Ngữ văn 9 - Những yêu cầu khi giảng bình

Ngữ văn 9 - Những yêu cầu khi giảng bình

Những yêu cầu khi giảng bình

Giảng bình phải theo trình tự định trước để cho học sinh từng bước nhận thức tác phẩm. Thông thường giảng rồi mới bình, nhưng cũng có khi kết hợp đồng thời, vừa giảng vừa bình giúp cho bài dạy không khô cứng mà cũng không mơ hồ.

 Giảng thường là giảng theo các cấp độ từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Đó là bắt đầu từ việc giảng giải, giải thích, chú giải một cách khoa học, hợp lí các từ khó, điển tích, điển cố rồi đến giảng nội dung chi tiết bộ phận. Từ đó giảng nội dung toát ra từ các chi tiết bộ phận, sau đó giảng để làm rõ nội dung tổng thể của tác phẩm.

Bình là bình giá, đánh giá cái hay, cái đẹp của tác phẩm, kể cả việc chỉ ra cái dở của tác phẩm một cách chính xác và có sức truyền cảm. Bình thường chọn những chi tiết đắt giá, độc đáo để bình như ngữ âm, từ vựng, “nhãn tự”, hình ảnh, chi tiết, “thần cú”, . ; nhưng cũng có khi bình cái hay của mối liên kết, cái hay của tổng thể tác phẩm, qua đó làm sáng rõ những “điểm sáng thẩm mĩ” và tạo dần từng bước cho học sinh một ấn tượng, một nhận thức hoàn chỉnh về tác phẩm, một cảm thụ và đánh giá đúng ý nghĩa khái quát về tư tưởng và nghệ thuật của bài văn. Đặc biệt là khơi gợi cảm xúc, sức suy tưởng, trải nghiệm của học sinh, kích thích học sinh tìm tòi sáng tạo, thúc đẩy học sinh bộc lộ những ấn tượng cảm xúc, những đánh giá thẩm mĩ mang màu sắc chủ quan sâu sắc của các em nhưng vẫn phù hợp với nội dung, ý nghĩa khách quan của hình tượng, của bài văn.

Bình văn cũng giống như đệm đàn cho người hát, dung lượng lời bình vừa phải chứ không lấn át việc giảng để làm rõ nội dung. Nói như vậy có nghĩa là người bình văn thơ phải tạo được sự cân bằng ở những mức độ cần thiết các mối quan hệ giữa nhà văn, người bình và người nghe, người đọc. Có như vậy mới tạo được sự tri âm, đồng điệu, đồng cảm.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Những yêu cầu khi giảng bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những yêu cầu khi giảng bình
Giảng bình phải theo trình tự định trước để cho học sinh từng bước nhận thức tác phẩm. Thông thường giảng rồi mới bình, nhưng cũng có khi kết hợp đồng thời, vừa giảng vừa bình giúp cho bài dạy không khô cứng mà cũng không mơ hồ.
	Giảng thường là giảng theo các cấp độ từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Đó là bắt đầu từ việc giảng giải, giải thích, chú giải một cách khoa học, hợp lí các từ khó, điển tích, điển cố rồi đến giảng nội dung chi tiết bộ phận. Từ đó giảng nội dung toát ra từ các chi tiết bộ phận, sau đó giảng để làm rõ nội dung tổng thể của tác phẩm.
Bình là bình giá, đánh giá cái hay, cái đẹp của tác phẩm, kể cả việc chỉ ra cái dở của tác phẩm một cách chính xác và có sức truyền cảm. Bình thường chọn những chi tiết đắt giá, độc đáo để bình như ngữ âm, từ vựng, “nhãn tự”, hình ảnh, chi tiết, “thần cú”, . ; nhưng cũng có khi bình cái hay của mối liên kết, cái hay của tổng thể tác phẩm, qua đó làm sáng rõ những “điểm sáng thẩm mĩ” và tạo dần từng bước cho học sinh một ấn tượng, một nhận thức hoàn chỉnh về tác phẩm, một cảm thụ và đánh giá đúng ý nghĩa khái quát về tư tưởng và nghệ thuật của bài văn. Đặc biệt là khơi gợi cảm xúc, sức suy tưởng, trải nghiệm của học sinh, kích thích học sinh tìm tòi sáng tạo, thúc đẩy học sinh bộc lộ những ấn tượng cảm xúc, những đánh giá thẩm mĩ mang màu sắc chủ quan sâu sắc của các em nhưng vẫn phù hợp với nội dung, ý nghĩa khách quan của hình tượng, của bài văn.
Bình văn cũng giống như đệm đàn cho người hát, dung lượng lời bình vừa phải chứ không lấn át việc giảng để làm rõ nội dung. Nói như vậy có nghĩa là người bình văn thơ phải tạo được sự cân bằng ở những mức độ cần thiết các mối quan hệ giữa nhà văn, người bình và người nghe, người đọc. Có như vậy mới tạo được sự tri âm, đồng điệu, đồng cảm.
Song song với giảng bình, giáo viên cần phải kết hợp những thao tác gợi mở để học sinh chủ động, tích cực nhận thức. Gợi mở bao gồm các thao tác cụ thể như định hướng, dẫn dắt, gợi ra, mở ra, nêu vấn đề cho học sinh nhận biết một cách chủ động, tích cực vấn đề của tác phẩm.
	Giảng bình là một phương pháp, nhưng cũng có thể gọi là một phương hướng trong dạy học tác phẩm văn chương. Phương pháp giảng bình thường được sử dụng khi học những tác phẩm khó hiểu đối với học sinh và sử dụng cho những đối tượng học sinh chưa có năng lực cao trong việc tự tìm hiểu tác phẩm thông qua sự chỉ đạo của giáo viên.
	Có thể nói, phương pháp giảng bình bao gồm hai hệ thống thao tác chính là hệ thống thao tác giảng bình và hệ thống thao tác gợi mở. Trong đó, hệ thống thao tác giảng bình là cơ bản, chủ đạo, còn hệ thống thao tác gợi mở chỉ là hỗ trợ cho thao tác giảng bình. Vì thế, khi sử dụng thao tác giảng bình thì thì phương pháp gợi mở được được vận dụng như một biện pháp.
Nếu nhận thức đúng đắn và sử dụng hợp lí phương pháp giảng bình sẽ tạo cho giờ văn một sự hứng thú, mang màu sắc cảm xúc thẩm mĩ rõ rệt, giúp học sinh phát hiện, phân tích, đánh giá vẻ đẹp của nội dung và hình thức tác phẩm một cách nhạy cảm, tinh tế, cảm và hiểu bài văn một cách sâu sắc, hình thành và phát triển năng lực cảm thụ, phân tích, bình giá văn học. Vì thế, một giờ giảng văn hay, hấp dẫn không thể thiếu lời bình, và một giáo viên dạy văn giỏi không thể không có năng lực giảng bình. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNhung yeu cau khi giang binh TPVC.doc