Ngữ văn 9 - Phân tích bài Quê hương

Ngữ văn 9 - Phân tích bài Quê hương

QUÊ HƯƠNG

"Người ta ai cũng có quê

Chưa đi đã nhớ, chưa về đã thương"

(Quê hương- Phong Thu)

***

Nơi tôi sinh ra và lớn lên là một vùng quê nghèo. Đó là một cái làng nhỏ ven quốc lộ 39A, nhưng lại khiêm nhường lui mãi sâu vào trong đồng, cách lộ tới gần một cây số. Tên làng mộc mạc, hiền lành: Thổ Cốc. Bố tôi bảo: "Quê mình là đất của hạt lúa củ khoai, nghèo nhưng tình người nặng lắm". Nghe bố nói thế, tôi biết vậy, chứ ngày ấy, tôi nào đã đủ lớn đủ khôn để mà hiểu về nơi chôn rau cắt rốn của mình!

Địa thế của làng khá đặc biệt. Vào làng chỉ có một con đường lớn dẫn thẳng từ quốc lộ tới cây đa cổng làng rồi uốn lượn vòng vèo qua các xóm, cuối cùng chạy tuốt ra cánh đồng phía cuối làng. Nghe các cụ trong làng bảo đó là thế rồng chầu. Đầu rồng chính là ngôi đình cổ, nơi có cây đa trăm tuổi. Ngay dưới gốc đa, bên phải là cái ao nhỏ quanh năm nước trong vắt, ao Mắt Rồng. Bên trái, trước cửa đình, qua một khoảng sân rộng là giếng đất của làng, cũng có tên là giếng Mắt Rồng. Giếng rộng và khá sâu, được kè đá xung quanh. Bậc lên xuống của giếng là những phiến đá ong xanh xám, đã mòn lõm vết chân người. Nước ăn uống và sinh hoạt của dân làng đều được lấy từ giếng Mắt Rồng. Nước giếng ngọt mát, trong như nước mưa, pha trà thì ngon tuyệt.Quả thật, sau này lớn lên, ra thành phố, mãi tôi mới uống quen được nước máy, bởi nó mằn mặn, ngang ngang, không ngọt như nước giếng đất làng tôi.

Đường chính của làng- mình rồng- và cũng là con đường duy nhất trong làng được lát gạch nghiêng. Mỗi xóm có một kiểu gạch khác nhau. Thời xưa, có lệ con gái làng đi lấy chồng thiên hạ, nhà gái thách cưới nhà trai phải lát đủ một nghìn gạch đoạn đường trong xóm của cô dâu. Mỗi năm, phần đường được lát gạch lại dài thêm, nối từ xóm nọ tới xóm kia. Hai bên đường, nhà cửa, vườn tược san sát, cây cối um tùm đủ loại. Có một điều lạ, bờ giậu nhà nào cũng trồng duối, xén tỉa bằng chằn chặn. Cây duối mọc khỏe, cứng cáp, lá cành dày đặc chen nhau tạo thành bức tường rào chắc chắn và kín đáo. Những đêm hè trăng sáng, bọn trẻ con chúng tôi thường bắc ghế mang chiếu trải lên giậu nằm hóng mát, nghển cổ thi nhau đếm sao. Mùa tháng 6, tháng 7, quả duối chín mọng vàng rực khắp các ngõ xóm, gọi từng đàn chim ríu rít bay về. Đó cũng là lúc chúng tôi được nghỉ hè, tha hồ đi lấy duối chín để ăn, để chơi bán đồ hàng. Những quả duối chín mọng nước, ngọt lịm, là thức quà quê ngon lành theo suốt những năm tháng tuổi thơ chúng tôi, cho mãi đến tận giờ, mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn không quên được vị thơm thơm, ngọt ngọt nơi đầu lưỡi âý. Chúng tôi còn lấy hạt duối xâu thành từng chuỗi, phơi khô, nhuộm xanh nhuộm đỏ làm thành những chiếc vòng cổ, vòng tay xinh xắn, để làm đẹp cho mình, cho bạn bè. Có lẽ chẳng ở đâu có được những chiếc vòng trang sức giản dị mà đẹp lạ lùng như vòng hạt duối của bọn trẻ nghèo quê tôi thời ấy.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1076Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Phân tích bài Quê hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quê hương
"Người ta ai cũng có quê
Chưa đi đã nhớ, chưa về đã thương"
(Quê hương- Phong Thu)
***
Nơi tôi sinh ra và lớn lên là một vùng quê nghèo. Đó là một cái làng nhỏ ven quốc lộ 39A, nhưng lại khiêm nhường lui mãi sâu vào trong đồng, cách lộ tới gần một cây số. Tên làng mộc mạc, hiền lành: Thổ Cốc. Bố tôi bảo: "Quê mình là đất của hạt lúa củ khoai, nghèo nhưng tình người nặng lắm". Nghe bố nói thế, tôi biết vậy, chứ ngày ấy, tôi nào đã đủ lớn đủ khôn để mà hiểu về nơi chôn rau cắt rốn của mình!
Địa thế của làng khá đặc biệt. Vào làng chỉ có một con đường lớn dẫn thẳng từ quốc lộ tới cây đa cổng làng rồi uốn lượn vòng vèo qua các xóm, cuối cùng chạy tuốt ra cánh đồng phía cuối làng. Nghe các cụ trong làng bảo đó là thế rồng chầu. Đầu rồng chính là ngôi đình cổ, nơi có cây đa trăm tuổi. Ngay dưới gốc đa, bên phải là cái ao nhỏ quanh năm nước trong vắt, ao Mắt Rồng. Bên trái, trước cửa đình, qua một khoảng sân rộng là giếng đất của làng, cũng có tên là giếng Mắt Rồng. Giếng rộng và khá sâu, được kè đá xung quanh. Bậc lên xuống của giếng là những phiến đá ong xanh xám, đã mòn lõm vết chân người. Nước ăn uống và sinh hoạt của dân làng đều được lấy từ giếng Mắt Rồng. Nước giếng ngọt mát, trong như nước mưa, pha trà thì ngon tuyệt.Quả thật, sau này lớn lên, ra thành phố, mãi tôi mới uống quen được nước máy, bởi nó mằn mặn, ngang ngang, không ngọt như nước giếng đất làng tôi. 
Đường chính của làng- mình rồng- và cũng là con đường duy nhất trong làng được lát gạch nghiêng. Mỗi xóm có một kiểu gạch khác nhau. Thời xưa, có lệ con gái làng đi lấy chồng thiên hạ, nhà gái thách cưới nhà trai phải lát đủ một nghìn gạch đoạn đường trong xóm của cô dâu. Mỗi năm, phần đường được lát gạch lại dài thêm, nối từ xóm nọ tới xóm kia. Hai bên đường, nhà cửa, vườn tược san sát, cây cối um tùm đủ loại. Có một điều lạ, bờ giậu nhà nào cũng trồng duối, xén tỉa bằng chằn chặn. Cây duối mọc khỏe, cứng cáp, lá cành dày đặc chen nhau tạo thành bức tường rào chắc chắn và kín đáo. Những đêm hè trăng sáng, bọn trẻ con chúng tôi thường bắc ghế mang chiếu trải lên giậu nằm hóng mát, nghển cổ thi nhau đếm sao. Mùa tháng 6, tháng 7, quả duối chín mọng vàng rực khắp các ngõ xóm, gọi từng đàn chim ríu rít bay về. Đó cũng là lúc chúng tôi được nghỉ hè, tha hồ đi lấy duối chín để ăn, để chơi bán đồ hàng. Những quả duối chín mọng nước, ngọt lịm, là thức quà quê ngon lành theo suốt những năm tháng tuổi thơ chúng tôi, cho mãi đến tận giờ, mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn không quên được vị thơm thơm, ngọt ngọt nơi đầu lưỡi âý. Chúng tôi còn lấy hạt duối xâu thành từng chuỗi, phơi khô, nhuộm xanh nhuộm đỏ làm thành những chiếc vòng cổ, vòng tay xinh xắn, để làm đẹp cho mình, cho bạn bè. Có lẽ chẳng ở đâu có được những chiếc vòng trang sức giản dị mà đẹp lạ lùng như vòng hạt duối của bọn trẻ nghèo quê tôi thời ấy. 
Đi hết con đường gạch trong làng là ra đến cánh đồng. Cuối làng cũng có một cây đa khổng lồ, lớn hơn cả cây đa Mắt Rồng. Đây là cây đa đường (vì quả của nó ăn ngọt như đường), thân nó phải hơn chục đứa trẻ như tôi nối vòng tay nhau ôm mới xuể. Sóng đôi cùng đa đường cách khoảng hơn trăm mét là cây gạo lớn. Tháng 3, hoa gạo thắp lửa đỏ rực một góc trời quê. Từng đàn chim sáo, sẻ đồng líu ríu kéo nhau về làm tổ trên các hốc đa, hốc gạo, suốt ngày chúng cãi nhau chí chóe, om xòm. Cánh đồng tít tắp trải dài mãi tận chân con đê quai uốn vòng ôm ấp làng quê sau lũy tre xanh. Làng tôi chuyên nghề trồng rau. Đồng làng xanh mướt bốn mùa, đủ các loại rau, mùa nào thức ấy. Được trồng nhiều nhất là các loại rau gia vị, rau cải canh, cải thìa và rau diếp. Sớm sớm, những gánh rau xanh non, mỡ màng kĩu kịt theo chân các bà, các chị đến khắp chợ gần chợ xa. Gót chân của những người phụ nữ quê tôi dường như đã in dấu không sót một cái chợ nào trong huyện và những vùng quê lân cận. Có lẽ vì thế mà con gái Thổ Cốc đảm đang, tháo vát.Vào bất cứ một cái chợ nào ở quê tôi, đến dãy hàng rau, người mua không mấy khó khăn để nhận ra người Thổ Cốc, rau Thổ Cốc. Rau làng tôi nổi tiếng, được nhiều người thích mua không chỉ vì rất ngon, rất rẻ mà còn vì các cô gái bán rau xinh xắn, ăn nói hoạt bát, có duyên. Con gái đất đồng màu nhẹ nhàng, trắng trẻo, đảm đang, là niềm ước ao, khao khát, là nỗi thầm yêu trộm nhớ của biết bao chàng trai làng tôi và các làng bên.
...Mấy chục năm đã trôi qua. Làng quê xưa giờ đây đã thay da đổi thịt. Giếng Mắt Rồng chẳng còn ai ra gánh nước về ăn bởi nhà nhà đã có giếng khoan, nước lọc. Người ta thả sen trong giếng, trong ao Mắt Rồng. Hè về, hoa sen hồng thắm mặt ao. Làng quê ngan ngát hương sen. Những giậu duối được thay bằng tường gạch, bằng hàng rào sắt chắc chắn, kiên cố. Đường làng đổ bê tông phẳng lì, rộng rãi, ô tô, xe máy đi lại tấp nập ngày đêm. Cây đa đường không còn tỏa bóng. Đồng làng bị thu hẹp lại và thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng, những khu công nghiệp chế xuất, chăn nuôi... Vẻ hiện đại, giàu sang hiện rõ trong từng ngõ xóm. Nhưng mỗi lần về thăm quê, bước chân tôi không khỏi ngỡ ngàng, lòng thấy bâng khuâng, thiếu vắng và tiếc nuối một cái gì đó quen thuộc, thân yêu của làng quê đã từng in đậm, khắc sâu trong kí ức tuổi thơ... 
16- 5- 2008
Đỗ Thị ánh Tuyết
Địa chỉ:
Đỗ Thị ánh Tuyết
Trường THCS Chu Mạnh Trinh
Văn Giang- Hưng Yên
Cây đa Đường.
Sừng sững cuối làng là cây đa cổ thụ sum suê tỏa bóng.
Chẳng biết nó có từ bao giờ, bao nhiêu tuổi, chỉ biết rằng khi tôi học lớp 1, lớp 2, đã thấy đa đứng đấy, trầm mặc, uy nghiêm, bề thế, che mát cả một vùng. 
Người ta gọi nó là đa Đường bởi vì quả của nó ngọt như đường. Đa rất sai quả. Từ mỗi nách lá mọc ra 2 quả đa to bằng ngón chân cái, khi chín, có màu tím thẫm, ăn ngọt lịm. Mùa quả chín, chim chóc ở đâu kéo nhau về từng đàn, tranh giành, cãi cọ chí chóe om xòm. Nó ăn quả, làm tổ và sinh sản ngay trên ngọn đa, trong từng hốc cây. Bọn trẻ chăn trâu chúng tôi rất thích trèo lên cây, tìm trong các hốc trong thân cây những tổ chim để lấy trứng và bắt chim non. Những quả trứng chim sáo bé tí tẹo, màu xanh nhạt, vỏ mỏng tang là niềm thích thú say mê khám phá của tất cả chúng tôi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctu lieu(12).doc