Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn sinh 9

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn sinh 9

Câu 1 (Biết): Đối tượng nghiên cứu di truyền học của Menden là:

A. Các cơ thể sinh vật.

B. Sự tồn tại của sinh vật trong tự nhiên.

C. Hiện tượng di truyền và biến dị của sinh vật.

D. Quá trình sinh sản của sinh vật.

 

doc 16 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 28694Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn sinh 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
MÔN SINH 9
Câu 1 (Biết): Đối tượng nghiên cứu di truyền học của Menden là:
A. Các cơ thể sinh vật.
B. Sự tồn tại của sinh vật trong tự nhiên.
C. Hiện tượng di truyền và biến dị của sinh vật.
D. Quá trình sinh sản của sinh vật.
Câu 2 (Biết): Men den đã thành công trên đậu Hà Lan là vì.
A. Hoa đơn tính.
B. Hoa lưỡng tính và tự thụ phấn nghiêm ngặt.
C. Hoa đơn tính và giao phấn.
D. Hoa lưỡng tính và sinh sản nhanh.
Câu 3 (Biết): Điều kiện cần phải có trong thí nghiệm của Menden là
A. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng.
B. Bố mẹ phải khác biệt nhau.
C. Bố mẹ đều không thuần chủng.
D. Bố mẹ phải giống nhau.
Câu 4 (Hiểu): Thế hệ F1 trong lai 1 cặp tính trạng sẽ là
A. Đồng tính trạng lặn.
B. Đồng tính trạng trội.
C. Đều thuần chủng.
D. Đều khác bố mẹ.
Câu 5 (Biết): Kết quả của định luật phân li là
A. F2 đều giống nhau.
B. F2 có tỉ lệ 1 trội : 1 lặn.
C. F2 đề đồng tính trội.
D. F2 có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
Câu 6 (Hiểu): Vì sao trong phép lai 1 cặp tính trạng của Menden kiểu hình F2 : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
A. Các nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền giữ nguyên bản chất như ở P thuần chủng.
B. Vì cơ thể P thuần chủng.
C. Vì F2 giống P.
D. Vì P tạo 2 loại giao tử ngang nhau.
Câu 7 (Vận dụng): Khi cho giao phấn cây ngô thân cao (trội) thuần chủng với cây ngô thân thấp (lặn) thuần chủng. F1 thu được là.
A. Toàn cây thân thấp.
B. Toàn cây thân cao.
C. 50% cây thân thấp : 50% cây thân cao.
D. 75% cây thân thấp : 25% cây thân cao.
Câu 8 (Biết): Phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn là
A. Tạo giống mới.
B. Lai phân tích.
C. Tạo dòng thuần chủng.
D. Lai hữu tính.
Câu 9 (Biết): Kết quả nào sau đây đúng với trường hợp trội không hoàn toàn.
A. F2 : 3 trội : 1 lặn
B. F2 : Đồng tính trạng trội.
C. F2 : Xuất hiện tính trạng lặn.
D. F2 : 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
Câu 10 (Hiểu): Trong các phép lai sau, phép lai nào tạo nhiều hợp tử nhất.
A. AA x AA
B. AA x Aa
C. Aa x Aa
D. Aa x aa
Câu 11 (Vận dụng): Ở bí, quả tròn là tính tạng trội (B) và quả bầu dục là tính trạng lặn (b). Nếu cho lai quả bí tròn (Bb) với quả bí bầu dục (bb) thì kết quả F1 sẽ là.
A. 100% BB
B. 100% Bb
C. 50% Bb : 50% bb
D. 25% BB : 50% Bb : 25% bb
Câu 12 (Biết): Khi Men den cho lai 2 cặp tính trạng thì F2 tạo được bao nhiêu kiểu hình.
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
Câu 13 (Biết): Nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp là.
A. Lai 2 cặp tính trạng.
B. Kiểu hình F khác P.
C. Lai hữu tính.
D. Sự tổ hợp tại các cặp tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P.
Câu 14 (Hiểu): Menden tìm ra quy luật sự phân li độc lập dựa trên cơ sở nào?
A. Lai 2 cặp tính trạng và tỉ lệ của từng cặp tính trạng.
B. Các tính trạng của sinh vật di truyền phụ thuộc vào nhau.
C. Các tính trạng màu sắc chiếm ¾
D. Các tính trạng màu sắc, hình dạng luôn xuất hiện cùng nhau.
Câu 15 (Vận dụng): Ở đậu Hà Lan thân cao, hạt vàng là tính trạng trội so với thân thấp, hạt xanh. Khi cho lai hai thứ đậu thuần chủng này với nhau F2 thu được các kiểu hình là.
A. Thân cao, hạt vàng : Thân thấp, hạt xanh.
B. Tất cả đều là thân cao, hạt vàng.
C. Tất cả đều là thân thấp, hạt xanh.
D. Thân cao, hạt vàng : Thân thấp, hạt vàng : Thân cao, hạt xanh :Thân thấp, hạt xanh.
Câu 16 (Biết): Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menden, số hợp tử được tạo ra ở F2 là.
A. 4
B. 8
C. 12
D. 16
Câu 17 (Biết): Tỉ lệ kiểu hình F2 trong lai 2 cặp tính trạng là.
A. 9 : 3 : 3 : 1
B. 3 : 3 : 1 : 1
C. 3 : 1
D. 1 : 1
Câu 18 ( Hiểu) Trong các phép lai sau, phép lai nào tạo ra nhiều kiểu gen nhất.
A. AABB x aabb
B. AaBb x AaBb
C. AABB x AaBb
D. AaBb x aabb
Câu 19 (Vận dụng): Ở gà, gen D quy định lông đen, gen d quy định lông trắng. Gen M quy định chân cao, gen m quy định chân thấp. Các gen phân li độc lập với nhau.
Phải cho hai thứ gà có kiểu gen như thế nào trong các trường hợp sau để có gà toàn lông đen, chân cao và 
A. DDMM x ddmm
B. DdMm x DdMm
C. DdMm x ddmm
D. Ddmm x Ddmm
Câu 20 (Biết): Ở cá chép, vây đỏ trội hoàn toàn so với vây vàng.
P: Cá chép vây đỏ thuần chủng x cá chép vây vàng thuần chủng. Kết quả F1 sẽ như thế nào trong các trường hợp sau:
A. 100% cá chép vây đỏ.
B. 50% cá chép vây đỏ : 50% cá chép vây vàng.
C. 100% cá chép vây vàng.
D. 75% cá chép vây đỏ : 25% cá chép vây vàng.
Câu 21 (Biết): Cho giao phấn giữa cây bắp thân cao và cây bắp thân thấp thu được F1 : 50% cây thân cao : 50% cây thân thấp. Đây là phép lai gì.
A. Lai 1 cặp tính trạng.
B. Lai phân tích.
C. Trội không hoàn toàn.
D. Trội hoàn toàn.
Câu 22 (Vận dụng): Ở cà chua:
Gen A: Thân cao trội so với gen a: Thân thấp
Gen B: Quả đỏ trội so với gen b: Quả vàng
 Cho giao phấn giữa cây cà chua thân cao, quả đở thuần chủng với cây cà chua thân thấp, quả vàng thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn F1 có tỉ lệ kiểu hình là.
A. 1 : 1 : 1 : 1
B. 3 : 3 : 1 : 1
C. 9 : 3 : 3 : 1
D. 9 : 9 : 3 : 3
Câu 23 (Biết): Trong tế bào sinh dưỡng, nhiễm sắc thể tồn tại ở dạng nào.
A. Đơn bội.
B. Cặp NST tương đồng.
C. Bộ NST lưỡng tính.
D. Bộ NST đặc thù.
Câu 24 (Biết): Ta có thể quan sát rõ cấu trúc NST ở kì nào.
A. Kì trung gian.
B. Kì đầu.
C. Kì giữa.
D. Kì sau.
Câu 25 (Hiểu) Vì sao nói nhiễm sắc thể có chức năng di truyền.
A. NST là cấu trúc mang gen (ADN)
B. NST có trong nhân tế bào.
C. NST có tính đặc thù.
D. NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em.
Câu 26 ( Biết): Quá trình nguyên phân của nhiễm sắc thể trải qua mấy kì.
A. 3 Kì
B. 4 Kì
C. 5 Kì
D. 6 Kì
Câu 27 (Biết): Kì nào sau đây được xem là thời kì sinh trưởng của tế bào trong quá trình nguyên phân.
A. Kì trung gian.
B. Kì đầu.
C. Kì giữa.
D. Kì sau.
Câu 28 (Biết): Trong quá trình nguyên phân, ở kì nào nhiễm sắc thể tồn tại ở dạng sợi đơn.
A. Kì trung gian, kì đầu.
B. Kì đầu, kì sau.
C. Kì giữa và kì cuối.
D. Kì sau và kì cuối.
Câu 29 (Hiểu): Từ một tế bào trứng sau khi thụ tinh phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh là nhờ vào quá trình.
A. Nguyên phân và biệt hoá các tế bào.
B. Sự sinh sản của trứng.
C. Sự phát triển của hợp tử.
D. Sự lớn lên của tế bào.
Câu 30 (Vận dụng): Ở người, một tế bào sinh dưỡng có 2n = 46 NST. Có 5 tế bào cùng nguyên phân. Số nhiễm sắc thể sẽ là.
A. 115 NST.
B. 230 NST.
C. 345 NST.
D. 460 NST.
Câu 31 (Biết): Giảm phân là hình thức sinh sản của 
A. Tế bào sinh dưỡng.
B. Tế bào mầm sinh dục.
C. Hợp tử sau thụ tinh.
D. Thời kì chín của tế bào sinh dục.
Câu 32 (Biết): Trong giảm phân các tế bào trãi qua mấy lần phân bào.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 33 (Biết): Kết thúc quá trình giảm phân từ 1 tế bào mẹ tạo ra mấy tế bào con. 
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 34 (Hiểu) Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là.
A. Từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n)
B. Từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con.
C. Trãi qua kì trung gian và giảm phân.
D. Là hình thức sinh sản của tế bào.
Câu 35 (Vận dụng): Ở tinh tinh có 2n = 48 NST. Một tế bào của Tinh Tinh đang ở kì sau của giảm phân II có số NST là.
A. 24 NST
B. 48 NST
C. 72 NST
D. 96 NST
Câu 36 (Biết): Từ một noãn bào bậc I qua giảm phân sẽ tạo ra.
A. 4 trứng.
B. 3 trứng và 1 thể cực.
C. 2 trứng và 2 thể cực.
D. 1 trứng và 3 thể cực.
Câu 37 (Biết): Thực chất của quá trình thụ tinh là .
A. Kết hợp giữa trứng và tinh trùng.
B. Hai bộ NST.
C. Sự kết hợp 2 bộ đơn bội (n NST) thành 1 nhân lưỡng bội (2n NST)
D. Sự kết hợp của 2 tế bào sinh dục.
Câu 38 (Hiểu): Điểm khác nhau cơ bản trong quá trình phát sinh giao tử cái và giao tử đực là:
A. Từ noãn nguyên bào sau giảm phân tạo một trứng và ba thể cực.
B. Từ noãn bào bậc 1 tạo ra 4 trứng 
C. Trứng sẽ được thụ tinh
D. Cả trứng và thể cực sẽ tiêu biến.
Câu 39 (Vận dụng): Ở chuột, 2n = 40 NST . Hai tinh bào bậc I của chuột đều giảm phân. Số NST được tạo ra sẽ là.
A. 80 NST
B. 120 NST
C. 160 NST
D. 200 NST
Câu 40 (Biết): Ở người 2n = 46 . Sau giảm phân ở người nam tạo ra giao tử là.
A. 22A + X
B. 22A + Y
C. 22 A + X và 22A + Y
D. 44A + XX
Câu 41 (Biết): Ở chim bồ câu, câu “giới đồng tử” dùng để chỉ.
A. Chim mái.
B. Chim trống.
C. Cả chim trống và chim mái.
D. Chim non.
Câu 42 (Hiểu): Trong cơ thể, NST giới tính có chức năng .
A. Qui định tính trạng sinh vật.
B. Qui định đặc điểm di truyền.
C. Qui định giới tính sinh vật.
D. Qui định sự sinh trưởng của sinh vật.
Câu 43 (Biết): Moocgan cho lai giữa ruồi F1 thân xám, cánh dài với ruồi thân đen, cánh cụt thu được kết quả.
A. Toàn thân xám, cánh dài.
B. Toàn thân đen, cánh cụt.
C. 3 thân xám, cánh dài ; 1 thân đen, cánh cụt.
D. 1 thân xám, cánh dài ; 1 thân đen, cánh cụt.
Câu 44 (Biết): Khi Moocgan làm thí nghiệm trên ruồi giấm, ông đã phát hiện ra điều gì.
A. Di truyền liên kết gen.
B. Di truyền độc lập.
C. Trội không hoàn toàn.
D. Di truyền phân li.
Câu 45 (Hiểu): Ở cải bắp 2n = 18, số gen liên kết tương ứng sẽ là.
A. 9
B. 18
C. 27
D. 32
Câu 46 (Vận dụng): Ở cà chua, cây thân cao, quả tròn là trội so với cây thân thấp quả dẹp. Biết các gen quy định chiều cao và màu quả di truyền độc lập với nhau. Khi cho 2 giống cà này giao phân với nhau thu được 50% cây thân cao, quả tròn ; 50% cây thân thấp, quả dẹp. Như vậy phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên.
A. 	AA	x	ab
	AB	ab
B.	AB	x	ab
	Ab	ab
C.	AB	x	AB
	ab	ab
D.	AB	x	ab
	ab	ab	
Câu 47 (Biết): Đơn phân của ADN được cấu từ những loại nuclêôtit nào.
A. C , H , O , N
B. A , T , G , X
C. A , U , G , X
D. A , U , T , X	
Câu 48 (Biết): Theo nguyên tắt bổ sung thì các Nuclêotit nào trong ADN sẽ liên kết với nhau theo từng cặp.
A .	A – T , G – X
B.	A – X , G – T 
C.	A – G , T – X 
D.	X – A , G – T.
Câu 49 (hiểu): một đoạn AND cao 340A0 sẽ có bao nhiêu cặp Nuclêotit.
A : 10 cặp
B : 20 cặp
C : 100 cặp
D : 200 cặp
Câu 50 (vận dụng) Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các Nuclêotit như sau:
.X – T – X – G – A – T – X Thì đoạn mạch bổ sung sẽ là:
A G – A – G – X – U – A – G 
B. X – A – G – X – T – A – G 
C. G – T – G – X – T – T – G 
D. G – A – G – X – T – A – G 
Câu 51 ( Biết): Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở kỳ nào của chu kỳ tế bào.
Kỳ trung gian
B. kỳ đầu
C. kỳ sau
D. kỳ cuối
Câu 52 ( Biết): Quá trình tự nhân đôi của AND dựa theo nguyên tắc nào.
A. Nguyên tắc bổ sung
B. Nguyên tắc bán bảo toàn
C. Nguyên tắc di truyền
D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn 
Câu 53 (Hiểu): Hiện tượng con cái sinh ra giống bố mẹ được giải thích dựa trên cơ sở nào 
A. Gen nằm trên NST 
B. Hiện tượng liên kết gen
C. Sự tự nhân đôi của ADN đảm bảo truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ 
D. Quá trình giảm phân tạo giao tử 
Câu 54 (Vận dụng): Một gen có 100 vòng xoắn, gen tiến hành nhân đôi hai lần số nucleotit của môi trường nội bào cung cấp là:
A. 1500
B. 3000
C. 4500
D. 6000
Câu 55 (Biết): Loại ARN nào sau đây có chức năng vận chuyển axít amin dến nơi tổng hợp Prôtêin: ... à B đúng
Câu 96(Biết): Ưu thế lai là hiện tượng :
A. Các đặc tính tính trạng hơn hẳn so với bố mẹ.
B. Thế hệ lai F1 có kiểu gen khác bố mẹ
C. Các đặc tính tính trạng thấp hoặc bằng bố mẹ
D. Ưu thế lai biểu hiện rỏ từ thế hệ thứ 3 trở đi.
Câu 97(Biết): Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng những phương pháp nào để tạo ưu thế lai?
A. Lai xa 
B. Lai gần
C. Lai khác dòng
D. Lai kinh tế.
Câu 98(Hiểu): Tại sao không dùng lai kinh tế để nhân giống?
A. Gen ở thể đồng hợp tăng dần ở F1
B. Gen ở thể dị hợp tăng dần ở F1
C. Thế hệ sau thể dị hợp giảm dần, nên ưu thế lai cũng giảm
D. Gen thể dị hợp và đông hợp điều tăng
Câu 99(Vận dụng): Trong các phép lai sau, phép lai nào là lai kinh tế?
A. Lợn Ỉ x Lợn Móng cái 
B. Giống lúa DT10 x lúa A20
C. Bò vàng Thanh Hoá x bò Hônsten Hà Lan
D. Bò vàng Thanh Hoá x bò vàng
Câu 100(Biết): Câu nào sau đây không đúng với chọn loc hàng loạt?
A. Chọn lọc hàng loạt dựa trên kiểu hình nên đạt hiệu quả chưa cao
B. Với thực vật giao phấn chỉ cần chọn lọc một lần do kiểu gen đồng nhất
C. So sánh các tính trạng và mục tiêu để chọn hay loại bỏ các tính trạng không mong muốn
D. Duy trì các đặc điểm tốt của giống.
Câu 101(Biết): Phạm vi ứng dụng nào sau đây đúng với chọn lọc cá thể một lần
A. Với thực vật tự thụ phấn hoặc sinh sản vô tính
B. Với các tính trạng có hệ số di truyền cao
C. Với thực vật giao phấn hoặc động vật
D. Cả 3 câu A, B và C
Câu 102(Biết): Thành tựu chọn giống ở Việt Nam là:
A. Ở thực vật
B. Ở động vật
C. Ở động vật và cả thực vật
D. Câu A và B đúng
Câu 103(Biết): Thành tựu nổi bậcnhất trong công tác chọn giống cây trồng ở Việt Nam là
A. Ở cây ăn trái 
B. Ở vật nuôi lấy sữa
C. Ở vật nuôi và cây trồng
D. Ở động vật lấy thịt
Câu 104 (Biết): Theo định nghĩa đúng nhất, môi trường sống của sinh vật là?:
	A. Nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn 	
B. Nơi sinh vật cư trú
 	C. Nơi sinh vật sinh sống 	
	D. Nơi sinh vật làm tổ 
Câu 105 (Biết) Môi trường sống chủ yếu của giun, sán là:
 	 A. Trong không khí 	 
 	 C. Trong nước 
 	 B. Trong ruột người và động vật 
 	 D. Trong đất 
Câu 106 (Biết): Nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình nào sau đây ở thực vật? 
 	A. Quang hợp 	
B. Hô hấp 
 	C. Thoát hơi nước 
	D. Cả A, B và C 
Câu 107 (Biết): Trong quang hợp, cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để?
 	A. Tổng hợp glucôzơ 	
	B. Phân giải glucôzơ
 	C. Phân giải prôtêin 	
D. Phân giải lipit
Câu 108 (Hiểu) Nhóm động vật ưa sáng là nhóm động vật: 
 	A. Gồm những động vật hoạt động vào ban đêm.
	B. Gồm những động vật hoạt động vào ban ngày.
	C. Gồm những động vật sống trong hang, trong đất.
	D. Gồm những động vật ở vùng nước sâu như đáy biển 
Câu 109 (Biết): Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ nào sau đây?
	A. – 270 C 00 C
	B. 00 C 500 C	
C. 600 C 700 C
	D. 800 C 900 C	
Câu 110 (Biết): Động vật được chia làm hai nhóm đó là :
	A. Động vật ưa ẩm và động vật ưa khô.
	B. Động vật ưa ẩm và động vật chịu hạn.
	C. Động vật ưa khô và động vật chịu hạn
	D. Cả A, B, C sai.
Câu 111 (Biết): Quan hệ hội sinh là : 
 	A. Hai loài cùng sống với nhau và cùng có lợi 
 	B. Hai loài cùng sống với nhau và gây hại cho nhau 
C. Hai loài cùng sống với nhau, một bên có lợi và bên còn lại không có lợi cũng không có bị hại
 	D. Hai loài cùng sống với nhau và không ảnh hưởng đến nhau 
Câu 112 (Hiểu) Giữa các cá thể khác loài có thể có những mối quan hệ nào sau đây?
 	A. Cộng sinh và hội sinh 
 B. Cạnh tranh và kí sinh 
C. Nữa kí sinh và sinh vật này ăn thịt sinh vật khác 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 113 (Biết): Quan hệ cộng sinh là:
	A. Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật
	B. Các loài sinh vật tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác
	C. Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi.
	D. Quan hệ trong đó sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng từ sinh vật đó.
Câu 114 (Biết): Các sinh vật cùng loài có mối quan hệ nào sau đây?
	A. Hỗ trợ và cộng sinh
	B. Cộng sinh và hội sinh
	C. Kí sinh và nữa kí sinh
	D. Hỗ trợ và cạnh tranh.
Câu 115 (Biết): Quần thể sinh vật là tập hợp  cùng sống trong một khoảng không gian nhất dịnh. Từ trong dấu () đó là: 
 	A. Các cá thể cùng loài 	
B. Các cá thể khác loài 
 	C. Các loài khác nhau 	
D. Hai loài khác nhau 
Câu 116 (Biết) Một số đặc trưng của quần thể được đề cập trong sinh học 9 là gì?
 	 A. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi 
 	 B. Thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể 
 	 C. Mật độ quần thể, tỉ lệ giới tính 
 	 D. Tỉ lệ giới tính, mật độ quần thể và thành phần nhóm tuổi 
Câu 117 (Hiểu): Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể?
A. Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung.
B Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời.
C. Khả năng sinh sản.
D. Có quan hệ với môi trường.
Câu 118 (Biết): Dân số tăng quá nhanh không dẫn đến trường hợp nào sau đây?
	A. Chậm phát triển kinh tế.
	B. Thiếu trường học, bệnh viện.
	C. Thiếu nơi ở
	D. Năng suất lao động tăng.
Câu 119 (Biết): Quần thể người gồm mấy nhóm tuổi?
	A. Một nhóm tuổi
	B. Hai nhóm tuổi
	C. Ba nhóm tuổi
	D. Bốn nhóm tuổi
Câu 120 (Biết): Quần xã sinh vật tập hợp của : 
A. Các quần thể sinh vật cùng loài 
B. Các quần thể sinh vật khác loài 
 	C. Các cá thể sinh vật cùng loài 
D. Các cá thể sinh vật khác loài 
Câu 121 (Biết): Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã thể hiện ở chỉ số nào sau đây? 
 A. Độ đa dạng 
 B. Độ nhiều 
 C. Độ thường gặp 
 D. Cả A, B, C
Câu 122 (Biết): Một hệ sinh thái bao gồm những thành phần nào sau đây? 
 	A. Thành phần không sống (vô sinh ) 
B. Thành phần sống (hữu sinh ) 
 	 C. Động vật và thực vật 
 	D. Cả A và B 
Câu 123 (Biết): Các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đều bắt đầu từ sinh vật nào sau đây: 
 	A. Sinh vật sản xuất 
B. Sinh vật tiêu thụ 
 	C. Sinh vật phân giải 
 	D. Con người 
Câu 124 (Biết): Săn bắt động vật hoang dã gây hậu quả là:
A. Mất nhiều loài sinh vật.
B. Mất cân bằng sinh thái.
C. Cả A và B đúng.
D. Cả A và B sai.
Câu 125 (Biết): Để bảo vệ và cải tạo môi trường, cần những điều kiện nào sau đây?
 	A. Phát triển dân số một cách hợp lí 
 	B. Bảo vệ các loài sinh vật ,sử dụng có hiệu quả và hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên 
 	C. Giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm ;cải tạo giống vật nuôi ,cây trồng để cho năng suất cao 
 	D. Cả A, B và C 
Câu 126 (Biết): Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?
A. Gây hại cho sức khỏe con người 
 	B. Gây hại cho sinh vật 
C. Tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển 
 	D. Cả A, B và C 
Câu 127 (Biết): Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
A. Rác thải công nghiệp, rác sinh hoạt.	
B. Khói.
C. Phá rừng.	
D. Hoạt động của giao thông
Câu 128 (Hiểu): Nguyên nhân ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật là gì?
A. Sử dụng thuốc không đúng quy cách.
B. Không tuân thủ quy định thời gian thu hoạch sau khi phun thuốc.
C. Câu A và B đúng
D. Câu A và B sai
Câu 129 (Biết): Hoạt động nào sau đây gây ô nhiễm không khí?
Đi bộ
B. Đi xe máy
C. Đi xe đạp
D. Bơi lội
Câu 130 (Biết): Những dạng tài nguyên nào là tài nguyên tái sinh?
A. Dầu lửa
B. Nước	
C. Than đá	
D. Khí đốt thiên nhiên
Câu 131 (Biết): Trong các dạng tài nguyên dưới đây, tài nguyên nào không tái sinh?
A. Tài nguyên đất.
B. Tài nguyên rừng.
C. Khí đốt thiên nhiên, dầu lửa.
D. Năng lượng mặt trời
Câu 132 (Hiểu): Ai chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường?
A. Thực vật	
B. Động vật	
C. Con người	
D. Vi sinh vật
Câu 133 (Biết): Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
A. Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. 
B. Săn bắt động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật. 
C. Trồng cây gây rừng
D. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia 
Câu 134 (Biết): Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiện nhiên hoang dã là nhằm?
	A. Bảo vệ động vật và môi trường sống của chúng
	B. Bảo vệ thực vật và môi trường sống của chúng
	C. Bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng
	D. Bảo vệ vi sinh vật và môi trường sống của chúng
Câu 135 (Biết): Các hệ sinh thái nước ngọt bao gồm?
	A. Các hệ sinh thái sông, suối, ao, hồ
	B. các hệ sinh thái ven bờ biển
	C. Các hệ sinh thái vùng biển khơi
	D. Các hệ sinh thái thảo nguyên
Câu 136 (Hiểu): Để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp, biện pháp cần làm là
A. Không lạm dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
B. Tăng cường bón thật nhiều phân bón hóa học cho cây trồng
C. Dùng thuốc diệt cỏ để phòng trừ cỏ dại
D. Cả ba biện pháp nêu trên
Câu 137 (Biết): Hệ sinh thái nào dưới đây không phải là hệ sinh thái trên cạn
	A. Rừng mưa nhiệt đới
	B. Rừng ngập mặn
	C. Rừng mưa nhiệt đới
	D. Vùng thảo nguyên và hoang mạc
Câu 138 (Biết): Nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường là gì?
A. Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường
B. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố ô nhiễm môi trường.
C. Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
D. Câu A và B đúng.
Câu 139 (Hiểu): Nếu luật bảo vệ môi trường không qui định: Nghiêm cấm săn bắt động vật hoang dã thì điều gì sẽ xảy ra?
	A. Chất thải đổ không đúng nơi qui định
	B. Động vật hoang dã đã bị khai thác đến cạn kiệt
	C. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch
	D. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch
Câu 140 (Biết): Luật bảo vệ môi trường qui định: Cần qui hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường có tác dụng gì?
	A. Chất thải được thu gom đúng chỗ, và được xử lí và không gây ô nhiễm môi trường
	B. Chất thải đổ không đúng nơi qui định
	C. Khai thác tài nguyên khoáng sản có kế hoạch
	D. Khai thác tài nguyên biển có kế hoạch
SỞ GD – ĐT BẠC LIÊU
Trường THCS Ngan Dừa
BÁO CÁO KẾT QUẢ BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
MÔN: SINH LỚP 9
1. Người tham gia:
- Nhóm trưởng: Đoàn Thanh Thuý	, đang dạy lớp 9
- Biên soạn	: Danh Hên	, đang dạy lớp 6 - 7
- Biên soạn	: Thái Văn Bằng	, đang dạy lớp 6 - 8.
- Phản biện	: Nguyễn Thị Sen	, đang dạy lớp 9 .
- Phản biện	: Danh Chương	, đang dạy lớp 6 - 7.
2. Tổng số câu biên soạn:
- Theo phân công: 140 câu.
- Đã biên soạn: 140 câu:
Chia ra: 	+ Theo mức độ 	* Trung bình: 120 câu, tỉ lệ 85.7 %.
* Khó: 20 câu, tỉ lệ 14.3 %
	+ Theo chương trình: 	* Chuẩn: 140 câu 
* Nâng cao: câu
 3. Thống kê theo chương:
Số tiết phân phối theo chương trình
Số câu đã biên soạn
Ghi chú
Phần I: Chương
Chuẩn
Nâng cao
Chuẩn
Nâng cao
Cộng
I
7
22
II
9
24
III
7
19
IV
7
12
V
3
8
VI
11
18
Phần II: Chương
I
6
11
II
6
9
III
5
6
IV
6
11
Cộng
67
140
4. Cụ thể:
TT
Nội dung 
(gồm câu dẫn và các phương án để chọn)
Câu đúng
Phân loại
Mức độ
Biết (B)
Hiểu (H)
Vận dụng (V)
Tổng hợp (T)
P.tích, d.giải (P)
Tr. Bình (TB)
Khó (Kh)
98
28
14
Cộng
98
28
14
 Ngày 16 tháng 4 năm 2009
 Xác nhận của lãnh đạo Các GV tham gia Tổ trưởng
(Họ tên, chữ kí) 	 (Họ tên, chữ kí)

Tài liệu đính kèm:

  • docNgan hang cau hoi sinh 9.doc