**Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong "Chuyện người con gái Nam Xương"của Nguyễn Dữ.
Bài làm:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
(Nguyễn Du)
Tiếng nói xót xa của nhà thơ Nguyễn Du khi viết về thân phận người phụ nữ cũng là tiếng nói của nhiều tác giả. Trong muôn vàn hình ảnh của những người phụ nữ khổ đau, câu chuyện về người con gái Nam Xương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" có sức lay động người đọc. Bởi ở đó không chỉ có hình ảnh người con gái xinh đẹp nhưng khổ đau bất hạnh mà còn có cả tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn đối với số phận người phụ nữ được thể hiện bằng một nghệ thuật khá điêu luyện.
"Chuyện người con gái Nam Xương" kể về Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương, có nhan sắc và đức hạnh nên được Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết Trương Sinh có tính đa nghi nên Vũ Nương hết sức giữ gìn khuôn phép bảo vệ được hạnh phúc gia đình. Sum vầy chưa bao lâu thì chiến tranh xảy ra, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà nuôi con và săn sóc mẹ già ốm nặng. Khi mẹ già mất, nàng lo ma chay tế lễ đàng hoàng. Năm sau, giặc tan, Trương Sinh trở về, gặp lại vợ con. Nhưng do sự hiểu nhầm cái bóng người trên vách qua lời nói của đứa con nhỏ, Trương Sinh đa nghi cố chấp đã đẩy vợ mình đi đến chỗ tự vẫn ở bến Hoàng Giang. Sau này, chàng hiểu ra thì việc đã rồi. Riêng với Vũ Nương, sau khi trầm mình dưới bến Hoàng Giang, nàng được Linh Phi cứu. Tại thuỷ cung nàng đã gặp Phan Lang, người cùng làng và đưa chiếc hoa vàng về trần gian cho Trương Sinh làm tin. Trương Sinh đã lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về trong chốc lát rồi lại ra đi.
**Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong "Chuyện người con gái Nam Xương"của Nguyễn Dữ. Bài làm: "Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" (Nguyễn Du) Tiếng nói xót xa của nhà thơ Nguyễn Du khi viết về thân phận người phụ nữ cũng là tiếng nói của nhiều tác giả. Trong muôn vàn hình ảnh của những người phụ nữ khổ đau, câu chuyện về người con gái Nam Xương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" có sức lay động người đọc. Bởi ở đó không chỉ có hình ảnh người con gái xinh đẹp nhưng khổ đau bất hạnh mà còn có cả tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn đối với số phận người phụ nữ được thể hiện bằng một nghệ thuật khá điêu luyện. "Chuyện người con gái Nam Xương" kể về Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương, có nhan sắc và đức hạnh nên được Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết Trương Sinh có tính đa nghi nên Vũ Nương hết sức giữ gìn khuôn phép bảo vệ được hạnh phúc gia đình. Sum vầy chưa bao lâu thì chiến tranh xảy ra, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà nuôi con và săn sóc mẹ già ốm nặng. Khi mẹ già mất, nàng lo ma chay tế lễ đàng hoàng. Năm sau, giặc tan, Trương Sinh trở về, gặp lại vợ con. Nhưng do sự hiểu nhầm cái bóng người trên vách qua lời nói của đứa con nhỏ, Trương Sinh đa nghi cố chấp đã đẩy vợ mình đi đến chỗ tự vẫn ở bến Hoàng Giang. Sau này, chàng hiểu ra thì việc đã rồi. Riêng với Vũ Nương, sau khi trầm mình dưới bến Hoàng Giang, nàng được Linh Phi cứu. Tại thuỷ cung nàng đã gặp Phan Lang, người cùng làng và đưa chiếc hoa vàng về trần gian cho Trương Sinh làm tin. Trương Sinh đã lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về trong chốc lát rồi lại ra đi. Đọc truyện, điều đầu tiên em cảm nhận được là giá tri hiện thực của tác phẩm. "Chuyện người con gái Nam Xương" đã phản ánh chân thực, sinh động thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, thối nát. Vũ Nương - nhân vật chính của tác phẩm - là người con gái đức hạnh đáng để cho cuộc đời trân trọng, nàng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Vẻ đẹp trẻ trung và bản tính hiền lành, chất phác của nàng đã trở thành mục tiêu của bao chàng trai gắm ghé. Vì thế, Trương Sinh, một chàng trai con nhà hào phú cũng dám đem cả trăm lạng vàng để rước Vũ Nương về làm vợ. Những tưởng như vậy là Vũ Nương sẽ có một mái ấm gia đình hạnh phúc. Thế nhưng, Trương Sinh vốn không có học, lại có tính đa nghi, đối với vợ thì phòng ngừa quá sức. Vì thế mà trong cuộc sống vợ chồng, Vũ Nương đã cố gắng nhẫn nhục, chịu đựng, cư xử đúng mực, "nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép" bảo vệ được hạnh phúc gia đình. Việc Trương Sinh đi lính theo lệnh gọi của triều đình, những tưởng sẽ là dịp để Trương Sinh nhìn lại và hiểu đầy đủ hơn phẩm chất đáng quí của người vợ. Em thực sự xúc động khi đọc đến những lời dặn dò của Vũ Nương trước lúc chia tay chồng: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên,...". Trong lời nói đầy xúc động của người vợ trẻ, ẩn chứa một niềm mong mỏi hạnh phúc gia đình sẽ được bền chặt hơn, mọi người sống có trách nhiệm với nhau, tin tưởng và yêu thương nhau hơn - một mong ước thật chân thành và giản dị. Với bản tính hiền lành, trung thực và tình yêu chung thuỷ, trong những ngày xa cách chồng, Vũ Nương đã cố gắng làm tròn bổn phận của một người vợ đảm đang, một nàng dâu hiếu thảo, một người mẹ hiền từ, nhân hậu. Nàng đã thay chồng làm lụng, nuôi dạy con, chăm sóc mẹ chồng đau ốm và một tay nàng lo toàn chu tất khi mẹ chồng qua đời. Tình cảm, phẩm hạnh ấy của nàng được mẹ chồng trân trọng và biết ơn, được xóm làng khen ngợi. Cảm động nhất vẫn là tấm lòng của một người vợ xa chồng. Để vơi bớt cô đơn và nỗi nhớ thương chồng, Vũ Nương thường đùa con, trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản. Đó là biểu hiện cao nhất của tấm lòng thuỷ chung, là những hành động giản dị nhưng có sức lay động lớn. Tất cả những cố gắng đó của Vũ Nương, những tưởng sẽ được đền bù lại trong những ngày Trương Sinh trở về, tưởng sẽ làm cho hạnh phúc gia đình thêm bền chặt và lâu dài. Thế nhưng, niềm mong mỏi trong sáng và giản dị ấy bỗng tan biến trong xoáy lốc của cuộc đời. Trương Sinh trở về sau bao năm xa cách, vẫn chỉ là một anh chồng ghen tuông, đa nghi, dốt nát. Chỉ vì nghe lời nói ngây thơ của con trẻ mà Trương Sinh nghi vợ ngoại tình. Trương không cần hỏi han bà con làng xóm, không cần biết đến nỗi khổ và tình cảm của người vợ, chỉ tin vào lời của một đứa trẻ mới lên ba, để rồi hành động một cách phũ phàng với người vợ rất mực hiền từ. Vốn vô học lại đa nghi, đa ghen, Trương Sinh đâu có thể hiểu được hình ảnh của người cha đứa trẻ hiện về theo chiếc bóng trên vách mỗi đêm là một sự cố gắng lớn của Vũ Nương để đứa con không thiếu vắng bóng cha và đó cũng là một biểu hiện của nỗi nhớ thương, thuỷ chung với chồng. Chính sự dốt nát và thói độc đoán, lại thêm sự dung túng của chế độ nam quyền trong xã hội phong kiến bất công mà Trương Sinh không thèm nghe , không thèm biết đến những lời giãi bày và tấm lòng trung thực của của người vợ thuỷ chung. Và nàng Vũ Nương, đứng trước người chồng vô tình ấy, không làm sao minh oan cho mình được. Nàng đã bị tước hết quyền ăn, quyền nói nên nàng chỉ biết lấy cái chết để giãi bàycho tấm lòng trong trắng của mình. Nỗi oan của nàng cũng là nỗi oan chung của bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cuộc đời họ gặp bao nhiêu chuyện nghi ngờ, oan uổng nhưng họ nói có ai thèm nghe, nên đành phải sống trong câm lặng với nỗi dằn vặt, oan uổng. Phải chăng khi kể về "Chuyện người con gái Nam Xương", tác giả muốn phản ánh một hiện thực: cuộc đời người phụ nữ thật đắng cay! Đằng sau nỗi khổ, nỗi oan khuất của Vũ Nương, ta còn thấy tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Xuất phát từ tấm lòng yêu mến người phụ nữ, Nguyễn Dữ ca ngợi phẩm chất dịu hiền, thuỷ chung của người phụ nữ Việt Nam xưa. Vũ Thị Thiết là hiện thân của một tâm hồn cao đẹp. Cũng như bao người phụ nữ Việt Nam khác, nàng sống vị tha, hết lòng thương yêu chồng con. Bị chồng nghi oan, đối xử tệ bạc nhưng nàng không hề oán trách. Sau này khi đã là thần linh sống nơi "cung nước", nàng vẫn nặng tình với quê hương, gia đình. Tâm hồn nàng thật đẹp, thật trong sáng. Oan uổng là vậy mà lòng nàng không hề mảy may gợn một chút thù hận, oán hờn. Tinh thần nhân đạo của tác phẩm còn bộc lộ rõ nét nhất trong việc phản ánh nỗi oan khuất của Vũ Nương. Trong khi xã hội phong kiến tước đoạt quyền sống của người phụ nữ, không hề quan tâm đế nỗi khổ của họ, nguyện vọng của họ thì nguyễn Dữ lại đề cập đến nỗi khổ ấy. Phải chăng đây cũng là một trong những tiếng nói đầu tiên đòi quyền bình đẳng cho người phụ nữ. Không chỉ quan tâm đến nỗi oan, xót thương cho nỗi khổ của họ, tác giả còn muốn đặt ra vấn đề: quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ phải được đảm bảo. Con người đức hạnh như Vũ Thị Thiết không thể ngậm oan xuống tuyền đài. Nàng phải được giải oan. Gia đình, xã hội phải đối xử công bằng với những người phụ nữ như Vũ Nương. Trong "Chuyện người con gái Nam Xương", khi Vũ Nương tự vẫn, cũng từ chiếc bóng oan khiên ấy, Trương Sinh đã hiểu là vợ bị oan, sau đó nghe lời nhắn gửi của vợ đã lập đàn giải oan cho nàng. Xa hơn nữa là tấm lòng trong trắng, nỗi oan của Vũ Nương đã thấu tới "thần linh". Hình ảnh"Vũ Nương ngồi kiệu hoa, theo sau có 50 chiếc thuyền cờ tán, võng lọng rực rỡ" thật là đẹp đẽ, uy nghi. Đó là phần thưởng, là niềm an ủi dành cho nàng. Đó cũng là mơ ước của tác giả, của nhân dân ta từ ngàn xưa: Ở hiền gặp lành. Tất cả những nội dung trên được tác giả thể hiện bằng một nghệ thuật khá đặc sắc. Câu chuyện ngắn gọn, sinh động, cô đúc lôi cuốn người đọc. Những chỗ thắt nút, mở nút bất ngờ mà vẫn hợp lí. Người đọc bất ngờ vì những câu nói ngây thơ của đứa trẻ lần đầu tiên gặp cha; sửng sốt và thương tâm trước cái chết của người vợ thuỷ chung; bàng hoàng khi đọc đến chi tiết đứa trẻ chỉ bóng cha trên vách nói: "Cha Đản lại đến kia kìa". Hoá ra nguyên nhân nỗi đau khổ, oan khuất của một con người, sự tan nát của một gia đình chỉ giản đơn có vậy. Thật mong manh quá! Các nhân vật trong truyện tuy chưa thực sự có cá tính nhưng đã hiện lên với một vài đặc điểm khá rõ ràng. Đứa trẻ thì hồn nhiên; người vợ thảo hiền, chung thuỷ, cam chịu; người chồng thì vừa nóng nảy, hay ghen, lại vừa cả tin. Truyện kết hợp chất hiện thực với những yếu tố hoang đường kì diệu. Sự kết hợp ấy tạo cho truyện một kết cấu riêng: một truyện thành hai truyện, đối lập mà vẫn liên quan với nhau. Phía trước là cuộc đời có thực, phần sau là giấc mơ bay bổng từ cuộc đời ấy. Tuy nhiên, do viết câu chuyện bằng chữ Hán nên cách diễn đạt còn bóng bẩy, công thức, cầu kì. Tuy vậy, đặt vào hoàn cảnh sáng tác lúc bấy giờ, đây vẫn là truyện ngắn đặc sắc. Sự đóng góp đó của Nguyễn Dữ cho văn xuôi Việt Nam thật đáng trân trọng. Ngày nay, đọc truyện "Chuyện người con gái Nam Xương", em càng hiểu rõ thêm nỗi khổ của người phụ nữ trong chế độ phong kiến xưa em thực sự xót xa cho số phận của họ. Tác phẩm còn cho em thấy rõ hơn hạnh phúc của người phụ nữ chỉ có trong một xã hội biết trân trọng tài năng và phẩm giá của họ. Qua truyện ngắn này, Nguyễn Dữ muốn gửi đến người đọc một thông điệp của hạnh phúc. Đó là, vợ chồng phải biết tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau thì hạnh phúc mới bền chặt và thăng hoa../.
Tài liệu đính kèm: