập, phụ huynh đặt niềm tin vào sự công bằng trong đánh giá, thi cử. Các hiện tượng tiêu cực trong phụ huynh đã được hạn chế đáng kể. 
	Để thực hiện tốt, hiệu quả cuộc vận động "Hai không" và 4 nội dung do Bộ GD-ĐT phát động. Hơn ai hết những người làm công tác giáo dục phải nghiêm túc thực hiện tinh thần của cuộc vận động này và có thái độ kiên quyết không dung túng tiếp tay cho các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục xảy ra. Chúng ta phải tự khẳng định mình về phẩm chất đạo đức nhà giáo cũng như về trình độ chuyên môn nghiệp vụ góp phần xây dựng một nền giáo dục lành mạnh.
NHÀ GIÁO VỚI SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI
“Trích bài phát biểu trong Hội thi “Nhà giáo với sự nghiệp trồng người” 
của Phòng GD-ĐT Hải Lăng tổ chức ngày 15/11/2007”
	Nguyễn Thị Tuyết
	Trước những yêu cầu mới của xã hội đối với sự nghiệp GD-ĐT, với những tiến bộ của KHCN. Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhân cách của học sinh không có con đường nào khác là phải thông qua hoạt động giáo dục. Nhiệm vụ của GD-ĐT trong tình hình hiện nay là đào tạo con người có đạo đức, có năng lực, điều đó được coi là yếu tố để xây dựng thành công CNXH. Văn kiện Đại hội X của Đảng có viết “Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát huy nguồn lực trí tuệ - sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam – coi việc phát triển GD-ĐT; khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, động lực của sự nghiệp CNH-HĐH và chấn hưng đất nước. Đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển”. Cho nên Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả việc nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và đào tạo nhân tài. Bởi những lẽ đó mà trách nhiệm của nhà giáo với sự nghiệp trồng người theo thời đại cũng có những đổi mới.
Bác Hồ kính yêu dạy rằng:
	“Vì lợi ích mười năm trồng cây
	Vì lợi ích trăm năm trồng người”
	Trồng người là nghề hết sức cao quý. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” Đảng ta khẳng định rằng “Nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Người thầy trước khi lên bục giảng phải xác định mục tiêu của việc mình làm đó là giáo dục học sinh trở thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt sau này. Cho nên phải sống chết với nghề. Cái thiên chức đó thiêng liêng và cao thượng lắm. Vai trò của người thầy ngoài dạy chữ còn phải dạy người như Bác Hồ đã nói “Người có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nên trách nhiệm của nhà giáo cần được coi trọng, tục ngữ ta có câu “Không thầy đố mày làm nên” khẳng định chân lý “không thể thiếu vai trò của người thầy trên bục giảng”. Chính vì thế, thầy giáo phải là người sống chết với nghề, phải thật sự yêu nghề mến trẻ, phải thể hiện mình là một tấm gương trong sáng về đạo đức, trí tuệ, năng lực, lao động sáng tạo cho học sinh noi theo.
Hơn nữa, đứng trước những thách thức lớn của xã hội, nhất là căn bệnh thành tích thì uy tín nhà giáo cần phải được coi trọng. Để nâng cao uy tín thì trước hết người thầy giáo phải có bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp vững vàng, tự khẳng định mình và tự bảo vệ mình trước xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt của xã hội. Thời gian qua, xã hội, nhất là nhà trường có lúc có nơi chưa làm đúng những điều Bác Hồ dạy nên đã khiến cho một số bộ phận học sinh và kể cả giáo viên chưa thực hiện đúng thực chất trong thi cử, học tập, bệnh thành tích. Điều này làm cho các thầy cô giáo sống chết với nghề không thể không đau xót, bức xúc trước những hiện tượng tiêu cực đã xảy ra, nhất là trong giáo dục.
Để khắc phục mâu thuẫn của căn bệnh thành tích thì việc thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không với 4 nội dung” và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phải đến tận giáo viên để tự điều chỉnh mình.
Chúng ta cũng hiểu rằng, chất lượng là vấn đề sống còn của giáo dục nên vì thế trách nhiệm của thầy giáo là không để học sinh ngồi nhầm ... h
Cho ta nhớ mãi bóng hình...khi xa./.
Traéng thô ngaây
Maøu aùo hoïc troø
	Nguyễn Thị Ngọc Hằng
	Lớp 8C
	Nắng chiều màu vàng tươi như mới
	Sáng long lanh rạo rực mắt cười
	Trống tưng bừng giục vào lớp học
	Gió lặng nhìn nên thoáng chơi vơi.
Lật sách nhẹ, bút ghi sột soạt
Tiếng ai say bài giảng bồi hồi
Có biết rằng từ câu nói ấy
Mai sau giúp ích cả đời người.
	Tuổi học trò thơ ngây áo trắng
	Tâm hồn xanh với ước mơ xanh
	Giận hờn hay trêu đùa tinh nghịch
	Lòng vẫn luôn gắng sức học hành.
Bao nghĩ suy cầm bút trên tay
Chút câu thơ có lời viết vậy
Trắng thơ ngây áo trắng học trò
Xin được giữ lại màu trắng ấy./.
Tuoåi hoïc troø
	Trần Thị Hồng Ngân
	Lớp 8
Tuổi học trò hồn nhiên
Tươi vui và trong sáng
Trôi theo cùng năm tháng
Tuổi học trò ngây ngô
Em nhớ mãi thầy cô
Dìu dắt em tiến bước
Con đường đi phía trước
Còn rất nhiều chông gai.
Bạn bè mình ngày mai
Biết có còn gặp lại
Em nhớ nhung mãi mãi
Những ký ức còn xanh.
Tuổi học trò mong manh
Những cô bé khờ dại
Tuổi học trò ở lại
Trong trái tim mỗi người
Tuổi học trò cười tươi
Khi ta cùng đùa nghịch
Tuổi học trò rất thích
Những cặp mắt tròn to
Tuổi học trò âu lo
Khi mùa thi sắp đến
Lung linh từng ngọn nến
Điểm mười càng nở hoa.
Tuổi học trò hát ca
Đón mùa chơi vui vẻ
Tuổi học trò chia sẻ
Biết bao nhiêu nỗi niềm./.
	Thaày toâi
	Đỗ Thị Bảo Ngọc
	Lớp 9A
Thầy ra đi với cuộc đời sư phạm
Xa căn nhà mái ấm tình thương
Xa đàn em nhỏ
Xa dòng sông bến nước con đò
Để đến đây, miền cát trắng Hải Lăng
Dạy dỗ chăm sóc đàn em thơ
Để mai sau giúp ích cho đời
Hải Lăng ơi ! mưa dầm nắng rát
Mưa lạnh run người, nắng bỏng bàn chân
Có biết chăng, nơi quê nhà
Người cha già đang đợi
Bóng dáng con về mỗi lúc hoàng hôn
Hải Lăng ơi! Miền quê yêu dấu
Có biết chăng sớm tối đi về
Vẫn lặng lẽ bóng thầy in trên cát
Để mùa xuân đẹp mãi nơi này./.
Gioït möa vaø tình meï
	Nguyễn Thị Quỳnh Loan
	Lớp 7B
Gõ nhịp trên mái nhà 
Giọt mưa rơi tí tách
Rung chuông trời lách cách
Những giọt mưa thì thầm.
Mưa ơi đừng tuôn rơi
Cho nắng vàng lấp ló
Để cho đời xanh cỏ
Để hoa tuôn ngát trời.
Và mưa đừng có rơi
Để mẹ em yên giấc
Suốt đời bạn với đất
Mẹ vất vả nhiều rồi.
Mẹ hay đưa vành nôi
Xua tiết trời mùa hạ
Ấm áp trong căn nhà
À ơi lời mẹ ru.
Thủ thỉ nói với mẹ
Mẹ có biết hay không
Suốt đời trong lòng con
Con chỉ yêu mình mẹ. .
Hôi aám cho con
	Lê Bá Hiển
	Lớp 6A
Bếp lửa hồng đỏ rực
Sưởi ấm buổi đông về
Chăn bông dày em đắp
Ấm giấc nồng tuổi thơ.
Hơi ấm từ lưng cha
Che gió mùa Đông -Bắc
Hơi ấm từ lòng mẹ
Thổi vào hồn em thơ.
Hơi ấm truyền từ cô
Qua trang bài em học
Cho em nhiều kiến thức
Để bay vào ước mơ./.
Ñaâu roài
	Trần Thị Vân Anh
	Lớp 9A
 Đâu rồi mái trường tuổi thơ
Đâu rồi những lúc vu vơ bạn bè.
 Đâu rồi cái tính khóc nhè
Đâu rồi ánh mắt tròn xoe ngước nhìn
 Đâu rồi tròi chơi ú tìm
Đâu rồi ánh mắt thầy nhìn bao dung
 Đâu rồi ghế đá học chung
Đâu rồi tiếng nói, nụ cười thân yêu
 Tìm đâu những kỷ niệm chiều
Đâu những giờ học thân thương ngọt bùi./.
Chôùm xuaân
	Nguyễn Thị Thu Hường
	Lớp 9B
Lộc mùa xuân giăng khắp thềm hoa
Vũ khúc mưa khẽ rơi đánh nhịp
Từng chồi non cựa mình thức giấc
Long lanh trong sắc lá dịu hiền
Chú chim non ca hát triền miên
Khẽ đánh thức mùa xuân đang chớm nở
Mấy khóm hoa hé nhìn bỡ ngỡ
Chúm chím môi hồng, vẫy cánh én mùa xuân
Nhìn kia mấy ánh nắng mỏng manh
Cố gắng đâm xuyên giữa tiết trời lành lạnh
Mang hơi ấm, thầm thì cùng mặt đất
Ấp ủ đâm chồi, sứ giả của mùa xuân./.
Toå aám gia ñình
	Võ Thị Thu Sương
	Lớp 9A
Hạnh phúc phải đâu xa
Nào cứ phải bôn ba
Mà ngay trong “mái nhà”
Giữa cái rét cắt da
Chân, tay, môi tím tái
Bố, mẹ, con ngồi lại
Sum vầy bên bếp hồng
Ai ai đều ấm lòng
Không phải vì lửa ấm
Mà cảnh nhà đầm ấm
Chị trong vòng tay Bố
Em trong vòng tay Mẹ
Cả nhà cùng san sẻ
Bao tình cảm yêu thương
Đấy chính là hạnh phúc
Là tổ ấm gia đình./.
Gia ñình cuûa con
	Thảo Ly
	Lớp 7C
Bố - Người thầy đầu tiên
Cho con bao tri thức
Mẹ - là Người thứ hai
Cho con cả tình thương
Cô là Người cuối cùng
Cho con có tất cả
Tình thương và tri thức
Cùng tấm lòng bao dung./.
Coâ giaùo – ngöôøi meï tuoåi thô
	Nguyễn Thị Cẩm Ly
	Lớp 7C
 Khi tôi vừa bước vào đời
Người đã dạy dỗ một thời tuổi thơ
 Với tôi cuộc đời như mơ
Nhiều điều hư thực, mơ hồ làm sao.
 Dáng người thon thả thanh cao
Giọng thơ êm ái ngọt ngào đáng yêu
 Cô ơi em mến cô nhiều
Vì cô em gắng làm nhiều điều hay.
 Có cô cuộc đời vui thay
Tô đời thêm đẹp, xây đời thêm tươi.
 Mai sau em lớn thành người
Làm sao quên được nụ cười của cô./.
 GIỜ HỌC CUỐI
 Lê Minh Châu
	 Lớp 9A
	Thầy gấp lại trang giáo án dở dang
	Đăm chiêu nhìn lũ học trò cuối cấp
	Trò viết vội đôi câu thơ lưu niệm
	Chợt mơ màng cùng kỷ niệm tuổi hoa.
	Giờ học cuối nôn nao dòng lưu bút
	Biết viết gì cho ngày tháng dần trôi
	Chia tay thầy, nghẹn ngào rưng nước mắt
	Tự hứa lòng ghi khắc mãi ơn sâu.
	Cây phượng già như trẻ lại cùng hoa
	Tiếng ve ca vẫn cứ hoài rả rích
	Đường kiến thức hẵn còn dài còn rộng
	Thầy cô ơi! Chúng con phải vươn xa
	Giờ học cuối, không gian như trĩu nặng
	Có chút gì cứ mãi đọng con tim
	Trống tan trường bừng lên trong thổn thức
	Chợt vỡ oàTạm biệt nhé, trường ơi!
Lßng mÑ khoan dung
	 Nh¹c vµ lêi: Vâ ThÞ Thu
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTap san Hanh trang Xanh 4.doc