Ngữ văn 9 - Công thức làm văn nghị luận

Ngữ văn 9 - Công thức làm văn nghị luận

Công thức làm văn nghị luận

Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các loại còn lại. Binh luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa Chứng Minh và Giải Thích. Khi Phân tích thì phầngiải thích nặng hơn chứng minh, khi Bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp Chứng Minh và Giải Thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn.

 Cơ bản của phươngpháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà ngườiviết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.

Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận

1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:

Gợi- Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấnđề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.

Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau:

- Tươngđồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liêntưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đềra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.

- Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng

- Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.

 

doc 60 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 2254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngữ văn 9 - Công thức làm văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công thức làm văn nghị luận
Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các loại còn lại. Binh luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa Chứng Minh và Giải Thích. Khi Phân tích thì phầngiải thích nặng hơn chứng minh, khi Bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp Chứng Minh và Giải Thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn.
 Cơ bản của phươngpháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà ngườiviết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.
Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận
1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:
Gợi- Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấnđề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.
Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau:
- Tươngđồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liêntưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đềra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.
- Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng
- Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.
2. Thân bài
Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sauđâyđể đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó cóthể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bàivăn:
Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Gì: Cái gì, là gì
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Do: do đâu
Nguyên: nguyên nhân
Hậu: hậu quả
hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đápcâu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc cácý tưởng
2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
Mặt: các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...)
Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..)
Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, ùua mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..)
Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ...)
2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng:
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cáchtriển khai đoạn văn dùng công thức
Nào - Sao - Cảm
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân
Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài
3. Kết bài
Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân
 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 
I/ Giới thiệu chung : 
 1/ Nguyễn Dữ , quê ở Hải Dương , sống vào thế kỉ 16 , thời kì nhà Lê khủng hoảng , các tập đoàn Lê- Trịnh -Nguyễn tranh giành quyền lực . Tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ là " Truyền kì mạn lục ", gồm 20 truyện viết đan xen giữa biền văn và thơ ca .
2/ Chủ đề của truyện " Chuyện người con gái Nam Xương " : thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt , đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN dưới chế độ PK.
3/ Tóm tắt truyện : Câu chuyện kể về Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình nết na thuỳ mị. Cô lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính . Nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ chồng già và nuôi con nhỏ . Để dỗ con, nàng thường chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha nó . Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói. Đứa bé ngây thơ nói với Trương sinh rằng cha nó đêm đêm vẫn đến nhà . Trương Sinh sẵn tính ghen, nghi ngờ vợ không chung thuỷ, mắng nhiếc và đuổi đi. Vũ Nương giãi bày không được. Hàng xóm biện bạch cũng không xong. Phẫn uất, Vũ Nương chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn . Nàng được tiên rùa Linh Phi rẽ nước cho xuống sống dưới thuỷ cung . Khi hiểu ra nỗi oan của vợ thì sự đã rồi . Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng . Vũ Nương hiện về nói lời từ biệt rồi biến mất .
II/ Đề văn tham khảo :
 Đề 1 : Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương 
 Dàn bài :
 1/ Mở bài : Ca dao có câu " Thân em như hạt mưa sa , hạt vào giếng ngọc hạt ra ruộng lầy " . Câu ca dao trên như tiếng than ai oán cho thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến . Họ là những người có nhiều vẻ đẹp đáng được trân trọng nhưng số phận của họ thì luôn chịu phải những đắng cay oan nghiệt . Với " Chuyện người con gái Nam Xương " , Nguyễn Dữ- một nhà văn nổi tiếng ở thế kỉ 16 đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc cho cuộc đời bất hạnh của những kiếp hồng nhan trong xã hội PK nam quyền .
 2/ Thân bài: 
 * Cảm nhận chung : Câu chuyện về số phận bất hạnh của Vũ Thị Thiết vẫn ám ảnh người đọc . Đó là sự xót thương, thông cảm cho cuộc đời người phụ nữ đức hạnh, thuỷ chung mà cuối cùng phải nhận cái chết oan uổng .
 Truyện được chia làm 3 phần đều tập trung kể về cuộc đời bất hạnh của Vũ Nương 
 + Vẻ đẹp của Vũ Nương
 + Những nỗi oan của Vũ Nương 
 + Vũ Nương dưới thuỷ cung .
 a/ Vẻ đẹp của Vũ Nương: Vũ Thị Thiết là người phụ nữ hoàn hảo, nàng có đầy đủ những phẩm chất của người phụ nữ theo tiêu chuẩn của chế độ PK " công , dung, ngôn,hạnh " . Trong từng hoàn cảnh , những phẩm chất ấy được bộ lộ theo từng cấp độ khác nhau: 
 + Mở đầu t/ p : Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ thuỳ mị nết na , tư dung tốt đẹp 
 + Khi nàng lấy chồng : Biết chồng có tính đa nghi, nàng khéo léo giữ gìn khuôn phép , không để xảy ra thất hoà . Sự khéo léo chuẩn mực của nàng dường như đã hoá giải được Trương Sinh nếu như không có sự xa cách 
 + Khi tiễn chồng đi lính: nàng dặn dò chu đáo, đằm thắm , thiết tha : " thiếp chẳng mong được đeo ấn phong hầu ... chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình an ..." thể hiện tình yêu thương, sự lo lắng của nàng đối với chồng, tình yêu ấy vượt lên trên mong ước vinh hoa phú quí, tâm tư quen thuộc của phụ nữ phong kiến .
 + Khi xa chồng : nàng ở nhà một mình nuôi mẹ già con dại , hết lòng hiếu nghĩa ân tình với mẹ chồng và một mực thuỷ chung son sắt với chồng: " Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn , mây che kín núi là nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được " thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi của người vợ trẻ . Mẹ già vì quá nhớ thương con trai mà sinh ốm . Vũ Nương hết lòng chăm sóc, thuốc thang chu đáo , lựa lời ngon ngọt khuyên lơn . Mẹ chồng hết sức cảm động " ...xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con chẳng phụ mẹ ". Mẹ chồng qua đời , nàng vô cùng thương xót " việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ ". Thương con, sợ con thiếu thốn tình cảm của cha, nàng đã chỉ cái bóng mình trên tường và bảo đó là cha nó . Vũ Nương là người trọn nghĩa vẹn tình , nhưng bà mẹ chỉ có thể tin vào niềm tin mộc mạc của triết lí" ở hiền gặp lành . Nhưng triết lí ấy đã không thành hiện thực khiến nỗi oan của Vũ Nương lại càng thêm chua xót .
 * Khái quát lại phần I và chuyển ý : Tác giả tập trung làm nổi bật những phẩm chất quí báu của Vũ Nương . Nàng không chỉ thuỳ mị ... Nàng xứng đáng được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn . Nhưng nàng lại chịu những đắng cay , oan trái , càng cay đắng và chua xót hơn khi những nỗi oan ấy lại do chính những người thân yêu nhất của nàng gây ra .
 b/ Nỗi oan của Vũ Nương : Trương Sinh trở về bình an như ước nguyện của nàng , nhưng giấc mộng xum họp cùng thú vui nghi gia nghi thất lại từ đây mà tan vỡ .
 + Trương Sinh nghi ngờ vợ : Đứa con không nhận cha " Ô hay, ông cũng là cha tôi ư , ông lại biết nói , chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít". Trương Sinh gặng hỏi, Đản thông tin thêm " Có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả ". Lời nói ngây thơ vô tình của con trẻ đã làm nảy sinh mối nghi ngờ trong lòng con người vốn qua đa nghi, Trương Sinh đinh ninh vợ hư hỏng . 
 + Vũ Nương chết oan khuất : Nàng van xin,giãi bày không được , hàng xóm biện bạch cũng không xong . Nàng bị chồng cho là thất tiết " la um cho hả giận " rồi " mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi ".Vũ Nương mất tất cả " chồng con rẫy bỏ tiếng chịu nhuốc nhơ " . Nàng phải chọn cái chết để giãi tỏ lòng trong sạch 
 + Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương :
 Trực tiếp : Lời nói ngây thơ vô tình của bé Đản, sự đa nghi thái quá của Trương Sinh
 Gián tiếp : Chiến tranh phong kiến liên miên dẫn đến sự xa cách 
 Sâu xa : Chế độ PK nam quyền với nhiều hủ tục khắt khe trói buộc người phụ nữ , dung túng cho sự hồ đồ, tàn nhẫn của người đàn ông 
+ Liên hệ mở rộng : Phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình , luôn chịu sự lệ thuộc vào đàn ông ( Dẫn chứng bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương ), hoặc phải chịu sự oan khuất ( cái chết của Vũ Nương ) . Khi Trương Sinh tỉnh ngộ thì đã muộn màng .
 c/Vũ Nương dưới thuỷ cung : 
* Nhận xét chuyển ý: Trong hoàn cảnh xã hội PK đang cơn khủng hoảng, thì cái chết của Vũ Nương là không tránh khỏi. Nhưng Nguyễn Dữ đã không đang tâm với kết thúc đau xót ấy . Chuyện cổ tích Vợ chàng Trương dừng lại ở chỗ bé Đản chỉ cái bóng và Trương Sinh nhận ra sai lầm nhưng việc đã rồi . Còn Nguyễn Dữ thêm phần sau với những chi tiết kì ảo ( tóm tắt ngắn gọn đoạn 3).
 + Ý nghĩa của những chi tiết kì ảo : Khác với môtíp của truyện cổ tích, yếu tố kì ảo không đan xen vào cốt truyện mà được tách riêng thành một phần nhằm :
 Giảm đi tính bi kịch của truyện và tạo kết thúc có hậu hơn : Vũ Nương được lập đàn giải oan
 Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương : ở thuỷ cung Vũ Nương vẫn canh cánh nỗi nhớ nhà, một lòng một dạ hướng về quê hương , khao khát được giải tiếng oan
 Điểm thành công nhất của t/p là ở chi tiết kì ảo cuối, mang tính tố cáo hiện thực sâu sắc tuy nó không làm thay đổi được hiện thực : Trương Sinh lập đàn giải oan 3 ngày 3 đêm nhưng vẫn không chuộc được lỗi lầm của mình. Vũ Nương không trở về vì cái xã hội đầy dẫy nhưng bất công không dung chứa nổi cái đẹp , cái trong trắng của người phụ nữ 
 d/ Đặc sắc nghệ thuật : Khéo léo trong cách dẫn dắt tình tiết , diễn biến câu chuyện , xây dựng câu chuỵên giàu kịch tính , chân thực, sống động , lời trần thuật khách quan, tự nhiên, hợp lí , sáng tạo đặc sắc.
3/ Kết bài : Qua câu chuyện thương tâm về ..., Nguyễn Dữ bộc lộ niềm thương cảm ... và khẳng định niềm tin tưởng vào vẻ đẹp truyền thống quí báu của họ . Câu chuyện sẽ mãi sống với thời gian cùng với những giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả .
 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ 
I/ Tìm hiểu chung : Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng tả Thanh Oai ( huyện Thanh Oai- ... trẻ đối với tương lai của đất nước, các bạn hãy đề ra lý tưởng sống cho mình để có thể đưa nước ta ra tình trạng kém phát triển, tiến nhanh trên con đường xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Học đi đôi với hành 
- Luận điểm 1:"Giải thích "Học và hành":
 +Bạn nên giải thích học là gì?Vì sao phải học
 +Giải thích "Hành" là gì?Vì sao phải thực hành?
-Luận điểm 2:Giải thích vì sao "Học phải đi đôi với hành"
 +Học đi đôi với hành có tác dụng như thế nào với người học?
 +Học xong kiến thức và thực hành thì sẽ như thế nào?Có giúp chúng ta học tốt hơn ko?
 +Nếu chỉ học kiến thức thôi mà không có thực hành thì vốn kiến thức mình vừa học được sẽ như thế nào?Có thật sự trở thành của mình không?
-Luận điểm 3:Khẳng định lại tính đúng đắn của phương châm ấy
+Nêu lên tầm quan trọng của "Học đi đôi với hành:
+Suy nghĩ của bản thân về phương châm trên
+Lời khuyên của bạn với mọi người?
Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục
 Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.
 Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.
Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,...
Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!
 Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.
 Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.
 Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.
Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...
Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường.
 TỰ HỌC , MÔT NHU CẦU TỰ NHIÊN CỦA CON NGƯỜI
I/ * Tại sao phải tự học ?
"Học,Học nữa , Học mãi "
1_ thế nào là tự học ?
Tự học là tự nguyện không ai bắt buộc mà chính mình tự tìm tòi , khám phá
, học hỏi để hiểu biết thêm ."không thầy đố mày làm nên ","học thầy không tày học bạn ". Nhưng chính bản thân ta tự vận động , tự học thì vẫn tốt hơn . Dù có thầy hay không có thầy , ta không cần biết . Người tự học hoàn toàn làm chủ chính mình và biết mình cần gì , học gì tùy ý , muốn học lúc nào cũng được, đó là điều kiện đầu tiên rất quan trọng .
2_ Tự học là nhu cầu tất yếu của loài người : chúng ta có bản năng tò mò muốn hiểu rõ hơn về bản thân và vạn vật xung quanh ... vì vậy loài người mới văn minh làm chủ được chính mình và làm chủ cả mọi vật . Nên có người đã nói khôi hài rằng :" con người chỉ hơn loài vật ở chỗ là biết hỏi :'TẠI SAO ???'
Bất kỳ ai cũng có tính tò mò muốn hiểu biết thêm nhưng phần lớn trong số họ có tính lười biếng , lười suy nghĩ , không chịu khó tìm tòi học hỏi mà chỉ thích những thú vui dễ tìm . Và một khi đã thỏa thuê thì chẳng cần bồi dưỡng đạo đức , tinh thần nữa nên số người tự học rất ít và người nào kiên tâm tự học thì sớm muộn gì cũng vượt lên hẳn người khác , không giàu hơn thì cũng được kính trọng hơn .
3_ Tự học rất cần thiết : .trước tiên nó cần thiết vì lẽ : bổ sung cho kiến thức còn thiếu ở trường
. mỗi ngày sự hiểu biết của con người càng tăng lên không tự học thì không theo kịp và bị tụt hậu , trở thành con người thừa của xã hội.
. tự học là thước đo giá trị về tri thức , đạo đức , tình thần giữa con người với nhau ...
b . khi làm bất kỳ nghành nghề nào thì sự tự học luôn cần thiết , chẳng hạn : một bác sĩ y khoa , một dược sĩ , một tiến sĩ luật khoa nếu không biết tự học thì khi mới ra trường có biết gì về sử ký , địa lý ...hơn một cậu tú đâu . và nghành chuyên môn của họ đã có thể giúp ích gì được nhiều đâu .
Vì thế , họ phải tự học để mở mang đầu óc , trau dồi cho nghề nghiệp và nhất là để ta tu dưỡng tâm tính , tức là bổ sung một chõ khuyết lớn trong nền giáo dục mà họ đã được hấp thụ trên ghế nhà trường .
c .phương pháp dạy ở trường mang tính chất nhồi sọ , môn gì cũng cần phải thuộc như một con vẹt , cần nhớ như một cái máy , nhớ cho thật nhiều . Tới môn toán mà cũng không dạy cách phân tích mà lại bắt học thuộc lòng cách chứng minh các định lý , mệnh đề ...
người ta ít vận dụng cái đầu , không làm cho nó động não chẳng khác nào đào tạo ra các con rôbốt không hơn không kém . Nếu ta muốn làm con người chứ không phải mãn đời là một cái máy thì điều tất nhiên là ta phải TỰ HỌC...
4*Ích lợi của sự tự học :
_ trong đời sống ngày nay chúng ta thường thấy biết bao nhiêu người bỏ nghề chính sinh nhai một cách rất lương thiện bằng một nghề phụ , nghề mà hồi trước họ tự học để tiêu khiển . Chẳng hạn tôi có biết một người nhờ tự học cắt tóc trong một lúc nhàn rỗi mà bây giờ trở thành một tay hớt tóc chuêyn nghiệp mặc dầu ông không có một cửa tiệm nào cả , ông chỉ hớt tóc ngoài hè phố , một người khác nữa gần nhà tôi làm công tác dạy hôn nhân cho các bạn trẻ bước vào cuộc sống vợ chồng , những điều ông biết được là do sự kiên tâm tự học , khả năng nói chuyện giữa đám đông của ông rất tốt , ông có cách giao tiếp rất thu hút người nghe ! vì sao ông làm được vậy ?
vì ông đọc rất nhiều sách và do tính cần cù tìm tòi , sáng tạo để có những buổi thuyết trình không bị nhàm chán ,ông xen vô những câu chuyện hài hước làm cho mọi người cảm thấy bớt vô vị ... mà ông có được thành công như ngày nay .
Tôi không nhớ một triết gia Trung Quốc nào đã nói :" Người ta chỉ biết sự ích lợi của những cái hữu ích mà không biết sự ích lợi của những cái vô ích " chí lý thay lời ấy ...
và đến thời buổi bây giờ , lời nói ấy còn bị bỏ ngỏ , người ta chỉ biết đến cái lợi trước mắt , cái lợi mà mang lại cho họ nhiều tiền tài danh vọng còn những cái tưởng chừng như đơn giản , vô ích thường bị bỏ qua một cách không thương tiếc .
ít nhiều bạn trẻ bây giờ luôn cho rằng lối sống hưởng thụ là cách để tận hưởng cuộc sống , vì thế họ lao vào cuộc sống này như một con thiêu thân để rồi nghĩ lại thì đã muộn .: " đời người chỉ bằng gang tay ai hay ngủ ngày chỉ còn nửa gang "
cuộc sống là những trãi nghiệm từ khó khăn này đến khó khăn khác . Do đó tự học là cách hết sức cần thiết , và là đôi chân cho người ta đứng vững trước những sóng gió của cuộc đời , chẳng còn cách nào khác ngoài tự học , chính mình vượt qua những khó khăn đó để vững bước theo kịp thời đại ."Anh nói cho tôi biết anh học những gì, tôi sẽ nói cho anh biết anh có thành công hay không ?"

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap Ngu van 9(12).doc