Ngữ văn 9 - Tín hiệu thẩm mĩ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Ngữ văn 9 - Tín hiệu thẩm mĩ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Ngôn ngữ là phương tiện đặc thù của văn học. Ngôn ngữ chính là điểm tựa vững chắc để ngòi bút nhà thơ cùng với chiều sâu cảm xúc nâng đỡ đôi cánh tư duy nghệ thuật bay bổng. Phân tích tác phẩm văn chương từ điểm nhìn tín hiệu thẩm mĩ là một phương thức khách quan, chính xác. Cách tiếp cận này tránh được bệnh tán tụng sáo mòn, thậm chí là dung tục hoá văn chương, hay sự so le cảm xúc giữa người này và người khác. Do vậy, phát hiện tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm là con đường ngắn nhất đi đến tìm hiểu đặc trưng của phong cách cũng như tác giả và tác phẩm văn học.

 Theo Đỗ Hữu Châu thì “ tất cả các yếu tố hiện thực được đưa vào tác phẩm kể cả các yếu tố hiện thực được xây dựng lại trong tác phẩm văn học khi nó mang một ý nghĩa khái quát quát nào đó thì nó là những tín hiệu thẩm mĩ”. Cũng từ góc độ thi pháp, Trần Đình Sử khẳng định: “Nghiên cứu thi pháp là nghiên cứu cách nói của tác giả, cách biểu hiện của tác giả tức là nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm, ký hiệu của ngôn ngữ. Ngôn ngữ nghệ thuật chính là quan niệm của tác giả cộng với hình thức nghệ thuật của nó”. Từ lí thuyết này, chúng ta thử vận dụng vào bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để xem tác giả đã dùng tín hiệu thẩm mĩ gì và kết hợp nó ra sao để làm nổi bật giá trị tư tưởng nghệ thuật của bài thơ.

 Bài thơ được tác giả làm trong một chuyến đi xa về vùng ven biển Diêm Điền tỉnh Thái Bình, vào ngày 29 tháng 12 năm 1967. Được in trong tập Hoa dọc chiến hào, Nxb Văn học 1968. Và cũng là bài thơ được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông được rất nhiều giáo viên và học sinh yêu thích. Cũng cần nói thêm rằng thơ Xuân Quỳnh có đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Trải qua các giai đoạn thăng trầm lịch sử văn học từ Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương. đến nay chúng ta mới lại thấy xuất hiện một nữ sỹ thơ tình Xuân Quỳnh. Thơ Xuân Quỳnh là sự thăng hoa của tình yêu cuộc sống, pha trộn nỗi niềm băn khoăn trăn trở lo âu da diết. Cảm xúc đọng lại trong lòng mỗi người khi đọc thơ Xuân Quỳnh chính là khát vọng hạnh phúc khôn nguôi của chị. Chị coi tình yêu như một ý nghĩa cuộc đời, và quan trọng hơn như một lẽ sống. Quan niệm của Xuân Quỳnh yêu là dâng hiến tự nguyện, quên mình. Theo Vương Trí Nhàn “nếu có một tôn giáo tình yêu, thì chính chị là một tín đồ ngoan đạo nhất”.

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 5791Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Tín hiệu thẩm mĩ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG BÀI THƠ SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH
Đoàn Tiến Dũng, vhvn hiện đại
Ngôn ngữ là phương tiện đặc thù của văn học. Ngôn ngữ chính là điểm tựa vững chắc để ngòi bút nhà thơ cùng với chiều sâu cảm xúc nâng đỡ đôi cánh tư duy nghệ thuật bay bổng. Phân tích tác phẩm văn chương từ điểm nhìn tín hiệu thẩm mĩ là một phương thức khách quan, chính xác. Cách tiếp cận này tránh được bệnh tán tụng sáo mòn, thậm chí là dung tục hoá văn chương, hay sự so le cảm xúc giữa người này và người khác. Do vậy, phát hiện tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm là con đường ngắn nhất đi đến tìm hiểu đặc trưng của phong cách cũng như tác giả và tác phẩm văn học.
	Theo Đỗ Hữu Châu thì “ tất cả các yếu tố hiện thực được đưa vào tác phẩm kể cả các yếu tố hiện thực được xây dựng lại trong tác phẩm văn học khi nó mang một ý nghĩa khái quát quát nào đó thì nó là những tín hiệu thẩm mĩ”. Cũng từ góc độ thi pháp, Trần Đình Sử khẳng định: “Nghiên cứu thi pháp là nghiên cứu cách nói của tác giả, cách biểu hiện của tác giả tức là nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm, ký hiệu của ngôn ngữ. Ngôn ngữ nghệ thuật chính là quan niệm của tác giả cộng với hình thức nghệ thuật của nó”. Từ lí thuyết này, chúng ta thử vận dụng vào bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để xem tác giả đã dùng tín hiệu thẩm mĩ gì và kết hợp nó ra sao để làm nổi bật giá trị tư tưởng nghệ thuật của bài thơ.
 Bài thơ được tác giả làm trong một chuyến đi xa về vùng ven biển Diêm Điền tỉnh Thái Bình, vào ngày 29 tháng 12 năm 1967. Được in trong tập Hoa dọc chiến hào, Nxb Văn học 1968. Và cũng là bài thơ được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông được rất nhiều giáo viên và học sinh yêu thích. Cũng cần nói thêm rằng thơ Xuân Quỳnh có đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Trải qua các giai đoạn thăng trầm lịch sử văn học từ Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương.. đến nay chúng ta mới lại thấy xuất hiện một nữ sỹ thơ tình Xuân Quỳnh. Thơ Xuân Quỳnh là sự thăng hoa của tình yêu cuộc sống, pha trộn nỗi niềm băn khoăn trăn trở lo âu da diết. Cảm xúc đọng lại trong lòng mỗi người khi đọc thơ Xuân Quỳnh chính là khát vọng hạnh phúc khôn nguôi của chị. Chị coi tình yêu như một ý nghĩa cuộc đời, và quan trọng hơn như một lẽ sống. Quan niệm của Xuân Quỳnh yêu là dâng hiến tự nguyện, quên mình. Theo Vương Trí Nhàn “nếu có một tôn giáo tình yêu, thì chính chị là một tín đồ ngoan đạo nhất”. 
Tín hiệu thẩm mĩ đầu tiên mà tôi đề cập ở đây là hình ảnh “sóng”. Trong bài “sóng” xuất hiện 9 lần trên tổng số 38 dòng thơ chiếm tỷ lệ 23,6%. Tiếp đó từ sông cùng trường từ vựng chỉ xuất hiện duy nhất một lần (ở câu thơ thứ hai). Sóng được đặt trong trường từ vựng liên tưởng sông- nước như sau: sóng-sông-biển (bể)-bờ-nước-đại dương, tạo thành một trục qui chiếu tín hiệu thẩm mĩ. Chủ thể trữ tình là tín hiệu thẩm mĩ em (xuất hiện 6 lần chiếm 15,7% trên tổng số dòng thơ trong bài), trong đó khách thể anh chỉ xuất hiện 3 lần (7,8%). Như vậy cảm hứng tư tưởng chủ đạo mà Xuân Quỳnh gửi gắm được thể hiện tập trung soi rọi vào tín hiệu thẩm mĩ “sóng”. Thông qua các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, so sánh liên tưởng Xuân Quỳnh đã cho ta thấy mối tương quan gắn bó sóng với bờ, sóng biểu trưng cho hình ảnh em và bờ biểu trưng cho hình ảnh anh. Tất cả đều được Xuân Quỳnh thể hiện bằng những hình ảnh lấy trong hiện thực. Chẳng hạn: dòng sông, cánh buồm, sóng, biểnTrong đó tín hiệu thẩm mĩ biển trong các tác phẩm khác của Xuân Quỳnh lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Đây là sự lặp lại có chủ ý như là một sự trăn trở, thổn thức khôn nguôi của tác giả. Tín hiệu thẩm mĩ biển được đặt trong mối tương quan với tín hiệu thuyền biểu tượng cho sự gắn bó vĩnh hằng tha thiết.
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố.
Đôi khi tín hiệu thẩm mĩ biển được Xuân Quỳnh gửi gắm những khát vọng mãnh liệt:
Suốt cuộc đời biển gọi ước mơ
Nỗi khát vọng những phương trời chưa đến.
Trở lại bài thơ Sóng ta thấy cấu trúc trong bài được xác lập gồm 9 khổ, mỗi khổ 4 câu trong đó duy nhất khổ 5 gồm có 6 câu. Tín hiệu thẩm mĩ được bố trí theo cách đan xen hình tượng lớp lớp như những con sóng gối đầu: sóng-bờ hai khổ thơ đầu, sau đó anh-em khổ thứ ba, tư. Rồi lại sóng-bờ khổ thứ năm tiếp đến anh-em khổ thứ sáu. Cho đến gần cuối bài thơ cũng vẫn là hai cặp hình tượng sóng-bờ và anh-em trong sự thuỷ chung hướng về nhau gắn kết. Ở đây, chỉ có điều cảm xúc tình yêu của con người đã được tác giả gửi khép vào hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng là sóng biển. Bao trùm toàn bộ bài thơ là tín hiệu sóng đặt song song với tín hiệu thẩm mĩ em. Sóng được tác giả dùng làm hình ảnh ẩn dụ tâm trạng người con gái đang yêu. Trên một bình diện khác sóng là sự phân thân của cái tôi trữ tình. Hai tín hiệu này soi chiếu vào nhau cùng thăng hoa tiếp biến để tạo nên sức mạnh cộng hưởng lan toả. Tất cả nhằm biểu hiện dòng cảm xúc tình yêu cuồn cuộn trong trái tim thi sỹ. Hình ảnh sóng trước hết nó là một tín hiệu thẩm mĩ đơn. Tín hiệu thẩm mĩ này là một sáng tạo độc đáo của tác giả. Từ những con sóng dập dềnh dào dạt trên mặt biển, những con sóng nối tiếp triền miên vô tận, Xuân Quỳnh đã ẩn dụ hoá hình ảnh sóng để nói cái dịu dàng, thoáng gợn e ấp khẽ khàng, kín đáo của người phụ nữ. Cũng có khi sóng biểu hiện của hai thái cực hoàn toàn đối lập: vừa dào dạt, vừa sôi nổi nhưng cũng vừa sâu lắng. Âm điệu trong bài thơ là âm điệu lắng trầm của những con sóng biển hoà nhịp với tiếng nói tâm hồn. Cảm xúc trái tim thi sỹ đã được tiếp ứng bằng năng lượng tình yêu. Xuân Quỳnh mượn sóng để nói đến điều tinh tế của nhịp đập trái tim mình. Tình yêu vốn mơ hồ mong manh và khó nắm bắt, để nói cụ thể được cái mơ hồ hoàn toàn không dễ. Bằng các lát cắt tâm trạng tác giả cũng chưa lý giải được khi nào ta yêu nhau. Chỉ biết rằng tình cảm của em đối với anh là vĩnh viễn. Và như vậy câu trả lời nguồn gốc của tình yêu kia phải chăng cũng chỉ là một bàn đạp vô hình để đi tới nấc thang hạnh phúc giữa anh và em. 
Có người nhà phê bình nói rằng việc tìm hiểu giá trị thẩm mĩ tác phẩm chẳng khác gì ta bóc tách một đóa hồng để tìm hiểu tại sao nó có hương thơm. Nhưng lạ thay người ta đã bóc hết mà hương thơm đâu đây hãy còn vương vít. Việc tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ trong bài thơ Sóng cũng vậy Trên đây tôi đã miệt mài chắt gạn ngôn từ để tìm hiểu, nhưng chắc rằng nó mới chỉ là lớp đầu sơ đẳng, và tín hiệu thẩm mĩ sâu xa kia đâu đó hãy còn ẩn dưới những lớp trầm tích ngôn từ. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctin hieu tham mi qua bai Song.doc