Ngữ văn 9 - Bài tập về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Ngữ văn 9 - Bài tập về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

BÀI TẬP VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

Câu 1: Ngôn ngữ sinh hoạt là gì?

A/ Lời ăn tiếng nói hàng ngày. B/ Trao đổi thông tin.

C/ Trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng nhu cầu tự nhiên của cuộc sống. D/ Cả ba.

Câu 2: Dạng lời nói bên trong của ngôn ngữ sinh hoạt gồm có?:

A/ Độc thoại nội tâm, đối thoại nội tâm, phát ngôn.

B/ Đối thoại nội tâm, dòng tâm tư, phát ngôn.

C/ Dòng tâm tư, độc thoại nội tâm, đối thoại nội tâm.

D/ Lời nói trong kịch, đối thoại nội tâm, độc thoại nội tâm.

Câu 3: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có các đặc trưng sau?:

A/ Tính trí tuệ, tính cụ thể, tính cá thể. B/ Tính trừu tượng, tính cụ thể, tính công vụ.

C/ Tính cụ thể, tính chính xác, tính cá thể. D/ Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể.

Câu 4: Tính cảm xúc của ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện qua?:

A/ Đích lời nói của người phát ngôn. B/ Sắc thái giọng nói của người phát ngôn.

C/ Cử chỉ, điệu bộ của người phát ngôn. D/ Các cách diễn đạt cụ thể bằng từ ngữ.

Câu 5: Các đặc trưng nào không phải của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?:

A/ Tính cụ thể, tính nghệ thuật, tính minh xác. B/ Tính trừu tượng, tính trí tuệ, tính cá thể.

C/ Tính công vụ, tính chính xác, tính chuẩn mực. D/ A,B,C.

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Bài tập về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
Câu 1: Ngôn ngữ sinh hoạt là gì?
A/ Lời ăn tiếng nói hàng ngày. B/ Trao đổi thông tin.
C/ Trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng nhu cầu tự nhiên của cuộc sống. D/ Cả ba.
Câu 2: Dạng lời nói bên trong của ngôn ngữ sinh hoạt gồm có?:
A/ Độc thoại nội tâm, đối thoại nội tâm, phát ngôn.
B/ Đối thoại nội tâm, dòng tâm tư, phát ngôn.
C/ Dòng tâm tư, độc thoại nội tâm, đối thoại nội tâm.
D/ Lời nói trong kịch, đối thoại nội tâm, độc thoại nội tâm.
Câu 3: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có các đặc trưng sau?:
A/ Tính trí tuệ, tính cụ thể, tính cá thể. B/ Tính trừu tượng, tính cụ thể, tính công vụ.
C/ Tính cụ thể, tính chính xác, tính cá thể. D/ Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể.
Câu 4: Tính cảm xúc của ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện qua?:
A/ Đích lời nói của người phát ngôn. B/ Sắc thái giọng nói của người phát ngôn.
C/ Cử chỉ, điệu bộ của người phát ngôn. D/ Các cách diễn đạt cụ thể bằng từ ngữ.
Câu 5: Các đặc trưng nào không phải của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?:
A/ Tính cụ thể, tính nghệ thuật, tính minh xác. B/ Tính trừu tượng, tính trí tuệ, tính cá thể.
C/ Tính công vụ, tính chính xác, tính chuẩn mực. D/ A,B,C.
Câu 6: Ngôn ngữ sinh hoạt ở dạng lời thoại trong tiểu thuyết có biến thể là gì?:
A/ Là lời nói hàng ngày, tự nhiên. B/ Là những lời thoại có vần, có nhịp.
C/ Tuân thủ theo luật thơ, ngắt nhịp, ngắt dòng. D/ Có ý nghĩa khác.
---> Hãy trình bày rõ ý nghĩa của biến thể ngôn ngữ sinh hoạt thông qua lời nhân vật trong tiểu thuyết. Cho ví dụ minh họa và phân tích.
Câu 7: Trong truyện cổ tích " Tấm Cám ", có lời thoại như sau:
" Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người ". Câu nói đó thể hiện sắc thái giọng nói gì?
A/ Giọng dọa dẫm, mắng nhiếc. B/ Giọng yêu thương, trìu mến, dỗ dành.
C/ Giọng yêu thương, trách móc. D/ Giọng thương yêu, giận hờn, dọa dẫm.
Câu 8: Hãy phân tích những dấu hiệu đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong câu ca dao sau?:
Bây giờ Mận mới hỏi Đào:
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì Đào xin thưa:
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
	Chỉ ra biến thể của ngôn ngữ sinh hoạt khi đi vào thể loại ca dao trong ví dụ trên.
Câu 9: Khi xét các biểu hiện cụ thể của hành vi ngôn ngữ trong ngôn ngữ sinh hoạt, ta cần chú ý đến các yếu tố nào?. Trong đó, yếu tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?.
Câu 10: Viết một đoạn đối thoại nhỏ về cuộc tranh luận của nhiều người bạn với chủ đề: " Thế nào là người bạn tốt? ". Phân tích tính cụ thể, tính cá thể trong từng lời nói của mỗi người.
ĐÁP ÁN BÀI TẬP VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
	- Câu 1: D
	- Câu 2: C
	- Câu 3: D
	- Câu 4: B
	- Câu 5: D
	- Câu 6: D
	* Ý nghĩa của biến thể ngôn ngữ sinh hoạt thông qua lời nhân vật trong tiểu thuyết:
	+ Là lời đối thoại giữa các nhân vật.
	+ Trở thành phương thức nghệ thuật: nhờ lời nói mà nhân vật bộc lộ những tính cách, phẩm chất của mình. Nói cách khác, ngôn ngữ lời nói của nhân vật sẽ thể hiện tính cách, phẩm chất của nhân vật đó.
	* Ví dụ minh họa và phân tích:
	+ Trong đoạn trích lão Hạc bán chó, lão đã kể lại cho ông giáo bằng những lời đẫm nước mắt với những từ như: " Khốn nạn! Tôi bằng chừng này tuổi rồi mà còn lừa một con chó, ông giáo à! " ---> thông qua giọng hối hận, thương tiếc ấy, ta cảm nhận được tấm lòng của lão Hạc với con chó Vàng; và cũng thể hiện lão là một người tốt nên mới biết dằn vặt như vậy.
	- Câu 7: B
	- Câu 8: 
	* Có hai lời nói của hai nhân vật: 
	a/ Tính cụ thể: + Thời gian, địa điểm: không có.
	+ Người nói: Mận - Đào.
	+ Người nghe: Đào - Mận.
	+ Đích lời nói: lời tỏ tình xa gần của Mận; sự nhận lời xa gần của Đào.
	+ Cách diễn đạt: ẩn dụ: & tên nhân vật: Mận - con trai, Đào - con gái.
	 & câu chuyện nói: Vườn hồng - lối: Người đã có đối tượng tình cảm chưa?
	b/ Tính cảm xúc: sắc thái giọng thân mật, trìu mến, nhẹ nhàng.
	c/ Tính cá thể: + câu hỏi của Mận
	+ Từ " xin thưa " của Đào --> e lệ, đằm thắm.
	* Biến thể của ngôn ngữ sinh hoạt khi đi vào ca dao trong ví dụ trên: tuân theo thể thơ lục bát: " Đào " vần với " vào "; " chưa1 " vần với " thưa ", " thưa " vần với " chưa 2 "...
	- Câu 9: Khi xét các biểu hiện cụ thể của hành vi ngôn ngữ trong ngôn ngữ sinh hoạt, ta cần chú ý đến 5 yếu tố như vừa phân tích ở ví dụ trên. Trong đó, yếu tố quan trọng là: người nói cụ thể; đích lời nói cụ thể; cách diễn đạt cụ thể. Quan trọng bởi vì: các yếu tố đó đáp ứng yêu cầu là: đối tượng phát ngôn cụ thể, nội dung cụ thể, cách diễn đạt cụ thể.
	- Câu 10: xem đáp án riêng.
BÀI TẬP VỀ SỬ THI - BA SỬ THI: ĐAM-SĂN, Ô-ĐI-XÊ, RA-MA-Y-A-NA
Câu 1: Sử thi dân gian có các thể loại?:
A/ Sử thi dân tộc, sử thi anh hùng. B/ Sử thi anh hùng, sử thi trữ tình.
C/ Sử thi thần thoại, sử thi tự sự. D/ Sử thi thần thoại, sử thi anh hùng.
Câu 2: Nhân vật trung tâm của sử thi thần thoại là?:
A/ Các vị thần uy quyền và có thế lực siêu nhiên. B/ Người anh hùng lịch sử.
C/ Người anh hùng văn hóa. D/ Người anh hùng chiến trận.
Câu 3: Bối cảnh xã hội của sử thi anh hùng các dân tộc Tây Nguyên?:
A/ Xã hội đã phân chia giai cấp, có kẻ giàu người nghèo. 
B/ Xã hội nguyên thủy sơ khai, sống cộng đồng.
C/ Chớm bước vào chế độ chiếm hữu nô lệ, cá nhân còn quan hệ với cộng đồng. 
D/ Xã hội chiếm hữu nô lệ, các cá nhân tồn tại dưới hình thức gia đình.
Câu 4: Sử thi Đam-Săn là của dân tộc?:
A/ Gia-Rai B/ Ba-Na C/ Ê-Đê D/ Mơ-Nông
Câu 5: Đam-Săn là người?:
A/ Đầy uy quyền. B/ Giàu có tột đỉnh trần gian. C/ Có vợ đẹp không ai bì kịp.
D/ Là tù trưởng của mọi tù trưởng, là người có vị trí tột đỉnh trần gian.
Câu 6: Con gái Nữ thần mặt trời đại diện cho?:
A/ Sắc đẹp tột đỉnh trần gian. B/ Sự giàu có tột đỉnh. C/ Quyền uy và là sức mạnh mẫu hệ.
D/ Là tột đỉnh của sắc đẹp, uy quyền, giàu có.
Câu 7: Hơ-Nhí và Đam-Pắc-Quây ngăn cản không được Đam-Săn bởi vì?:
A/ Nêu lý lẽ không hợp lý. B/ Đánh giá Đam-Săn quá cao.
C/ Đánh giá về Đam-Săn chưa đủ tầm mà chàng có. D/ Làm cho Đam-Săn tự ái.
Câu 8: Sử thi Đam-Săn có câu: " Tôi sẽ giết chết tê giác dưới hầm sâu, giết chết hùm cọp giữa rừng rậm, sợ gì thứ bò cạp giữa đường, rết trên ngọn cây ". Câu này dùng hình thức nghệ thuật?:
A/ So sánh. B/ Nhân hóa. C/ Thậm xưng. D/ Ẩn dụ.
Câu 9: Nhân vật Pô-li-phem trong sử thi Ô-đi-xê là một kẻ?:
A/ Đần độn, tàn bạo. B/ Sức mạnh hơn người, tham lam.
C/ Kém trí tuệ, có sức khỏe đáng nể, tàn bạo, hoang dã. D/ Khôn ngoan, xảo quyệt.
Câu10: Việc Uy-lit-xơ xưng tên thật ở cuối đoạn trích đã học cho thấy?:
A/ Sự huênh hoang, tự cao tự đại. B/ Tinh thần thượng võ. C/ Sự liều lĩnh cuối cùng
D/ Niềm kiêu hãnh, tự hào mang giá trị tinh thần của người Hi lạp.
Câu 11: Chủ đề chính của sử thi Ô-đi-xê?:
A/ Cuộc chiến tranh của người Hilạp và người Tơroa.
B/ Thể hiện sức mạnh thể chất của người Hilạp.
C/ Tôn vinh mẫu anh hùng văn hóa khai sáng.
D/ Chinh phục thiên nhiên để khai sáng văn hóa.
Câu 12: Vũ khí mà Uy-lit-xơ và các bạn dùng để chọc thủng con mắt của Pô-li-phem là?:
A/ Cây sắt nhọn nung đỏ. B/ Cây gỗ tươi vót nhọn. C/ Cây cảm lãm khô. D/ Cây cảm lãm tươi.
Câu 13: Việc Uy-lit-xơ đi ra khỏi hang sau cùng chứng tỏ?:
A/ Sự liều lĩnh cuối cùng. B/ Chứng tỏ đây là một thủ lĩnh gan dạ.
C/ Hoàn tất quá trình thoát khỏi hang. D/ Sự chu đáo, tinh thần trách nhiệm với đồng đội.
Câu 14: " Uy-lit-xơ đấu trí, đấu lực với Pô-li-phem " trích khúc ca thứ mấy của sử thi Ô-đi-xê?
A/ Khúc ca thứ XI. B/ Khúc ca thứ IX. C/ Khúc ca thứ VI. D/ Khúc ca thứ XII.
Câu 15: Tên Pô-li-phem đã hành động như sau: hắn nhấc tảng đá lớn chắn ngang cửa một cách nhẹ nhàng, rồi lại đặt lại, " như đậy nắp một ống tên vậy ". Đây là lối kể dùng hình thức nghệ thuật:
A/ Ẩn dụ. B/ Hoán dụ. C/ So sánh. D/ Thậm xưng.
Câu 16: Sử thi Ra-ma-y-a-na của?:
A/ Hilạp. B/ Mông Cổ. C/ Ấn Độ. D/ Trung Quốc.
Câu 17: So với Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na :
A/ Có tầm vóc đồ sộ hơn. B/ Dung lượng lớn hơn, ảnh hưởng sâu rộng hơn.
C/ Không phong phú, thâm trầm bằng nhưng sức hấp dẫn, tầm ảnh hưởng rộng hơn nhiều.
D/ Dung lượng không bằng, thâm trầm và có sức hấp dẫn lớn hơn.
Câu 18: Sử thi Ra-ma-y-a-na được hình thành và bổ sung, trau chuốt trong khoảng thời gian?:
A/ Từ thế kỷ II đến thế kỷ III SCN. B/ Từ thế kỷ III đến thế kỷ II TCN.
C/ Từ thế kỷ III đến sau thế kỷ II TCN. D/ Từ thế kỷ I đến thế kỷ IV SCN.
Câu 19: Sử thi Ra-ma-y-a-na bao gồm số lượng dòng thơ?:
A/ 24 000. B/ 48 000. C/ 12 000. D/ 22 000.
Câu 20: Trước hồ Pam-Pa, Ra-ma đau buồn vì?:
A/ Bị bắt phải đi đày ra khỏi vương quốc.
B/ Không có đường đi để trở về.
C/ Nàng Xita, vợ chàng, bị quỷ Ravana bắt đi.
D/ Vì nghi ngờ danh tiết của Xita.
Câu 21: Trong đoạn đối thoại của Ra-ma với Lak-ma-na, hồ Pam-Pa được miêu tả dưới điểm nhìn của?:
A/ Tác giả. B/ Ra-ma C/ Lak-ma-na D/ Xi-ta.
Câu 22: Câu " Ngọn gió dịu dàng đang nhẹ thổi, hoa đang nở rộ và rừng ngào ngạt hương " thể hiện cảm nhận thiên nhiên bằng giác quan gì của con người?:
A/ Thính giác. B/ Vị giác. C/ Xúc giác D/ Khứu giác.
Câu 23: Hãy viết một đoạn văn ngắn phân tích quan niệm của người phương Đông về mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên thông qua đoạn trích " hồ Pam-Pa " vừa học?
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ SỬ THI - BA SỬ THI
	- Câu 1: D
	- Câu 2: C
	- Câu 3: C
	- Câu 4: C
	- Câu 5: D
	- Câu 6: D
	- Câu 7: C
	- Câu 8: D
	- Câu 9: C
	- Câu 10: D
	- Câu 11: D
	- Câu 12: D
	- Câu 13: D
	- Câu 14: B
	- Câu 15: C
	- Câu 16: C
	- Câu 17: C
	- Câu 18: B
	- Câu 19: B
	- Câu 20: C
	- Câu 21: B
	- Câu 22: D
	- Câu 23: Xem đáp án riêng.
SỬA BÀI TẬP PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ
Đề bài: Hãy phát biểu những cảm xúc của em khi lần đầu tiên bước vào ngưỡng cửa lớp 10, lớp học đầu tiên của một cấp học mới.
	I/ Phân tích đề:
	1/ Thể loại: Văn phát biểu cảm nghĩ.
	2/ Nội dung: Phát biểu những cảm xúc về trường mới, lớp mới, bạn bè, thầy cô giáo mới - đặc biệt đây là lớp 10, lớp đầu tiên của cấp học THPT.
	II/ Yêu cầu với bài làm:
	- Bài làm cần thể hiện được những suy nghĩ của người học sinh khi lần đầu bước vào một môi trường mới. Tuy nhiên, suy nghĩ không phải là tự phát, bản năng mà rất cần thiết phải xuất phát từ những điều quan sát, cảm nhận của bản thân những ngày đầu tiên tiếp xúc với môi trường mới này.
	III/ Gợi ý: Có thể tiến hành bài làm theo các ý như sau:
	- Trường mới là một ngôi trường lớn trong thành phố.
	- Trường mới là trường bán công nên có những đặc thù.
	- Quang cảnh chung tạo ấn tượng ban đầu như thế nào?
	- Một ngày khai trường mới mẻ với tà áo dài trắng cũng làm xao xuyến lòng người.
	- Có thể có nhiều mâu thuẫn trong tâm lí khi vào học tại trường này.
	- Bỗng nhiên thấy nhớ những ngày học THCS với hình ảnh những thầy cô giáo thân thương ở đó.
	- Qua những ngày học đầu tiên, mỗi người đã quen hơn với những điều mới mẻ, cảm thấy bắt đầu có những sự ràng buộc nào đó với trường lớp, thầy cô, bè bạn...
....
	Đây chỉ là những gợi ý, ...  - con rể; kẻ thù - gián điệp.
	- Với Mị Châu: quan hệ hết sức phức tạp: con mồi - kẻ lừa dối tình cảm ( lúc đầu ); vợ - chồng ( lúc đã sang ở rể ); con gái kẻ thù - gián điệp ( lúc đánh cắp được nỏ thần ); người chết, người luận tội - kẻ sống, kẻ hối lỗi muộn màng ( lúc đuổi đến bờ biển ).
---> nhân vật Trọng Thủy là nhân vật rất hay trong truyền thuyết này, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.
	c/ Kết cục dành cho Mị Châu: 
	- Nhân dân lao động, người sáng tác nên câu chuyện đã để cho thần Kim Quy kết tội Mị Châu là giặc và vua cha tuốt kiếm chém nàng tức là đã tuyên đọc và thi hành bản án của dân tộc, của lịch sử.
	- Nhưng, mặt khác họ lại để cho Mị Châu được hóa thân trong một hình hài khác để kéo dài sự sống, xác nàng biến thành ngọc thạch đã là một sự hóa giải nhân hậu.
	----> hình tượng thần Kim Quy và hình tượng Mị Châu ở cuối truyện đã là sự kết hợ giữa thái độ của lịch sử với " tâm tình thiết tha " của dân gian.
	d/ Hình ảnh " ngọc trai - nước giếng ":
	- Chi tiết " ngọc trai " đặt trong tương quan với việc Mị Châu khấn trước đất trời trước khi chết là một sự minh chứng cho tội lỗi vô tình của nàng.
	- Chi tiết " nước giếng " có linh hồn Trọng Thủy hòa cùng nỗi hối hận vô hạn của hắn là sự chứng nhận cho mong muốn hóa giải tội lỗi của hắn.
	- " Ngọc trai " đem rửa " nước giếng " lại càng sáng là sự khẳng định rằng Trọng Thủy đã tìm được sự hóa giải trong tình cảm của Mị Châu.
	- Mặt khác, Mị Châu cũng tìm được sự minh oan lớn nhất từ Trọng Thủy, vì chỉ có Trọng Thủy là người hiểu hết những tâm tình của Mị Châu.
	e/ Nghệ thuật chính:
	- Hai tuyến truyện kể: kể về việc nhà - việc riêng; tuyến kể việc nước - việc chung.
	- Nghệ thuật xây dựng nhân vật xoay quanh các mối mâu thuẫn nội tại ---> làm hình tượng nhân vật trở nên phức tạp và hấp dẫn hơn ---> mang đậm yếu tố con người.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM - TỰ LUẬN THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ, 
TRUYỀN THUYẾT, TRUYỆN CỔ TÍCH
Câu 1: Tác phẩm " Tiễn dặn người yêu " là lời kể?:
A/ Trong lúc nhân vật đang tham gia vào diễn biến truyện.
B/ Nhân vật tưởng tượng ra câu chuyện cuộc đời mình.
C/ Nhân vật trong cuộc kể lại câu chuyện tình yêu - hôn nhân của vợ chồng mình.
D/ Lời người phụ nữ kể về sự cấm đoán của gia đình với mình.
Câu 2: Tác phẩm " Tiễn dặn người yêu " bao gồm:
A/ 1648 câu thơ. B/ 1729 câu thơ. C/ 1846 câu thơ. D/ 1468 câu thơ.
Câu 3: Hoàn cảnh ra đời của truyện thơ:
A/ Xã hội đã phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc và cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt.
B/ Xã hội chớm bước vào thời kì phân chia giai cấp, chưa có cuộc đấu tranh giữa các giai cấp đối kháng.
C/ Xã hội trong thời kì chiếm hữu nô lệ, quan hệ chủ - tớ đậm nét.
D/ Xã hội có phân hóa giàu nghèo nhưng chưa có đấu tranh giai cấp.
Câu 4: " Tiễn dặn người yêu " là của:
A/ Dân tộc Bana. B/ Dân tộc Xêđăng. C/ Dân tộc Thái. D/ Dân tộc Mường.
Câu 5: Hình ảnh cô gái trên nương thể hiện tâm trạng:
A/ Vui sướng, hào hứng với công việc. B/ Buồn bã, mệt mỏi, thẫn thờ.
C/ Mơ hồ dự cảm một sự chẳng lành. D/ Khao khát một tình yêu tự do.
Câu 6: Lối so sánh " Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa " chỉ ý nghĩa:
A/ Bị hắt hủi, xua đuổi. B/ Thân phận nhỏ bé, yếu đuối. C/ Cùng đường, bế tắc.
D/ Sự tủi phận của cô gái.
Câu 7: Có bao nhiêu sự so sánh trong đoạn cuối văn bản " Tiễn dặn người yêu "?:
A/ 5 so sánh. B/ 6 so sánh. C/ 3 so sánh. D/ 4 so sánh.
Câu 8: Hãy phân tích tâm trạng cô độc của cô gái ngay giữa gia đình mình trong tác phẩm "Tiễn dặn người yêu".
Câu 9: Truyền thuyết là thể loại dân gian:
A/ Kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử có thật.
B/ Kể về cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội.
C/ Kể về lịch sử cộng đồng người trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
D/ Miêu tả nhân vật với thế giới nội tâm sâu sắc.
Câu 10: Đặc trưng của truyền thuyết:
A/ Lịch sử dân tộc là yếu tố trung tâm, có yếu tố cổ tích đi kèm.
B/ Cái lõi lịch sử được bao bọc bên ngoài bởi những hình ảnh, chi tiết tưởng tượng.
C/ Lịch sử là cái lõi, mâu thuẫn xã hội là yếu tố bao bọc bên ngoài.
D/ Yếu tố tưởng tượng, thần kì làm nền để mạch truyện phát triển.
Câu 11: Di tích lịch sử về thời đại An Dương Vương còn lưu lại ở:
A/ làng Đông Xá. B/ huyện Đông Anh. C/ thị trấn Hà Đông. D/ tỉnh Thanh Hóa.
Câu 12: Vua An Dương Vương dựng nên nước Âu Lạc vào khoảng thời gian:
A/ Đầu thế kỉ III SCN. B/ Cuối thế kỉ III TCN. C/ Thế kỉ II TCN. D/ Thế kỉ II SCN.
Câu 13: Truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy là câu chuyện:
A/ Lịch sử dựng nước. B/ Lịch sử giữ nước. C/ Tình yêu chung thủy. D/ Tình yêu bi thảm.
Câu 14: Mị Châu đã hành động như sau:
A/ Chủ động đem lẫy nỏ cho Trọng Thủy xem. 
B/ Trọng Thủy dỗ dành nên đem nỏ thần ra khoe.
C/ Đem nỏ thần ra cho Trọng Thủy bắn thử.
D/ Đem nỏ thần cho Trọng Thủy xem khi Trọng Thủy dỗ dành.
Câu 15: Vai trò của nhân vật Trọng Thủy:
A/ Là kẻ chủ mưu gây ra chiến tranh xâm lược.
B/ Là người thừa hành lệnh thực hiện chiến tranh xâm lược.
C/ Là người gián tiếp tạo nên xung đột giữa hai quốc gia.
D/ Là người chồng chung thủy của Mị Châu.
Câu 16: Sự " hóa thân " của nhân vật Mị Châu:
A/ Hóa thân trọn vẹn trong một hình hài khác. B/ Hóa thân thành nhân vật thứ hai.
C/ Hóa thân trong sự hóa thân của Trọng Thủy. D/ Hóa thân - phân thân trong các hình hài.
Câu 17: Chi tiết " Ngọc trai - nước giếng " thể hiện:
A/ Sự chung tình của Trọng Thủy. B/ Sự chung thủy của Mị Châu.
C/ Sự minh oan cho Trọng Thủy. D/ Sự minh oan cho Mị Châu.
Câu 18: Tại sao nói rằng chi tiết " Ngọc trai - nước giếng " là sự ứng nghiệm cho ước nguyện cuối cùng của Mị Châu?
Câu 19: Truyện cổ tích thường sử dụng yếu tố thần kì để:
A/ Xây dựng tình tiết trọng tâm. B/ Làm câu chuyện trở nên bí ẩn, li kì.
C/ Giúp cho tác giả dân gian giải quyết các xung đột truyện. 
D/ Là yếu tố bao bên ngoài các tình tiết trung tâm.
Câu 20: Truyện cổ tích " Tấm Cám " là kiểu truyện:
A/ Xung đột dì ghẻ - con chồng. B/ Xung đột giai cấp: giàu - nghèo.
C/ Xung đột giữa cái thiện - cái ác. D/ Cả ba.
Câu 21: Tấm bị mẹ con Cám giết vào dịp:
A/ Đi trẩy hội về. B/ Về thăm nhà khi đã làm hoàng hậu. 
C/ Giỗ cha. D/ Về giỗ cha khi đã làm hoàng hậu.
Câu 22: Kết thúc có hậu của truyện cổ tích thể hiện ý nghĩa:
A/ Chân lí cuộc sống. B/ Kết cục thực tế. C/ Khát vọng, mơ ước. D/ Lôgic cuộc đời.
Câu 23: Chử Đồng Tử có vợ là:
A/ Mị Nương. B/ Mị Châu. C/ Tiên Dung Mị Nương. D/ Tiên Dung.
Câu 24: Quá trình lập nghiệp của Chử Đồng Tử và vợ:
A/ Buôn bán - tu hành - lập nước. B/ Tu hành - buôn bán - lập nước.
C/ Buôn bán - lập nước - bay lên trời. D/ Tu hành - lập nước - bay lên trời.
Câu 25: Chử Đồng Tử theo học đạo:
A/ Đạo Lão. B/ đạo Nho. C/ Đạo Phật. D/ Đạo Khổng.
Câu 26: Cuộc hôn nhân của Chử Đồng Tử và Tiên Dung do:
A/ Chử Đồng Tử yêu mến Tiên Dung nên ngỏ lời.
B/ Tiên Dưng yêu quí Chử Đồng Tử nên ngỏ lời.
C/ Tiên Dung ngỏ lời với Chử Đồng Tử, là cuộc hội ngộ tay bắt mặt mừng.
D/ Chử Đồng Tử cố từ chối, Tiên Dung ngỏ lời và ép.
Câu 27: Truyện cổ tích " Chử Đồng Tử " lưu truyền về đời vua:
A/ An Dương Vương. B/ Hùng Vương thứ nhất. C/ Hùng Vương thứ ba. D/ Hùng Vương 18.
Câu 28: Tiên Dung là người:
A/ Đằm thắm, dịu dàng. B/ Thoải mái, tự do, ngang tàng. 
C/ Là người thích chu du thiên hạ. D/ Thích chu du thiên hạ, không muốn lấy chồng.
Câu 29: Khát vọng của Chử Đồng Tử và Tiên Dung là:
A/ Khát vọng về hôn nhân tự do.
B/ Khát vọng về lập nghiệp.
C/ Khát vọng về tâm linh ( tu hành đắc đạo ).
D/ Hội đủ cả ba khát vọng kể trên.
Câu 30: Với truyện cổ tích " Tấm Cám ", hãy tự luận giải thích: " Tại sao Bụt chỉ hiện lên giúp đỡ Tấm trong giai đoạn trước khi Tấm chết "?.
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: C;	Câu 2: C;	Câu 3: A; 	Câu 4: C; 	Câu 5: C; 	Câu 6: A; 
Câu 7: A; 	Câu 8: Tự luận; Câu 9: A; Câu 10: B; 	Câu 11: B; 	Câu 12: B; 
Câu 13: D;	Câu 14: D;	Câu 15: B;	Câu 16: D;	Câu 17: D;	Câu 18: Tự luận;
Câu 19: C;	Câu 20: D;	Câu 21: D;	Câu 22: C;	Câu 23: C;	Câu 24: A;
Câu 25: C;	Câu 26: D;	Câu 27: C;	Câu 28: D;	Câu 29: D;	Câu 30: Tự luận.
ĐỀ BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN PHẦN ĐỌC VĂN
I/ Trắc nghiệm: 10 câu.
Câu 1: Sử thi dân gian có các thể loại?:
A/ Sử thi dân tộc, sử thi anh hùng. B/ Sử thi thần thoại, sử thi anh hùng.
C/ Sử thi thần thoại, sử thi tự sự. D/ Sử thi anh hùng, sử thi trữ tình.
Câu 2: Sử thi Đam-Săn có câu: " Tôi sẽ giết chết tê giác dưới hầm sâu, giết chết hùm cọp giữa rừng rậm, sợ gì thứ bò cạp giữa đường, rết trên ngọn cây ". Câu này dùng hình thức nghệ thuật?:
A/ So sánh. B/ Nhân hóa. C/ Thậm xưng. D/ Ẩn dụ.
Câu 3: Chủ đề chính của sử thi Ô-đi-xê?:
A/ Cuộc chiến tranh của người Hilạp và người Tơroa.
B/ Thể hiện sức mạnh thể chất của người Hilạp.
C/ Chinh phục thiên nhiên để khai sáng văn hóa.
D/ Tôn vinh mẫu anh hùng văn hóa khai sáng.
Câu 4: So với Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na :
A/ Có tầm vóc đồ sộ hơn. B/ Dung lượng lớn hơn, ảnh hưởng sâu rộng hơn.
C/ Không phong phú, thâm trầm bằng nhưng sức hấp dẫn, tầm ảnh hưởng rộng hơn nhiều.
D/ Dung lượng không bằng, thâm trầm và có sức hấp dẫn lớn hơn.
Câu 5: Trong đoạn đối thoại của Ra-ma với Lak-ma-na, hồ Pam-Pa được miêu tả dưới điểm nhìn của?:
A/ Tác giả. B/ Ra-ma C/ Lak-ma-na D/ Xi-ta.
Câu 6: Tác phẩm " Tiễn dặn người yêu " là lời kể?:
A/ Trong lúc nhân vật đang tham gia vào diễn biến truyện.
B/ Nhân vật trong cuộc kể lại câu chuyện tình yêu - hôn nhân của vợ chồng mình.
C/ Nhân vật tưởng tượng ra câu chuyện cuộc đời mình.
D/ Lời người phụ nữ kể về sự cấm đoán của gia đình với mình.
Câu 7: Lối so sánh " Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa " chỉ ý nghĩa:
A/ Bị hắt hủi, xua đuổi. B/ Thân phận nhỏ bé, yếu đuối. C/ Cùng đường, bế tắc.
D/ Sự tủi phận của cô gái.
Câu 8: Vai trò của nhân vật Trọng Thủy:
A/ Là kẻ chủ mưu gây ra chiến tranh xâm lược.
B/ Là người gián tiếp tạo nên xung đột giữa hai quốc gia.
C/ Là người thừa hành lệnh thực hiện chiến tranh xâm lược.
D/ Là người chồng chung thủy của Mị Châu.
Câu 9: Truyện cổ tích thường sử dụng yếu tố thần kì để:
A/ Xây dựng tình tiết trọng tâm. B/ Làm câu chuyện trở nên bí ẩn, li kì.
C/ Giúp cho tác giả dân gian giải quyết các xung đột truyện. 
D/ Là yếu tố bao bên ngoài các tình tiết trung tâm.
Câu 10: Quá trình lập nghiệp của Chử Đồng Tử và vợ:
A/ Tu hành - buôn bán - lập nước. B/ Buôn bán - lập nước - bay lên trời. 
C/ Buôn bán - tu hành - lập nước. D/ Tu hành - lập nước - bay lên trời.
	II/ Tự luận: 2 câu.
	Câu 1: Hãy phân tích chi tiết " Ngọc trai - nước giếng " để thấy rằng đó chính là Trọng Thủy đang minh oan cho Mị Châu. ( 2 điểm )
	Câu 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn để giải thích tại sao Bụt lại chỉ hiện lên giúp đỡ Tấm trong giai đoạn trước khi Tấm lên làm hoàng hậu lần thứ nhất. ( 3 điểm )
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA
	I/ Trắc nghiệm: 10 câu
	- 0,5đ / 1 câu
	- Câu 1: B;	Câu 2: D;	Câu 3: C;	Câu 4: C;	Câu 5: B
	 Câu 6: B;	Câu 7: A;	Câu 8: C;	Câu 9: C;	Câu 10: C
	II/ Tự luận: 2 câu
	- Câu 1: 2 điểm.
	- Câu 2: 3 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap trac nghiem tu luan 10.doc