Ngân hàng đề môn sử lớp 9 ( tiết 15, 16 )

Ngân hàng đề môn sử lớp 9 ( tiết 15, 16 )

Câu 1: Thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đé quốc

B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc

C. Hơn 100 quốc gia độc lập ra đời

D. Nhiều nước đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế cao

 

doc 23 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1547Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng đề môn sử lớp 9 ( tiết 15, 16 )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PGD – ĐT MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG THCS BÌNH KHÁNH ĐÔNG NGÂN HÀNG ĐỀ 
 MÔN SỬ LỚP 9 ( TIẾT 15, 16 )
Câu 1: Thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đé quốc
Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc
Hơn 100 quốc gia độc lập ra đời
Nhiều nước đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế cao
Câu 2: Những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội sau khi giành độc lập là những nước nào? 
Trung Quốc, Ân Độ, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a
Trung Quốc, Ân Độ, Phi-Lip-pin, Mi-an-ma
Cam-pu-chia, Lào, việt Nam, Thái Lan
Nhật Bản, Trung Quốc, Ân Độ, Phi-Lip-pin
Câu 3: Nối kết sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tọc châu Á, Phi,và Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai
Tên nước
Phong trào tiêu biểu
Cu Ba
Nam Phi
Trung quốc
Ấ Độ
A. Chống chế độ A-pac-thai thắng lợi
B. Thực hiện cuộc cách mạng xanh có hiệu quả
C. Lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ
D. Nước đầu tiên ở châu Á xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đ. Là con Rồng châu Á	
Câu 4: Mục đích của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là để:
bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
 thúc đãy sự phát triển kinh tế của Việt Nam và Đông Dương
tăng cường sức mạnh kinh tế của Pháp
bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt của Việt Nam
Câu 5:Vì sao Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào đồn điền cao su và khai thác than
Việt Nam có nhiều mỏ than
Đất đai thuận lợi cho việc trồng cây cao su
Cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn
Tận dụng nguồn nhân công rẻ mạc
Câu 6: Những đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?
Điều kiện lao động và sinh sống tập trung
Đại biểu cho lực lượng sản xuất tiến bộ
Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt
Có quan hệ gắn bó với giai cấp công nhân Việt nam
Câu 7: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của các gia cấp mới là
Tư sản dân tộc, công nhân, tiểu tư sản
Công nhân, tư sản, tiểu tư sản
Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc
Tư sản dân tộc, tư sản mại bản, tiểu tư sản
Câu 8: Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì? Cho biết thời cơ và thách thức của đất nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế? 
Câu 9:Chính sách khai thác thuộc địa cuả thực dân Pháp so với trước kia có gì khác biệt ?
Câu 10: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân pháp có tác động như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam ?
 ĐÁP ÁN ( sử 9 tiết 15, 16 )
Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: 1 + C, 2 + A, 3+D, 4 + B
Câu 4: C
Câu 5: C 
Câu 6: B
Câu 7: B
Câu 8: 
 * Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định,hợp tác phát triển, các nước đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với việc lấy kinh tế làm trọng điểm.\
 * Thời cơ và thách thức của đất nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế:
 - Thời cơ:
 + Nước ta có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đến nay là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông nam Á(ASEAN), thành viên của Liên Hợp Quốc, thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO
 + Nước ta có điều kiện mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ đầu tư vốn của nước ngoài để xây dựng và phát triển đất nước.
+ Có điều kiện để rút ngắn khoảng cách với các nước giàu.
 + Có cơ hội tiếp thu những thành tựu văn hóa, khoa học-kỹ thuật của thế giới ứng dụng vào sản xuất và đời sống.
 - Thách thức:
 + Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực của đất nước còn nhiều hạn chế.
 + Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới, nếu không thích ứng được sẽ bị nhấn chìm.
 + Phải biết sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả .
+ Phải giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, nếu không hòa nhập sẽ bị hòa tan.
 + Kịp thời nắm bắt thời cơ nếu không sẽ bị tụt hậu.
Câu 9: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không thay đổi so với trước kia: hạn chế công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng, tăng cường thủ đoạn bóc lột, vơ vét tiền của nhân dan ta bằng cách đánh thuế: thuế đất, thuế than, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện và hàng trăm thứ thuế khác.
Câu 10:
 +Bên cạnh những mặt tiêu cực, cuộc khai thác lần thứ hai của Pháp cũng khiến cho kinh tế Đông Dương có bước phát triển nhất định ( tác động này nằm ngoài ý muốn của thực dân ). Tuy vậy, chính sách kinh tế không có gì thay đổi: Pháp cố tình hạn chế sự phát triển của công nghiệp Đông Dương ( nhất là công nghiệp nặng như luyện kim, cơ khí, hóa chất ); cột chặt kinh tế Đông Dương
lệ thuộc vào kinh tế chính quốc; biến Đông Dương thành thị trường khai thác ( nguyên liệu, sức người ) và tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp Pháp.
 " Kinh tế Việt Nam, về cơ bản, vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp, phát triển què quặt, lạc hậu
 + Sự ra đời của các tầng lớp xã hội, các giai cấp mới ( công nhân, tiểu tư sản, tư sản ) làm phân hoa các giai cấp ( trước hết là giai cấp địa chủ và tư sản ) làm bần cùng hóa các giai cấp lao động.
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN 2
TỔ SỬ -ĐỊA- GDCD
 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM- TỰ LUẬN
 MÔN: LỊCH SỬ 9 ( 2010 -2011)
 TUẦN : 30 +31 +32
I.TRẮC NGHIỆM 
 Khoanh tròn vào chữ cái trước đầu câu đúng ( mỗi ý đúng 0,25 đ)
 * Nhận biết
Câu 1: Chiến thắng mở đầu cao trào “ Tìm Mĩ mà đánh tìm ngụy mà diệt ” trên toàn miền Nam là
Ấp Bắc ( Mĩ Tho) 
Núi Thành ( Quảng Nam )
Vạn Tường ( Quảng Ngai
Bình Gĩa ( Bà Rịa )
 Câu 2: Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày
25 -1 -1969 
30 -12 -1973
15 -1 -1973
27 -1 -1973
*Thông hiểu
Câu 3: Trong những năm 1954 – 1957 , miền Bắc đã thực hiện nhiệm vụ
Cải tạo quan hệ sản xuất
Khôi phục kinh tế , hàn gắn vết thương chiến tranh
Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
Ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ- Diệm của nhân dân Miền Nam
Câu 4: Trong những năm 1954-1959 , nhân dân miền Nam đã tiến hành
 A.Cuộc Đồng khởi
 B. Cải tạo quan hệ sản xuất
 C. Đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng
 D. Xây dựng ,phát triển kinh tế ,văn hóa
Câu 5 : Chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ được tiếnn hành bằng lực lượng
 A. Quận đội Sài Gòn và quân đồng Minh
 B.Quận đội Mĩ là chủ yếu
 C.Quận đồng minh của Mĩ là chủ yếu
 D.Quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân Mĩ
 *Vận dụng
 Câu 6: Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng ta trong thời kì chống Mĩ cứu nước
 A.Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
 B.Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
 C. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
 D. Đánh Mĩ và tay sai , giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất tổ quốc
Câu 7: Ta chủ trương mở cuôc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân trên toàn miền Nam là xuất phát từ tình hình
 A. So sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta và mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống
 B. Sự ủng hộ to lớn của các nước XHCN với cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân ta
 C. Mâu thuẫn giữa Mĩ và chính quyền Sài Gòn đang gay gắt, quân đội Sài Gòn bị cô lập với quân Mĩ
 D. Sự thất bại nặng nề của Mĩ và quân đội Sài Gòn trong hai mùa khô ( 1965 -1966 và 1966 -1967 )
II. TỰ LUẬN 
* Nhận biết
Câu 8: Phong trào “Đồng Khởi ” diễn ra trong hoàn cảnh nào? Trình bày diễn biến và ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi”( 1959-1960 )? ( 3,0 đ)
*Thông hiểu
Câu 9 : Phân tích những thắng lợi của quân và dân ta chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ( 2,0đ)
*Vận dụng 
Câu 10: So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt ”và chiến lược “chiến tranh cục bộ” ( 2,0 đ )
 ĐÁP ÁN
I.TRẮC NGHIỆM ( 3 ,0 đ )
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
ĐÁN ÁN
 C
D
B
C
D
C
A
II. TỰ LUẬN 
* Nhận biết
Câu 8: 
-Hoàn cảnh của Phong Trào “Đồng Khởi ”( 1959-1960 ) ( 0,75đ)
 + Trong những năm 1957-1959, Mĩ- Diệm tăng cường khủng bố , đàn áp cách mạng miền Nam; ra sắc lệnh “ đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “đạo luật 10-59” công khai chém giết những người vô tội khắp miền Nam
 + Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng ( đầu 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang
-Diễn biến ( 1,5 đ)
 +Dưới ánh sáng của Nghị quyết của Đảng, phong trào nổi dậy của quần chúng lúc đầu lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh- Bình Định, Trà Bồng –Quảng Ngãi,....sau đó lan rộng khắp miền Nam, trở thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng Khởi” tiêu biểu nhất là ở Bến Tre
 +Ngày 17-1-9160, “Đồng Khởi “diễn ra ở huyện Mỏ cày ( Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch ở thôn, xã
 + “Đồng Khởi” như nước vỡ bờ nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ
-Ý Nghĩa (0,75)
 +Phong trào đã giáng một đoàn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra một bước phát triển nhẩy vọt của cách mạng Việt Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
 + Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ( ngày 20-12-1960 )
*Thông hiểu
 Câu 9 : Những thắng lợi của quân và dân ta chống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”
 -Trên mặt trận chính trị
 +Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời ( 6-1969 ) là những thắng lợi chính trị đầu tiên trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”
 +Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp ( 4- 1970 ) để biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống đế quốc Mĩ
 -Trên mặt trận quân sự:
 + Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-Pu-Chia đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-Pu-chia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn ( từ tháng 4 đến tháng 6-1970 )
 +Từ tháng 2 đến tháng 3-1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp với quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “ Lam Sơn 719” của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm chiếm giữ Đường 9 – Nam- Lào, quét sạch chúng khỏi nơi đây.
+ Khắp các đô thị phong trào của các tầng lớp nhân dân điễn ra liên tục. Đặc biệt ở Huế, Sài Gòn, phong trào học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ.
*Vận dụng 
Câu 10: Điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt ”và chiến lược “chiến tranh cục bộ” ( 2,0 đ )
 *Giống nhau: 
 - Cả 2 chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, và chiến lược “ chiến tranh cục bộ” đều là chiến lược thực dân mới của Mĩ thực hiện ở miền Nam VN
 -Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng của nhân dân ta
 - Đều gây đau thương tan tóc cho nhân dân ta
 *Khác nhau:
 -Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” lực lượng chủ yếu là quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ
 -Chiến lược “chiến tranh cục bộ”
 + Lực lương chủ yếu là quân đội Mĩ, quân đồng minh và sự ph ... Điện của Phạm Hồng Thái ở Quảng Châu (Trung Quốc)
1+A
2. Tháng 8/1925
B. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền thả Phan Bội Châu
2+D
3. Năm 1925
C. Đám tang Phan Châu Trinh
3+B
4. Năm 1926
D. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.
4+C
5. Năm 1927
Câu 8: Hoàn thiện sơ đồ dưới đây để thể hiện ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào cách mạng thế giới trong đó có cách mạng Việt Nam (1đ)
Ảnh hưởng của 
Cách mạng tháng Mười Nga
Phong tráo giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La Tinh
Đấu tranh chống kẻ thù chung là: Chủ nghĩa đế quốc
Phong trào công nhân ở các nước Tư bản phương Tây
Tác động lớn đến 
Cách mạng Việt nam
Câu 9 : Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
*Đáp án : Phong trào bãi công Ba Son (8/1925) có điểm mới là công nhân đấu tranh không chỉ vì quyền lợi của mình mà còn thể hiện tình đoàn kết với công nhân và nhân dân lao độngTrung Quốc. Nó chúng tỏ giai cấp công nhân nước ta từ đây bắt đầu đi vào tự giác.
Câu 10: Trình bày mục tiêu, tính chất, mặt tích cực, hạn chế của phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản ?
*Đáp án : 
 - Mục tiêu : chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do đân chủ
 - Tính chất : yêu nước, dân chủ.
 - Mặt tích cực : thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ trong nhân dân, tư tưởng cách mạng mới.
 - Mặt hạn chế : chưa tổ chức được chính đảng, đấu tranh mang tính xốc nổi, ấu trĩ.
Hết.
TRƯỜNG THCS AN ĐỊNH 
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9 
TUẦN: 11.12
I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 
	1. Trong thập niên 50, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ vì: 
	A. Nhận được những đơn đặt hang của Pháp trong chiến tranh ở Đông Dương. 
	B. Có thị trường rộng lớn là cộng hòa nhân dân Trung Hoa 
	C. Nhận được những đơn đặt hang của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.
	D. Nhận được viện trợ của Mỹ. 
	2. Sự việc nào dưới đây chứng tỏ Nhật Bản được xem là “ Người khổng lồ về kinh tế”: 
	A. Nhật Bản tự túc lương thực.
	B. Ngành đánh cá rất phát triển . 
	C.Thu nhập bình quân đầu người đứng thứ hai thế giới.
	D. Xâm nhập, mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế khắp nơi trên thế giới. 
	3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhật Bản lâm vào tình thế khó khăn nào? 
	A. Là nước bại trận, phải đầu hang vô điều kiện và chịu nhiều tổn thất.
	B. Lần đầu tiên bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
	C. Mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề. 
	D. Thất nghiệp trầm trọng, thiếu lương thực, thực phẩm, hang hóa, lạm phát. 
	4. Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập vào năm nào? 
	A. 1965 B. 1969 
	C. 1967 D. 1973 
	5. Các nước EC họp hội nghị cao cấp tại Ma-a-xtơ- rich vào tháng năm nào? 
	A. 12/1987 B. 12/1991 
	C. 12/1990 D. 12/1993 
II. Tự Luận: 
Trình bày tình hình nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai? 
Nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh và vững chắc như vậy nhờ vào những nhân tố quan trọng nào? 
Hảy nêu một số khó khăn của Nhật Bản trong sự phát triển kinh tế? 
Sau khi nền kinh tế được khôi phục, các nước Tây Âu đã có xu hướng như thế nào? 
Mục đích của việc thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu? 
* Đáp án: 
I. Trắc nghiệm: 1C, 2D, 3D, 4C, 5B. 
II. Tự luận: 
	1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản đứng trước những thử thách chưa từng có trong lịch sử ( chiến tranh tàn phá, đối mặt với nạn ngoại xâm, thất nghiệp, thiếu lương thực). Nhưng cùng lúc đó, dưới chế độ quân quản của Mỹ đã tiến hành một loạt cải cách ở Nhật Bản tạo nên một nhân tố quan trọng cho sự phát triển thần kỳ về kinh tế sau này của Nhật Bản. 
	2. - Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật- sẳn sang tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
	 - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản. 
	 - Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế lien tục tăng trưởng.
	 - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. 
	3. Năng lương, nguyên liệu hầu hết phải nhập ở nước ngoài. Sự cạnh tranh chèn ép của Mỹ, Tây Âu và nhiều nước khác. Từ thập niên 90 cùa TK XX kinh tế Nhật Bản suy thoái kéo dài. 
	4. Có xu hướng lien kết với nhau giữa các nước trong khu vực cụ thể: 
	+ Tháng 4/1951, thành lập “Cộng đồng than, thép châu Âu” gồm các nước: Pháp, Đức, I-ta-Li-a, Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua. 
	+ Tháng 3/1957, các nước trên lại thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” rồi “Cộng đồng kinh tế châu Âu” ( viết tắt EEC) 
	+ Tháng 7/1967, “ Cộng đồng châu Âu” (EC) ra đời trên cơ sở sáp nhập 3 cộng đồng trên. 
	5. Nhằm hình thành một thị trường chung để xóa bỏ dần hang rào thế quan giữa sáu nước, tiến tới thực hiện sự tự do lưu thông về nhân công và tư bản đồng thời có một chính sách thống nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và giao thông. 
CÂU HỎI –BÀI TẬP
A .PHẦN TRẮC NGHIỆM 
 Khoanh tròn 1 chữ cái trước câu trả lời đúng : ( Nhận biết )
 - Câu 1: Hà Nội được chọn làm thủ đô của nước Việt Nam thống nhất vào năm 
 A. 1975 
 B. 1976 
 C. 1945 
 D. 1954
- Câu 2: Quan điểm đổi mới của Đảng tại Đại hội Đảng lầnVI (12/1986) là 
 A. đổi mới về kinh tế 
 B. đổi mới về văn hóa 
 C. đổi mới về chính trị 
 D. đổi mới toàn diện và đồng bộ 
 - Câu 3: Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra trong 2 năm 
 A. 1972-1973 
 B. 1973-1974 
 C. 1974-1975 
 D. 1975-1976 
 - Câu 4: Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên ở 
 A. Đại hội IV (12/1976) 
 B. Đại hội V (3/1982) 
 C. Đại hội VI (12/1986) 
 D. Đại hội VII (6/1991) 
- Câu 5: Trong 3 chương trình kinh tế của kế hoạch 5 năm (1986-1990), chương trình được đưa lên hàng đầu là 
 A. lương thực ,thực phẩm 
 B. thực phẩm 
 C. hàng tiêu dùng 
 D. hàng xuất khẩu 
B .PHẦN TỰ LUẬN 
- Câu 1: Sơ lược quá trình diễn biến của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ? Qua diễn biến hãy phân tích sự lãnh đạo tài tình của Đảng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ? ( Nhận biết – Vận dụng )
- Câu 2: Trong những năm đầu sau chiến tranh chống Mĩ thắng lợi ,Đảng và chính quyền cách mạng ở miền Nam đã làm gì để khắc phục hậu quả chiến tranh , khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa ? ( Nhận biết ) 
- Câu 3: Việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước trong những năm đầu sau chiến tranh chống Mĩ thắng lợi có ý nghĩa gì ? ( Nhận biết ) 
- Câu 4: Nêu những thành tựu chủ yếu và những khó khăn ,yếu kém của nước ta trong mười năm đi lên chủ nghĩa xã hội (1976-1985). ( Nhận biết ) 
- Câu 5: Qua những thành tựu 15 năm đổi mới của Đảng ( 1986-2000) em hãy rút ra ý nghĩa của những thành tựu trên ( Thông hiểu )
ĐÁP ÁN
A . Phần trắc nghiệm 
 - Câu 1: chọn B 
 - Câu 2: chọn D
 - Câu 3: chọn D
 - Câu 4: chọn C
 - Câu 5: chọn A	
B . Phần tự luân :
 * Câu 1: 
Diễn diến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
 a. Chiến dịch Tây Nguyên:
- 10/3/1975 ta đánh ở Buôn Ma Thuột và nhanh chóng giành thắng lợi 
- 12/3/1975 địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng thất bại 
- 14/3/1975 giặc rút quân khỏi Tây Nguyên về giữ các tỉnh ven biển miền Trung ,bị ta truy kích và tiêu diệt 
- 24/3/1975 Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng 
 b. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng:
- 21/3/1975 ta đánh Huế và chặn đường rút của giặc.
- 26/3/1975 quân ta giải phóng Huế ,thị xã Tam Kì và toàn tỉnh Quảng Ngãi 
- Sáng 29/3/1975 ta tiến công thành phố Đà Nẵng và đến 3 giờ chiều Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng
- Từ cuối tháng 3 đến tháng 4 /1975 ,nhân dân các tỉnh ven biển miền Trung ,Nam Tây Nguyên và 1 số tỉnh Nam Bộ nổi dậy giải phóng quê hương mình 
 c. Chiến dịch Hồ Chí Minh:
- Chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh
- 17g ngày 26/4/1975 ,quân ta nổ súng mở đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh 
- 10g 45 ngày 30/4/1975 ,xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập .Tổng thống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng 
- 11g30 ngày 30/4/1975 ,lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng 
 Phân tích sự lãnh đạo tài tình của Đảng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
- Phân tích đúng tình hình ,đề ra kế hoạch chính xác ,kịp thời ,chớp đúng thời cơ
- Chỉ đạo tác chiến tài giỏi : điểm đúng huyệt quân thù ,bí mật ,bất ngờ ,linh hoạt trong từng chiến dịch 
 +Đánh Buôn Ma Thuột với phương châm táo bạo ,bất ngờ 
 +Chiến dịch Hồ Chí Minh : bao vây ,cô lập ,chia cắt ,diệt địch ở vòng ngoài rồi tiến vào trung tâm tiêu diệt đầu não của giặc 
- Phối hợp tài tình giữa tiến công và nổi dậy, nổi dậy với tiến công ,chiến trường chính và chiến trường phụ 
* Câu 2: Công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh , khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa ở miền Nam sau chiến tranh chống Mĩ thắng lợi:
-Công việc tiếp quản vùng giải phóng đạt kết quả tốt .Ở những vùng mới giải phóng ,chính quyền cách mạng nhanh chóng được thành lập 
-Chính quyền cách mạng tịch thu ruộng đất, tài sản của bọn phản động, xoá bỏ bóc lột của phong kiến, quốc hữu hóa ngân hàng 
-Chính quyền cách mạng chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp ; các cơ sở sản xuất công nghiệp ,thủ công nghiệp và thương nghiệp đều hoạt động trở lại 
-Các hoạt động văn hóa , giáo dục , y tế được tiến hành khẩn trương
* Câu 3: Ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước trong những năm đầu sau chiến tranh chống Mĩ thắng lợi :
-Tạo những điều kiện chính trị cơ bản phát huy sức mạnh toàn diện 
-Tạo những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên CNXH
-Tạo những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc , mở rộng quan hệ quốc tế với các nước khác 
* Câu 4: Nước ta trong mười năm đi lên chủ nghĩa xã hội (1976-1985)
-Những thành tựu chủ yếu :
 +Hậu quả nặng nề của chiến tranh đã được khắc phục .Kinh tế có bước phát triển 
 +Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, thiết lập hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến địa phương
 +Xóa bỏ cơ bản chế độ người bóc lột người 
 +Thiết lập bước đầu quan hệ sản xuất mới ,xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH trong cả nước 
 +Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (1978-1979)
-Những khó khăn ,yếu kém :
 +Kinh tế mất cân đối, sản xuất phát triển chậm
 +Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn ,xã hội nảy sinh nhiều tiêu cực
* Câu 5: Ý nghĩa của những thành tựu qua 15 năm đổi mới của Đảng (1986-2000)
-Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế ,xã hội 
-Cơ bản hoàn thành chặng đường đầu của thời kì quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa để chuyển sang thời kì mới là đẩy mạnh công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước 
-Là kết quả của 1 quá trình tìm tòi ,đổi mới ,bám sát thực tiễn ,phấn đấu gian khổ của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam 
-Khẳng định bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng 
-Nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế 
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docDE LICH SU TIEP THEO.doc