Ngữ văn lớp 9 - Bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt

Ngữ văn lớp 9 - Bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt

Bài thơ Bếp lửa- Bằng Việt

 Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Bài thơ Bếp lửa- Bằng Việt để thấy được tình cảm sâu nặng của cháu khi đi xa nghĩ về bà.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”

A. Mở bài.

- Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ để dẫn dắt vào tác giả, tác phẩm.

- Nêu vấn đề cần làm sáng tỏ. ấn tượng chung của mình về bài thơ.

B. Thân bài

Luận điểm 1. Ba câu thơ đầu hình ảnh bếp lửa gợi nhớ nỗi thương bà.

Một bếp kửa chờn vờn sương sớm

.Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

- Hai câu thơ đầu song hành hiện lên hình ảnh bếp lửa và hình ảnh của bà.

- Hình ảnh bếp lửa gợi tả qua chi tiết.

+ Chờn vờn=> Gợi tả sự lung linh trong thời gian buổi sáng sớm.=> Hình ảnh ăn sâu vào trong kí ức của cháu khi đi xa nhớ quê hương, về bà.

+ Chi tiết “nồng đượm, sương sớm” từ ngữ rất gợi hình, nó diễn tả tình cảm của bà luôn che trở, đùm bọc.Đây là bếp lửa của lòng bà đã trải qua bao nhọc nhặn, gian khổ “ biết mấy nắng mưa”

+ Chữ “thương” được dùng với hình thức cảm thán nó làm cho cảm xúc của tác giả về bà lan toả trong lòng người cháu khi nghĩ về bà, điệp ngữ “Một bếp lửa” như nhấn mạnh hơn tình cảm đó của cháu”

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn lớp 9 - Bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thơ Bếp lửa- Bằng Việt
 Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Bài thơ Bếp lửa- Bằng Việt để thấy được tình cảm sâu nặng của cháu khi đi xa nghĩ về bà.
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”
A. Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ để dẫn dắt vào tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề cần làm sáng tỏ. ấn tượng chung của mình về bài thơ.
B. Thân bài
Luận điểm 1. Ba câu thơ đầu hình ảnh bếp lửa gợi nhớ nỗi thương bà.
Một bếp kửa chờn vờn sương sớm
..Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
- Hai câu thơ đầu song hành hiện lên hình ảnh bếp lửa và hình ảnh của bà.
- Hình ảnh bếp lửa gợi tả qua chi tiết.
+ Chờn vờn=> Gợi tả sự lung linh trong thời gian buổi sáng sớm.=> Hình ảnh ăn sâu vào trong kí ức của cháu khi đi xa nhớ quê hương, về bà.
+ Chi tiết “nồng đượm, sương sớm” từ ngữ rất gợi hình, nó diễn tả tình cảm của bà luôn che trở, đùm bọc.Đây là bếp lửa của lòng bà đã trải qua bao nhọc nhặn, gian khổ “ biết mấy nắng mưa”
+ Chữ “thương” được dùng với hình thức cảm thán nó làm cho cảm xúc của tác giả về bà lan toả trong lòng người cháu khi nghĩ về bà, điệp ngữ “Một bếp lửa” như nhấn mạnh hơn tình cảm đó của cháu”
Luận điểm 2. Năm câu thơ tiếp theo kỉ niệm về những năm tháng khổ cực.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
...Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
- Kỉ niệm về những năm tháng gian khổ của quê hương, đất nước được gợi tả qua những chi tiết chính “mùi khói, khói hun”, chi tiết đó được diễn tả như lan rộng ra khói hun nhèm mắt cháu-> làm cho sống mũi còn cay-> Khiến cháu nhớ đến tận bây giờ..
- Giọng điệu của khổ thơ như trĩu xuống, nao nao lòng ta, nó gợi tả=> Kí ức đau khổ của tuỏi thơ đã trở thành vết thương lòng của cháu mỗi khi nhớ về quê hương và hình ảnh của bà.
Luận điểm 3. Mười một câu thơ tiếp theo gợi nhắc lại một vài kỉ niệm sâu sắc của cháu về những năm tháng được sống bên bà.
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
- Khi nhắc lại những kỉ niệm về bà tác giả đã mượn tiếng chim tu hú - đây là một sáng tạo nghệ thụât của Bằng Việt.
- Tiếng chim tu hú gợi cho tác giả nhớ tới kỉ niệm về bà “ bà hay kể chuyện những ngày ở Huế”
- Tác giả đã mượn tiếng chim tu hú để nói về tình bà”sao mà tha thiết thế”- đây là nét độc đáo qua biện pháp nghệ thuật nhân hoá, nhằm ca ngợi tình cảm của bà thật thiết tha nồng hậu.
- Tiếng chim tu hú đã trở thành một mảng trong tâm hồn của người cháu, cháu thương bà, lo toan cho bà, hai câu thơ như lời tự trách bản thân mình của cháu chưa chăm sóc được cho bà
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa
=> Đoạn thơ như lời khép lại tình cảm của bà dành cho cháu, người cháu như biết ơn bà trong những năm tháng người cháu sống xa bố mẹ được bà chăm sóc dạy nên người, vì vậy cháu cảm thấy thương bà nhiều hơn. “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”
C. Kết bài.
- Khái quát lại tình cảm của cháu với bà.
- Cảm gnhĩ của em về tình cảm của người cháu trong bài thơ dành cho bà
Bài thơ Bếp lửa- Bằng Việt
 Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Bài thơ Bếp lửa- Bằng Việt.
“Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
A. Mở bài.
- Lấy chủ đề tình cảm gia đình trong văn học cách mạng Việt Nam để dẫn dắt giới thiệu vào bài.
- Nêu vấn đề cần làm sáng tỏ. ấn tượng chung của mình về bài thơ.
B. Thân bài
Luận điểm 1. Mười câu thơ đầu tác giả tô đậm thêm phẩm chất cao quý của người bà.
Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Một ngọn lửa cứa niềm tin dai dẳng
- Vẻp đẹp trong phẩm chất của người bà được người cháu nhớ lại qua cảnh nhà bị tàn phá nặng nề qua chi tiết “ giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”=> nhưng bà không gục ngã trước khó khăn đó, bà vẫn lòng trước mọi thử thách, chi tiết đã thể hiện rõ điều đó “ vững lòng”
	Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
	Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!
=> Bà chính là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất nuôi cháu vượt qua được những gian lao thử thách, đây là phẩm chất đẹp nhất về bà nói riêng và những người phụ nữ việt Nam nói chung, nghĩ đến đó tình cảm và nỗi nhớ bà càng tha thiết hơn.
- Phẩm chất đáng yêu quý của bà còn được gợi tả qua chi tiết.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
+ Khổ thơ có sự liên tưởng rất thú vị. Từ hình ảnh bếp lửa tác giả liên tưởng đến ngọn lửa-> đây chính là ngọn lửa trong lòng bà.
+ Động từ “nhen, ủ sẵn, chứa”, “Từ tượng hình ngọn lửa, từ chỉ thời gian sớm chiều” => Gợi tả tình cảm của bà thật lớn lao khảng định ý chí, bản lĩnh sống của người bà, cũng là phẩm chất của con người VNam giữa thời loạn lạc.
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa” và kết cấu song hành làm. cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động và tự hào về bà
Luận điểm 2. Tám câu thơ tiếp theo những suy ngẫm sâu sắc của cháu về bà.
	Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa
+ Ba câu thơ đầu. Suy ngẫm về cuộc đời bà.
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quên dậy sớm
-> Cuộc đời bà được gợi lên qua những chi tiết: lận đận, nắng mưa => chi tiết tạo sự liên tưởng mạnh, cuộc đời bà chịu nhiều khổ cực, vất vả. Nhưng bà vẫn vượt lên lo toan cho cháu bát cơm, manh áo “dậy sớm”, vần thơ chứa đựng bao tình nghĩa=> Cháu vô cùng cảm phục và biết ơn bà.
+ Năm câu thơ tiếp theo. Suy nghĩ về tấm lòng đôn hậu của bà.
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ.
- Bà không chỉ nhóm dậy bằng đôi bàn tay mà còn bằng cả tấm lòng yêu thương với cháu.”ấp iu nồng đượm”.
- Chữ “nhóm” điệp ngữ lặp lại bốn lần, đan xen với những hình ảnh thực và gần gũi như vị của khoai, sắn.=> nhấn mạnh sự tần tảo yêu thương của bà dành cho cháu.
- Chi tiết “cả tâm tình tuổi nhỏ”=> nhấn mạnh và gợi tả bà đã nhóm dậy cả hoài bão, ước mơ trong cháu ngay từ nhỏ. Tâm hồn của cháu đã được bà thổi bùng lên ngay từ thủa nhỏ.=> Chính ánh sáng của bếp lửa đã chiếu sáng lòng bà kính yêu, bà trở nên gần gũi. Trong kí ức của cháu bà trở nên giống như bà tiên trong câu chuyện cổ tích.
- Câu thơ ”Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa” với hình thức cảm thán=> Gợi nhắc sự liêng thiêng cao cả về tình bà nói riêng về tất cả các bà mẹ VN vĩ đại.
Luận điểm 3. Khổ thơ cuối thể hiện niềm thương nhớ và biết ơn của người cháu bé bỏng xa nhà.
“Giờ cháu đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
..Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa” 
+ Hai câu thơ đầu gợi tả cuộc sống hiện tại: “Khói trăm tàu, lửa trăm nhà, vui trăm ngả”=> gợi tả cuộc sống thật đẹp, thật tiện nghi, đầy đủ nhưng tất cả nhằm nhấn mạnh một điều còn thiếu đó là thiếu hình ảnh bà, nhớ bà nhiều hơn=> Gv hướng dẫn học sinh bình tình huống.
+ Hai câu thơ cuối thể hiện rõ hơn tình cảm của cháu với bà.
- “Chẳng lúc nào quên nhắc nhở” chi tiết thể hiện thời gian có xa cách, không gian thay đổi, cuộc sống ấm no nhưng tình thương bà vẫn thiết tha, mãnh liệt.
- Câu thơ “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa” hình ảnh bếp lửa được gợi lại như những lớp sóng vẫn cuộn lên trong cháu, đó là âm vang tình bà cháu thật thiết tha và thiêng liêng.
C. Kết bài.
- Khái quát lại tình cảm của cháu với bà.
- Cảm gnhĩ của em về tình cảm của người cháu với bà.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(46).doc