Ngữ văn 9 - “sang thu” bản lề khép mở của cuộc đời

Ngữ văn 9 - “sang thu” bản lề khép mở của cuộc đời

 Mùa thu là một đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam. Đã có nhiều bài thơ viết về đề tài mùa thu như bài thơ “đây mùa thu tới” của Xuân Diệu hay xgùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến, “tiếng thu” của Lưu Trọng Lư. nhwng có thể nói “Sang thu” của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 9 tập 2) là một bài thơ tiêu biểu thể hiện cảm nhận tinh tế thời khắc hạ- thu.

Trước hết cái mới của “Sang thu” chính là những thi liệu được tác giả đưa vào bài thơ. Những hình ảnh quen thuộc như chiếc lá vàng, bầu trời cao rộng, màu nước trong xanh.không còn gặp mà thay vào đó là hương ổi, giọt sương, cánh chim, đám mây, sấm.đây là những thi liệu rất ít gặp khi nói về mùa thu trong thơ ca. Cũng là thời khắc chuyển mùa nhưng trong “đây mùa thu tới” thu đi đến đâu cảnh sắc thay đổi đến đó, thu thấm vào hoa lá cỏ cây vào cả con người, tâm trạng con người cũng vì thế mà buồn hơn hắt hiu hơn và con người cảm thấy trống trãi hơn vì Xuân Diệu vốn là người sống gấp với thời gian.

Mau với chứ vội vàng lên với chứ

Em ơi em tình non sắp già rồi.

Hữu Thỉnh cảm nhận sang thu bằng nhiều giác quan (khữu giác, thị giác, thính giác.) từ xa (mùi hương) đến gần (sương, sông.) từ cái vô hình (hương ổi) đến cái hữu hình (mây, sương, cánh chim) từ mùi vị đến màu sắc, âm thanh.nhưng người đọc không thấy nỗi buồn trong “sang thu” bỡi lẽ Hữu Thỉnh găn chặt thời gian con người với thời gian của vũ trụ, ông xem đó là một quy luật bất biến. Chính vì thế nên tác giả không chuẩn bị cho mình một tâm thế để đón thu nên tác giả mới viết

Bổng nhận ra hương ổi

.

Hình như thu đã về

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - “sang thu” bản lề khép mở của cuộc đời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“sang thu” bản lề khép mở của cuộc đời.
 Mùa thu là một đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam. Đã có nhiều bài thơ viết về đề tài mùa thu như bài thơ “đây mùa thu tới” của Xuân Diệu hay xgùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến, “tiếng thu” của Lưu Trọng Lư... nhwng có thể nói “Sang thu” của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 9 tập 2) là một bài thơ tiêu biểu thể hiện cảm nhận tinh tế thời khắc hạ- thu.
Trước hết cái mới của “Sang thu” chính là những thi liệu được tác giả đưa vào bài thơ. Những hình ảnh quen thuộc như chiếc lá vàng, bầu trời cao rộng, màu nước trong xanh...không còn gặp mà thay vào đó là hương ổi, giọt sương, cánh chim, đám mây, sấm...đây là những thi liệu rất ít gặp khi nói về mùa thu trong thơ ca. Cũng là thời khắc chuyển mùa nhưng trong “đây mùa thu tới” thu đi đến đâu cảnh sắc thay đổi đến đó, thu thấm vào hoa lá cỏ cây vào cả con người, tâm trạng con người cũng vì thế mà buồn hơn hắt hiu hơn và con người cảm thấy trống trãi hơn vì Xuân Diệu vốn là người sống gấp với thời gian.
Mau với chứ vội vàng lên với chứ
Em ơi em tình non sắp già rồi.
Hữu Thỉnh cảm nhận sang thu bằng nhiều giác quan (khữu giác, thị giác, thính giác...) từ xa (mùi hương) đến gần (sương, sông...) từ cái vô hình (hương ổi) đến cái hữu hình (mây, sương, cánh chim) từ mùi vị đến màu sắc, âm thanh...nhưng người đọc không thấy nỗi buồn trong “sang thu” bỡi lẽ Hữu Thỉnh găn chặt thời gian con người với thời gian của vũ trụ, ông xem đó là một quy luật bất biến. Chính vì thế nên tác giả không chuẩn bị cho mình một tâm thế để đón thu nên tác giả mới viết 
Bổng nhận ra hương ổi
.....
Hình như thu đã về
Hoàn toàn bất ngờ khi thu sang (bổng) nên nhà thơ cũng không hề tin đó là mùa thu đã đến (hình như), chỉ đến các câu thơ tiếp theo các dấu hiệu của mùa thu mới dần hiện rõ. Nếu không phải là người sống hết mình với thời gian, cuộc đời, cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc thì có lẽ nhà thơ không đến nỗi phải “giật mình” khi mùa thu đến như thế? (Hữu Thỉnh là một thi sĩ nhưng cũng là một chiến sĩ) Cũng là thời gian giao mùa nhưng Xuân Diệu viết
“Hơn một laòi hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”
Còn Hữu Thỉnh lại khác:
“sương chùng chình qua ngõ.. 
Sông được lúc dềnh dàng...” 
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Dường như thiên nhiên cũng chùng chình, bịn rịn khi thu sang? và phải chăng đó cũng chính là tâm trạng của chính tác giả ? Rõ ràng mây mùa hạ khác với mây mùa thu, mây mây mùa hạ nặng nề, âm u khi nào cũng có thể bất ngờ trút xuống những cơn mưa giận dữ còn mây mùa thu bao giờ cũng nhẹ nhàng thanh thoát, bồng bềnh... nhưng giờ đây đám mây mùa hạ đã bắt đầu mềm mại hơn, uyển chuyển hơn có thế mới  “vắt nửa mình” được chứ. Có thể nói đây là câu thơ hay nhất, đặc trưng nhât nói về giao thời hạ- thu.
 Hai câu cuối bài thơ khiến người đọc phải ngẫm nghĩ nhiều nhất và cũng là khó nhất đối với các em học sinh .
Sấm cũng bớt bất ngờ.
Trên hàng cây đứng tuổi.
Đây là câu thơ tả thực nhưng lại mang một ý nghĩa ẩn dụ. Nhưng nếu dạy bài thơ sang thu chỉ dừng lại ở mức giao chuyển mùa của thiên nhiên thì sẽ đánh mất cái ý 
sâu xa của bài thơ. Tiếng sấm của thiên nhiên cũng chính là tiếng sấm của cuộc đời? Những biến động của cuộc đời cũng ít đi khi con người đã bước sang cái tuổi “chín” hơn. Mùa hạ là mùa của tuổi trẻ, mùa của hăng hái, sôi nỗi nhiệt huyết...mùa thu mùa của chín chắn, trãi nghiệm và cũng trầm lắng hơn. Giao thời của hạ - thu cũng chính là bản lề khép mở của hai lứa tuổi của cuộc đời. Nói về mùa thu nhưng Hữu Thỉnh muốn gửi gắm một quan niệm, một cách nhìn về cuộc đời. Không bằng những thủ pháp nghệ thuật cao siêu, với thể thơ năm chữ, ngôn ngữ giản dị, thi liệu quen thuộc gần gũi nhưng “Sang thu” vẫn để lại một dấu ấn riêng cho bạn đọc hôm nay.
	Mùa thu là đề tài qúa quen thuộc trong thơ ca, nếu không phải là một cây bút lão luyện, tự tin và có bản lĩnh thì Hữu Thỉnh không thể vượt qua được nhưng bậc “tiền bối” như Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến...Ngòi bút của Hữu Thỉnh vừa sắc sảo, độc đáo, đã khiến người đọc đọc sang thu nhưng vẫn không nhầm lẫn với bất cứ một thi phẩm nào. Hữu Thỉnh thực sự đã đặt một dáu chân của riêng mình trong thi ca Việt Nam.
Nguyễn Văn Thọ
(Trường T.H.C.S Mã Thành Yên Thành, Nghệ An)

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG THU.doc