SƠ LƯỢC VỀ TIẾN TRÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
I. THỂ LOẠI VĂN HỌC
Thể loại là một phạm trù cơ bản và phổ biến của văn học, chi phối cả sáng tác, lưu truyền, tiếp nhận văn học.
Bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng đều tồn tại trong một dạng thức nhất định. Đó là sự thống nhất mang tính chỉnh thể của một loại nội dung với những phương thức biểu đạt và hình thức tổ chức tác phẩm, tổ chức lời văn. Thể loại văn học chính là sự phân chia loại hình tác phẩm theo những căn cứ nêu trên. Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức tái hiện đời sống.
Từ xa xưa, ở phương Tây và phương Đông đã xuất hiện nhiều cách phân chia thể loại văn học. Trong lý luận văn học hiện nay, phổ biến hơn cả là cách phân chia tác phẩm văn học thành loại và thể.
Từ thời cổ đại ở Hy Lạp, Aristốt trong công trình Thi học đã đề xuất chia văn học thành ba loại, theo thuật ngữ ngày nay là: tự sự, trữ tình, kịch. Tự sự nhận thức và thể hiện đời sống qua chuỗi các biến cố, sự kiện và bằng lời kể của một người trần thuật. Trữ tình là sự bộc bạch trực tiếp tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình bằng phương thức biểu cảm. Kịch tái hiện trực tiếp bức tranh đời sống qua xung đột hành động và lời đối thoại, độc thoại của nhân vật mà không cần một người kể lại. Sự phân chia loại (hay loại hình) như trên có khả năng bao quát rộng rãi các tác phẩm văn học, nhưng mới dừng lại ở sự phân loại khái quát nhất. Cần có sự phân loại ở cấp độ cụ thể hơn, bởi vì mỗi tác phẩm văn học không chỉ thuộc về một loại nhất định, mà còn tồn tại trong những dạng cụ thể của các thể. Thể (cũng còn thường được gọi là thể loại) là những dạng tồn tại của tác phẩm văn học, đã từng có (và sẽ có) trong lịch sử văn học thế giới, mang tính đặc thù của mỗi thời đại văn học, mỗi nền văn học dân tộc hay khu vực. Thể loại vừa có tính ổn định lại vừa có sự vận động, biến đổi trong tiến trình văn học. Mỗi thể loại được sinh ra ở một thời kỳ nhất định, rồi được duy trì, biến đổi hoặc mất đi trong các thời đại văn học khác, được thay thế bằng những thể loại khác. Thể loại cũng gắn liền với đặc thù của từng nền văn học dân tộc hoặc khu vực. Nhưng trong quá trình giao lưu giữa các nền văn học, nhiều thể loại từ một nền văn học hoặc một khu vực đã được du nhập vào các nền văn học khác, để trở nên những thể loại mang tính quốc tế, tuy vẫn có ít nhiều nét riêng ở mỗi nền văn học. Chẳng hạn như nhiều thể văn, thơ, phú của Trung Quốc thời cổ đã được du nhập và trở thành phổ biến trong văn học Trung đại Việt Nam; hoặc ở nửa đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã tiếp nhận nhiều thể loại từ văn học phương Tây để thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc.
Nguyễn Văn Long Văn học Việt Nam hiện đại Phõn tớch tỏc phẩm từ gúc nhỡn thể loại Hà Noi – 2008 Chương một SƠ lược về tiến trình và đặc điểm thể loại trong văn học việt nam hiện đại I. Thể loại văn học Thể loại là một phạm trù cơ bản và phổ biến của văn học, chi phối cả sáng tác, lưu truyền, tiếp nhận văn học. Bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng đều tồn tại trong một dạng thức nhất định. Đó là sự thống nhất mang tính chỉnh thể của một loại nội dung với những phương thức biểu đạt và hình thức tổ chức tác phẩm, tổ chức lời văn. Thể loại văn học chính là sự phân chia loại hình tác phẩm theo những căn cứ nêu trên. Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức tái hiện đời sống. Từ xa xưa, ở phương Tây và phương Đông đã xuất hiện nhiều cách phân chia thể loại văn học. Trong lý luận văn học hiện nay, phổ biến hơn cả là cách phân chia tác phẩm văn học thành loại và thể. Từ thời cổ đại ở Hy Lạp, Aristốt trong công trình Thi học đã đề xuất chia văn học thành ba loại, theo thuật ngữ ngày nay là: tự sự, trữ tình, kịch. Tự sự nhận thức và thể hiện đời sống qua chuỗi các biến cố, sự kiện và bằng lời kể của một người trần thuật. Trữ tình là sự bộc bạch trực tiếp tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình bằng phương thức biểu cảm. Kịch tái hiện trực tiếp bức tranh đời sống qua xung đột hành động và lời đối thoại, độc thoại của nhân vật mà không cần một người kể lại. Sự phân chia loại (hay loại hình) như trên có khả năng bao quát rộng rãi các tác phẩm văn học, nhưng mới dừng lại ở sự phân loại khái quát nhất. Cần có sự phân loại ở cấp độ cụ thể hơn, bởi vì mỗi tác phẩm văn học không chỉ thuộc về một loại nhất định, mà còn tồn tại trong những dạng cụ thể của các thể. Thể (cũng còn thường được gọi là thể loại) là những dạng tồn tại của tác phẩm văn học, đã từng có (và sẽ có) trong lịch sử văn học thế giới, mang tính đặc thù của mỗi thời đại văn học, mỗi nền văn học dân tộc hay khu vực. Thể loại vừa có tính ổn định lại vừa có sự vận động, biến đổi trong tiến trình văn học. Mỗi thể loại được sinh ra ở một thời kỳ nhất định, rồi được duy trì, biến đổi hoặc mất đi trong các thời đại văn học khác, được thay thế bằng những thể loại khác. Thể loại cũng gắn liền với đặc thù của từng nền văn học dân tộc hoặc khu vực. Nhưng trong quá trình giao lưu giữa các nền văn học, nhiều thể loại từ một nền văn học hoặc một khu vực đã được du nhập vào các nền văn học khác, để trở nên những thể loại mang tính quốc tế, tuy vẫn có ít nhiều nét riêng ở mỗi nền văn học. Chẳng hạn như nhiều thể văn, thơ, phú của Trung Quốc thời cổ đã được du nhập và trở thành phổ biến trong văn học Trung đại Việt Nam; hoặc ở nửa đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã tiếp nhận nhiều thể loại từ văn học phương Tây để thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Tìm hiểu tiến trình lịch sử của một nền văn học không thể không tìm hiểu sự vận động, biến đổi của các thể loại trong nền văn học ấy. Bởi vì, trên một phương diện nhất định, tiến trình lịch sử của văn học cũng là tiến trình vận động và biến đổi của các thể loại. Cũng như vậy, nghiên cứu một giai đoạn hay thời kỳ văn học cũng không thể bỏ qua diện mạo và đặc điểm của các thể loại văn học trong giai đoạn hay thời kỳ đó. Đọc và phân tích một tác phẩm văn học càng không thể không quan tâm đến đặc điểm thể loại của tác phẩm ấy. Bởi vì thể loại chính là một cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của một tác phẩm, tổ chức liên kết các yếu tố nội dung và hình thức, từ đề tài, chủ đề, cảm hứng đến hệ thống nhân vật, kết cấu và lời văn nghệ thuật. Thể loại thường được ghi ngay sau nhan đề tác phẩm, còn ở văn học trung đại lại thường được gộp ngay vào tên tác phẩm (ví dụ, Bạch Đằng Giang phú, Bình Ngô đại cáo, Vũ trung tùy bút, Thượng kinh kí sự...). Thể loại không chỉ quy định cách thức tổ chức tác phẩm mà còn định hướng cho việc tiếp nhận của độc giả, tạo nên kênh giao tiếp giữa tác phẩm và người đọc. Thể loại của tác phẩm vừa có tính kế thừa, tính liên tục, lại vừa có tính độc đáo tính biến đổi do sự sáng tạo của tác giả. Nhà văn khi sáng tác đều ít nhiều chịu sự chi phối của "kí ức thể loại", nhưng đồng thời lại luôn có nhu cầu sáng tạo, vượt ra khỏi những mô hình đã có để tạo nên một cấu trúc độc đáo, in dấu ấn cá tính của mình. Vì thế, phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại không thể chỉ dừng lại ở những đặc điểm chung của một thể loại thể hiện trong tác phẩm, mà còn cần phải chỉ ra nét riêng biệt, độc đáo, thể hiện sự sáng tạo không lặp lại của tác giả. II. sơ lược về sự biến đổi của thể loại văn học trong văn học việt nam thời kỳ từ đầu thế kỷ xx đến 1945 1. Nền văn học Việt Nam được hình thành sớm, từ cách đây mấy nghìn năm, cùng với sự hình thành cộng đồng dân tộc. Văn học dân gian ra đời từ thời viễn cổ và tồn tại, phát triển cho tới ngày nay, với một hệ thống thể loại được hình thành và bổ sung trong quá trình lịch sử dài lâu ấy. ở Việt Nam, văn học viết xuất hiện trong thế kỷ X và suốt mười thế kỷ (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX) nền văn học ấy tồn tại trong môi trường xã hội phong kiến trung đại. Văn học trung đại đã hình thành một hệ thống thể loại khá hoàn chỉnh và chậm biến đổi. Hệ thống thể loại ấy gồm hai bộ phận chính: các thể loại được tiếp nhận từ văn học Trung Hoa và các thể loại có nguồn gốc dân tộc. ở vị trí trung tâm của hệ thống ấy là các thể loại có tính công cụ - hành chính (như chiếu, hịch, cáo, biểu, luận...), rồi mới đến các thể loại văn chương nghệ thuật (như truyện, ký, thơ, phú). Bên cạnh các thể được tiếp nhận từ Trung Hoa, văn học trung đại Việt Nam cũng sáng tạo ra những thể loại đặc thù, phần lớn có cội nguồn từ văn học dân gian và đều được viết bằng chữ Nôm, như: Truyện thơ, ngâm khúc, hát nói, tuồng... Vào đầu thế kỷ XX, trên đất nước ta đang diễn ra những chuyển biến lớn lao trong đời sống xã hội và đời sống văn hóa, tinh thần. Hoàn cảnh ấy tạo cơ sở làm nảy sinh yêu cầu đổi mới nền văn học theo hướng hiện đại hóa. Một trong những nội dung quan trọng của hiện đại hóa văn học là biến đổi các thể loại văn học theo hướng hiện đại. Trong giai đoạn giao thời, khoảng vài chục năm đầu thế kỷ, các thể loại quen thuộc trong văn học trung đại vẫn còn được các tác giả xuất thân Nho học sử dụng, nhưng đã có ít nhiều biến đổi và nhường chỗ dần cho các thể loại mới xuất hiện chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây. Từ những năm 30, bức tranh thể loại của nền văn học đã biến đổi hẳn với một hệ thống thể loại mang tính hiện đại đã thực sự hình thành và phát triển khá hoàn thiện. Các thể loại có tính công cụ - hành chính trong thời kỳ trung đại đã hầu như không còn được sử dụng, hoặc đã thay đổi chức năng (ví dụ các thể phú, văn tế chỉ được dùng trong phong cách trào phúng). Kịch nói được du nhập từ phương Tây đã bổ sung một thể loại sân khấu hiện đại bên cạnh các thể kịch hát truyền thống (tuồng, chèo). Sự phát triển của báo chí đã thúc đẩy thể phóng sự ra đời. Phê bình văn học được phát triển và trở thành một hoạt động chuyên biệt, tham gia tích cực vào đời sống văn học. 2. Các thể loại văn xuôi tự sự có sự biến đổi nhanh chóng và sâu rộng. Vào cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện những tác phẩm văn xuôi quốc ngữ đầu tiên và sang đầu thế kỷ XX có cả một phong trào sáng tác văn xuôi quốc ngữ ở Nam Bộ. Các tiểu thuyết quốc ngữ hồi này còn mang nhiều dấu vết của văn xuôi tự sự trung đại, nhưng đã có những yếu tố mới, đặc biệt là việc đưa những hình ảnh, sự việc con người của cuộc sống ở Nam Bộ vào truyện. Truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, tiểu thuyết Tố tâm của Hoàng Ngọc Phách, Con nhà nghèo và nhiều tác phẩm khác của Hồ Biểu Chánh là những tác phẩm ghi được những thành công rõ rệt của văn xuôi trên bước đường hiện đại hóa. Từ đầu những năm 30, với sự phát triển mạnh của cả hai khuynh hướng - hiện thực và lãng mạn - thì văn xuôi Việt Nam đã thực sự được hiện đại hóa. Các thể văn xuôi, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, phóng sự, tùy bút đều phát triển khá mạnh. Các thể truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) hiện đại mặc dù có kế thừa các thể tương tự trong văn học trung đại, nhưng đã có sự đổi mới sâu sắc về mọi phương diện. Đề tài được mở rộng, hướng đến mọi mặt của đời sống xã hội và con người, không bị gò bó vào mục đích giáo huấn đạo lý. Nghệ thuật tự sự có những đổi mới cơ bản, từ sự đa dạng hóa và có thể chuyển đổi linh hoạt điểm nhìn trần thuật và vai kể, các thủ pháp miêu tả, đặc biệt là miêu tả tâm lý, đổi mới ngôn ngữ theo hướng đưa ngôn ngữ văn xuôi về gần với ngôn ngữ của đời sống, hướng tới tính đa thanh và đa giọng điệu. Nhân vật trong truyện hiện đại được thể hiện trong tính cá thể, nghĩa là mang đặc điểm, tính cách, tâm trạng và số phận của từng cá nhân, cố nhiên vẫn phải có tính tiêu biểu, nhưng không thể chỉ là các nhân vật loại hình như trong truyện dân gian hay phần lớn nhân vật trong truyện trung đại. Với từng thể loại, như truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, cũng có thể nhận ra sự vận động mau lẹ và diện mạo phong phú của nó trong giai đoạn 1930 - 1945, giai đoạn mà văn học Việt Nam đã được hiện đại hóa và kết tinh được nhiều thành tựu xuất sắc. Truyện ngắn trong khoảng 30 năm đầu thế kỷ còn thể hiện rõ tính chất giao thời, ngoại trừ các truyện ngắn của Nguyễn ái Quốc viết trong những năm 20 ở Pháp đã có tính hiện đại. Sang những năm 1930 - 1945, truyện ngắn phát triển phong phú, đổi mới nhanh chóng và hình thành nhiều phong cách. Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan là những bức hý họa rất sinh động về xã hội đương thời với nhiều tầng lớp xã hội ở cả nông thôn và thành thị. Mỗi truyện của ông được xây dựng như một màn kịch - hài kịch và có khi là bi hài kịch, sự việc và hành động diễn biến nhanh, tình tiết tập trung để dẫn tới cao trào, rồi nhanh chóng mở nút làm tiếng cười bật ra. Nhân vật trong truyện của Nguyễn Công Hoan chủ yếu được miêu tả qua hành động và ngôn ngữ đối thoại. Truyện ngắn của Thạch Lam, Thanh Tịnh lại giàu chất trữ tình, cốt truyện thường rất đơn giản, không khai thác các xung đột xã hội mà thiên về biểu hiện tâm trạng với những cảm xúc, cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế trong đời sống thường nhật của con người. Tô Hoài, Kim Lân, Bùi Hiển cũng xuất hiện ở đầu những năm 40, lại đưa vào trong truyện những bức tranh phong tục sinh hoạt làng quê, những nét đẹp văn hóa và cả những hủ tục nặng nề. Cùng với việc đưa cái hàng ngày vào truyện, những nhà văn này cũng rất am hiểu và miêu tả chân thực tâm lý người nông dân ở nhiều vùng, miền. Truyện ngắn Nam Cao không chỉ là thành tựu xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực, mà còn là bước phát triển cao của thể loại truyện ngắn hiện đại trong văn học Việt Nam. Khai thác triệt để các chi tiết tưởng như vụn vặt của đời sống hàng ngày để suy ngẫm, triết lý về những quy luật của đời sống nhân sinh, ngòi bút hiện thực tỉnh táo đi liền với chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, năng lực miêu tả và phân tích tâm lý sắc sảo thấu triệt, đó c ... kém thi vị: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi áo anh rách vai, Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (Đồng chí - Chính Hữu) Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa, khô mau thôi (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) Nhà thơ Nguyễn Đình Thi lại rất ít sử dụng cách so sánh. Ông cho rằng: "Nói ví không thể nào thoát sáo. Cho nên làm thơ không phải là phiên dịch ý tình bằng hình ảnh cầu kỳ"(1) Nguyễn Đình Thi - Bài đã dẫn. . Nhạc tính là đặc điểm rất quan trọng của ngôn ngữ thơ. Tính nhạc được tạo nên từ nhịp điệu của câu thơ, từ âm thanh của các chữ, bao gồm cả sự phối hợp các thanh điệu và sử dụng vần giữa các dòng thơ. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, nhưng lại phong phú về hệ thống nguyên âm, phụ âm và các thanh điệu. Đấy là một thuận lợi rất lớn cho việc tạo nhạc tính của thơ. Trong các thể thơ cách luật thường có quy định về sự luân chuyển thanh điệu bằng trắc trong mỗi dòng thơ và giữa hai dòng thơ. Ví dụ, ở thể thất ngôn thì các chữ thứ 2, 4, 6 phải luân chuyển bằng trắc: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Vần là yếu tố quan trọng về hình thức để liên kết các dòng thơ và cũng tạo cho bài thơ khả năng dễ nhớ, dễ thuộc. Các thể thơ cách luật truyền thống đều có quy định rõ ràng về cách hiệp vần giữa các câu thơ. Trong thơ tự do. vần có thể rất linh hoạt và nhiều khi không có vần. Ngoài vần giữa các câu thơ, nhiều nhà thơ còn sử dụng vần ngay trong một câu thơ để tạo âm hưởng trùng điệp: Rặng liều đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng (Đây mùa thu tới - Xuân Diệu) Lá bàng đang đỏ ngọn cây Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời (Tiếng hát sang xuân - Tố Hữu) Sự trùng điệp còn được tạo nên bởi việc sử dụng từ láy, láy vần và láy phụ âm đầu. Tiếng Việt rất phong phú về từ láy với nhiều kiểu khác nhau, phần lớn là láy đôi, nhưng cũng có những từ láy ba hoặc bốn âm tiết. Giá trị tạo hình và biểu cảm của từ láy đã được khai thác hết sức hiệu quả trong thơ. Từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương đến Tố Hữu, Xuân Diệu. Nhiều khi từ láy còn được kết hợp với điệp phụ âm đầu của các từ đi liền với nó, càng làm tăng khả năng miêu tả và biểu cảm: Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Thông reo bờ suối rì rào Chim chiều chiu chít, ai nào kêu ai (Tiếng hát đi đày - Tố Hữu) Sự trùng điệp còn được tạo nên bằng việc lặp lại những từ hay ngữ đoạn ở các dòng thơ. Trong 90 câu thơ ở phần đầu bài Việt Bắc của Tố Hữu, từ "nhớ" được lặp lại tới 35 lần, làm nên chủ âm trong tình cảm tha thiết của người cán bộ kháng chiến với Việt Bắc, khiến mọi hình ảnh thiên nhiên, con người và cuộc kháng chiến ở Việt Bắc được tái hiện trong nỗi niềm hoài niệm đầy ân tình. Trong đoạn thơ Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm, có sự trùng điệp của từ "đất nước" với sự lặp lại của kiểu câu định danh: Đất là..., Nước là..., Đất nước là..., nhằm khắc sâu và mở rộng cảm nhận về đất nước trong mọi bình diện, từ địa lý, lịch sử, đến phong tục văn hóa, từ đời sống cộng đồng đến cuộc sống của mỗi cá nhân, và dù mở rộng ra nhiều bình diện nhưng đều tập trung, thống nhất trong tư tưởng cốt lõi: Đất nước của nhân dân. Nhịp điệu của câu thơ một phần chính được tạo nên bằng cách ngắt nhịp giữa các chữ. Các thể thơ cách luật thường có những cách ngắt nhịp tương đối ổn định, tạo ra âm hưởng quen thuộc của mỗi thể. Chẳng hạn, thơ thất ngôn cổ điển thường ngắt nhịp 3/4, thơ ngũ ngôn thường có nhịp 2/3, thơ lục bát thường có nhịp cân xứng 2/2/2 hoặc 2/2/4. Nhưng trong tay những tài năng thi ca, các thể thơ ấy cũng có cách ngắt nhịp linh hoạt tạo được âm hưởng mới lạ cho câu thơ, bài thơ. Đến thơ hiện đại, khi câu thơ chuyển dịch sang kiểu cấu trúc điệu nói, thì cách ngắt nhịp càng hết sức tự do, để góp phần thể hiện nhịp điệu và sắc thái của cảm xúc, tình cảm và tăng cường khả năng miêu tả tạo hình của câu thơ. Câu thơ lục bát không phải lúc nào cũng có nhịp cân xứng, êm ả, mà có thể biến đổi rất đa dạng về nhịp điệu. Ví dụ đoạn thơ sau: Chập chùng thác Lửa, thác Chông Thác Dài, thác Khó, thác Ông, thác Bà Thác, bao nhiêu thác cũng qua Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời (Nước non ngàn dặm - Tố Hữu) Hai câu đầu với nhịp chẵn 2/2/2 và điệp từ thác lặp lại 6 lần cùng với 6 tên thác đã vẽ ra đoạn đường sông đầy hiểm trở gập ghềnh và con thuyền phải liên tục vượt qua 6 ngọn thác. Câu thứ ba với cách ngắt nhịp đột ngột biến đổi: Thác/ bao nhiêu thác/ cũng qua (1/3/2), gợi ra hình ảnh con thuyền lao từng chặng lên đỉnh thác rồi lập tức thả xuôi. Đến câu cuối với nhịp trải dài và 7/8 chữ là thanh bằng, gợi ra hình ảnh con thuyền nhẹ nhàng trôi trên một đoạn sông êm ả, sau bao nhiêu thác ghềnh và cùng với hình ảnh ấy là cảm xúc thư thái, phơi phới niềm vui của con người vừa vượt qua một hành trình đầy khó khăn, hiểm trở. Tìm hiểu nhịp điệu của bài thơ không chỉ chú ý đến cách ngắt nhịp, mà còn cần phải lưu ý đến nhịp điệu của hình ảnh cảm xúc, tức là thứ nhịp điệu bên trong cấu trúc tác phẩm. Trong thơ tự do khi vần không còn giữ vai trò quan trọng thì nhịp điệu, nhất là nhịp điệu của hình ảnh và cảm xúc càng có ý nghĩa lớn trong việc tạo nhạc tính và sức lôi cuốn của bài thơ. Trong phần đầu của bài Đất nước, Nguyễn Đình Thi đã tạo được nhịp điệu riêng của mỗi đoạn thơ về mùa thu xưa và mùa thu nay. Nhịp điệu chậm, lặng lẽ, gợi cảm xúc bâng khuâng trong hoài niệm về mùa thu Hà Nội năm xưa được tạo ra từ những câu thơ bảy chữ đều đặn, chậm rãi cùng với những hình ảnh về mùa thu Hà Nội được hiện lên lần lần trong tâm tưởng, chất chứa những hoài niệm tha thiết của chủ thể trữ tình. Nhịp điệu đột ngột thay đổi ở đoạn thơ tiếp theo với sự đan xen những câu thơ 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ có nhịp nhanh dồn dập, sự trùng điệp của các hình ảnh (núi đồi, rừng tre, trời thu, cánh đồng, dòng sông...) và sự lặp lại các cấu trúc câu, cùng với các vần liền liên tiếp ở chữ cuối hai hoặc ba dòng thơ. Nhịp điệu của câu thơ và hình ảnh đã biểu hiện chính xác nhịp điệu của cảm xúc sôi nổi, phấn chấn tự hào của chủ thể trữ tình trước mùa thu mới của đất nước. Như vậy, nhạc tính của đoạn thơ, bài thơ là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, từ thanh điệu, cao, thấp, độ âm vang của các chữ, đến vần, cách ngắt nhịp và cả nhịp điệu của hình ảnh, cảm xúc, các yếu tố ấy phối hợp, tổng hòa theo những cách khác nhau ở mỗi câu thơ, đoạn thơ, bài thơ để tạo nên nhạc tính riêng, thể hiện tài năng sáng tạo của nhà thơ. Tìm hiểu nhạc điệu trong bài thơ và giá trị biểu hiện của nó, cần chú ý đến sự tổng hòa các yếu tố nói trên. Đồng thời cũng không thể tách rời hai mặt âm thanh và ngữ nghĩa của từ ngữ, của câu thơ. Một đặc điểm cũng thường thấy trong cách tổ chức ngôn ngữ và hình ảnh thơ là sự tương xứng. Trong thơ trung đại, phép đối rất được coi trọng, bởi quan niệm mỹ học thời trung đại đề cao tính cân đối, hài hòa, mực thước. Thơ thất ngôn bát cú đường luật đòi hỏi hai cặp câu 3, 4 (thực) và 5, 6 (luận) phải có đối chặt chẽ về thanh điệu, từ loại, hình ảnh: Gác mái, ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi Dặm liễu sương xa khách bước dồn (Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan) Ngày nay, thơ hiện đại không bị gò bó bởi các quy định về niêm, luật, nhưng ở nhiều trường hợp, các nhà thơ vẫn tổ chức câu thơ và hình ảnh theo cách tương xứng để tăng hiệu quả thẩm mỹ và khả năng biểu hiện cho câu thơ. Tính tương xứng được thể hiện với nhiều dạng: đối xứng, đối lập, bổ sung, tương đồng..., có thể trong một câu thơ hay giữa hai câu, trong cả đoạn thơ. Chế Lan Viên thường khai thác các tương quan đối lập để khám phá những bình diện khác nhau của một sự vật hiện tượng hay các quan hệ giữa những hiện tượng, sự vật. Thường bắt gặp trong thơ ông những câu thơ và hình ảnh theo cách như vậy: Xa nước ba mươi năm, một câu Kiều Người vẫn nhớ Mái tóc Bác đã phai màu quá nửa Lòng vẫn son ngời như buổi mới ra đi (Người thay đổi đời tôi, người thay đổi thơ tôi) "Ta là ai?" như ngọn gió siêu hình Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt "Ta vì ai?" khẽ xoay chiều ngọn bấc Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh (Hai câu hỏi) Trong bài Việt Bắc, Tố Hữu sử dụng đối ở nhiều câu thơ lục bát, tạo được sự hàm súc và thể hiện sự gắn bó bền chặt, tình cảm mặn nồng không phai nhạt của người cán bộ cách mạng với Việt Bắc và của nhân dân Việt Bắc với cách mạng: Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai Mình về rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng măng mai để già Mình đi có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son Nước trôi lòng suối chẳng trôi Mây đi mây lại có hồi về non Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn Chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhòa Trong bài Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây, Phạm Tiến Duật đã cấu tứ bài thơ bằng cách khai triển cặp đối xứng anh - em, Đông - Tây với nhiều hình ảnh chi tiết thực mà lại độc đáo, để nói về sự gắn bó, nhất trí của mọi con người, của mọi lực lượng trên tuyến đường Trường Sơn, tất cả đều hướng ra tiền tuyến, tất cả cho cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam. Anh lên xe, trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt mối riêng tư Tìm hiểu, phân tích tác phẩm thơ trữ tình là một công việc không hề dễ dàng, nhưng cũng hết sức hứng thú, hấp dẫn đối với người dạy văn, người học văn. Có rất nhiều cách để đi vào cảm thụ và phân tích tác phẩm thơ trữ tình, do đó không thể nói đến một con đường chung để đến với mọi thi phẩm và cho mọi người. Nhưng dù bằng cách nào, phương pháp gì đi nữa thì điều quan trọng cuối cùng vẫn là phải vận dụng mọi kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm cùng vốn tri thức văn hóa của mỗi người để đến với tác phẩm, và nhất là phải "lấy hồn ta để hiểu hồn người" như lời tâm sự của Hoài Thanh, bởi "thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu" (Tố Hữu). Đọc bài thơ là lắng nghe những rung động, xúc cảm trong lòng mình được gợi ra từ chính những cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ gửi gắm trong thi phẩm. Nhưng nói như thế, hoàn toàn không có nghĩa là chỉ trông vào ấn tượng xúc cảm mà không cần đến phương pháp kỹ năng. Có điều là, phương pháp và kỹ năng chỉ thực sự có hiệu quả khi nó được dẫn dắt bởi một trực giác đúng đắn và nhạy bén - có thể gọi là một thứ "linh giác" của người đọc thơ, tìm hiểu thơ. Trực giác vừa là của "trời cho", vốn tiềm ẩn trong cấu trúc bí ẩn của sinh thể mỗi cá nhân, đồng thời lại được bồi đắp, mài giũa trong quá trình học tập và quá trình sống của mỗi người. Không có vốn tri thức văn hóa đủ rộng, không đọc được nhiều htơ cổ, kim, đông, tây thì không thể hình thành được năng lực thâm nhập và phân tích tác phẩm thơ. II. ứng dụng phân tích một số bài thơ Việt Nam hiện đại
Tài liệu đính kèm: