Ngữ văn 9 - Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng phật giáo như thế nào

Ngữ văn 9 - Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng phật giáo như thế nào

Viết về cụ Nguyễn Du mà chúng ta không nói đến lòng thương vô hạn của cụ đối với chính mình đối với tha nhân, đối với xã hội thì đó là một vấn đề thiếu sót; viết về Nguyễn Du mà không nói đến Phật giáo thì đó cũng là một thiếu sót quang trọng, vì toàn bộ sự nghiệp văn thơ của cụ đều phát xuất từ hai quan điểm này để từ đó cụ gởi gắm tâm sự của cụ lại cho người hậu thế. Vì vậy cho nên khi nghiên cứu về văn thơ của cụ thì bắt buộc chúng ta phải biết về nhân sinh của chính cụ và qua quan niệm khổ của Phật giáo. Theo giáo lý của đức Đạo sư thì nền tảng căn bản của việc học Phật được đặt trên ba học Giới-Định-Tuệ, cho nên Thiền định được coi như là một pháp môn tu học chung cho cả hai thừa Đại và Tiểu trong việc hoàn thiện ba nghiệp thâ-khẩu-ý thanh tịnh để chấm dứt khổ đau mà đức Đạo sư đã căn cứ vào những hiện tượng duyên khởi-hiện hữu-vô thường-biến dịch của nhân sinh và vũ trụ mà xác nhận rằng: “Thế gian là giả tạm, bất toàn, trống rỗng, là đau khổ”. Ngay đến những trạng thái mà người đời cho rằng hạnh phúc an vui cũng luôn bị luật vô thường chi phối nên chúng chỉ là những trạng thái có được giả tạm không thật hữu, nên chúng cũng thuộc về đau khổ. Do đó, đau khổ bao gồm tất cả mọi ý nghĩa được quan niệm có được phát xuất từ ba phương diện: Khổ-khổ (Dukkha-dukkha), hoại-khổ (viparināma-dukkha), và hành-khổ (samkhāra-dukkha) [ba phương diện này chúng tôi đã giải thích phẩn dẫn nhập], bằng vào giải thoát khổ đau do ba nghiệp sinh ra, khi hành giả đạt được giải thoát hoàn toàn khổ đau thì tự nhiên an lạc hạnh phúc hiển bày.

Và theo cái học của Thiền thì gồm có: Thiền Thế gian, và Thiền Tiểu thừa - Thiền Đại thừa (Như lai Thiền) cuối cùng là Thiền của Tối thượng thừa (Tổ sư Thiền). Ba loại Thiền trước được y cứ vào văn tự của kinh điển để học và thực tập, nhưng riêng Tối thượng thừa Thiền thì không y cứ vào văn tự của kinh điển thông thường mà chỉ tạm mượn những kinh nào khế họp với căn cơ bén nhạy tạo ra những nghi tình bất hợp lý đối với thế trí biện thông của thế gian, cộng với những duyên sống để khai mở những vướng mắc của vô minh khổ đau cho hành giả mà thôi, nên Tổ sư Bồ-đề Đạt-ma đã chủ trương “Dĩ tâm truyền tâm, bất lập văn tự.[1] ” Ở đây Nguyễn Du tiên sinh cũng đã từng học Thiền và thực tập thiền qua kinh Kim cương (một quyển Kinh mà Thiền tông Trung hoa mượn làm duyên, để y cứ cho những người mới bước chân vào Tối thượng thừa Thiền thực tập của Hoàng Mai ngũ tổ và, cũng nhờ Kinh Kim cương mà Tổ Huệ Năng thành vị tổ sư thứ sáu của Thiền tông Trung hoa[2] . Nhưng vì sao tiên sinh đã từng thực tập Thiền bằng cách độc tụng tư duy về kinh Kim cương hàng nghìn lần mà cũng vẫn chưa ngộ được chỗ rốt ráo của kinh, trong khi chỉ qua cái nhìn lại “dưới chân đài phân kinh” của Thái tử Lương Chiêu Minh xưa kia còn để lại, thì ngộ ra được cái bổn lai diện mục rốt ráo của Kinh Kim Cương chính “Vô Tự” thị chân kinh (Tối thượng thừa Thiền)? Thật ra ở đây cụ Tiên Điền, nếu trước đó đã không độc tụng hàng nghìn lần kinh Kim Cương thì chưa chắc qua cái nhìn đó cụ có thể ngộ ra được chỗ rốt ráo của kinh được! Nhưng chính nhờ đã huân tập hàng nghìn lần về nghi tình “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm, 應無所住而生其心”[3] (nên sinh tâm mình vào nơi không có chỗ trụ). Vậy nơi nào là nơi không có chỗ trụ? Đây chính là cái nghi tình được tạo ra bỡi thiền Công Án hay Tham Thoại Đầu của Tổ sư Thiền mà cụ đã được huân tập kinh qua đến mức vừa đầy; bây giờ chỉ cần giọt nước cuối cùng đổ vào nghi tình đó thì cái nghi tình đó sẽ bùng vỡ. Ở đây chính cái nhìn lại “Dưới chân đài phân kinh” là giọt nước cuối cùng để Tiên sinh ngộ ra được “Vô tự” chính là chân kinh, cũng chính là không chỗ trụ. Giờ đây đích thị Nguyễn Du tiên sinh đã trở thành một Thiền sư. Nhưng trước khi để trở thành một Thiền sư thì Nguyễn Du tiên sinh trước đó cụ đã kinh qua những năm tháng dài độc tụng tư duy, nghiền ngẫm về kinh Kim Cương, và trước đó nữa tuy chúng ta không biết được cụ đã học tập những kinh sách nào được ghi lại qua văn thơ, nhưng qua tư tưởng Phật giáo, mà cụ đã thể hiện trong văn thơ để lại ngoài truyện Kiều ra, cho chúng ta thấy rằng Phật giáo Tiểu thừa đã ăn sâu vào trong tiềm thức của cụ qua nhân quả báo ứng của mỗi cá thể được thay thế bỡi mệnh Trời, thể hiện tư tưởng nhân duyên sống của nhân sinh, qua đó chúng bị luật vô thường luôn chi phối đổi thay. Mệnh Trời ở trong truyện Kiều chỉ là một tiền đề được cụ nêu lên để đại diện cho một quan niệm của Nho giáo, bằng vào nhân bản tính qua tác nhân tạo nghiệp của con người theo luật tắc nhân quả báo ứng của Phật giáo mà phủ định đi tính siêu hình Định mệnh hay Thiên mệnh của Nho giáo, điều này nếu không muốn nói là điều sai lầm của Nho giáo mà cụ nhìn ra được. (việc này chúng tôi sẽ bàn kỹ qua nghiên cứu truyện Kiều).

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngữ văn 9 - Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng phật giáo như thế nào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN DU 
ĐÃ CHỊU ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO NHƯ THẾ NÀO 
Đại Lãn
Viết về cụ Nguyễn Du mà chúng ta không nói đến lòng thương vô hạn của cụ đối với chính mình đối với tha nhân, đối với xã hội thì đó là một vấn đề thiếu sót; viết về Nguyễn Du mà không nói đến Phật giáo thì đó cũng là một thiếu sót quang trọng, vì toàn bộ sự nghiệp văn thơ của cụ đều phát xuất từ hai quan điểm này để từ đó cụ gởi gắm tâm sự của cụ lại cho người hậu thế. Vì vậy cho nên khi nghiên cứu về văn thơ của cụ thì bắt buộc chúng ta phải biết về nhân sinh của chính cụ và qua quan niệm khổ của Phật giáo. Theo giáo lý của đức Đạo sư thì nền tảng căn bản của việc học Phật được đặt trên ba học Giới-Định-Tuệ, cho nên Thiền định được coi như là một pháp môn tu học chung cho cả hai thừa Đại và Tiểu trong việc hoàn thiện ba nghiệp thâ-khẩu-ý thanh tịnh để chấm dứt khổ đau mà đức Đạo sư đã căn cứ vào những hiện tượng duyên khởi-hiện hữu-vô thường-biến dịch của nhân sinh và vũ trụ mà xác nhận rằng: “Thế gian là giả tạm, bất toàn, trống rỗng, là đau khổ”. Ngay đến những trạng thái mà người đời cho rằng hạnh phúc an vui cũng luôn bị luật vô thường chi phối nên chúng chỉ là những trạng thái có được giả tạm không thật hữu, nên chúng cũng thuộc về đau khổ. Do đó, đau khổ bao gồm tất cả mọi ý nghĩa được quan niệm có được phát xuất từ ba phương diện: Khổ-khổ (Dukkha-dukkha), hoại-khổ (viparināma-dukkha), và hành-khổ (samkhāra-dukkha) [ba phương diện này chúng tôi đã giải thích phẩn dẫn nhập], bằng vào giải thoát khổ đau do ba nghiệp sinh ra, khi hành giả đạt được giải thoát hoàn toàn khổ đau thì tự nhiên an lạc hạnh phúc hiển bày. 
Và theo cái học của Thiền thì gồm có: Thiền Thế gian, và Thiền Tiểu thừa - Thiền Đại thừa (Như lai Thiền) cuối cùng là Thiền của Tối thượng thừa (Tổ sư Thiền). Ba loại Thiền trước được y cứ vào văn tự của kinh điển để học và thực tập, nhưng riêng Tối thượng thừa Thiền thì không y cứ vào văn tự của kinh điển thông thường mà chỉ tạm mượn những kinh nào khế họp với căn cơ bén nhạy tạo ra những nghi tình bất hợp lý đối với thế trí biện thông của thế gian, cộng với những duyên sống để khai mở những vướng mắc của vô minh khổ đau cho hành giả mà thôi, nên Tổ sư Bồ-đề Đạt-ma đã chủ trương “Dĩ tâm truyền tâm, bất lập văn tự.[1] ”  Ở đây Nguyễn Du tiên sinh cũng đã từng học Thiền và thực tập thiền qua kinh Kim cương (một quyển Kinh mà Thiền tông Trung hoa mượn làm duyên, để y cứ cho những người mới bước chân vào Tối thượng thừa Thiền thực tập của Hoàng Mai ngũ tổ và, cũng nhờ Kinh Kim cương mà Tổ Huệ Năng thành vị tổ sư thứ sáu của Thiền tông Trung hoa[2] . Nhưng vì sao tiên sinh đã từng thực tập Thiền bằng cách độc tụng tư duy về kinh Kim cương hàng nghìn lần mà cũng vẫn chưa ngộ được chỗ rốt ráo của kinh, trong khi chỉ qua cái nhìn lại “dưới chân đài phân kinh” của Thái tử Lương Chiêu Minh xưa kia còn để lại, thì ngộ ra được cái bổn lai diện mục rốt ráo của Kinh Kim Cương chính “Vô Tự” thị chân kinh (Tối thượng thừa Thiền)? Thật ra ở đây cụ Tiên Điền, nếu trước đó đã không độc tụng hàng nghìn lần kinh Kim Cương thì chưa chắc qua cái nhìn đó cụ có thể ngộ ra được chỗ rốt ráo của kinh được! Nhưng chính nhờ đã huân tập hàng nghìn lần về nghi tình “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm, 應無所住而生其心”[3]  (nên sinh tâm mình vào nơi không có chỗ trụ). Vậy nơi nào là nơi không có chỗ trụ? Đây chính là cái nghi tình được tạo ra bỡi thiền Công Án hay Tham Thoại Đầu của Tổ sư Thiền mà cụ đã được huân tập kinh qua đến mức vừa đầy; bây giờ chỉ cần giọt nước cuối cùng đổ vào nghi tình đó thì cái nghi tình đó sẽ bùng vỡ. Ở đây chính cái nhìn lại “Dưới chân đài phân kinh” là giọt nước cuối cùng để Tiên sinh ngộ ra được “Vô tự” chính là chân kinh, cũng chính là không chỗ trụ. Giờ đây đích thị Nguyễn Du tiên sinh đã trở thành một Thiền sư. Nhưng trước khi để trở thành một Thiền sư thì Nguyễn Du tiên sinh trước đó cụ đã kinh qua những năm tháng dài độc tụng tư duy, nghiền ngẫm về kinh Kim Cương, và trước đó nữa tuy chúng ta không biết được cụ đã học tập những kinh sách nào được ghi lại qua văn thơ, nhưng qua tư tưởng Phật giáo, mà cụ đã thể hiện trong văn thơ để lại ngoài truyện Kiều ra, cho chúng ta thấy rằng Phật giáo Tiểu thừa đã ăn sâu vào trong tiềm thức của cụ qua nhân quả báo ứng của mỗi cá thể được thay thế bỡi mệnh Trời, thể hiện tư tưởng nhân duyên sống của nhân sinh, qua đó chúng bị luật vô thường luôn chi phối đổi thay. Mệnh Trời ở trong truyện Kiều chỉ là một tiền đề được cụ nêu lên để đại diện cho một quan niệm của Nho giáo, bằng vào nhân bản tính qua tác nhân tạo nghiệp của con người theo luật tắc nhân quả báo ứng của Phật giáo mà phủ định đi tính siêu hình Định mệnh hay Thiên mệnh của Nho giáo, điều này nếu không muốn nói là điều sai lầm của Nho giáo mà cụ nhìn ra được. (việc này chúng tôi sẽ bàn kỹ qua nghiên cứu truyện Kiều). 
1/ NGUYỄN DU VÀ CUỘC ĐỜI.
Qua tiểu sử của cụ, ngoại trừ mười năm của thời thơ ấu an ổn sống trong vòng tay của mẹ và gia đình tại Thăng Long và quê nhà Tiên Điền, Hà Tĩnh; nhưng sau đó những biến cố cứ mãi dồn dập đổ lên đầu cậu bé Nguyễn Du: mười tuổi cha mất, mười hai tuổi mẹ lại qua đời không gì bất hạnh và đoạn trường hơn là làm đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ vào cái tuổi đang còn ham chơi, đang cần chỗ nương tựa  và cũng từ đó bắt đầu cụ nếm mùi thăng trầm khổ ải  tủi nhục trong nương nhờ ở tạm từ nơi này qua nơi khác và, cũng luôn tùy thuộc vào sự thăng trầm của những người thân. Việc đổi thay triều đại, việc lên voi xuống chó chỉ trong tích tắc và, những hậu quả đầy khổ đau tất yếu theo sau qua chánh báo (cá nhân) cùng y báo (gia đình-xã hội), đã nói lên được tính vô thường khổ đau luôn hiện hữu qua cuộc sống nhân sinh và riêng cá nhân cụ. Hơn bốn mươi ba năm còn lại trên cõi đời, trong khoảng thời gian này, nhất là mười năm giang hồ cát bụi, sống xa mái ấm gia đình lúc nào cụ cũng mang một nỗi buồn đau rộng lớn, thương mình, thương những người thân, thương cho những đồng loại phải chịu đày đọa khổ cực. Cửa nhà tan nát đổi thay trong kiếp người bên cạnh những đổi thay của ngoại cảnh thiên nhiên, thời thế loạn lạc chia ly, kế sinh nhai mịt mờ phía trước, thân phận ăn đậu ở nhờ tủi cực khôn nguôi, nỗi lo lắng luôn dằn vặt trong nếp tư duy suy nghĩ, đến nỗi mới ba mươi tuổi trên đầu mà tóc trắng bạc phơ, tư tưởng muốn sống nơi vắng vẻ vô sự cũng bắt đầu xuất hiện:
 “ Hà năng lạc phát quy lâm khứ, 
Ngọa thính tùng phong hưởng bán vân.” 
何  能  落  髮  歸  林  去 
臥  聽  松  風  響  半  雲 
(Tự thán II)** 
Dich: 
 Làm sao xuống tóc về rừng ẩn, 
Nằm nghe tùng hát gió đưa mây.”
Tư tưởng muốn xuống tóc vào rừng ở ẩn làm một người vô sự trước cuộc sống là một dấu hiệu tự quy hướng vế chính mình để dọn đường cho việc nghiên cứu Phật pháp và thực hành độc kinh Phật, trở thành một hành giả tu tập thiền sau này của cụ. Tư tưởng này xuất hiện trong khoảng thời gian mười năm lưu lạc giang hồ cát bụi đã hình thành qua những kinh nghiệm sống, kinh qua trong những đắng cay khổ nhục của cuộc sống lưu đày rày đây mai đó của một thân lữ thứ trên quê hương rộng mà không có nhà, có thể đây là thời gian từ năm 1786-1795. Sau mười năm lưu lạc giang hồ cụ đã trở về sống với núi rừng dưới chân núi Hồng Lĩnh bên dòng Lam giang và, cuối cùng cũng không tránh được phải ra làm quan với một thái độ bất đắc dĩ, để từ đó cụ ghi lại cuộc đời mình qua những vần thơ chữ Hán đầy thương đau và buồn chán, nghiệt ngã cho chính mình và tha nhân cùng xã hội. Những hình ảnh cụ ghi lại qua thơ văn không ngoài cái quan niệm vô thường-khổ-không của Phật giáo như trên chúng tôi đã trình bày đối với cuộc đời qua khổ-khổ, hoại khổ, hành khổ, đầy ngậm ngùi đớn đau, đầy xúc động trong một cái nhìn sâu xa từ hiện tượng đến bản chất của chúng. Cái nhìn tận căn đẽ này chính là cái nhìn chánh kiến của Phật giáo, từ mê qua ngộ. Khi là mê thì các pháp trở thành pháp thế gian, pháp hữu lậu, pháp khổ đau; còn khi chúng ta ngộ ra rồi thì các pháp này trở thành pháp xuất thế gian, pháp vô lậu, pháp an vui giải thoát.
Từ một cậu bé tuổi vừa lên năm đã theo gia đình về quê nội tại Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh dưới núi Hồng Lĩnh, cạnh sông Lam, khi cha mình cáo lão từ quan về quê vào năm Tân mão 1771[4] . Đây là dấu hiệu mở màn của bước chân đầu cho những bước phong trần khổ ải sau này của cụ. Sau khi cậu bé Nguyễn Du theo cha và gia đình về quê thì, năm năm sau người cha mất đi và, tiếp hai năm nữa là mất luôn cả người mẹ thân yêu. Bây giờ cậu bé Nguyễn Du thật sự đã trở thành trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ; mới mười hai tuổi đầu mà cậu bé phải chịu một nỗi mất mát đớn đau đoạn trường đến thế thì cuộc đời của cậu sẽ ra sao sau này? Đây là những kí ức được Nguyễn Du tiên sinh ghi lại khi nhớ lại ngày mới bước chân về lại làng quê nội trên bến Giang Đình cùng cha mình và gia đình, trong đó có cậu bé Nguyễn Du lúc 5 tuổi và, từ đó cho đến những năm biến động sau này cho cả gia đình và cá nhân cậu bé. Những hình ảnh đó và những biến động trong cuộc sống của gia đình sau này được cụ ghi lại một cách tổng quát, nhưng chúng nói lên được cái quan niệm vô thường-khổ đau của đạo Phật luôn hiện hữu trong cuộc sống và, chính cụ là người đã trải qua và kinh nghiệm trong cuộc sống của chính mình, của gia đình, của xã hội qua bài thơ Giang Đình hữu cảm:
“Ức tích ngô ông tạ lão thì, 
Phiêu phiêu bồ tứ thử giang mi. 
Tiên chu kích thủy thần long đấu, 
Bảo cái phù không thụy hạc phi. 
Nhất tự y thường vô mịch xứ, 
Lưỡng đê yên thảo bất thăng bi. 
Bách niên đa thiểu thương tâm sự, 
Cận nhật trường an đại dĩ phi.[5] ” 
憶  昔  吾  翁  謝  老  時 
飄  飄  蒲  駟  此  江  湄 
仙  舟  激  水  神  龍  鬥 
寶  蓋  浮  空  瑞  鶴  飛 
一  自  衣  裳  無  覓  處 
兩  隄  煙  草  不  勝  悲 
百  年  多  少  傷  心  事 
近  日  長  安  大  已  非 
(Giang Đình hữu cảm) 
Dịch: 
Nhớ lúc xưa, cha ta cáo lão, 
Tấp nập ngựa xe bến sông này. 
Thuyền tiên rẽ nước rồng giao đấu, 
Lọng quý trên không hạc gieo lành. 
Từ khi xiêm áo không tìm thấy, 
Khói cỏ đôi bờ chịu bi thương. 
Cận nhật kinh thành nhiều khác lạ, 
Trăm năm nhiều ít chuyện thương tâm!
Qua bài thơ này Nguyễn Du tiên sinh đã ghi lại những kí ức những cảnh tượng đã xảy ra khi cha cáo lão từ quan về làng, khi mình còn là một cậu bé vừa lên năm nào ngựa xe trên bến dưới thuyền, cờ lọng quý che phủ rợp trời cho đến khi áo xiêm lộng lẫy không còn tìm thấy nữa và, những biến động gia đình xảy ra sau đó; mọi việc vô thường đều đổi thay một cách nhanh chóng, từ hình thức trạng thái tâm lý này đổi sang hính thức trạng thái tâm lý khác. Ngay đến khói cỏ bên đôi bờ đê không còn xanh nữa mà đã theo lòng người bi thương không kém và, những biến động khác thường nơi kinh đô cũng thay đổi. Lòng người thay đổi, thế sự đổi thay. Từ những thay đổi này: nếu là lìa xa những người chúng ta thương yêu quí mến như cha mẹ, anh chị em, bà con quyến thuộc bạn bè và, những hoàn cảnh yêu thích của ta (thuộc về ái biệt ly); cùng những gì mà chúng ta mong muốn đạt được: như mong cùng chung sống với nhau, kh ... 
Tỉnh thủy vô ba đào  
Bất vị nhân khiên xả  
Thử tâm chung bất giao  
Túng bị nhân khiên xả  
Nhất giao hoàn phục chỉ  
Trạm trạm nhất phiến tâm  
Minh nguyệt cổ tỉnh thủy".  
明  月  照  古  井 
井  水  無  波  濤 
不  被  人  牽  捨 
此  心  終  不  搖 
縱  被  人  牽  捨 
一  搖  還  復  止 
湛  湛  一  片  心 
明  月  古  井  水 
(Đạo Ý)** 
Dịch: 
Trăng sáng chiếu giếng xưa  
Nước giếng không gợn sóng  
Không bị người khuấy động  
Tâm này thật chẳng động  
Nếu bị người khuấy động  
Lay động rồi lại dừng  
Một cõi tâm lắng đọng  
Như trăng soi giếng xưa. 
Thật ra đó chỉ là một thí dụ, cụ đưa để ví dụ cho tâm con người và nước giếng xưa tạm để chúng ta hiểu được rằng tâm ta khi định một chỗ thì nó sẽ hiển thị ra công dụng sáng trong vắng lặng cũng giống như nước giếng xưa nếu khuấy động làm cho nó đục thì nó sẽ không thấy vật gì hết, còn nếu để nguyên không khuấy động thì nó sẽ lắng trong. Đó là một thứ kinh nghiệm được cụ rút ra từ cuộc sống của chính cụ, để cho ta thấy rằng sở dĩ thường ngày chúng ta không thấy được tâm trong sáng vắng lặng rỗng rang của chúng ta, mà chỉ thấy hoàn toàn là  những phiền não khổ đau làm cho chúng ta đau khổ; tâm vật lý này luôn vô thường, luôn tạo ra cho chúng ta những thứ phiền não khổ đau từ: xa lìa người thân, những vật mà mình đang sở hữu thuộc về của mình cũng sinh ra đau khổ; những ai mình ghét bỏ, thù oán, hoặc những vật mà chúng ta không thích, không ưa mà luôn xuất hiện trước chúng ta cũng tạo ra những đau khổ; những điều mà chúng ta ước muốn thuộc về chúng ta (vât chất lẫn tinh thần), mà chúng ta tìm cầu không được cũng làm cho chúng ta đau khổ; nói chung là mọi thay đổi trong cuộc sống bất như ý chúng ta là mang lại cho chúng ta những đau khổ. Chính những đau khổ này nó vấy đục tâm tư chúng ta, nó làm cho tâm tư chúng ta tối tăm u ám như nước giếng xưa đang trong lành bị chúng ta khuấy đục lên vậy, công dụng hiển thị sáng soi không còn nữa. Do đó chúng ta muốn tâm chúng ta trong lành sáng tỏ thì đối với mọi sự vật từ tinh thần cho đến vật chất chúng ta chỉ cần không đắm nhiễm chạy theo nó để bị trói buộc bị khuấy dục lên thì đó chính là tâm vô sự, đó chính là Phật, là tâm không như cụ đã từng viết:
“ Phật bổn thị không bất trước vật” 
佛  本  是  空  不  著  物 
(Phân kinh thạch đài)** 
Phật vốn là Không, chẳng chấp vật.
Khi tâm chúng ta không chấp vào mọi sự vật chung quanh cuộc sồng từ tinh thần cho đến vật chất thì đó chính là Phật. Phật này bản thể là tính không, tướng của Phật là không vì sự hiện hữu của sắc thân nên Phật do nhân duyên tích hợp mà tác thành, thân Phật này không có thực thể, nó chỉ là một giả hợp của Năm uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc là một tích hợp của đất, nước gió, lửa (thuộc vật chất); thọ, tưởng, hành thức là tích hợp của tinh thần (thuộc tâm). Vậy thì từ vật chất đến tinh thần đều do nhân duyên hòa hợp nà hiện hữu, nên sự hiện hữu của Phật này là một hiện hữu giả danh, vì Phật chỉ là một giả danh nên Phật vốn là Không. Khi Phật đã không thì tâm cũng không. 
Vậy tâm chúng ta đục hay trong cũng từ nơi ta cả chứ không ai làm cho tâm ta lu mờ và sáng trong được, cho nên cụ khuyên chúng ta nên:
" Nhân liễu thử tâm nhân tự độ,  
Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu" 
人  了  此  心  人  自  度 
靈  山  只  在  汝  心  頭 
(Phân kinh thạch đài)** 
Dịch: 
 Người rõ tâm này, người tự độ, 
Linh Sơn[11]  chỉ ở nơi tâm ngươi 
Vì thường thì chúng ta hay cầu Phật ở nơi bên ngoài chúng ta, tức là vong thân cầu Phật tại Linh sơn, rất nhiều người nổ lực tìm cầu Phật bên ngoài mà bỏ quên ông Phật chính mình nơi mỗi người, đó là một cái nhìn vô minh thiếu chánh kiến, nên lầm đường lạc lối cầu Phật bên ngoài. Theo cái nhìn thấu tâm đạt lý của cụ Nguyễn Du thì khi chúng ta đã tỏ rõ bản tâm của mình rồi thì chính mỗi người phải tự mình độ lấy chính mình ra khỏi vô minh mờ tối của chính mình tạo ra đó thì tự nhiên tâm rỗng rang trong sáng của chính mình hiện hữu chứ không cần phải dựa dẫm vào bất cứ thế lực nào khác ngoài chúng ta. Nhiều nhà nghiên cứu về Nguyển Du mà không biết chữ Hán hay biết mà không đọc những tập thơ cụ viết bằng chữ Hán để biết cuộc đời của cụ đã chịu ảnh hưởng Phật giáo như thế nào mà viết về Nguyễn Du và Phật giáo thì, đương nhiên có những cái nhìn tưởng tượng lệch lạc về vấn đề này. Qua những điều chúng tôi trích dẫn từ văn thơ của cụ như vậy, ai dám bảo cụ không phải là người của Phật giáo? không phải là người tu theo Phật nào?! Những điều chính cụ viết ra không chịu hiểu không chịu đọc rồi ngồi đó tưởng tượng sai lầm rằng Nguyễn Du ảnh hưởng tâm học của người này người kia v.v đem áp đặt lên người cụ, trong khi thơ cụ không có bất cứ chỗ nào đề cập đến chủ trương tâm học. Bỡi vì “Người rõ tâm này, người tự độ, Linh Sơn (chỗ Phật nói pháp) chỉ tại tâm ngươi” không phải là “tức tâm tức Phật, tức Phật tức tâm“. Tâm tức là Phật, Phật tức là tâm sao? Mà theo cụ thì sở dĩ chúng ta không nhận ra được tự tánh tâm mình, không nhận ra bản lai diện mục của chính mình là vì chúng ta tìm Phật bên ngoài, chạy rông từ kiếp này sang kiếp, từ nơi này đến nơi kia để tìm; nhưng rốt cùng tìm mãi không ra chỉ vì ngưởi chỉ đi tìm cái bóng của minh không thôi, trong khi bản lai diện mục lù lù nơi chính ta mà ta không biết, càng chạy đi tìm thì càng lạc lối càng xa quê hương xứ sở nguyên sơ của chính mình chỉ vì vô minh phiền não che lấp nên không thấy đó thôi:
"Niên niên thu sắc hồn như hử  
Nhân tại tha hương bất tự tri".  
年  年  秋  色  魂  如  許 
人  在  他  鄉  不  自  知 
(Giang Đầu Tản Bộ)** 
Sắc thu hồn vẫn luôn như vậy  
Vì mãi xa nhà không biết thôi. 
Tóm lại qua những bài thơ mà chúng tôi đã trích dẫn trong ba tập thơ chữ Hán của cụ Nguyễn Du cho chúng ta một cái nhìn đúng về nhà thơ đã ảnh hưởng sâu đậm Phật giáo trong đời sống “bất ly Thiền” hằng ngày của cụ, là một nhà thơ vĩ đại không những là của Việt Nam ta không thôi, mà cụ còn là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất thế giới nữa. Cái vĩ đại của Cụ nhờ vào hai yếu tố thứ nhất bỡi một thứ trí tuệ nghiệp được huân tập di truyền từ nhiều kiếp trước cộng với cái trí tuệ nghiệp được huân tập từ kiếp này, từ cuộc sống qua đó Phật giáo là một tác động quan trọng đối cuộc sống của cụ, nhất là Thiền tông là một nhân tố tác động chính yếu cho việc cụ khám phá ra bộ mặt thật của chính mình cũng như mọi sự vật khác, để từ đó cụ sáng tác ra những tác phẩm mang tính nhân bản triệt để hơn qua Truyện Kiều và Văn Tế thập loại chúng sanh mang đậm tư tưởng Phật giáo trong việc phủ nhận thuyết Thiên mệnh của Nho giáo đã làm hủ hóa khiến con người không tự mình vương lên trong cuộc sống được:
“  Ngẫm hay muôn sự tại trời, 
Trời kia đã bắt làm người có thân. 
Bắt phong trần phải phong trần, 
Cho thanh cao mới được phần thanh cao. ” (Kiều)
Với quan niệm mệnh trời như vậy thì chúng ta còn làm được gì, đành phải bó tay bó chân thôi! 
“ Thôi đành nhắm mắt đưa chân.  
Thử xem con tạo xoay vần ra sao?...” (Kiều)
Đúng là với quan niệm như vậy nó làm cho con người trở nên yếu mền, nhu nhược. Đây mới là quan niệm làm cho con người bi quan yếm thế của Nho giáo đối với cuộc sống, chứ không phải quan niệm đời là khổ của Phật giáo là quan niệm bi quan yếm thế như nhiều người lầm tưởng. Vì đời chỉ là kết quả khổ, phát sinh từ nguyên nhân, chính con người của mỗi cá nhân mang đến kết quả đó mà thôi chứ đời không phải là nguyên nhân sinh ra đau khổ. Vậy muốn quả khổ này mất đi thì chỉ cần triệt tiêu nguyên nhân sinh ra khổ thì đời tự nhiên hết khổ thế thôi. Vậy thì việc gì Phật giáo phải bi quan yếm thế như một số người hiểu biết lệch lạc sai lầm về Phật giáo vậy! Ở đây với quan niệm mệnh Trời bắt làm người có thân, bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao thì, đây mới chính là quan niệm làm cho con người trở nên bi quan yếm thế không tự chủ trước cuộc sống. Nhưng đó là quan niệm mệnh trời của Nho giáo mà cụ đưa ra làm tiền đề và, tiếp theo đó cụ đưa ra quan điểm tự tác tự thọ, của Phật giáo qua nhân quả báo ứng để kết luận, tức là tự con người làm thì tự con người nhận lấy cái quả đó, mà phủ nhận cái quyền sinh sát của mệnh Trời kia. Thật sự nếu có Trời đi chăng nữa thì Trời theo cụ chỉ là một cán cân mà thôi:
“Có đâu thiên vị người nào, 
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai. ”(Kiều)
Như vậy thì Trời đâu có thiên vị và làm theo ý Trời được, mà phải lệ thuộc vào tác nhân của người tạo ra mà theo đó mới bắt người chịu những kết quả tương ứng với những tác nhân trước đó của họ. Vậy thì mệnh Trời đã bị con người tước đoạt rồi, vì Trời nếu có, bây giờ chỉ làm một cán cân, cân gúp cho con người trong việc cân tội phước, họa phúc, nặng nhẹ thế nào thôi. Vì vấn đề nặng nhẹ có được do chính con người tạo ra. Bây giờ con người đại diện cho chữ tài và Trời đại diện cho chữ mệnh cả hai bình đẳng như nhau trên mặt lý tính. Ở đây chúng tôi chỉ bàn sơ qua việc này để kết luận cho bài viết này, việc này chúng tôi sẽ bàn chi tiết hơn trong phần thứ hai, bài kế tiếp về “Từ Thiên mệnh đến Nhân mệnh” trong truyện Kiều.
. 
* Bài này trích một phần từ bài viết:  
- Nguyễn Du “Từ Thiên mệnh đến Nhân mệnh” trong truyện Kiều.
**Sách tham khảo: 
- Tổng tập Văn Học Việt Nam tập 13, 14. 
- Tố Như thi, Quách Tấn dịch, NXB An Tiêm, Sài Gòn 1973. 
- Nguyễn Du toàn tập, Mai Quốc Liên chủ biên, NXB Văn học 1996. 
- Nguyễn Du, niên phổ và tác phẩm của Nguyễn Thạch Giang và Trương Chính, NXB Văn hoá thông tin.
Chú Thích:
[1]  以心傳心。不立文字(Đ.T. 48, trang 03713b13 Huyết mạch luận, Thiếu thất lục môn). 
[2]  為說金剛經。至應無所住而生其心。惠能言下大悟 Đ.T. 48, Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm hành do trang 0349a 
[3]  Đ. 48, Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm hành do trang 0349a 
[4]  Tổng tập Văn Học Việt nam  trọn bộ 42 tập (tập 14,) trang 650 phần chú thích. 
[5]  Tổng tập Văn Học Việt nam  trọn bộ 42 tập (tập 14,) trang 649. 
[6]  Tổng tập Văn Học Việt nam  trọn bộ 42 tập (tập 14,) trang 622. 
[7]  Tử ở đây mang ý nghĩa sống chết trong từng sát-na một. Chỉ cho sự  sống chết thay đổi nhau của những tế bào để tạo nên sự tiến hóa, kể cả tâm lý thay đổi. Sự thay đổi này chính là sự sống chết thay nhau trong từng giây từng khắc. Nếu không có sự thay đổi này thì con người sinh ra lúc nào cũng vẫn là một giọt máu, không có những hiện tượng trẻ lên ba, trẻ lên mười, để trở thành thiếu niên, thanh niên và cuối cùng già yếu và chết đi. Ở đây nói đến tính hiện hữu của Duyên khởi tánh không của cuộc sống. 
[8]  Tố Như thi, Quách Tấn dịch, NXB An Tiêm, Sài Gòn 1973. trang 170 
[9]   Nguyễn Du toàn tập, Mai Quốc Liên chủ biên, NXB Văn học 1996. 
[10]   Đ. 17, No. 0842, Đại Phương Quảng Viên Giác Tu-đa-la liễu nghĩa,  trang: 0915c22 (HT. Thích Thiện Hoa dịch.) 
[11]  Linh Sơn: gọi cho đủ là Linh Thứu sơn, là chỉ cho núi Linh Thứu nơi đức Đạo sư nói pháp độ sinh khi Ngài còn tại thế. Có hai thời kỳ đức Đạo sư nói pháp ở nơi đây: Một, thời kỳ đức Đạo sư thuyết Kinh Pháp Hoa. Hai, thời đức Đạo sư phó pháp cho Tôn giả Ma-ha Ca-diếp (theo Thiền tông) “Dĩ tâm truyền tâm”. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUYEN DU DA CHIU ANH HUONG PHAT GIAO NHU THE NAO.doc