Ngữ văn lớp 9 - Bài viết tập làm văn số 3

Ngữ văn lớp 9 - Bài viết tập làm văn số 3

Trường THCS Thụy Vân

Tuần 14 - Tiết 68- 69

Bài viết tập làm văn số 3 – lớp 9

Văn tự sự - Thời gian : (90 phút)

A- Đề bài : Vào vai nhân vật ông Hai kể lại việc ông nghe tin làng Dầu làm Việt gian theo Tây và khi tin đó được cải chính .

B- Yêu cầu : - Viết một văn bản tự sự , kể một truyện đã được học trong chương trình .

Nội dung : Kể chuyện về ônh Hai – Thể hiện tình yêu làng , yêu nước của ông cũng như của những người nông dân Việt Nam thời kì đầu kháng chiến .

Bài viết coa bố cục rõ ràng , trình bầy sạch đẹp , thay đổi nghôi kể hợp lí .

C – Dàn ý - Biểu điểm

I – Mở bài : (1 điểm)Giới thiệu nhân vật ông Hai trong hoàn cảnh phải đi tản cư .

Ông nhớ làng , tự hào làng ông là làng kháng chiến

Ông luôn theo dõi thông tin chiến sự , thông tin về làng Dầu .

II – Thân bài : (8 điểm)Sự việc và diễn biến tâm lí của ông Hai

a/ Ông Hai nghe những người tản cư kể việc Làng Dầu làm Việt gian. (2 điểm)

b/ Ông đau đớn dằn vặt , tủi hổ , đấu tranh tư tưởng – quyết định ủng hộ kháng chiến , ủng hộ cụ Hồ Chí Minh. (5 điểm)

c/ Tin làng Dầu làm Việt gian được cải chính , ông Hai sung sướng đi khoe khắp nơi . (1điểm)

III – Kết bài (1 điểm)

Ông lại tự hào , say sưa kể về làng Dầu của ông

Nhận xét hoặc nghị luận ngắn về tình yêu làng , yêu nước của người nông dân Việt Nam sau cách mạng Tháng 8 / 1945

 *Lỗi sai về dùng từ , chính tả trừ 0,25 điểm . lỗi ngữ pháp , diễn đạt trừ 0,5 điểm .

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn lớp 9 - Bài viết tập làm văn số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thụy Vân
Tuần 14 - Tiết 68- 69 
Bài viết tập làm văn số 3 – lớp 9 
Văn tự sự - Thời gian : (90 phút)
A- Đề bài : Vào vai nhân vật ông Hai kể lại việc ông nghe tin làng Dầu làm Việt gian theo Tây và khi tin đó được cải chính .
B- Yêu cầu : - Viết một văn bản tự sự , kể một truyện đã được học trong chương trình .
Nội dung : Kể chuyện về ônh Hai – Thể hiện tình yêu làng , yêu nước của ông cũng như của những người nông dân Việt Nam thời kì đầu kháng chiến .
Bài viết coa bố cục rõ ràng , trình bầy sạch đẹp , thay đổi nghôi kể hợp lí .
C – Dàn ý - Biểu điểm 
I – Mở bài : (1 điểm)Giới thiệu nhân vật ông Hai trong hoàn cảnh phải đi tản cư .
Ông nhớ làng , tự hào làng ông là làng kháng chiến 
Ông luôn theo dõi thông tin chiến sự , thông tin về làng Dầu .
II – Thân bài : (8 điểm)Sự việc và diễn biến tâm lí của ông Hai
a/ Ông Hai nghe những người tản cư kể việc Làng Dầu làm Việt gian. (2 điểm)
b/ Ông đau đớn dằn vặt , tủi hổ , đấu tranh tư tưởng – quyết định ủng hộ kháng chiến , ủng hộ cụ Hồ Chí Minh. (5 điểm)
c/ Tin làng Dầu làm Việt gian được cải chính , ông Hai sung sướng đi khoe khắp nơi . (1điểm)
III – Kết bài (1 điểm)
Ông lại tự hào , say sưa kể về làng Dầu của ông 
Nhận xét hoặc nghị luận ngắn về tình yêu làng , yêu nước của người nông dân Việt Nam sau cách mạng Tháng 8 / 1945
 *Lỗi sai về dùng từ , chính tả trừ 0,25 điểm . lỗi ngữ pháp , diễn đạt trừ 0,5 điểm . 
Bài viết tập làm văn số 3 – lớp 9 
Văn tự sự - Thời gian : (90 phút)
A- Đề bài : 
 Dùa vµo bµi th¬ “Ánh trăng” cña NguyÔn Duy, em h·y vào vai ng­êi chiÕn sÜ trong thµnh phè hoµ b×nh, kÓ l¹i c©u chuyÖn vÒ m×nh víi vÇng tr¨ng t×nh nghÜa sau khi chiÕn tranh ®· kÕt thóc.
B- Yêu cầu :
 - Viết một văn bản tự sự , dùa vµo mét bµi th¬ ®· häc trong ch­¬ng tr×nh.
 - Nội dung : Kể chuyện về ng­êi lÝnh vµ vÇng tr¨ng.
 - Thể hiện chñ ®Ò: uèng n­íc nhí nguån. 
 - Bài viết cã bố cục rõ ràng , trình bầy sạch đẹp , thay đổi ngôi kể hợp lí .
C – Dàn ý - Biểu điểm 
I – Mở bài : (1 điểm)Giới thiệu nhân vật ng­êi chiÕn sÜ 
- Tõ mét vïng quª ra ®I kh¸ng chiÕn.
- Nay trë vÒ trong thµnh phè ®· gi¶I phãng ®­îc ba n¨m.
II – Thân bài : (8 điểm) C©u chuyÖn vÒ ng­êi chiÕn sÜ vµ vÇng tr¨ng
a/ Nh÷ng kØ niÖm thêi th¬ Êu vµ thêi chiÕn tranh .
- ë S«ng , ë ®ång , ë BiÓn quª h­¬ng- VÇng tr¨ng g¾n bã th©n th­¬ng
- Thêi chiÕn tranh ë rõng – V»ng tr¨ng lµ tri kØ 
-> V»ng tr¨ng t×nh nghÜa t­êng kh«ng bao giê quªn.(2 điểm)
b/ Cuéc sèng n¬I thµnh phè :
- §Çy ®ñ tiÖn nghi, 
- BÒ b«n c«ng viÖc
- VÇng tr¨ng trë nªn xa c¸ch .(5 điểm)
c/ T×nh huèng bÊt ngê: ®Ìn ®iÖn t¾t
VÇng tr¨ng ®ét ngét ®èi diÖ víi nhµ th¬- Ng­êi chiÕn sÜ n¨m x­a.
Bao kØ niÖm bçng ïa vÒ trong kÝ øc.
Ng­êi chiÕn sÜ giËt m×nh nhËn ra; m×nh ®· quªn ®I mét thêi gian khæ, quªn ®I mét ngõêi bµn ch©n thµnh . 
III – Kết bài (1 điểm)
Qua c©u chuyÖn vÒ vÇng tr¨ng- Muèn göo tíi ng­êi ®äc mét th«ng ®iÖp: Xin ®­êng quªn qu¸ khø.
H·y tr©n trong nh÷ng g× m×nh ®ang cã , v× ®ã lµ thµnh qu¶ cña c¶ mét thêi vÊt v¶ gian lao, bao gian khã nhäc nh»n, bao hi sinh s­¬ng m¸u cña an hem ®ång chÝ .
Trường THCS Ngọc Lâm
Tuần 14 - Tiết 68- 69 
Bài viết tập làm văn số 3 – lớp 9 
Văn tự sự - Thời gian : (90 phút)
Đề bài : :Hãy tưởng tượng mình gặp và trò truyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật . Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ đó 
Dàn bài
1-Mở bài :(1d) Giới thiệu nhân vật và tình huống truyện
 Em người lính lái xe trong hoàn cảnh
2-Thân bài :(7d) Người lính lái xe kể về lý do những chiếc xe không kính (1,5d)
 	 Miêu tả :bom giật bom rung =>hoàn cảnh chiến tranh ác liệt đăc biệt trên tuyến đương Trường Sơn
- cảm giác của người lính trên xe không kính (2d)
Miêu tả nội tâm : cảm giác bay lên hoà hợp với vũ trụ.Nghi luận :Chấp nhận và vượt lên gian khổ
- Tình đồng đội (2d)
+ Cùng làm nhiệm vụ chiến đấu cùng chịu,gian nguy
+ Chia xẻ thân ái đoàn kết
Yếu tố nghị luận : tình đồng chí, đồng đội chân thành đã giúp người lính vượt lên mọi gian lao của cuộc chiến ác liệt
- Quyết tâm chiến đấu của họ(1,5d)
Nghị luận:Vẻ đẹp của lòng trung thành với lý tưởngcách mạng giải phóng dân tộc 
3 - Kết bài (1d)
Cuộc gặp gỡ chuyện trò đã giúp em hiểu rõ hơn về sự hi sinh của các thế hệ cha anhtừ đó càng thêm tự hào phấn đấu hơn nữa dể rèn đức luyện tài 
Ánh trăng
(Chuyển thể từ bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy) 
 Làng tôi là một làng quê nhỏ cách biển không xa . Bao đời nay , dân làng tôi làm nghề đánh cá và cµy ruộng . 
 Thuë lên tám , lên chín tuổi , chiều chiều tôi thường cùng đám bạn chăn dong trâu ra đồng ra bãi .Trong lúc lũ trâu thong dong gặm cỏ thì bọn trẻ tụi tôi nghĩ ra bao nhiêu là trò chơi vui . Chúng tôi thường mải mê chơi đến nỗi trời tối lúc nào không biết . Ngước lên nhìn vầng trăng cong vút như cặp sừng trâu đã lấp loa sau rặng tre làng .
 Mùa hè trôi đi rất nhanh . Trên đầm , sen đã tàn gần hết . Đám trẻ chúng tôi bắt đầu bàn về chuyện đón tết trung thu . Chúng tôi không quên bảo bà hoặc bảo mẹ khi nào đi chợ thì mua cho chiếc đèn ông sao thật lớn .
 Đêm rằm tháng tám , trăng tròn vành vạnh trên bầu trời chi chít sao . Ánh trăng vằng vặc soi khắp nẻo đường quê rộn rã tiếng trẻ con rước đèn đón trăng . Tuổi thơ tôi gắn bó với trăng . Trăng dịu dàng tỏa sáng trên những cánh đồng lúa bát ngát , trăng chiếu lấp lánh trên sông , trăng dập dờn theo sóng trên biển . Trăng đã trở thành người bạn thân thiết và tình nghĩa trong cuộc sống của chúng tôi .
 Lớn lên , tôi cùng bạn bè rời làng quê yêu dấu để lên đường vào miền Nam đánh Mĩ . Những ngày tháng gian khổ ở rừng , vầng trăng đã thành người bạn tri kỉ , làm vơi đi những mất mát đau thương , đem lại cho chúng tôi niềm hứng khởi trước vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên mà không một thứ bom đạn nào có thể tàn phá nổi .
 Chiến tranh đã đi qua , miền Nam đã được giải phóng , đất nước thống nhất thành một dải từ Bắc vào Nam. Cả đất nước bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới , cuộc sống trong hòa bình . Những người lính chúng tôi bước vào một giai đoạn mới . Tạm biệt chiến khu với những cánh rừng bát ngát một mầu xanh , chúng tôi vào thành phố . Biết bao là bỡ ngỡ lạ lùng trước nhịp sống sôi động , trước những dãy nhà cao tầng san sát nhau , trước những con đường nhộn nhịp đông vui . Ngày tháng trôi qua dần , tôi cũng quen với cuộc sống hiện đại nơi đây . Đêm đêm , cả thành phố sáng rực ánh đèn , lấp lánh cửa gương . Theo quy luật của thiên nhiên , vầng trăng vẫn hiện lên đều đều giữa không trung , như mọi người và cả đám trẻ con ngày nào . Bây giờ chúng tôi nhìn trăng với ánh mắt xa xôi như nhìn một người khách lạ , hay chỉ như nhìn một người dưng đi qua đường .
 Một lần , tôi cùng cả nhà đang ngồi xem Ti vi thì cả thành phố bị cúp điện . Căn phòng bỗng nhiên tối om , ngột ngạt . Tôi vội bật tung cánh cửa sổ cho thoáng và sững người trước vầng trăng tròn đầy đang lặng lẽ tỏa ánh sáng huyền ảo lên mặt đất . Tôi mừng như gặp lại người bạn thân sau bao ngày xa cách . Đối diện với trăng , trong lòng tôi đột ngột dâng lên một cảm giác rưng rưng , khó tả . Tất cả kỉ niệm vui buồn của ngày xưa chợt hiện lên trong tâm trí tôi . Tôi lặng đi , chìm đắm trong hồi tưởng về một thời chưa xa . Những cánh đồng bát ngát lúa , những dòng sông , những cánh rừng , biển cả , làng mạc , thôn xóm nơi tôi và đồng đội đã từng sống và chiến đấu . Có bao nhiêu người đã ngã xuống ở tuổi thanh xuân để đất nước , để dân tộc được tự do độc lập ? Vậy mà không ít người , trong đó có tôi đã vội quên đi 
 Tôi miên man suy nghĩ và tự trách mình . Chúng ta không thể viện lí do này , lí do nọ để đổ lỗi cho cuộc sống bon chen hối hả hiện tại để quên đi quá khứ gian khổ , nhọc nhằn mà oanh liệt của đất nước và dân tộc . Trên cao kia , vầng trăng vẫn ngời ngợi tỏa sáng mặc cho những kẻ vô tình . Vầng trăng vẫn cứ im lặng giống như một lời trách móc , một lời nhắc nhở nghiêm khắc mà bao dung độ lượng của người bạn thủy chung tình nghĩa .
 Qua câu chuyện nhỏ về vầng trăng , tôi muốn gửi tới các bạn lời nhắc nhở chân tình về lẽ sống thủy chung ân nghĩa . Và tôi mong tất cả cá bạn : Hãy trân trọng tất cả những gì mình đang có vì đó là thành quả của bao nhiêu gian khó nhọc nhằn , bao hi sinh xương máu của những người đã vĩnh viễn ra đi . Bạn phải giữ thật chặt những điều ấy để không phải ân hận như tôi trong câu chuyện với văng trăng tri kỉ của mình .
 Lê Thị Ngọc Anh
 Lớp 9A7 THCS Ngọc Lâm( 2007- 2008)
 Chuyện về những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ
(Từ bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật)
 Hè này , tôi được về quê , tôi ở với ông nội tôi gần hết vụ hè. Hôm ấy , tôi và ông dọn nhà , tôi nhặt được một tấm ảnh , trong đó có những chú bộ đội và cả chiếc ô tô méo mó dị dạng nữa . Bất giác tôi nhớ về một bài thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mà tôi đã được học trong chương trình ngữ văn lớp chín . Tôi chạy ra đưa bức ảnh cho ông .
 Ônh tôi nhìn thấy bức ảnh này rất vui và nói đây là một kỉ vật lưu giữ những hồi ức đẹp thời thanh niên của ông . Tôi bảo ông : Ông ơi , ông kể cho cháu nghe đi , chau mới biết qua bài thơ chứ chưa biết những sự việc cụ thể đó diễn ra như thế nào . Ông dắt tôi ngồi xuống và bắt đầu kể chuyện .
 Hồi ấy , ông còn trẻ đã xung phong ra nhập quân đội . Năm ấy là năm 1967 thì phải . Ông hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn , có nhiệm vụ vận chuyển lương thực , vũ khí vào miền Nam để chiến đấu với giặc Mĩ . Quân giặc muốn ngăn chặn sự chi viện đó, chúng hàng ngày hàng giờ dội bom xuống tuyến giao thông huyết mạch là con đường Trường Sơn . Chúng thả bon xuống như mưa trút . Chiến trường vẫy gọi , không thể chậm trễ nên những đoàn xe vẫn nối đuôi nhau đi trong mưa bom tiếp tế cho miền Nam . Những chiếc xe vận tải leo đèo , lội suối , vượt dốc núi cao , rung lên trong tiến bom nổ , tiếng gào rít của máy bay Mĩ . Kính xe vỡ vụn , mui xe bị bật tung ra , thùng xe bị xước nham nhở . Những chiếc xe dị dạng tưởng như không còn dùng được ấy vẫn cứ chạy băng băng trên đường như thách thức sự tàn phá của kẻ thù . Tôi hỏi ông : thế những chiếc xe ấy có làm cho người lái xe sợ không ông ? Ông tôi mỉm cười và từ từ kể tiếp : ngồi lái những chiếc xe đó, vì không có kính nên mắt cứ cay xè , gió thổi , bụi đường , cành cây , rồi cả những con chim nhiều lúc như ùa cả vào buồng lái . Những chiếc xe chạy dọc Trường Sơn , núi cao , vực sâu , con đường uốn lượn lúc leo lên dốc , lúc lại xuống đèo vậy mà xe cứ chạy , cứ chạy . Người lái xe phải tránh cả những vật xuất hiện bất ngờ trong không gian . Bụi làm tóc của người lái xe trắng xóa như tóc người già . Đến trạm nghỉ , họ cũng chưa cầm rửa , châm cho nhau điếu thuốc , nhìn cái mặt lấm đầy bụi đường của nhau , họ cười ha ha. Có lúc mưa bất ngờ tuôn hối hả , cái mưa của miền đông Trường sơn thường bất ngờ mà khá dữ dội . Mưa tuôn vào buồng lái như ở ngoài trời . họ cũng không cần thay quần áo , cứ lái xe đi , gió lùa lại khô nhanh thôi . Điểm tập kết của đơn vị xe là một khoảng rừng thưa . Những chiếc xe từ trong bom đạn về đây , tập hợp lại thành một tiểu đội những chiếc xe không có kính . Người lái xe thò tay qua ô cửa kính đã vỡ bắt tay nhau , mừng như gặp lại người thân . Những chiếc xe từ nơi xuất phát , đến điểm tập kết , cái mất cái còn . Chiến sĩ lái xe , không cùng đơn vị , gặp nhau sau khi vượt qua những cung đường nguy hiểm , họ vui mừng xiết chặt tay nhau , giữa họ ấm áp tình đồng đội . Bên bếp Hoàng Cầm , họ quây quần như một gia đình . Dưới tán lá cây rừng , những chiếc võng vải bạt đu đưa , họ trò chuyện với nhau , những câu chuyện rất trẻ của các chàng trai đang náo nức trên đường ra mặt trận . Rồi họ lại đi , lại đi . Phía trước là mặt trận . Nơi trái tim đầy yêu thương của họ đang hướng tới . “Ông ơi , trong lúc lái xe đi mọi người có làm gì nữa không ông ?” Tôi hỏi .
- Lúc đi , họ hát những khúc ca tiền tuyến , khí thế hào hùng , hăng say .
 Mặc cho bom đạn đổ xuống mặt đường ,những chiếc xe vẫn đi , đi thẳng lên phía trước không ngại ngần đắn đo . “Ông ơi, sao họ không sợ bom đạn hả ông ?” Tôi hỏi ông và ngạc nhiên thật sự . Ông trầm ngâm rồi nói : “Vì trong lồng ngực trẻ trung của họ có một trái tim , trái tim biết yêu thương , trái tim vì miền Nam ruột thịt , trái tim yêu nước , cháu gái của ông ạ!” Thật kì lạ ! Ông tôi nói tiếp : Những con người đó , dân tộc ta lúc đó cứ tiếp tục vận chuyển những vật dụng cần thiết vào chiến trường miền Nam . Ngày nào cũng vậy , việc đi lại nơi đây trở nên bình thường với ông và những chiến sĩ khác nữa cháu ạ .
 Sau khi nghe ông kể , tôi lại càng hiểu rõ thêm về sự ác liệt của chiến tranh , trên đất nước ta . Thầm cảm ơn những con người quả cảm , dám hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc . Cảm ơn các anh , những người chiến sĩ đã hi sinh trên tuyến đường Trường Sơn để ngày nay đất nước hòa bình phát triển cùng thế giới . Vì vậy lớp thanh niên trẻ chúng tôi , những con người đang sống trong hiện tại , phải cố gắng học tập để không phụ lòng mong đợi của các chiến sĩ Trường Sơn . Chúng tôi , như Bác Hồ đã nói : “ Xây dựng đất nước đàng hoàng hơn , to đẹp hơn”.
 Nguyễn Thị Phương Anh
 Lớp 9A7THCS Ngọc Lâm (2007 - 2008)

Tài liệu đính kèm:

  • docfghfgh.doc