Ngữ văn lớp 9 - Kiều ở lầu ngưng bích

Ngữ văn lớp 9 - Kiều ở lầu ngưng bích

1.Vị trí đoạn trích

Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều quyết định không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẫn uất, nàng định tự vẫn. Tú Bà sự mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả cho nàng nơi tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới tàn bạo và đê tiện hơn.

2.Hướng dẫn phân tích

a.Sáu câu thơ đầu gợi tả hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

- Hai chữ “ khoá xuân” cho thấy Kiều ở lầu Ngưng Bích nhưng thực chất là bị giam lỏng. Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng. Câu thơ sáu chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian: “ Bốn bề bát ngát xa trông”. Cảnh “ non xa”, “ trăng gần” như gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước. Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Cái lầu chơi vơi ấy giam một thân phận trơ trọi, không một bóng người, không sự giao lưu giữa người với người.

- Hình ảnh “ non xa”, “ trăng gần”, “ cát vàng”, “ bụi hồng” có thể là cảnh thực, mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều.

- Cụm từ “ mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người, sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều thui thủi nơi quê người một thân. Nàng chỉ còn biết làm bạn với “ mây sớm đèn khuya” . nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn lớp 9 - Kiều ở lầu ngưng bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiều ở lầu Ngưng Bích
1.Vị trí đoạn trích
Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều quyết định không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẫn uất, nàng định tự vẫn. Tú Bà sự mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả cho nàng nơi tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới tàn bạo và đê tiện hơn.
2.Hướng dẫn phân tích
a.Sáu câu thơ đầu gợi tả hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
- Hai chữ “ khoá xuân” cho thấy Kiều ở lầu Ngưng Bích nhưng thực chất là bị giam lỏng. Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng. Câu thơ sáu chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian: “ Bốn bề bát ngát xa trông”. Cảnh “ non xa”, “ trăng gần” như gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước. Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Cái lầu chơi vơi ấy giam một thân phận trơ trọi, không một bóng người, không sự giao lưu giữa người với người.
- Hình ảnh “ non xa”, “ trăng gần”, “ cát vàng”, “ bụi hồng” có thể là cảnh thực, mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều.
- Cụm từ “ mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người, sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều thui thủi nơi quê người một thân. Nàng chỉ còn biết làm bạn với “ mây sớm đèn khuya” . nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.
b.Tâm trạng thương nhớ Kim Trọng, cha mẹ của Thúy Kiều qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Nàng hình dung về tâm trạng đợi chờ của Kim Trọng. Đặt nỗi nhớ người yêu lên đầu, Thúy Kiều đã không giấu giếm nỗi nhớ nhung da diết, mãnh liệt của mình với Kim Trọng. Lời thơ ít, ý thơ nhiều, ngôn ngữ độc thoại được sử dụng tài tình , trong lời thơ như có lời thổn thức của một trái tim yêu thương nhỏ máu. Nàng hình dung, nàng tưởng tượng, nàng nhớ lời hẹn ước trăm năm, vầng trăng, chén rượu thề nguyền như vẫn còn đây mà nay mỗi người mỗi ngả.
Bên trời góc biển bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Càng nhớ người yêu, nàng càng thấm thía tình cảnh bơ vơ trơ trọi nơi chân trời góc bể của mình, càng nuối tiếc mối tình đầu trong trắng, ngây thơ, càng ý thức sau sắc chẳng bao giờ có thể “ gột rửa” được tấm lòng thuỷ chung son sắt với chàng. Về sau trong suốt mười lăm năm lưu lạc hình bóng Kim Trọng lúc nào cũng trong tâm trí nàng.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Nàng hình dung cha mẹ vẫn sớm hôm tựa cửa ngóng trông tin tức của nàng. Nàng xót thương và da diết không nguôi về nỗi không thể “ quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng cha mẹ ngày một già yếu. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, mà tấm lòng hiếu thảo của Kiều đã được Nguyễn Du thể hiện cao đẹp và xúc động biết bao.
Trong đoạn thơ này, Thúy Kiều đã nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau. Đó là nét bút đặc sắc, độc đáo của Nguyễn Du khi thể hiện một cách khách quan tâm cảnh của Thúy Kiều. Nguyễn Du là người ngợi ca tình yêu từ khi nó vừa chớm nở, ông cũng là người chứng kiến những đổ vỡ, tan nát của mối tình ngang trái. Cho nên khi viết về tâm trạng nhớ thương của Kiều, ông đã đặt tình trước hiếu, đảo ngược trật tự của đạo lí phong kiến. Mặt khác đối với cha mẹ, Kiều đã bán mình chuộc cha, ơn sinh thành đã có phần đến đáp, còn với người yêu, Kiều vẫn coi mình là kẻ lỗi hẹn, bạc tình. Trong tâm cảnh như thế, khi một mình một bóng, Nguyễn Du đã để nàng trước hết nghĩ đến chàng Kim. Cực kì tinh tế khi thể hiện tính biện chứng của tâm hồn nhân vật, Nguyễn Du thật xứng đáng là bút pháp đại gia.
c.Tâm trạng Thúy Kiều
Tám câu thơ cuối cuối cùng của đoạn thơ là tâm trạng Thúy Kiều trong cảnh ngộ hiện tại của nàng. Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc, trong đó khung cảnh thiên nhiên luôn luôn là khung cảnh tâm trạng, biểu đạt hoạt động nội tâm nhân vật.
Cảnh vật qua con mắt của Thúy Kiều, đều gợi lên trong lòng nàng những nét buồn. Nhưng mỗi nét buồn lại được đặc trưng bằng khung cảnh khác nhau, tất cả đều được tô đậm, liên tiếp và dồn dập qua điệp ngữ “ buồn trông” được sử dụng tài ba và độc đáo ở cả bốn câu sáu:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?...
Cánh buồm thấp thoáng xa xa trong buổi chiều tà gợi lên ở nàng một nỗi buồn da diết về quê nhà xa cách. Một cánh “ hoa trôi man mác” giữa dòng nước mênh mông là nỗi buồn về phận “ hoa trôi bèo dạt ” lênh đênh vô định của nàng. “ Nội cỏ dầu dầu” giữa “ chân mây mặt đất ” một màu xanh, mù xa tít tắp là một nỗi bi thương vô vọng, kéo dài không biết đến bao giờ. Và thiên nhiên dữ dội “ gió cuốn mặt duyềnh”, “ ầm ầm tiếng sóng” thì lại gợi lên ở nàng tâm trạng hãi hùng. Lo sợ trước những tai hoạ như lúc nào cũng như rình rập ập xuống đầu nàng.
Với bút pháp tài hoa độc đáo trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và sử dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học ( ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ ), Nguyễn Du đã khắc hoạ được bức tranh phong phú và sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh. Trong đó nổi bật hình tượng Thúy Kiều trong tâm trạng tràn ngập niềm chua xót về mối tình tan vỡ, da diết nỗi đau buồn vì cách biệt cha mẹ, lo sợ hãi hùng trước cơn tai biến dữ dội lúc nào cũng như sắp ập lên cuộc sống của đời nàng.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan_mau_vao_lop_10_(21).doc