Ngữ văn lớp 9 - Thuyết minh về Con trâu

Ngữ văn lớp 9 - Thuyết minh về Con trâu

I.Mở bài:

 Bạn có biết người bạn gần gũi thân thiết, chịu thương chịu khó, vất vả nhọc nhằn của người nông dân là ai không? Họ nhà trâu chúng tôi đấy!

II. Thân bài:

1. Định nghĩa, nguồn gốc

 Chúng tôi là loại động vật nuôi trong nhà, thuộc họ bò, bộ guốc chẵn, phân bộ nhai lại. ở Việt Nam mình, tổ tiên của chúng tôi là trâu rừng. Con người thấy được các ưu thế của chúng tôi nên đưa về nhà thuần hoá mà có chúng tôi ngày nay đấy. Không phải lang thang, có khi chịu đói, chịu rét nên chúng tôi dốc hết sức giúp con người công việc đồng áng.

2. Đặc điểm

 Cả họ nhà chúng tôi có nước da đen xám khoẻ khoắn . Dưới bụng và ức có một số điểm màu hồng( cũng chỉ ai điệu đà thì mới trang điểm thế thôi).Thân hình chúng tôi vạm vỡ, chiều cao hơi khiêm tốn, toàn thân có khối hình bầu dục, bụng to, bầu vú nhỏ, mông dốc. Đầu chúng tôi nhìn chung giống cũng giống đầu ngựa, nai, nhưng được bố trí đôi sừng cong hình lưỡi liềm, rất rắn chắc. Đây chính là vũ khí lợi hại để phòng thân của chúng tôi. Mồm nai, hoẵng ngắn, nhưng mồn chúng tôi lại dài, phía trên là hai lỗ mũi lớn. Đôi khi chúng tôi cũng khó bảo, nhất là các anh chàng mới lớn, nên loài người sâu lỗ qua mũi, buộc dây để dễ bề kiểm soát chúng tôi. Có lẽ tạo hoá phạt cái tội hay cười vô tổ chức vô kỉ luật nên chỉ cho họ nhà tôi có một hàm răng dưới. Nhưng bù lại, răng chúng tôi khoẻ lắm, kẻ cả cái hàm trên trơ thịt nhưng cũng hết sức cứng rắn. Các anh trâu đực nặng trung bình 400 đến 450 kg, còn các ả trâu cái thì khoảng 350 đến 400 kg.

 Lúc mới chào đời, chúng tôi được gọi là nghé.Vừa lọt lòng mẹ, chúng tôi đã có thể chạy nhảy lung tung. Nghé sơ sinh cân nặng 22 đến 25 kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc 3 tuổi, chúng tôi kết thúc quá trình sinh trưởng lúc 6 tuổi, lúc đó ai cũng có đủ 8 răng cửa. Khi được 3 tuổi là các chị trâu cái có thể đẻ em bé đầu lòng. Các chị đẻ có mùa vụ, một đời trâu mẹ chỉ tặng cho con người 5-6 nghé mà thôi.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn lớp 9 - Thuyết minh về Con trâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Con trâu
I.Mở bài:
	Bạn có biết người bạn gần gũi thân thiết, chịu thương chịu khó, vất vả nhọc nhằn của người nông dân là ai không? Họ nhà trâu chúng tôi đấy!
II. Thân bài:
1. Định nghĩa, nguồn gốc
	 Chúng tôi là loại động vật nuôi trong nhà, thuộc họ bò, bộ guốc chẵn, phân bộ nhai lại.. ở Việt Nam mình, tổ tiên của chúng tôi là trâu rừng. Con người thấy được các ưu thế của chúng tôi nên đưa về nhà thuần hoá mà có chúng tôi ngày nay đấy. Không phải lang thang, có khi chịu đói, chịu rét nên chúng tôi dốc hết sức giúp con người công việc đồng áng.
2. Đặc điểm
	Cả họ nhà chúng tôi có nước da đen xám khoẻ khoắn . Dưới bụng và ức có một số điểm màu hồng( cũng chỉ ai điệu đà thì mới trang điểm thế thôi).Thân hình chúng tôi vạm vỡ, chiều cao hơi khiêm tốn, toàn thân có khối hình bầu dục, bụng to, bầu vú nhỏ, mông dốc. Đầu chúng tôi nhìn chung giống cũng giống đầu ngựa, nai, nhưng được bố trí đôi sừng cong hình lưỡi liềm, rất rắn chắc. Đây chính là vũ khí lợi hại để phòng thân của chúng tôi. Mồm nai, hoẵng ngắn, nhưng mồn chúng tôi lại dài, phía trên là hai lỗ mũi lớn. Đôi khi chúng tôi cũng khó bảo, nhất là các anh chàng mới lớn, nên loài người sâu lỗ qua mũi, buộc dây để dễ bề kiểm soát chúng tôi. Có lẽ tạo hoá phạt cái tội hay cười vô tổ chức vô kỉ luật nên chỉ cho họ nhà tôi có một hàm răng dưới. Nhưng bù lại, răng chúng tôi khoẻ lắm, kẻ cả cái hàm trên trơ thịt nhưng cũng hết sức cứng rắn.. Các anh trâu đực nặng trung bình 400 đến 450 kg, còn các ả trâu cái thì khoảng 350 đến 400 kg.
	Lúc mới chào đời, chúng tôi được gọi là nghé.Vừa lọt lòng mẹ, chúng tôi đã có thể chạy nhảy lung tung. Nghé sơ sinh cân nặng 22 đến 25 kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc 3 tuổi, chúng tôi kết thúc quá trình sinh trưởng lúc 6 tuổi, lúc đó ai cũng có đủ 8 răng cửa. Khi được 3 tuổi là các chị trâu cái có thể đẻ em bé đầu lòng. Các chị đẻ có mùa vụ, một đời trâu mẹ chỉ tặng cho con người 5-6 nghé mà thôi. 
	Cũng bởi hàm răng một mất một còn ấy mà họ nhà chúng tôi có một đặc điểm khác biệt là nhai lại. Sau ăn, chúng tôi nuốt ngay thức ăn chứa vào cái túi lớn trong dạ dày , lúc rỗi rãi, chúng tôi lại đưa thức ăn trở ra, nhai lại thật kĩ càng.
3.Vai trò:
	a. Công dụng 
	" Con trâu đi trước, cái cày theo sau"- hình ảnh đó quá đỗi thân thuộc với các làng quê Việt Nam. Từ lâu, chúng tôi đã trở thành người bạn thân thiết với đời sống người dân Việt. Chúng tôi là cae gia sản của người nông dân trong quan niệm " con trâu là đầu cơ nghiệp". Chúng tôi giúp người nông dân cày bừa ruộng. Nắng như đổ lửa, hay mưa dầm, gió bấc, chúng tôi đều cày được 3-4 sào ruộng với lực kéo 0,36 dến 0,40 mã lực. Họ nhà chúng tôi chăm chỉ lắm, dù ruộng to hay nhỏ, cày khó hay dễ, chung tôi cứ cần mẫn cùng người nông dân ra đồng từ khi trời mới tờ mờ sáng đến khi tối nhá nhem mới về. Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, máy cày bừa đã thay thế công việc của chúng tôi. Nhưng ở những miền đất dốc, đồi núi thì sự khéo léo của chúng tôi không thể thay thế bằng máy móc được. 
	Không chỉ cung cấp sức kéo, chúng tôi còn tạo ra rất nhiều lợi ích khác cho con người. Da chúng tôi dùng căng mặt trống, đóng giầy dép; sừng làm đò trang trí, trang sức. Thịt chúng tôi lad loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Sữa chúng tôi cũng rất ngon, đâu kém gì sữa bò. ở ấn Độ, người ta nuôi chúng tôi để lấy sữa, nước mình cũng có nhưng chưa phổ biến
	Trong kháng chiến chống Pháp, chúng tôi thường bị giặc Pháp tiêu diệt nhằm thực hiện âm mưu ngăn chặn sản xuất ở hậu phương, gây khó khăn cho công tác tiếp tế lương thực thực phẩm cho chiến trường. Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thanh niên trai tráng lên đường đánh giặc, các cô thôn nữ đã nắm chắc tay cày. Những "đường cày đảm đang" đã đi vào lịch sử cũng có công đóng góp của chúng tôi.
	b.Con trâu với tuổi thơ nông thôn
	Gắn bó thân thiết với người nông dân, chúng tôi còn góp phần tạo nên những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ ở khắp mọi vùng quê. Trẻ em nông thôn một buổi đi học, một buổi chăn dắt chúng tôi giúp gia đình. Lũ trẻ nằm nghỉ ngơi trên mình chúng tôi, ngắm cánh diều lửng lơ trên bầu trời, nghe tiếng sáo dìu dặt, du dương, déo dắt. Hình ảnh thanh bình yên ả ấy đã được các nghệ nhân đưa vào tranh Đông Hồ. Hình ảnh mục đồng cưỡi trâu về trong tiếng sáo văng vẳng của buổi chiều hè đã làm rung động con tim vị vua anh minh Trần Nhân Tông:
	Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
	Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng
	Nhà thơ Giang Nam cảm nhận được niền vui sướng của những đứa trẻ chăn trâu cho dù cuộc sống của chúng hết sức khó khăn thiếu thốn. Ông viết:
	Ai bảo chăn trâu là khổ?
	Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
	Chúng tôi cũng thấy thật thảnh thơi, đủng đỉnh từng bước mang trên lưng mình những đứa trẻ vô tư. Chúng ngồi ôn bài trên lưng chúng tôi. Chúng truyện trò trên lưng chúng tôi. Và nữa, chỉ cần một cái lá đa rụng, một sợi rơm, chúng đã khéo léo tạo thành những chú trâu có hai sừng, mũi buộc dây. Chúng vừa kéo sợi rơm để đầu con trâu lá đa gật gù vừa hát " Lá đa rụng đầy bờ ao, em biến chúng thành đàn trâu. A, trâu lá đa, bé tí tẹo, cuống sò sẹo sợi rơm mùa"
	c. Con trâu với lễ hội:
	Chúng tôi còn đi vào các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngoài ý nghĩa xem gia đình nào chăm nuôi chúng tôi cẩn thận, lễ hội trọi trâu còn có ý nghĩa cầu mong mùa gieo trồng tốt đẹp, bội thu:
	Dù ai buôn đâu bán đâu
	Mồng tám thnáng chín chọi trâu thì về
	Dù ai buôn bán trăm nghề
	Mòng chín tháng tám thì về chội trâu
	 Để có những ngày hội chọi trâu tưng bừng náo nhiệt, người dân Đồ Sơn phải chuẩn bị rất chu đáo Lễ hội đông vui, trang trọng, có cả phường bát âm, lọng che, cờ cắm. Những anh trâu lực lưỡng là những võ sĩ thực thụ trên võ đài trong tiếng vỗ tay hò reo cổ vũ của mọi người. Trâu thắng hay thua đều được làm lễ vật cúng thần. Chết thì ai mà chẳng sợ, nhưng được làm vật dâng tế là vinh dự đâu phải ai cũng vinh hạnh có được. Ngày nay, muốn xem chọi trâu không cần phải đến tận Đồ Sơn vào ngày mùng chín tháng tám âm lịch, mà cứ cách hai tuần vào ngày chủ nhật, sới chọi trâu quận 9 thành phố Hồ Chí Minh lại tổ chức thi đấu. Những lễ hội đó đã góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
	Và thật tự hào khi hình của chúng tôi đã trở thành biểu tượng của SEA Games - lẽ hội thể thao lớn của Đông Nam á năm 2003. Chú trâu vàng được chọn cho lễ hội tượng trưng cho sức mạnh của người Việt Nam cùng những phẩm chất tốt đẹp: hiền lành đôn hâu, cần cù chịu thương chịu khó, khẻo mạnh dẻo dai, và là nhân vật làm nên những mùa vàng ấm no, đem lại hạnh pjhúc cho con người.
4. Chăm sóc, nuôi dưỡng:
	Là loại động vật ăn tạp nên nuôi chúng tôi không khó khăn gì. Món ăn khoái khẩu của chúng tôi là cỏ. Mùa xuân đến, cỏ non mơn mởn- ấy là lúc chúng tôi thích nhất. Vụ đông tháng giá, cỏ khan hiếm, chúng tôi có thể ăn rơm khô, thân cây ngô sau khi đã thu hoạch bắp. Những ngày rét đậm, rét hại, chủ nấu cháo, nấu cám, chúng tôi ăn cũng thích. Nhìn chung, về ăn uống, chúng tôi tương đối dễ tính. Khi làm việc ngoài đồng, 2 giờ cho chúng tôi giải lao, gặm cỏ, uống nước thì chúng tôi mới duy trì được sức kéo. Sau một ngày lao động mệt nhọc, nếu được ăn no, được chủ xoa bóp vai cày, bắt ve, cạy đất ở móng chân thì chúng tôi hạnh phúc lắm. Mùa hè nóng nực, cho chúng tôi đầm mình trong nước, kì cọ sạch sẽ. Chúng tôi chẳng cần nhà cao của rộng gì, nhưng chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng về mùa hè, ấm kín về mùa đông.
III. Kết bài:
	Tuy thành ngữ có câu" đầu trâu, mặt ngựa" để chỉ những kẻ hung hăng, ngang ngược, độc ác tàn nhẫn. Nhưng chúng tôi thực sự là người bạn gắn bó thân thiết của người dân. Khi nền khoa học kĩ thuật chưa phát triển, chúng tôi là đầu cơ nghiệp của nhà nông. Khi công nghiệp phát triển, máy móc thay sức kéo, tầm quan trọng của chúng tôi lui bước, nhưng chúng tôi vẫn là gia súc quen thân, cần hiết cho con người. Chúng tôi vẫn nhớ mãi bài ca dao:
	Trâu ơi ta bảo..
	..trâu ăn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTM con trau.doc