Ngữ văn 9 - Bài thơ bếp lửa

Ngữ văn 9 - Bài thơ bếp lửa

Trong cuộc đời ai cũng có một kỉ niệm thiêng liêng của một thời. Những kỉ niệm ấy là những điều vô cùng quý báu, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt cuộc đời. Bằng Việt cũng có một kỉ niệm, đó là những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua khổ thơ .

Bài thơ biều hiện một triết luận thầm kín: những gì là thân thiết nhất của mỗi tuổi thơ mỗi con người, đều có sức toả Bếp lửa" đã trở thành một hình ảnh biểu trưng cho sự ấm áp, nồng đượm của tình bà cháu. "Bếp lửa" khơi gợi, làm nhen lên, lan toả, cháy mãi dòng hồi ức tuổi ấu thơ, thao thức, đượm buồn.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Bài thơ đã bắt đầu như thế. Bắt đầu bằng hình ảnh bếp lửa "chập chờn trong sương sớm, chập chờn trong kí ức. Hơi ấm của bếp lửa bắt đầu truyền thấm, bắt đầu nhen nhóm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc thương yêu của cháu khi nhớ về bà. Hình ảnh "Một bếp lửa" điệp lại hai lần như nhắc nhớ, như hơi thổi vào bếp lửa đang "ấp iu", để nhịp hồi tởng bắt đầu. Để trong những dòng thơ tiếp theo, bao kỉ niệm thân thương ùa về:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

(.)

 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

- Cháu nhớ, từ lúc cháu mới lên bốn tuổi, sống bên bà "tám năm ròng".

- Nhớ quê mình ngày ấy, những ngày "đói mòn đói mỏi", những ngày "bố đánh xe khô rạc ngựa gầy",

- nhớ "khói hun nhèm mắt", "sống mũi còn cay" đến tận bây giờ.

- Nhớ bà kể chuyện Huế trong tha thiết tiếng tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu từ cánh đồng xa, da diết, khắc khoải vọng về, nghe chộn rộn, nao nao, lại như se sắt, xa xăm.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Bài thơ bếp lửa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thơ bếp lửa
Trong cuộc đời ai cũng có một kỉ niệm thiêng liêng của một thời. Những kỉ niệm ấy là những điều vô cùng quý báu, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt cuộc đời. Bằng Việt cũng có một kỉ niệm, đó là những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua khổ thơ..
Bài thơ biều hiện một triết luận thầm kín: những gì là thân thiết nhất của mỗi tuổi thơ mỗi con người, đều có sức toả Bếp lửa" đã trở thành một hình ảnh biểu trưng cho sự ấm áp, nồng đượm của tình bà cháu. "Bếp lửa" khơi gợi, làm nhen lên, lan toả, cháy mãi dòng hồi ức tuổi ấu thơ, thao thức, đượm buồn.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Bài thơ đã bắt đầu như thế. Bắt đầu bằng hình ảnh bếp lửa "chập chờn trong sương sớm, chập chờn trong kí ức. Hơi ấm của bếp lửa bắt đầu truyền thấm, bắt đầu nhen nhóm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc thương yêu của cháu khi nhớ về bà. Hình ảnh "Một bếp lửa" điệp lại hai lần như nhắc nhớ, như hơi thổi vào bếp lửa đang "ấp iu", để nhịp hồi tởng bắt đầu... Để trong những dòng thơ tiếp theo, bao kỉ niệm thân thương ùa về:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
(...)
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
Cháu nhớ, từ lúc cháu mới lên bốn tuổi, sống bên bà "tám năm ròng"...
Nhớ quê mình ngày ấy, những ngày "đói mòn đói mỏi", những ngày "bố đánh xe khô rạc ngựa gầy",
 nhớ "khói hun nhèm mắt", "sống mũi còn cay" đến tận bây giờ... 
Nhớ bà kể chuyện Huế trong tha thiết tiếng tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu từ cánh đồng xa, da diết, khắc khoải vọng về, nghe chộn rộn, nao nao, lại như se sắt, xa xăm. 
Nhớ khi vắng bố mẹ, "bà bảo cháu nghe", "dạy cháu làm", "chăm cháu học". 
Nhớ "Năm giặc đốt làng", cháu giúp bà dựng lại nhà. Nhớ lời bà dặn khi viết thư để bố yên tâm,... Cứ thế, trong dòng hồi nhớ nôn nao, những sự việc cụ thể hiện về nguyên vẹn từng chi tiết như thể vừa mới xảy ra hôm qua đây thôi. Và thấm đẫm trong từng hình ảnh, từng sự việc ấy là tình cảm sâu nặng của cháu với bà, hướng về bà. Hình ảnh người bà được khắc hoạ gắn liền với bếp lửa, là khi "cháu cùng bà nhóm lửa", "Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc", "Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen", "Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm - Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm",...
Hình ảnh bếp lửa trở đi trở lại (12 lần) trong suốt bài thơ như muốn khẳng định sự vất vã , tần tảo hi sinh của người bà đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương, chăm sóc cháu. Cuộc đời bà lận đận, khó nhọc, giãi dầu mưa nắng nhưng bà luôn dành cho cháu tình thương yêu, săn sóc, chở che ấm nồng như bếp lửa. Bà - bếp lửa là hai mà như một, hoà quyện, hun thấm, thiêng liêng. còn bà là còn bếp lửa, có chau thì bếp lửa luôn được nhen lên dù nạn đói đang hoành hành cả đất nước.
Bếp lửa gợi nhắc hình bóng thân thiết của bà, và nhớ đến bà là cháu lại không thể quên bếp lửa ấm tình thủa ấy. 
Bếp lửa đã không còn chỉ là bếp lửa thông thường nữa. Bà nhen lửa là bà nhen lên:
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Bà nhóm lửa là bà:
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Từ ngọn lửa được nhen lên từ bếp lửa của bà hoá thành ngọn lửa của tình thương yêu ấp ủ, ngọn lửa của niềm tin yêu bền bỉ cháy mãi không thôi. Bà nhóm lửa là bà nhóm lên, truyền cho cháu lẽ sống, lòng cảm thông chia sẻ.
Những hình ảnh thực, cụ thể, vốn rất đỗi gần gũi, thân quen đã được tác giả nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng mang ý nghĩa khái quát sâu sắc. Điều bình dị đã trở nên quý giá, thiêng liêng, kì lạ. 
Kì lạ, thiêng liêng vì nó nhỏ bé, giản đơn mà đã trở thành hành trang theo cháu trong suốt cuộc đời. 
Kì lạ, thiêng liêng là vì "đã mấy chục năm rồi" mà bếp lửa của bà vẫn nồng đượm trong cháu, ngọn lửa của bà vẫn thầm cháy trong cháu "đến tận bây giờ".
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...

Tài liệu đính kèm:

  • docbep lua.doc