Nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 9 trường THCS Bình Tấn trong môn học ngữ văn bằng bản đồ tư duy

Nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 9 trường THCS Bình Tấn trong môn học ngữ văn bằng bản đồ tư duy

Thực tế chất lượng môn Ngữ văn ở lớp 9A1, tại trường THCS Bình Tấn , hiện tôi đang dạy có số lượng học sinh khá giỏi chưa cao. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường.

Để khắc phục tình trạng trên, tôi nghiên cứu chọn giải pháp: Nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 9A1 trường THCS Bình Tấn trong môn học Ngữ văn bằng bản đồ tư duy. Việc làm này có tác dụng giúp cho học sinh hệ thống hoá kiến thức bài học và ôn tập những nội dung đã học. Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp, lớp 9A1 và lớp 9A2, trường THCS Bình Tấn (Lớp 9A1 là nhóm thực nghiệm, lớp 9A2 là nhóm đối chứng). Thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuần thứ 18 đến hết tuần 33, năm học 2011 - 2012.

Qua nghiên cứu và thu thập số liệu, kết quả độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p=0,93 > 0,05 cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến việc nâng chất lượng học tập môn Ngữ văn của lớp 9A1.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 793Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 9 trường THCS Bình Tấn trong môn học ngữ văn bằng bản đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 1.Tóm tắt đề tài.2
 2.Giới thiệu ..2
 Hiện trạng  2
 Giải pháp thay thế .3
 Một số nghiên cứu gần đây.. .3
 Vấn đề nghiên cứu... ..5
 3.Phương pháp nghiên cứu...5
 Khách thể nghiên cứu 5
 Thiết kế.... 6
 Quy trình nghiên cứu..7
 Đo lường thu thập dữ liệu...7
 4.Phân tích dữ liệu..7
 5.Kết quả..8
 6.Kết luận và khuyến nghị..9
 7.Tài liệu tham khảo10
 8.Phụ lục và minh chứng.. 10
NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 9A1 TRƯỜNG THCS BÌNH TẤN TRONG MÔN HỌC NGỮ VĂN BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
1.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Thực tế chất lượng môn Ngữ văn ở lớp 9A1, tại trường THCS Bình Tấn , hiện tôi đang dạy có số lượng học sinh khá giỏi chưa cao. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường.
Để khắc phục tình trạng trên, tôi nghiên cứu chọn giải pháp: Nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 9A1 trường THCS Bình Tấn trong môn học Ngữ văn bằng bản đồ tư duy. Việc làm này có tác dụng giúp cho học sinh hệ thống hoá kiến thức bài học và ôn tập những nội dung đã học. Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp, lớp 9A1 và lớp 9A2, trường THCS Bình Tấn (Lớp 9A1 là nhóm thực nghiệm, lớp 9A2 là nhóm đối chứng). Thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuần thứ 18 đến hết tuần 33, năm học 2011 - 2012.
Qua nghiên cứu và thu thập số liệu, kết quả độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p=0,93 > 0,05 cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến việc nâng chất lượng học tập môn Ngữ văn của lớp 9A1. 
2. GIỚI THIỆU
2.1. Hiện trạng:
 Hiện nay, học Ngữ văn đang là vấn đề khá nóng trong các chương trình bàn luận về thực trạng các bộ môn học trong trường phổ thông. Nhìn vào thực tế, thấy rất rõ, hiện nay học sinh đang dần không thích bộ môn này, học với một tâm lí ép buộc hoặc học cho có, học cho xong, miễn cưỡng.
 - Nhiều học sinh có tâm lí coi thường bộ môn này. 
 -Trong các giờ học, học sinh thường uể oải nặng nề, không hứng thú.
 -Tình trạng buồn ngủ ở học sinh khi học Ngữ văn có lẽ không còn là vấn đề lạ lẫm. Thay bằng việc đọc văn bản, đọc tác phẩm, học sinh hiện nay thường tìm đến những sách kiếm hiệp, truyện tranh, báo chí học trò nhằm mục đích giải trí. Hơn nữa, lượng học sinh chủ động chăm chỉ với môn học này ngày càng ít đi.
     -Trong các giờ Ngữ văn, thường thấy tình trạng học sinh không học bài cũ, không thuộc văn bản, không phân tích được vấn đề giáo viên kiểm tra.
 - Đặc biệt, trong các giờ kiểm tra viết, học sinh thường lạm dụng sách để học tốt, các loại sách văn mẫutràn lan. 
 -Hiện tượng cóp chép từ trong sách văn mẫu đã hình thành ở học sinh thói lười tư duy và dần sinh ra thụ động, phụ thuộc, từ đó ngày càng chán nản với môn học này.
* Nguyên nhân của những thực trạng trên:
          - Một số giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của cách dạy mới, phát huy tính tích cực của học sinh, cũng có những giáo viên chưa được tập huấn kĩ càng về việc đổi mới hoặc thấy việc đổi mới trong giảng dạy bộ môn Văn là không cần thiết.
          - Giáo viên chưa thực sự chịu khó học hỏi và tìm tòi những cách giảng dạy mới có hiệu quả, vẫn duy trì lối dạy truyền thống.
          - Cơ sở vật chất phục vụ học tập còn hạn chế, nhất là các phương tiện máy hỗ trợ giảng dạy và các hình ảnh trực quan còn thiếu rất nhiều.
          - Nội dung sách giáo khoa hiện nay cũng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho giáo viên trong việc soạn giảng và liên kết các bài học.
          - Việc ra đề thi còn nhiều hạn chế và bất cập.
    2.2 Giải pháp thay thế 
 Thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức bài học và nắm vững kiến thức trọng tâm bài học một cách ngắn gọn, dễ nhớ và khoa học Xuất phát từ những lí do này tôi mạnh dạn chọn đề tài: Nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 9a1trường THCS Bình Tấn trong môn học Ngữ văn bằng bản đồ tư duy.
 2.3 Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
    -Tổ chức cho học sinh tập viết bài làm văn đề tài về bảo vệ môi trường trong giờ ôn bài môn Ngữ văn để nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 8/1 trường THCS Lâm Kiết.
 -Nâng cao hứng thú và chất lượng học sinh môn Ngữ văn THCS, Nguyễn Thị Sơn, THCS Nậm N’đir.
 -Vận dụng bản đồ tư duy trong giờ dạy bộ môn, Nguyễn Thị Lan , trường THPT Lý Thường Kiệt, Hải Phòng.
. -Công cụ học tập lập: “Bản đồ tư duy”
Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Anthony "Tony" Peter Buzan (sinh năm 1942) như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Hình 1. Sơ đồ tư duy 
	Bản đồ tư duy là biểu hiện của tư duy mở rộng, vì thế nó dựa vào các chức năng tự nhiên của tư duy. Đó là một kĩ thuật họa hình ảnh đóng vai trò là chìa khóa vạn năng để khám phá tiềm năng của bộ não.Có thể áp dụng Bản đồ tư duy trong cuộc sống mọi mặt, qua đó cải thiện hiệu quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động.
Sơ đồ tư duy có 4 đặc điểm:
a.đối tượng quan tâm được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm .
b.Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành nhánh.
c.Các nhánh đều cấu thành một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết. những vấn đề phụ được biểu thị bởi các nhánh gắn liền với những nhánh có thứ bậc cao hơn.
d.Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ với nhau. 
Hình 2. Cấu trúc bản đồ tư duy 
Những nguyên tắc và lời khuyên khi lập Bản đồ tư duy:
Quy tắc vẽ chủ đề:
	-Bạn cần vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
2.4. Vấn đề nghiên cứu 
 Thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy có nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 9A1 hay không ?
 2.5. Giả thuyết nghiên cứu
 Việc sử dung bản đồ tư duy đã nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 9a1
 3. PHƯƠNG PHÁP: 
 3.1. Khách thể nghiên cứu
*Giáo viên: Hồ Toàn Thiện – giáo viên Ngữ văn dạy lớp 9A1,9A2 trường THCS Bình Tấn trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu.
. *Học sinh: 29 học sinh của lớp 9A1 (Nhóm thực nghiệm) và 36 học sinh của lớp 9A2 (Nhóm đối chứng).
 3.2. Thiết kế 
 Đối với bản thân tôi được dạy nhiều năm ở khối 9. Nhưng lớp dễ quan sát và theo dõi gần nhất đó là lớp chủ nhiệm nên bản thân tôi chọn lớp 9a1 để thiết kế nghiên cứu. Thiết kế tôi sử dụng trong nghiên cứu này là thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương .
Chọn nhóm 1 lớp 9a1 là nhóm thực nghiệm, nhóm 2 lớp 9a2 là nhóm đối chứng. Tôi ra đề bài kiểm tra về 3 phân môn văn, tiếng Việt, Tập làm văn cho học sinh làm bài kiểm tra trước tác động.
Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
- Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu ở nhóm thực nghiệm bằng công thức:
r(pearson) = correl( bài KT 01, bài KT 01’) = 0,93 > 0,5
- Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu ở nhóm đối chứng bằng công thức:
r(pearson) = correl( bài KT 02, bài KT 02’) = 0,83 > 0,5
Xác định tính tương đương giữa hai nhóm bằng phép ttest độc lập:
	P = ttest (bài KT 01, bài KT 02, 2, 3) = 0,93 > 0,05 
à So sánh với tiêu chuẩn cho thấy sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Chọn thiết kế nghiên cứu: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương
Bảng: Thiết kế nghiên cứu 
Nhóm
KT trước tác động
Tác động
KT sau tác động
TN
01
01’
Tổ chức cho học sinh sử dụng bản đồ tư duy
03
ĐC
02
02’
Không tác động
04
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T.tes độc lập.
3.3Quy trình nghiên cứu 
-Chuẩn bị của giáo viên :
+ Lớp đối chứng vẫn dạy và ôn bài bình thường
+ Lớp thực nghiệm : giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy cho tất cả các tiết học. 
-Tiến hành tác động : Trong mỗi tiết học giáo viên đều cho học sinh lớp 9a1vẽ bản đồ tư duy. 
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra kiến thức về cả 3 phân môn (thực hiện hai lần)
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra kiến thức về cả 3 phân môn được thiết kế riêng.
 4.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 
Sau thời gian tiến hành tác động (4 tháng), tiến hành cho học sinh 2 lớp (thực nghiệm và đối chứng ) làm bài kiểm tra sau tác động (cũng là bài kiểm tra kiến thức về 3 phân môn được thiết kế riêng).
Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích dữ liệu qua các thông số: Tính giá trị chênh lệch qua giá trị trung bình của các bài kiểm tra trước và sau kiểm chứng
Bảng So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
ĐTB
7,21
8,09
Độ lệch chuẩn
0,93
0,72
Giá trị P của T- test
0,00003
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0,9
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00003, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng bản đồ tư duy đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
 5. KẾT QUẢ 
Cơ sở để lựa chọn các đối tượng học sinh để nghiên cứu cho đề tài là:
- Cùng học chương trình THCS.
- Cùng học 1 giáo viên môn Văn
- Điều kiện học tập như nhau 
- Ý thức học tập như nhau.
- Trình độ như nhau, kiến thức về 3 phân môn tương đương.
- Giáo viên chủ nhiệm quan tâm như nhau
Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề tài đặt ra. Các kết quả khá thống nhất với nghiên cứu trước đó.
Qua kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,09, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,21. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,88; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.00003< 0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu việc tổ chức cho học sinh sử dụng bản đồ tư duy trong tất cả các tiết dạy của bộ môn Ngữ văn của học sinh lớp 9a1 ở trường THCS Bình Tấn là có khả năng thực hiện. Để tạo tính hiệu quả cần phải tiếp tục được nghiên cứu và phát triển.
Qua kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,09, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,21. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,88; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.00003< 0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
 6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
- Việc sử dụng bản dồ tư duy trong môn Ngữ văn có thể giúp HS nâng cao kiến thức và kết quả học tập.
- Khuyến nghị:
	+ Đối với lãnh đạo trường:đáp ứng các nhu cầu về trang thiết bi để phục vụ cho cách dạy học nêu trên. Nhân rộng cách thức cho các lớp khác, GV khác
	+ Giáo viên Ngữ văn nên có sự phản biện, đóng góp ý kiến để cách thức thực hiện tốt hơn.
 +Bản thân giáo viên phải không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân, biết cách áp dụng hợp lí với lớp mình giảng dạy.
Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi rất mong muốn được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của quý đồng nghiệp giúp cho tôi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu này.
7.TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mạng Internet, giaoandientu.com.vn
- Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.
- Sách giáo khoa lớp 9 – Nhà xuất bản giáo dục – Bộ GD&ĐT. 
8.MINH CHỨNG- PHỤ LỤC CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
Nhóm thực nghiệm (lớp 9a1)
Stt
Họ và tên học sinh
KT trước tác động
KT sau tác động
1
Dương Tuấn cảnh
7
8
2
Lê Thị Kim Cương
8
9
3
Trương Bá Duy
6
8
4
Nguyễn Lê Khương Duy
6.5
8
5
Lưu Thị Mỹ Duyên
8
9
6
Nguyễn Thị Huỳnh Giang
8
9
7
Trần Văn Giàu
7
8
8
Nguyễn Hồng Hạnh
8
9
9
Lê Văn Hạnh
6
8
10
Ngô Văn Hội
5
8
11
Nguyễn Thanh Hùng
6
8
12
Trần Thị Thuý Kiều
7
9
13
Võ Thị Liễu
7
8
14
Dương Đinh Trúc Linh
7
9
15
Nguyễn Vũ Luân
6
8
16
Hồ Thị Ngọc Lý
8
9
17
Nguyễn Hữu Nghĩa
7
8
18
Võ Thị Hồng Ngọc
7
9
19
Đỗ Thị Diễm Ngọc
7
9
20
Nguyễn Thảo Nguyên
8
8
21
22
Đỗ Thị Huỳnh Như
Nguyễn Thanh Oai
5
7
7
7.5
23
Trần Đỗ Nguyên Thảo
8
9
24
Mai Thanh Thảo
8
8
25
Bùi Thị Diễm Trinh
7
9
26
Văn Tú Vân
6
8
27
Nguyễn Hồ Vũ
6
8
28
Nguyễn Văn Minh Vương
6
7
29
Nguyễn Chí Thanh
6
7
Nhóm đối chứng (lớp 9a2)
Stt
Họ và tên học sinh
KT trước tác động
KT sau tác động
1
Tô Thị Chi
7
8
2
Đinh Thị Kim Đào 
6
8
3
Đỗ Hoàng Thảo Duy
8
9
4
Nguyễn Thành Giang
4
6
5
Nguyễn Thị Trúc Giang
8
8
6
Lê Thị Nguyệt Hằng
7
7
7
Phạm Văn Hạnh
6
6
8
Trần Phước Hiền
6
7
9
Hồ Thị Diễm Hương
8
8
10
Phan Văn Chí Linh
5
5
11
Võ Thị Mỹ Linh
6
8
12
Phan Nhật Linh
6
7
13
Mai Thị Trúc Ly
7
7
14
Trần Thị Muội
7
8
15
Trần Thị Nga
7
8
16
Nguyễn Ngọc Nhân
8
9
17
Huỳnh Minh Nhí
6
6
18
Đinh Thị Huỳnh Như
8
8
19
Nguyễn Thị Huỳnh Như
7
9
20
Phạm Thị Huỳnh Như
7
8
21
Bùi Thị Như
8
8
22
Nguyễn Phong Phú
6
7
23
Nguyễn Anh Phương
5
6
24
Trần Văn Rắc
6
6
25
Nguyễn Trung Sơn
6
6
26
Trần Thị Diễm Sương
7
8
27
Nguyễn Nhật Thanh
6
7
28
Phạm Hoài Thành
6
6
29
Huỳnh Thị Thu Thảo
8
8
30
Nguyễn Quang Thịnh
6
7
31
Lê Thị Kim Thu
7
7
32
Huỳnh VõThanh Thư
6
7
33
Cao Khắc Tính
6
7
34
Đoàn Quốc Trọng
5
6
35
Phan Thị Diệu Ý
8
8
36
Đào Thanh Xuân
4
6

Tài liệu đính kèm:

  • docNang cao ket qua hoc tap cho hoc sinh lop 9a1 truongTHCS Binh Tan bang ban do tu duy.doc