Bài 7
Câu 1. Đoạn văn
Trong “Truyện Kiều” có câu:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
.”
Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo.
1. Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai?
2. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp lí không ? Tại sao ?
3. Viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch phân tích tâm trạng của nhan vật trữ tình trong đoạn thơ trên.
Gợi ý :
1.
2. Đoạn thơ vừa chép nói lên tình cảm nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Thuý Kiều trong những ngày sống cô đơn ở lầu Ngưng Bích.
3. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương của Kiều: nhớ Kim Trọng rồi nhớ đến cha mẹ, thoạt đọc thì thấy không hợp lí, nhưng nếu đặt trong cảnh ngộ của Kiều lúc đó thì lại rất hợp lí.
- Kiều nhớ tới Kim Trọng trước khi nhớ tơi cha mẹ là vì:
+ Vầng trăng ở câu thứ hai trong đoạn trích gợi nhớ tới lời thề với Kim Trọng hôm nào.
+ Nàng đau đớn xót xa vì mối tình đầu đẹp đẽ đã tan vỡ.
+ Cảm thấy mình có lỗi khi không giữ được lời hẹn ước với chàng Kim.
- Với cha mẹ dù sao Kiều cũng đã phần nào làm tròn chữ hiếu khi bán mình lấy tiền cứu cha và em trong cơn tai biến.
- Cách diễn tả tâm trạng trên là rất phù hợp với quy luật tâm lí của nhân vật, thể hiện rõ sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du, đồng thời cũng cho ta thấy rõ sự cảm thông đối với nhân vật của tác giả.
* GV hướng dẫn và yêu cầu HS viết một đoạn văn diễn dịch theo yêu cầu của đề.
Bài 7 Câu 1. Đoạn văn Trong “Truyện Kiều” có câu: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng ..” Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo. 1. Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai? 2. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp lí không ? Tại sao ? 3. Viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch phân tích tâm trạng của nhan vật trữ tình trong đoạn thơ trên. Gợi ý : 1. 2. Đoạn thơ vừa chép nói lên tình cảm nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Thuý Kiều trong những ngày sống cô đơn ở lầu Ngưng Bích. 3. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương của Kiều: nhớ Kim Trọng rồi nhớ đến cha mẹ, thoạt đọc thì thấy không hợp lí, nhưng nếu đặt trong cảnh ngộ của Kiều lúc đó thì lại rất hợp lí. - Kiều nhớ tới Kim Trọng trước khi nhớ tơi cha mẹ là vì: + Vầng trăng ở câu thứ hai trong đoạn trích gợi nhớ tới lời thề với Kim Trọng hôm nào. + Nàng đau đớn xót xa vì mối tình đầu đẹp đẽ đã tan vỡ. + Cảm thấy mình có lỗi khi không giữ được lời hẹn ước với chàng Kim. - Với cha mẹ dù sao Kiều cũng đã phần nào làm tròn chữ hiếu khi bán mình lấy tiền cứu cha và em trong cơn tai biến. - Cách diễn tả tâm trạng trên là rất phù hợp với quy luật tâm lí của nhân vật, thể hiện rõ sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du, đồng thời cũng cho ta thấy rõ sự cảm thông đối với nhân vật của tác giả. * GV hướng dẫn và yêu cầu HS viết một đoạn văn diễn dịch theo yêu cầu của đề. Câu 2. Đoạn văn Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng 1. Hai câu thơ có trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? 2. Hình ảnh “buồm trăng” trong câu thơ, theo em là ẩn dụ hay hoán dụ? 3. Em hãy viết một đoạn văn phân tích chất thự và chất lãng mạn của hình ảnh đó. 4. Trong bài thơ khác mà em đã học ở lớp 9 có một hình ảnh lãng mạn được xây dựng trên cơ sở quan sát như hình ảnh “buồm trăng”. Hãy chép lại câu thơ đó. Gợi ý: 1. Hai câu thơ trong “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận 2. Hình ảnh vầng trăng là ẩn dụ. 3. Trong đoạn văn cần làm rõ ý: - Hình ảnh ẩn dụ “Buồm trăng” được xây dựng trên sự quan sat rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận: + Từ xa nhìn lại, trên biển có lúc thuyền đi vào khoảng sáng của vầng trăng. Trăng và cánh buồm chập vào nhau, trăng trở thành cánh buồm. + Vẻ đẹp thiên nhiên làm nhoà đi cánh buồm vất vả, cũ kí à công việc nhẹ nhàng, lãng mạn. - Con người và vũ trụ hoà hợp. 4. Một hình ảnh cũng được xây dựng trên cơ sở quan sát như vậy là : “Đầu súng trăng treo” (“Đồng chí” – Chính Hữu). Câu 3. Tập Làm văn Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ “Sang thu”. Phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hứu Thỉnh về thời khắc giao mùa cuối hạ sang đầu thu trong bài thơ “Sang thu” Gợi ý: I/ Tìm hiểu đề - Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, bài thơ còn có những suy ngẫm sâu xa về đời người, nhưng đề bài này chỉ yêu cầu tập trung phân tích những đặc điểm về sự biến đổi của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ sang đầu mùa thu qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Người viết cần chú ý điều đó. - Cần phân tích những đặc điểm giao màu được thể hiện qua nhiều hình ảnh đặc sắc và gợi cảm; cùng một số từ ngữ diễn tả trạng thái, cảm giác của nhiều giác quan về sự vật và tâm hồn. - Bố cục của bài viết nên theo trình tự từng khổ thơ, chú ý cách sắp xếp các dấu hiệu mùa thu ngày một rõ nét của nhà thơ. II/ Dàn ý chi tiết A- Mở bài : - Đề tài mùa thu trong thi ca xưa và nay rất phong phú (ba bài thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến: Thu vịnh, Thu điếu và Thu ẩm; Đây mùa thu tới của Xuân Diệu,). Cùng với việc tả mùa thu, cảnh thu, các nhà thơ đều ít nhiều diễn tả những dấu hiệu giao mùa. - “Sang thu” của Hữu Thỉnh lại có nét riêng bởi chỉ diễn tả các yếu tố chuyển giao màu. Bài thơ thoáng nhẹ mà tinh tế. B- Thân bài: 1. Những dấu hiệu ban đầu của sự giao mùa - Mở đầu bài thơ bằng từ “bỗng” nhà thơ như diễn tả cái hơi giật mình chợt nhận ra dấu hiệu đầu tiên từ làn “gió se” (xúc giác: gió mùa thu nhẹ, khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi bắt đầu chín (khứu giác). - Hương ổi ; Phả vào trong gió se : sự cảm nhận thật tinh (vì hương ổi không nồng nàn mà rất nhẹ) ; ở đây có sự bất ngờ và cũng có chút khẳng định (phả : toả ra thành luồng); bàng bạc một hương vị quê. - Rồi bằng thị giác : sương đầu thu nên đến chầm chậm, lại được diễn tả rất gợi cảm “chùng chình qua ngõ” như cố ý đợi khiến người vô tình cũng phải để ý. - Tất cả các dấu hiệu đều rất nhẹ nên nhà thơ dường như không dám khẳng định mà chỉ thấy “hình như thu đã về”. Chính sự không rõ rệt này mới hấp dẫn mọi người. - Ngoài ra, từ “bỗng”, từ “hình như” còn diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng, 2. Những dấu hiệu mùa thu đã dần dần rõ hơn, cảnh vật tiếp tục được cảm nhận bằng nhiều giác quan. - Cái ngỡ ngàng ban đầu đã nhường chỗ cho những cảm nhận tinh tế, cảnh vật mùa thu mới chớm với những bước đi rất nhẹ, rất dịu, rất êm. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu - Đã hết rồi nước lũ cuồn cuộn nên dòng sông thong thả trôi (Sông dềnh dàng như con người được lúc thư thả). - Trái lại, những loài chim di cư bắt đầu vội vã (cái tinh tế là ở chữ bắt đầu). - Cảm giác giao mùa được diễn tả rất thú vị bằng hình ảnh : có đám mây mùa hạ ; Vắt nửa mình sang thu – chưa phải đã hoàn toàn thu để có bầu trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Nguyến Khuyến) mà vẫn còn mây và vẫn còn tiết hạ, nhưng mây đã khô, sáng và trong. Sự giao mùa được hình tượng hoá thành dáng nằm duyên dáng vắt nửa mình sang thu thì thật tuyệt. 3. Tiết thu đã lấn dần thời tiết hạ - Nắng cuối hạ còn nồng, còn sáng nhưng nhạt màu dần ; đã ít đi những cơn mưa (mưa lớn, ào ạt, bất ngờ,) ; sấm không nổ to, không xuất hiện đột ngột, có chăng chỉ ầm ì xa xa nên hàng cây đứng tuổi không bị giật mình (cách nhân hoá giàu sức liên tưởng thú vị). - Sự thay đổi rất nhẹ nhàng không gây cảm giác đột ngột, khó chịu được diễn tả khéo léo bằng những từ chỉ mức độ rất tinh tế :vẫn còn, đã vơi, cũng bớt. C- Kết bài: - Bài thơ bé nhỏ xinh xắn nhưng chứa đựng nhiều điều thú vị, bởi vì mỗi chữ, mỗi dòng là một phát hiện mới mẻ. Cái tài của nhà thơ là đã khiến bạn đọc liên tiếp nhận ra những đấu hiệu chuyển mùa thường vẫn có mà mọi khi ta chẳng cảm nhận thấy. Những dấu hiệu ấy lại được diễn tả rất độc đáo. - Chứng tỏ một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, một tài thơ đặc sắc.
Tài liệu đính kèm: