Ngữ văn 9 - Các tác giả

Ngữ văn 9 - Các tác giả

TÁC GIẢ

(TRỌNG TÂM LỚP 9)

1. NGUYỄN DỮ : (chưa rõ năm sinh, năm mất). Quê ở tỉnh Hải Dương. Ong là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ong sống ở thế kỷ XVI, là thời điểm nhà Lê bắt đầu khủng hoảng. Ong học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ già, sống ẩn dật như nhiều nhàtrí thức đương thời khác.

· Tác phẩm: Truyền kỳ mạn lục (“chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi chương truyện của tác phẩm này) được viết bằng chữ Hán

2. NGUYỄN DU: (1765 – 1820) Tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên; quê ở tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Nguyễn Du sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc. Rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Các tác giả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC GIẢ
(TRỌNG TÂM LỚP 9)
NGUYỄN DỮ : (chưa rõ năm sinh, năm mất). Quê ở tỉnh Hải Dương. Oâng là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Oâng sống ở thế kỷ XVI, là thời điểm nhà Lê bắt đầu khủng hoảng. Oâng học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ già, sống ẩn dật như nhiều nhàtrí thức đương thời khác.
Tác phẩm: Truyền kỳ mạn lục (“chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi chương truyện của tác phẩm này) được viết bằng chữ Hán
NGUYỄN DU: (1765 – 1820) Tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên; quê ở tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Nguyễn Du sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc. Rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Tác phẩm: Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (thường gọi là truyện kiêu), Văn chiêu hồn, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục
CHÍNH HỮU: Tên khai sinh là Trần Đình Khắc, sinh năm 1926, quê ở Hà Tĩnh. Năm 1946 ông gia nhập trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính Hữu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính. 
Tác phẩm:Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Chính Hữu đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm (năm 2000).
PHẠM TIẾN DUẬT: sinh năm 1941, quê ở Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội. Năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thường có giai điệu trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. 
Tác phẩm: Tập thơ Vầng trăng quầng lửa.
HUY CẬN: ( 1919 – 2005) tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập thơ Lửa thiêng (1940). Oâng tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau cách mạng tháng tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Huy Cận đã được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).
Tác phẩm: Tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958)
NGUYỄN KHOA ĐIỀM: sinh năm 1943, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế . trong một gia đình trí thức cách mạng. Năm 1964, Nguyễn Khoa Điềm về quê hương miền Nam tham gia chiến đấu. Oâng thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm từng là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 2000, ông giữ cương vị Uỷ viên Bộ chính trị, Trưởng ban tư tưởng văn hoá Trung ương.
Tác phẩm: Bài thơ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ (1971)
KIM LÂN: Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê ở tỉnh Bắc Ninh. Oâng là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng tám 1945. vốn gắng bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống nông thôn. Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. 
Tác phẩm: Làng, Con chó xấu xí, Vợ nhặt
NGUYỄN THÀNH LONG: (1925 – 1991) Quê ở Quảng Nam. Viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp. Oâng là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút ra từ tập Giữa trong xanh in năm 1972. 
Tác phẩm: Bát cơm cụ Hồ, Chuyện nhà chuyện xưởng, Lý sơn mùa tỏi
NGUYỄN QUANG SÁNG sinh năm 1932, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như hoà bình.
Tác phẩm: Chiếc lược ngà (1966, văn bản trong sgk là phần giữa của truyện)
CHẾ LAN VIÊN (1920 – 1989) Tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Trước cách mạng tháng tám 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào thơ mới qua tập Điêu tàn (1937). Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX. Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 
Tác phẩm: Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967).
THANH HẢI (1930 – 1980) Tên khai sinh là phạm Bá Ngoãn, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế. Oâng hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thanh Hải ở lại quê hương và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. 
Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ, Huế mùa xuân, Những đồng chí trung kiên, Dấu võng Trường Sơn
VIỄN PHƯƠNG Tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
Tác phẩm: Như mây mùa xuân (1978), Mắt sáng học trò, Nhớ lời di chúc
HỮU THỈNH Tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở tỉnh Vĩnh Phúc. Năm1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ, vào binh chủng Tăng – Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Từ năm 2000 Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. 
Tác phẩm: Sang Thu, Chiều Sông Thương
NGUYỄN MINH CHÂU (1930 – 1989) quê ở tỉnh Nghệ An, gia nhập quân đội năm 1950, trong kháng chiến chống Pháp và sau đó trở thành nhà văn. Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thờikì chống Mỹ. Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu – đặc biệt là các truyện ngắn – thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay. Năm 2000, Oâng được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh vầ văn học nghệ thuật.
Tác phẩm : Dấu chân người lính, Cỏ lau, Bến quê
LÊ MINH KHUÊ Sinh năm 1949, quê ở Thanh Hoá. Trong kháng chiến chống Mỹ, gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào những năm 70. Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những biến chuyển của đờisống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi (1971)

Tài liệu đính kèm:

  • doccac tac gia_trong tam lop 9.doc