Một trong những hứng thú và rung cảm người đọc qua truyện “chiếc lá cuối cùng” của O Hen - Ri đó là kết cấu đảo ngược tình huống hai lần

Một trong những hứng thú và rung cảm người đọc qua truyện “chiếc lá cuối cùng” của O Hen - Ri đó là kết cấu đảo ngược tình huống hai lần

A/ Tên đề tài:

“MỘT TRONG NHỮNG HỨNG THÚ VÀ RUNG CẢM NGƯỜI ĐỌC

QUA TRUYỆN “CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG” CỦA O HEN-RI

ĐÓ LÀ KẾT CẤU ĐẢO NGƯỢC TÌNH HUỐNG HAI LẦN”

B/ Dàn ý của bài thuyết trình:

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

-Giới thiệu về tác giả O Hen-ri và giá trị nhân văn trong sáng tác của ông.

-Chiếc lá cuối cùng kết cấu đảo ngược tình huống hai lần gây bất ngờ trong độc giả.

II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1/ Tóm tắt truyện:

+ Tình huống đảo ngược là nhân tố khơi nguồn cho nôi dung cảm động đầy tình người.

2/ Các luận điểm:

a/ Luận điểm 1: Tình huống đảo ngược thứ nhất:

+ Giôn-xi bbị bệnh nặng tiến gần đến cái chết và trở lại sống, yêu đời.

+ Giôn-xi bị bệnh sưng phổi gắn đời mình với chiếc lá thường xuân.

+ Tâm trạng héo hắt chờ đợi sự tuyệt vọng.

+ Sự lo lắng của Xiu và cụ Bơ-men

+ Chiếc lá vẫn bám trên tường  thức tỉnh ý thức sống của Giôn-xi  Giôn-xi trở lại yêu đời lạcquan.

b/ Luận điểm 2: Tình huống đảo ngược thứ hai:

+ Cụ Bơ-men khoẻ mạnh bất ngờ cái chết của cụ được thông báo.

+ Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng và chết vì bệnh sưng phổi.

+ Kiệt tác của cụ Bơ-men: chiếc lá cuối cùng.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1007Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một trong những hứng thú và rung cảm người đọc qua truyện “chiếc lá cuối cùng” của O Hen - Ri đó là kết cấu đảo ngược tình huống hai lần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ Tên đề tài: 
“MỘT TRONG NHỮNG HỨNG THÚ VÀ RUNG CẢM NGƯỜI ĐỌC 
QUA TRUYỆN “CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG” CỦA O HEN-RI 
ĐÓ LÀ KẾT CẤU ĐẢO NGƯỢC TÌNH HUỐNG HAI LẦN”
B/ Dàn ý của bài thuyết trình:
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
-Giới thiệu về tác giả O Hen-ri và giá trị nhân văn trong sáng tác của ông.
-Chiếc lá cuối cùng kết cấu đảo ngược tình huống hai lần gây bất ngờ trong độc giả.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Tóm tắt truyện:
+ Tình huống đảo ngược là nhân tố khơi nguồn cho nôi dung cảm động đầy tình người.
2/ Các luận điểm: 
a/ Luận điểm 1: Tình huống đảo ngược thứ nhất:
+ Giôn-xi bbị bệnh nặng tiến gần đến cái chết và trở lại sống, yêu đời.
+ Giôn-xi bị bệnh sưng phổi gắn đời mình với chiếc lá thường xuân.
+ Tâm trạng héo hắt chờ đợi sự tuyệt vọng.
+ Sự lo lắng của Xiu và cụ Bơ-men
+ Chiếc lá vẫn bám trên tường à thức tỉnh ý thức sống của Giôn-xi à Giôn-xi trở lại yêu đời lạcquan.
b/ Luận điểm 2: Tình huống đảo ngược thứ hai:
+ Cụ Bơ-men khoẻ mạnh bất ngờ cái chết của cụ được thông báo.
+ Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng và chết vì bệnh sưng phổi.
+ Kiệt tác của cụ Bơ-men: chiếc lá cuối cùng.
III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
+ Khẳng định về cách viết truyện độc đáo của O Hen-ri.
+ lòng rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
NỘI DUNG BÀI DỰ THI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: 
MỘT TRONG NHỮNG HỨNG THÚ VÀ RUNG CẢM NGƯỜI ĐỌC QUA TRUYỆN “CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG” CỦA O HEN-RI ĐÓ LÀ KẾT CẤU ĐẢO NGƯỢC TÌNH HUỐNG HAI LẦN
Đến với nước Mỹ đằng sau những ngôi nhà chọc trời cao ngất kia, bên trong những con hẽm là những căn hô tồi tàn rẽ tiền. Ở đó không lộng lẫy bóng loáng bởi những lớp sơn hào nhoáng mà thấm đượm chứa chan bao tình yêu thương. Chúng ta sẽ cảm nhận được điều đó qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri. O Hen-ri là nhà văn Mỹ ống sinh năm 1862-1910. Ông là một cây bút xuất sắc của nền văn học Mỹ đầu thế kỷ XX. Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn xuất sắc của ông. Đến với tác phẩm, chúng ta không những chỉ cảm nhận được tình yêu thương giữa những người nghệ sỹ nghèo mà ở đó O Hen-ri đã đưa chúng ta vào kết thúc truyện hết sức bất ngờ. Đó là kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.
“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn kể về những người nghệ sỹ nghèo Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sỹ trẻ sống trong một căn hộ thuê rẽ tiền ở khu quảng trường phía tây công viên Oa-sinh-tơn. Bệnh viêm phổi và sự nghèo túng đã khiến Giôn-xi gục ngã cả thể xác lẫn tinh thần, cô nằm bất động trên giường bệnh, dõi theo những chiếc lá thường xuân qua ô cửa sổ và tin rằng mình sẽ ra đi khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Vẻ chán nản làm bệnh tình của cô ngày một trầm trọng. Xiu vô cùng lo lắng và bộc lộ nỗi niềm với cụ Bơ-men – người hoạ sỹ nghèo luôn ấp ủ ước mơ vẽ một kiệt tác nhưng chưa bao giờ thực hiện được, sống qua ngày bằng tiền vẽ tranh quảng cáo và ngồi làm mẫu cho các hoạ sỹ trẻ cùng xómMột buổi sáng Giôn-xi thều thào ra lệnh cho Xiu kéo chiếc màn cửa sổ để cô nhìn ra ngoài. Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phủ phàng đêm trước, một chiếc lá vẫn bướng bỉnh bám trên cành thường xuân. Đó là chiếc lá cuối cùng của cây. Cả ngày hôm ấy, Giôn-xi chờ cho chiếc lá rụng xuống và cô sẽ chết. Nhưng sáng hôm sau, chiếc lá vẫn còn nguyên trên cây, tiếp thêm cho Giôn-xi sức sống và niền hy vọng mình ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ. Khi Giôn-xi gần như chiến thắng bệnh tật thì cụ Bơ-men qua đời vì bệnh sưng phổi. Chiếc lá thường xuân giúp Giôn-xi vượt qua nguy hiểm là kiệt tác của cụ Bơ-men đã vẽ trên tường trong đêm mưa gió dữ dội tàn bạo, cái đêm mà chiếc lá cuối cùng không chịu nổi sức gió đã lìa cành. Đoạn trích thấm đượm tình người đã rung lên những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn người đọc.
Khi đọc truyện mọi người đều có thể nghĩ rằng Giôn-xi đau ốm bệnh tật sự sống của cô quá mong manh, yếu ớt cô nhìn lên những chiếc lá thường xuân bám trên tường. Khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cũng là lúc cô lìa xa khỏi cõi đời. Nhưng tại sao chiếc lá vẫn khkông bao giờ rụng cứ bám mãi trên dây thường xuân, vật sự sống của cô vẫn còn tiếp diễn và cô đã sống. Còn cụ Bơ-men, người hoạ sỹ già rất khoẻ mạnh nghị lực ông không đau ốm bệnh tật gì nhưng ông lại qua đời. Một điều gì vô lý chăng? Tại sao? Chỉ có O Hen-ri mới giải thích được điều này. Đó là một kết cấu nghệ thuật độc đáo của ông đảo ngược tình huống trái chiều nhau.
Trở lại với những trang đầu câu chuyện. Vào mùa đông năm ấy căn bệnh sưng phổi đã đến hoành hành cái xóm trọ vắng vẻ nghèo nàn nầy và Giôn-xi cô hoạ sỹ nghèo đã mắc phải. Giôn-xi đau ốm bệnh tật đang tiến dần đến với cái chết thì cô ta trở lại yêu đời và lạc quan hơn như có phép lạ. Mở đầu câu chuyện chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh của hai nữ hoạ sỹ Giôn-xi và Xiu, hai hoạ sỹ nghèo nhưng họ lại rất hợp nhau, yêu thương nhau thắm thiết. Tình bạn của họ càng thắm thiết hơn khi Giôn-xi bị ốm nặng, Xiu đã lo lắng cho Giôn-xi từng li, từng tí. Cô đã không bỏ rơi bạn ngược lại làm việc hết mình để kiếm tiền chạy chữa cho Giôn-xi. Cô luôn gạt bỏ những yếu đuối của bạn luôn động viên để Giôn-xi có thêm niềm tin và nghị lực. Tình bạn của họ là thế đấy. Thật đáng trân trọng biết bao.
Thật kỳ quặc khi Giôn-xi bệnh nặng cô lại nhìn lên những chiếc lá thường xuân và cô đếm: : “mười, chín, tám, bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai”. Trong tâm cô suy nghĩ, chiếc lá cuối cùng kia rụng xuống thì cuộc đời cô cũng kết thúc. Biết được ý nghĩ đó của Giôn-xi, Xiu vô cùng lo sợ. Cô thương Giôn-xi đến nỗi lo sợ không biết rồi mình sẽ ra sao nếu Giôn-xi chết đi. “Em thân yêu, thân yêu! Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn nghĩ đến mình nữa, chị sẽ làm gì đây?” Lời động viên tràn đầy tình yêu thương để Giôn-xi hiểu rằng với Xiu, Giôn-xi như nữa cuộc đời cô. Giôn-xi mất đi rồi, liệu cuộc sống của cô có gì gọi là ý nghĩa? “Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuyên đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường”, một câu kể bình thường nhưng chứa đựng bao nỗi niềm. Sự sống của Giôn-xi quá mỏng manh yếu ớt như ngọn đèn treo trước gió. Người đọc cảm thấy căng thẳng và hồi hộp mỗi khi Giôn-xi bảo Xiu kéo mành lên. Ngay ngày hôm trước sự tuyệt vọng của giôn-xi làm làm nên nỗi niềm lo sợ trong Xiu và cụ Bơ-men. Thế đó tất cả mọi người đều nín thở chờ đợi lần kéo mành lần thứ hai, liệu chiếc lá có còn và tính mạng của Giôn-xi sẽ ra sao? Người mà chứng kiến điều phủ phàng này chính là Xiu.
Nhưng thật kỳ lạ! một đêm mưa tuyết bão bùng nhưng chiếc lá cuối cùng vẫn chưa lìa cành, Giôn-xi “nằm nhìn chiếc lá hồi lâu” cái nhìn như sưởi ấm dần trái tim yếu đuối lạnh giá của cô. Trong một khoảnh khắc đã diễn ra sự hồi sinh kỳ diệu trong tâm hồn cô. Cô cầm chiếc gương tay, ý muốn được ngồi dậy xem Xiu nấu nướng là những biểu hiện rõ rệt nhất của sự sống. Người đọc cảm thấy thở phào nhẹ nhõm trước sự sống mới đang hình thành.
Mỗi trang truyện của O Hen-ri là mỗi điều kỳ diệu, mỗi điều bất ngờ. Ở đó ta bắt gặp cụ Bơ-men – một hoạ sỹ già trong truyện. Người hoạ sỹ già ấy rất mạnh khoẻ cương nghị, có ai nghĩ cụ lại ra đi đâu? Làm gì có chuyện đó? Thế nhưng chuyện đó lại xảy ra. Ngay từ đầu đoạn trích người hoạ sỹ già khắc khổ chỉ xuất hiện qua vài chi tiết: Một cụ già 60 tuổi, kiếm tiền bằng cách làm mẫu vẽ cho các hoạ sỹ trẻ. Đã 40 năm tuổi nghề nhưng cụ vẫn chưa có một kiệt tác và điều ấy cụ hằng ấp ủ. Khi Giôn-xi ốm nặng cụ đã đến thăm và biết được những ý nghĩ kỳ quặc của Giôn-xi khi đếm những chiếc lá thường xuân cụ rất tức giận, tức giận vì sao trên cõi đời này lại có những con người ngớ ngẩn như vậy, nhưng trong thâm tâm thì cụ hết sức lo lắng, giây phút “nhìn cây thường xuân”đầy lo lắng là lúc cảm nhận rõ nhất mạng sống rất mong manh của Giôn-xi. Không ai biết được trong ánh nhìn lặng lẽ chẳng nói chẳng rằng gì của cụ đang ấp ủ một điều gì. Với cụ Bơ-men có lẽ hai cô gái này không khác gì những người ruột thịt, những người thân duy nhất trong tuổi già cô quạnh. Cụ hiểu được tâm trạng của Giôn-xi và nỗi lòng của Xiu.
Thật hay cho đoạn truyện của O Hen-ri không kể việc cụ đã làm gì sau khi trở về căn hộ tồi tàn của mình, cách ngắt đoạn thật độc đáo, chẳng có ai đoán được cụ đã làm gì. Chúng ta chỉ biết rằng chiếc lá thường xuân sao dũng cảm đến thế, mưa tuyết dữ dội chiếc lá vẫn bám kiêu hãnh. Ai đã làm nên kỳ tích này? Điều làm người đọc bất ngờ nhất là sự ra đi của cụ Bơ-men. Cụ ra đi vì lý do gì? Nỗi tuyệt vọng bệnh tật hay đói rét? Đúng là một căn bệnh sưng phổi đã hành hạ thể xác cụ vì đã chống chọi với mưa tuyết trong một đêm dài. Cảm ơn nhà văn O Hen-ri, cảm ơn cách viết hết sức thú vị và bất ngờ của ông. Người đọc đã hiểu được điều đó.
Vậy đó trong một đêm mưa gió, có lẽ mọi người ai cũng ở trong chăn ấm nệm êm thì ngoài kia cụ đã đánh đổi cả cuộc đời. Chiếc lá cuối cùng đúng là một kiệt tác. Trước hết vì chiếc lá được vẽ rất giống “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào tường cách mặt đất chừng hai mươi bộ” Giống đến nổi cả Giôn-xi và Xiu đều tưởng là chiếc lá thật. Nhưng quan trọng hơn bức vẽ ấy chính là sản phẩm của tấm lòng yêu thương sâu sắc giữa con người với con người. Nó thể hiện một tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim nhân hậu đầy tình thương yêu bao la. Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá úa vàng, màu hồng cho đôi má bệnh tật của Giôn-xi, trả lại niềm tin nghị lực cho những người yếu đuối. Chiếc lá cuối cùng không rụng, nó mãi mãi bám vào dây thường xuân. Giôn-xi đã trở lại cuộc sống thường nhật. Cũng từ đấy cụ Bơ-men đã trút hơi thở cuối cùng sau khi thành công trên con đường nghệ thuật. Một hình ảnh làm rung động lòng người. Người hoạ sỹ già ấy đã nhường lại hơi thở của mình cho tài năng trẻ tiếp tục thực hiện sự nghiệp nghệ thuật. Sự đánh đổi quá ư tuyệt diệu. Sự ra đi âm thầm lặng lẽ nhưng tên tuổi của cụ mãi mãi lưu danh hậu thế. Người hoạ sỹ già Bơ-men chính là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha, đức hy sinh của một con người chân chính. 
Câu chuyện kết thúc thế nhưng người đọc cứ luôn ray rứt, băn khoăn: Tại sao có thể như vậy được? Cụ Bơ-men phải sống, phải làm nên bao kiệt tác nữa chứ. Con người như thế ai lại ra đi bất ngờ như vậy. Điều chưa thoả mãn của người đọc lại là thành công của nhà văn O Hen-ri, chỉ mấy trang kết truyện “Chiếc lá cuối cùng” với lối xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, O Hen-ri đã gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Vậy đó đã qua rồi hơn một thế kỷ	nhưng tên tuổi của O Hen-ri vẫn còn mới nguyên: Con người hãy yêu thương nhau, quan tâm đến nhau nhiều hơn nữa. Cuối cùng em xin chọn một lời thơ của Trịnh Công Sơn để kết thúc bài thuyết trình này:
“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Với những bông hoa với những nụ cười
Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống
Vì đất nước cần một trái tim”

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet trinh van hoc 2011.doc