Một số phương pháp để giúp học sinh yêu thích môn Ngữ Văn ở trường THCS

Một số phương pháp để giúp học sinh yêu thích môn Ngữ Văn ở trường THCS

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Chúng ta đang sống nhưng ít ai hiểu cuộc sống là gì? Cũng giống như chúng ta hàng ngày thường nói cần phải quan tâm đến giáo dục; hàng ngày chúng ta đến trường để dạy; hàng ngày học sinh đến trường để học; hàng ngày bố mẹ luôn nhắc nhở các em “phải học” nhưng có bao nhiêu người hiểu được học để làm gì?

Tổ chức UNESCO đã xác định mục đích chung của giáo dục là: “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”. Thực tế cho thấy muốn xây dựng một hệ thống giáo dục trước hết chúng ta phải có cái nhìn tổng quan, phải xác định được: Học để làm gì?( mục đích) Học cái gì?( chương trình sgk) Và học như thế nào?( Phương pháp dạy-học, công tác tổ chức quản lí giáo dục ). Tất cả những điều này phải xây dựng dựa trên cơ sở tùy vào sự phát triển kinh tế, văn hóa của từng quốc gia; dựa vào mục đích của từng môn học và dựa vào đối tượng học sinh trong từng giai đoạn cụ thể!

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, nền giáo dục của nước ta cũng không ngừng phát triển và đổi mới một cách toàn diện. Những năm vừa qua Bộ GD&ĐT đã tiến hành thay sách đại trà ở các cấp phổ thông với phương châm tích hợp và tích cực hóa hoạt động của học sinh; đồng thời phát động các cuộc vận động và phong trào; đổi mới phương pháp dạy và học thì kết quả dạy-học các môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng đã đi vào chất lượng thực tế. Tuy nhiên kết quả của việc học môn Ngữ văn nhưng năm gần đây vẫn đang là vấn đề “nhức nhối”, là mối quan tâm, lo lắng của PHHS, của giáo viên và của toàn xã hội!

 

doc 26 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số phương pháp để giúp học sinh yêu thích môn Ngữ Văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chúng ta đang sống nhưng ít ai hiểu cuộc sống là gì? Cũng giống như chúng ta hàng ngày thường nói cần phải quan tâm đến giáo dục; hàng ngày chúng ta đến trường để dạy; hàng ngày học sinh đến trường để học; hàng ngày bố mẹ luôn nhắc nhở các em “phải học” nhưng có bao nhiêu người hiểu được học để làm gì?
Tổ chức UNESCO đã xác định mục đích chung của giáo dục là: “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”. Thực tế cho thấy muốn xây dựng một hệ thống giáo dục trước hết chúng ta phải có cái nhìn tổng quan, phải xác định được: Học để làm gì?( mục đích) Học cái gì?( chương trình sgk) Và học như thế nào?( Phương pháp dạy-học, công tác tổ chức quản lí giáo dục). Tất cả những điều này phải xây dựng dựa trên cơ sở tùy vào sự phát triển kinh tế, văn hóa của từng quốc gia; dựa vào mục đích của từng môn học và dựa vào đối tượng học sinh trong từng giai đoạn cụ thể!
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, nền giáo dục của nước ta cũng không ngừng phát triển và đổi mới một cách toàn diện. Những năm vừa qua Bộ GD&ĐT đã tiến hành thay sách đại trà ở các cấp phổ thông với phương châm tích hợp và tích cực hóa hoạt động của học sinh; đồng thời phát động các cuộc vận động và phong trào; đổi mới phương pháp dạy và học thì kết quả dạy-học các môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng đã đi vào chất lượng thực tế. Tuy nhiên kết quả của việc học môn Ngữ văn nhưng năm gần đây vẫn đang là vấn đề “nhức nhối”, là mối quan tâm, lo lắng của PHHS, của giáo viên và của toàn xã hội!
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Những bài văn “dở cười dở khóc”:
VD1: Đề bài: Phân tích bài Viếng Lăng Bác
Một học sinh viết: “ Con ở miền Nam lăn ra thăm Bác. Tác giả là người có thân phận thấp hèn( con ở) nhưng cũng tích góp được tiền của để một lần được đi thăm Bác. Trên đường đi tác giả gặp bao nhiêu nguy hiểm, phải đi giữa hai làn đạn đang giao chiến nên tác giả đã phải lăn qua”
VD2: Đề bài: Em hiểu cụm từ “ta với ta” trong bài “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến như thế nào?
Một học sinh viết: “ Nguyễn Khuyến có người bạn lâu ngày không đến chơi chứng tỏ là người bạn quí. Họ đã làm mâm cơm cùng nhau uống rượu và khi say rượu tác giả đã sáng tác ra bài thơ này.”
VD3: Đề bài : Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em kính yêu.
Một học sinh viết: “ Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi chậm chạm, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa. Tính tình cụ già rất là bực bội. Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi”
VD4: Đề bài: Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch với câu chủ đề sau: “ Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn!”.
Một học sinh viết: Kjều là một người tài sắc vẹn toàn. Tác gjả mjêu tả Thúy Vân trước là người em của Thúy Kjều. Lấy TV làm đòn bẩy cho TK.TV đã đẹp rồi mà TK còn đẹp hơn.
Những cách giao tiếp của học sinh: nói bậy, chửi thề nói tục, chém gió...Những cách hành xử: học sinh ôm hôn nhau trong lớp học; cảnh nữ sinh đánh nhau, xé áo nhau giữa đường; không nghe lời bố mẹ, bỏ học đi lang thang
Chỉ cần qua một vài ví dụ thôi chúng ta cũng đủ hiểu ý thức đạo đức của học sinh nói chung và thực trạng của việc học văn đi xuống như thế nào. Bởi học văn ngoài việc để biết nghe -nói-đọc-viết mà quan trọng hơn hướng con người đến chân-thiện-mỹ.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Do phụ huynh, do môi trường xã hội, do ý thức tự học của học sinhhay do học sinh không thấy hứng thú với môn Ngữ văn. Đó là điều chúng ta nên suy ngẫm!
Theo chúng tôi có rất nhiều nguyên nhân mà các SKKN đã đề cập đến (sử dụng phương pháp trực quan trong day-học, sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học)nhưng một trong những nguyên nhân trực tiếp của thực trạng trên đó là giáo viên chưa có phương pháp dạy-học, giúp học sinh hứng thú với môn Ngữ Văn.
Chính vì lí do trên nên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Một số phương pháp để giúp học sinh yêu thích môn Ngữ Văn ở trường THCS trong sáng kiến kinh nghiệm của mình.
B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS
1. THỰC TRẠNG
1.1. Về phía giáo viên:
	Đa số giáo viên đều nhận định :Ngữ văn là một môn khó dạy. Dạy –học môn Ngữ văn khác hẳn với dạy –học các môn học khác. Bởi nó không chỉ là một môn khoa học cung cấp kiến thức, kĩ năng mà còn là một môn nghệ thuật với phương pháp dạy đặc thù. Các tiết Tiếng Việt hay Tập làm văn còn có những mục cơ bản rõ ràng, nhưng riêng phần văn bản lại không hề có các mục mà giáo viên khi soạn bài phải tự đặt mục, tìm cách khai thác và cách dạy riêng của mình. 
	Đa số giáo viên văn đều tâm huyết, luôn luôn tìm tòi học hỏi, đổi mới phương pháp, trau dồi chuyên môn nhưng bên cạnh đó một số giáo viên chưa thực sự đầu tư cho tiết dạy, soạn bài chủ yếu dựa vào các sách thiết kế mà chưa có một hướng đi riêng và cách thức tổ chức giờ dạy riêng của mình.
	Việc sử dụng đồ dùng học tập nhất là CNTT còn chưa thành thạo và chưa đạt hiệu quả. Chỉ có tiết thao giảng học sinh mới được làm học máy chiếu. Có những lớp B, C thì hầu như không được chọn thao giảng nên các em không được làm quen và học máy chiếu.
	Một thực trạng nữa là giáo viên dạy bài kiến thức quá cao, quá nặng, dạy tất cả những kiến thức mà mình được học, được đọc mà không quan tâm đến đối tượng học sinh của mình ở độ tuổi nào, trình độ nhận thức ra sao.
	Và giáo viên chưa có sự đổi mới trong khâu tổ chức lớp học và khâu kiểm tra đánh giá khiến học sinh cảm thấy khó, nhàm chán, buồn tẻ, bị áp đặt.
1.2. Về phía phụ huynh:
	Trong thời buổi kinh tế thị trường, kinh tế được coi trọng. Quan điểm của nhiều phụ huynh là chỉ thích con thi khối A, B. Vì thứ nhất có nhiều lựa chọn vào các trường CĐ, ĐH; thứ hai ra trường dễ xin việc; thứ ba là lương cao. Đây không chỉ là quan điểm của PHHS mà còn là quan điểm của nhiều người trong xã hội ngày nay. 
	Một số PHHS còn cho rằng: văn học lãng mạn, bay bổng, không sát thực tế, không có ứng dụng nhiều trong cuộc sống như các môn khoa học khác. 
	Chính vì theo xu thế xã hội mà con em, học sinh của chúng ta cũng bị “ định hướng” ngay từ còn khi học cấp THCS.
1.3. Về phía học sinh:
	Đa số học sinh không thích, không có cảm hứng với môn Ngữ văn vì: thứ nhất là do ảnh hưởng của xu thế xã hội (chỉ theo khối A, B); thứ hai là học sinh cảm thấy môn Ngữ văn khó, nhàm chán, dài và đặc biệt là không biết tạo lập văn bản nói và viết hay và có ý nghĩa; thứ ba là học sinh hiện nay lười học, không có sự chuẩn bị bài kĩ và văn hóa đọc có chiều hướng đi xuống.
2. NGUYÊN NHÂN
	Vậy nguyên nhân của những thực trạng trên là gì? Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung ở những nguyên nhân sau:
2.1.Thứ nhất:
Phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh chưa tích cực và hiệu quả: 
Học sinh chuẩn bị bài qua loa, có học sinh còn chưa đọc bài mới, chưa đọc văn bản, trong giờ học thì không tập trung vào bài giảng không hiểu được bài là điều tất yếu!
Giáo viên dạy một là kiến thức quá cao so với trình độ của học sinh trong khi đó học sinh THCS nhất là học sinh ở nông thôn, tuổi còn ít, sự trải nghiệm, vốn sống văn hóa đọc còn hạn chế; hai là chúng ta đều biết “ Học cơ bản mới có thể trở thành tài” nhưng giáo viên chưa biết biến cái phức tạp, trừu tượng thành đơn giản và cụ thể để học sinh có thể hiểu và cảm nhận; ba là việc sử dụng đồ dùng trực quan sinh động còn ít (trừ những tiết thao giảng) khiến học sinh cảm thấy nhàm chán, “buồn ngủ”, sử dụng CNTT chưa hợp lí và hiệu quả; bốn là chưa có sự đổi mới về phương pháp đặc biệt là cách tổ chức bài giảng và tổ chức lớp; ít liên hệ thực tế khiến cho học sinh không cảm thấy hứng thú và hiệu quả; năm là chưa có sự đổi mới trong kiểm tra và đánh giá khiến học sinh cảm thấy khó, chủ yếu là ghi nhớ là chính, để học sinh sáng tạo, đưa ra ý kiến và cảm nhận riêng hầu như các đề chưa có
Đây là nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chính, nguyên nhân lớn nhất có ảnh hưởng đến việc học sinh yêu thích môn Ngữ văn ở trường THCS hiện nay.
2.2. Thứ 2:
Một trong những nguyên nhân khiến học sinh chưa yêu thích môn Ngữ văn là nội dung chương trình sách giáo khoa và phân phối chương trình chưa hợp lí. Cụ thể:
Sgk đã có sự thay đổi theo hướng tích hợp và tích cực hóa hoạt động của học sinh mang lại hiệu quả rõ rệt, song vẫn còn một số tồn tại: một là một số bài lấy ví dụ quá khó với học sinh để có thể tiếp cận với kiến thức mới của bài học.VD: Bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm (sgk NV7 tập 1): phần 3: Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước. Đoạn văn 2 ( Nguyễn Tuân, Mõm Lũng Cú tột Bắc) là khó đối với học sinh lớp 7. Hai là những văn bản biểu cảm: “Mùa xuân của tôi”, “Sài gòn tôi yêu” là nặng so với học sinh lớp 7. Ba là: Phần Văn học trung đại lại được thiết kế ở sgk Ngữ văn 7. Đối với học sinh lớp 7 để tìm hiểu những văn bản Trung đại là khó. Vì nó không chỉ là đơn thuần tìm hiểu văn bản cụ thể mà còn phải hiểu từ ngữ, hiểu hoàn cảnh xã hội, . Bốn là chủ yếu những văn bản kinh điển, ít đan xen những văn bản hiện đại gần với lứa tuổi của học sinh hiện nay
Về phân phối chương trình Ngữ văn THCS còn nặng: một là có tuần học sinh phải học 3 văn bản liền. VD Ngữ văn 7-tập 1: Tuần 9 có ba văn bản: “Tĩnh dạ tứ”, “Xa ngắm thác núi Lư”, “Hồi hương ngẫu thư”; Ngữ văn 9-tập 1: Tuần 12 có học ba văn bản: “Bếp lửa”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, “ánh trăng”; hai là một tác phẩm nhà văn phải thai nghén trong thời gian dài, có thể là một ngày, một tháng, một năm và thậm chí là cả cuộc đời vậy mà theo PPCT chúng ta chỉ học trong 1 hoặc 2 tiết. Sự chuẩn bị bài của các em chỉ có một ngày, một buổi tối (dành cho chuẩn bị 4, 5 môn). Vậy làm sao học sinh có đủ thời gian để đọc-hiểu và để cảm nhận cái hay của một văn bản.
2.3. Thứ ba:
Cần phải nhìn nhận lại rằng: phát triển kinh tế phải cùng với phát triển con người, phải coi trọng phát triển toàn diện: đức-trí-thể-mỹ. Không nên coi trọng mặt này xem nhẹ mặt kia. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và nếu như chúng ta quá chú trọng phát triển kinh tế thì con người trong tương lai cũng sẽ trở thành “những người máy”. Đảng và nhà nước ta đã có những bước đi đúng đắn trong việc phát triển con người, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,..và chúng ta cũng hy vọng sẽ có những chính sách về thi cử (thi khối nào cũng có môn Ngữ văn), việc làm, tiền lương để thay đổi quan điểm của PHHS, để thu hút học sinh theo học các môn xã hội, đặc biệt là môn Ngữ văn.
3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS
	Để có một tiết học hiệu quả, học sinh hứng thú cần rất nhiều yếu tố, nếu chỉ có sự cố gắng, nỗ lực của giáo viên thì chưa đủ. Nó đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa giáo viên và học sinh và giữa học sinh trong một lớp học. Ở đây tôi muốn nhận mạnh một số phương pháp của giáo viên và cách tổ chức hoạt động của nhà trường để giúp các em yêu thích, hứng thú với môn Ngữ văn THCS.
3.1. Về phía giáo viên:
3.1.1. Xây dựng mục tiêu bài học:
	 ... t, phân tích, liên hệ
- Quan sát, làm việc nhóm
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn Ngữ văn
- Cần mở rộng tầm hiểu biết ; giữ thái độ khiêm tốn, học hỏi; không nên chủ quan kiêu ngạo.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bài soạn, máy chiếu, phương pháp dạy học, phương pháp tổ chức lớp học.
2. Học sinh: Đọc trước văn bản, tập chia đoạn, tóm tắt ở nhà, soạn bài bằng cách trả lời câu hỏi sgk phần đọc hiểu văn bản.
C. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (2’)
3. Bài học(40’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
- Dựa vào chú thích (*) trong sgk, kết hợp với sự chuẩn bị bài ở nhà, trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về truyện ngụ ngôn?
 HS trình bày, bổ sung
 GV chốt trên máy chiếu
+ Thể loại: truyện dân gian
+ Hình thức: văn xuôi hoặc văn vần
+ Đối tượng: Loài vật, đồ vật, con người
+ Mục đích:
 - Mượn chuyện đồ vật, loài vậtđể nói bóng gió, kín đáo chuyện con người
 - Khuyên, răn dạy bài học trong cuộc sống
 HS nghe, ghi vắn tắt
GV HD cách đọc: to, rõ ràng, nhấn mạnh tính cách của Ếch.
 GV đọc mẫu
 HS đọc, nx
- Truyện có nhân vật nào? Nv nào là chính?
Chỉ ra các sự việc: Mở đầu? Diễn biến và kết thúc?
 HS xác định
 GV chốt trên máy
+ NV: có nhiều nv, Ếch là nv chính ( Trong truyện Ếch được nhân hóa nhưng vẫn mang những đặc tính rất phù hợp với loài vật này)
+ SV: 
- MĐ: Giới thiệu về nơi ở, tính cách của Ếch
- DB:Nước dâng cao đưa Ếch ra ngoài
 Ếch vẫn giữ tính cách hênh hoang, kiêu gạo
-KT: Bị trâu giẫm bẹp
- GV chiếu tranh, sắp xếp các bức tranh theo các sự việc chính? 
 HS sắp xếp
- Dựa vào tranh hãy tóm tắt lại văn bản?
 HS tóm tắt
GV nx và tóm tắt lại trên máy chiếu ( kết hợp phần chữ với tranh) giúp hs nhớ được truyện.
- Văn bản này có thể chia làm mấy phần? nội dung từng phần?
 HS xác định
 GV chốt , HS ghi bài
HS theo dõi đoạn 1.
- Ếch sống ở đâu? Em có nhận xét gì về không gian sống của Ếch?
 HS Trả lời 
VG chốt
- Xung quanh Ếch có những con vật nào? Thái độ của Ếch với các con vật đó ra sao?
HS: Cua, ốc, nhái. Vì các con vật bé nhỏ nên đều sợ Ếch, hoảng sợ khi nghe tiếng Ếch kêu.
GV bình: Ếch kêu ộp ộp, tiếng kêu trong một không gian, hẹp, sâu nên càng vang động. Khiến các con vật đều hoảng sợ. Chính vì vậy mà Ếch luôn tỏ ra kiêu ngạo, coi mình oai như một vị chúa tể.
Và khi nhìn lên bầu trời Ếch có nhận xét gì? 
HS: Coi trời bằng vung
Trong thực tế thì có phải như vậy không? Qua đó ta thấy tầm nhìn của Ếch như thế nào?
HS nx
GV: Miệng giếng hình tròn nên Ếch chỉ thấy trời bé bằng cái vung. Từ đó Ếch coi mình là nhất, nên không coi ai ra gì. Tóm lại Ếch thật ngông cuồng và là kẻ có tầm nhìn hạn hẹp, chủ quan. Sự chủ quan kiêu ngạo đó đã trở thành thói quen, trở thành bệnh. Cần phải thay đổi.
Ếch có thay đổi tính cách và cái nhìn của mình hay không, tìm hiểu phần 2.
- Cuộc sống của Ếch có gì thay đổi? 
HS: Trời mưa, nước giếng dâng lên đưa Ếch ra ngoài.
- Trước không gian rộng lớn, trước môi trường mới, thái độ của Ếch ra sao?
HS: Nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo.
- Sống trong môi trường mới, rộng lớn Ếch ta vẫn chủ quan, kiêu ngạo. Và điều đó dẫn đến hậu quả gì? Vì sao?
HS trả lời
GV: Cái chết của Ếch là một sự trả giá rất đắt cho sự chủ quan, ngông cuồng và thiếu hiểu biết.
- Câu chuyện nêu ra bài học gì?
 HS trả lời
 GV chốt
- Trong lớp ta bạn nào có tính chủ quan kiêu ngạo? Nếu như có tính chủ quan kiêu ngạo thì sẽ nhận hậu quả gì?
HS: bạn bè ghét, không chơi cùng, tỏ ra mình biết, chủ quan nên bài được điểm thấp
- Em có thường xuyên mở rộng tầm hiểu biết không? Bằng cách nào? 
- Chúng ta thích nghi với môi trường sống ra sao? Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh?
HS liên hệ : Học hỏi trên lớp, ngoài cuốc sống, mọi lúc mọi nơi để thích nghi cùng với sự phát triển của xã hội.
 GV nhấn mạnh, chốt trên máy
 HS đọc ghi nhớ
-Hãy tìm hai câu trong truyện thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện?
 HS tìm, đọc
 GV chốt trên máy
+ Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
+ Nó nhâng nháo nhìn lên bầu trời, chả them để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
I. Tiếp xúc văn bản
1. Tìm hiểu về “ Truyện ngụ ngôn”:
2. Đọc, tóm tắt:
3. Bố cục: 2 phần
- Đ 1: Một vị chúa tể
-> Ếch khi ở trong giếng
- Đ 2: Còn lại
-> Ếch khi ra ngoài giếng
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cuộc sống của Ếch khi ở trong giếng.
- Không gian: ở đáy giếng
-> nhỏ hẹp, tù túng
- Thái độ: tỏ ra oai, cho mình là nhất., là chúa tể.
- > Kiêu ngạo, chủ quan, tầm nhìn hạn hẹp.
2. Ếch khi ra khỏi giếng.
- Không gian: rộng lớn, mới lạ
- Thái độ: Đi lại nghênh ngang, nhâng nháo, không để ý gì xung quanh.
- Hậu quả: Bị trâu giẫm bẹp
3. Bài học:
- Không nên chủ quan kiêu ngạo.
- Cần mở rộng tầm hiểu biết mọi lúc mọi nơi
- Biết thích nghi với môi trường sống mới.
III. Tổng kết: 
1.Nội dung:
- Phê phán những kẻ thiếu hiểu biết hạn hẹp lại huyênh hoang.
- Khuyên con người phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình không được chủ quan, kiêu ngạo.
2. Nghệ thuật:
- Ngắn gọn, xúc tích.
- Mượn chuyện loài vật để khuyên răn con người.
IV. Luyện tập
Củng cố(1’)
GV chiếu bài thơ “ Ếch ngồi đáy giếng” kết hợp với tranh để củng cố lại bài.
Có một con Ếch nọ
Sống ở đáy giếng sâu
Xung quanh: Tôm, cá, nhỏ
Tưởng giỏi: giỏi lắm đâu
 Nơi đáy giếng đục ngầu 
Và lắm rêu, lắm cỏ
Chỉ thấy bầu trời nhỏ
Không to bằng cái vung
 Biết đâu trời cao minh
Ếch tưởng: ta- anh hùng
Xứng đáng làm thủ lĩnh
 Không như nhìn dưới giếng
 Ếch ta sinh lười biếng
Chẳng ra ngoài mở mang
Thênh thang- kho kiến thức
Thênh thang- kho kiến thức
Một hôm trời nóng lực
Rồi đổ mưa ầm ầm
Nước trong giếng lên dần
Đưa Ếch ra ngoài giếng
Vẫn quen như đáy giếng
Ếch đi lại nghênh ngang
Dù ngay giữa đường làng
Ếch vẫn nghênh mặt: kệ
Một cậu đội nón mê
Thả trâu đi gần đó
Trâu loanh quanh tìm cỏ
Giẫm bẹp Ếch ta rồi
 Nếu chẳng chịu mở mang
 Chỉ suốt ngày kênh kiệu
 Thì ai ơi liều liệu
 Có ngày giống Ếch kia.
 - Tóm tắt lại văn bản?
Nêu nội dung ý nghĩa của truyện?
HDVN(1’)
Học kĩ bài
Chuẩn bị bài “ Thầy bói xem voi” ( đọc, tìm sự việc, tóm tắt theo sự việc, trả lời câu hỏi sgk phần đọc - hiểu văn bản)
C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:
Với các biện pháp đã thực hiện trên đây, tôi thấy học sinh hứng thú hơn với tiết học văn: tiết học sôi nổi, các em tích cực xung phong, tham gia thảo luận nhóm, hiểu bài. Sau đây là kết quả thu được:
Lớp
Nội dung
6A1( 35)
6A2(38)
6A3(36)
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Trước khi áp dụng SKKN
Không hứng thú
Hứng thú
Rất hứng thú
Sau khi áp dụng SKKN
Không hứng thú
Hứng thú
Rất hứng thú
II. NHỮNG VẤN ĐỀ BỎ NGỎ
Để giúp học sinh yêu thích môn Ngữ văn, ngoài biện pháp tôi nêu trên thì cần có giải pháp trước mắt:
Thay đổi sách giáo khoa 
Thay đổi cách kiểm tra đánh giá
Thay đổi phân phối chương trình hợp lí
Xây dựng qui định về việc áp dụng CNTT vào tiết dạy, tránh tranh cãi
III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
Những biện pháp trên áp dụng cho môn Ngữ văn ở cấp phổ thông đặc biệt là cấp THCS
Áp dụng khi các phòng học đều lắp đặt máy chiếu đa năng
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Muốn học sinh yêu thích môn Ngữ văn trước hết bản thân người giáo viên phải yêu thích môn văn, phải tâm huyết với nghề, luôn trau dồi kiến thức và kinh nghiệm đặc biệt phải hiểu, gần gũi và yêu thương học sinh.
Về phía học sinh: phải có sự chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên, tìm hiểu kiến thức bài học qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt phải biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh, biết rung động trước cái đẹp, lên án cái xấu trong xã hội. Có như vậy các em mới có sự “đồng cảm” và những bài viết chân thành!
Cần có sự ủng hộ từ BGH nhà trường và PHHS và toàn xã hội. Giúp học sinh thấy được vai trò quan trọng của việc học Ngữ văn như thế nào!
V. ĐỀ XUẤT
1. Đối với cấp trên:
- Cung cấp thêm những thiết bị dạy học ( tư liệu, sách tham khảo, sách nghiên cứu) đặc biệt là máy chiếu đa năng để tiến tới mỗi phòng học có một máy chiếu giúp giáo viên ứng dụng CNTT một cách hiệu quả và thuận tiện nhất.
- Cung cấp những bộ phim liên quan đến các tác phẩm văn học được chuyển thể, hoặc những bộ phim mang tính giáo dục để học sinh có những buổi ngoại khóa bổ ích và lí thú.
- Việc in ấn những câu nói hay, những câu danh ngôn hay những hiểu biết về tác giả tác phẩm văn học trên lịch, tranh ảnh, những nơi công cộng cần được tiếp tục phát huy rộng rãi hơn.
- Lâu dài cần thay đổi suy nghĩ của các em về quan niệm con người “hiện đại”, “sành điệu”, “sống thoáng”, “lạ, độc theo kiểu lập dị”thông qua các quảng cáo, các chương trình giải trí, phim truyện trên Ti vi. Điều này nó ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của các em nói chung và với việc học môn Văn nói riêng. Tất cả nên tạo một môi trường lành mạnh, giúp các em hiểu vẻ đẹp tâm hồn mới là quan trọng nhất.
2. Về phía nhà trường
Tổ chức các buổi ngoại khóa nhiều hơn vừa giúp các em có kiến thức vừa giúp các em thoải mái hứng thú và rèn kĩ năng sống, kĩ năng hoạt động tập thể..
3. Đối với tổ xã hội
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về môn Ngữ văn để nâng cao chuyên môn, để giải quyết những vấn đề khó, xây dựng cách dạy hiệu quả của một bài, một vấn đề cụ thể nào đó.
 4. Đối với giáo viên	
	Giáo viên cần coi việc dạy là một “nghiệp” chứ không hẳn là một “nghề”. Cần luôn luôn học hỏi, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm, luôn tiếp cận với những kiến thức mới để khỏi “lạc hậu” và giúp các em hứng thú với bài học.
	Giáo viên phải xác định mình không chỉ là giáo viên mà còn là một người đi trước, một người bạn gần gũi giúp các em tin tưởng, chia sẻ những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
	Lời kết: Với mục tiêu thực hiện tốt các cuộc vận động “Hai không”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cùng việc thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, giáo viên dạy Ngữ văn nói chung và bản thân tôi nói riêng luôn học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, giảng dạy nhiệt tình có trách nhiệm, luôn trăn trở với những vấn đề làm thế nào để học sinh yêu thích môn của mình. Đây quả là một vấn đề khó và nan giải. Bởi nó không hẳn là vấn đề của giáo viên dạy Ngữ văn mà nó còn là vấn đề của toàn xã hội. Cần phải có cái nhìn tổng thể cho vấn đề này. Cần phải có sự phối kết hợp giữa giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và của toàn xã hội!
	Trên đây là một vài biện pháp giúp học sinh yêu thích môn Ngữ văn của riêng tôi. Trong quá trình viết không tránh khỏi sai sót, rất mong các đồng nghiệp góp ý để SKKN được hoàn thiện hơn!
	Xin trân trọng cảm ơn!
 Hoàn Long, ngày 12 tháng 11 năm 2012
 Người thực hiện
 Vũ Thị Luyên
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ HĐKH NHÀ TRƯỜNG
..
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH HUYỆN
..
MỤC LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_2012-2013.doc_luyen.doc