Nhà văn và phong cách

Nhà văn và phong cách

1. NHÀ VĂN:

1.1.Nhà văn trong lịch sử:

- Có văn học thì phải có người sáng tạo ra nó. Đó là nhà văn. Hay nói

cách khác nhà văn là người sáng tạo ra các tác phẩm văn học. Cũng như nói

họa sĩ là người sáng tạo ra các tác phẩm hội họa, nhạc sĩ là người sáng tạo ra

các tác phẩm âm nhạc. Những tên gọi khác nhau tùy vị trí của những người

sáng tạo văn học như : thi nhân, văn nhân, thi sĩ, văn sĩ, đại văn hào, đại thi

hào. đều là những thuật ngữ để trỏ nhà văn, những nghệ sĩ ngôn từ.

- Trong lịch sử văn học không phải lúc nào cũng có thể xác định nhà

văn một cách cụ thể.

+) Trong buổi đầu của văn học, nhà văn đó là một tập thể. Bắt đầu ai đó

xướng lên một câu ca, một câu chuyện kể, rồi được lưu truyền và sửa chữa.

Tác giả tập thể đã làm nên bộ phận văn học đầu tiên của nhân loại : văn học

dân gian. Trong văn học dân gian có nụ cười và nước mắt, có nỗi buồn và niềm

vui. Nhưng đó là nỗi buồn, niềm vui, nụ cười, nước mắt của con người nói

chung chứ không phải cái nhìn một cá nhân cụ thể nào đó. Cho nên chưa nói

đến phong cách cá nhân, cá tính sáng tạo, hay một nhà văn cụ thể trong văn

học dân gian.

 

pdf 63 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nhà văn và phong cách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÊ TIẾN DŨNG 
NHÀ VĂN 
VÀ PHONG CÁCH 
TP. HCM-2007 
Hội đồng khoa học cấp Trường : 
1. PGS TS Huỳnh Như Phương 
2. PGS TS Đoàn Lê Giang 
3. TS Nguyễn Công Lý 
4. PGS TS Nguyễn Thị Thanh Xuân 
5. TS Nguyễn Thị Loan 
Đã đọc duyệt và thông qua 
MỤC LỤC 
1.Nhà văn 
1.1. Nhà văn trong lịch sử 
1.2. Vậy nhà văn là ai ? 
2. Phong cách nghệ thuật của nhà văn 
2.1.Các quan niệm khác nhau 
2.2. Phong cách nghệ thuật 
2.3. Phong cách nghệ thuật của nhà văn và phong cách sống 
2.4. Biểu hiện của phong cách nghệ thuật của nhà văn 
2.5. Phong cách và các phạm trù khác của khoa nghiên cứu văn học 
3. Phong cách một số nhà văn 
3.1. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu 
3.2. Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu 
3.3. Phong cách nghệ thuật của Nam Cao 
 1
1. NHÀ VĂN: 
1.1.Nhà văn trong lịch sử: 
 - Có văn học thì phải có người sáng tạo ra nó. Đó là nhà văn. Hay nói 
cách khác nhà văn là người sáng tạo ra các tác phẩm văn học. Cũng như nói 
họa sĩ là người sáng tạo ra các tác phẩm hội họa, nhạc sĩ là người sáng tạo ra 
các tác phẩm âm nhạc... Những tên gọi khác nhau tùy vị trí của những người 
sáng tạo văn học như : thi nhân, văn nhân, thi sĩ, văn sĩ, đại văn hào, đại thi 
hào... đều là những thuật ngữ để trỏ nhà văn, những nghệ sĩ ngôn từ. 
- Trong lịch sử văn học không phải lúc nào cũng có thể xác định nhà 
văn một cách cụ thể. 
+) Trong buổi đầu của văn học, nhà văn đó là một tập thể. Bắt đầu ai đó 
xướng lên một câu ca, một câu chuyện kể, rồi được lưu truyền và sửa chữa... 
Tác giả tập thể đã làm nên bộ phận văn học đầu tiên của nhân loại : văn học 
dân gian. Trong văn học dân gian có nụ cười và nước mắt, có nỗi buồn và niềm 
vui. Nhưng đó là nỗi buồn, niềm vui, nụ cười, nước mắt của con người nói 
chung chứ không phải cái nhìn một cá nhân cụ thể nào đó. Cho nên chưa nói 
đến phong cách cá nhân, cá tính sáng tạo, hay một nhà văn cụ thể trong văn 
học dân gian. 
+) Lại không ít tác phẩm văn học đã từng do một nhà văn cụ thể nào đó 
sáng tác. Nhưng vì những lí do nào đó đã không ghi tên tác giả. Những tác 
phẩm nay được gọi là vô danh hay khuyết danh. Văn học Việt Nam đã từng biết 
đến những tác phẩm khuyết danh khá nổi tiếng như Nhị độ mai, Phan Trần, 
Thạch Sanh, Trê Cóc... 
+) Cùng với chữ viết ra đời, tên tuổi của các nhà văn mới được ghi dấu 
thật sự lên tác phẩm của mình. Lịch sử văn học đã ghi nhận nhà văn với tư 
cách một người sáng tác văn học chuyên nghiệp chỉ xuất hiện giai đoạn sau 
của văn học. Các tên tuổi trong văn học Việt Nam chẳng hạn, vai trò nhà văn 
xuất hiện kèm theo một chức danh khác trong đời. 
1.2. Vậy nhà văn là ai ? 
- Đã có không ít những công trình nghiên cứu công phu và nghiêm túc 
nhằm trả lời câu hỏi nhà văn là ai. Có ý kiến đã tuyệt đối hóa họ như thánh 
thần. Người Hi Lạp cổ đại cho rằng nàng thơ cũng như các nữ thần nghệ thuật 
khác nhập vào ai thì người đó thành nhà thơ. Thần thoại Ấn Độ lại khẳng định 
thần Brakhma đã từng dạy cho nhà thông thái Bratimuni biết làm thơ. Cho đến 
ngay cả nhà triết học cổ đại Hi Lạp nổi tiếng là Platon vẫn cho rằng có được tài 
năng nghệ thuật là do thần trợ. Và A. S. Pushkin, nhà thơ Nga vĩ đại ở thế kỉ 
 2
XIX, được xem là “mặt trời của thi ca Nga” đã không ngần ngại tuyên bố rằng 
sáng tạo được là nhờ “trời đến gần ta”. 
Lại có quan niệm về nhà văn có phần đơn giản. Rằng do chỗ mỗi người 
đều mang trong mình mầm móng nghệ sĩ nên cứ rèn luyện bền bỉ và lâu dài 
đều có thể thành nhà văn. 
Hình như ở cả hai cách hoặc là đơn giản hóa nhà văn, hoặc là thần thánh 
hóa nhà văn đều có thể gây cản trở để không lĩnh hội đầy đủ ý nghĩa của 
những con người trong ngành sáng tạo đặc biệt này. 
- Có thể nói nhà văn trước hết là một người có năng khiếu về văn học, 
cũng như họa sĩ phải có năng khiếu về hội họa, nhạc sĩ phải có năng khiếu về 
âm nhạc. Nếu không có năng khiếu văn học thì khó mà trở thành nhà văn 
được. Ông Phạm Văn Đồng đã từng có ý kiến xác đáng về vấn đề này : "Làm 
văn nghệ phải có khiếu, có tài... Tôi nghĩ hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt 
này, lĩnh vực văn học nghệ thuật mà không có tài, có khiếu, thì khó khăn lắm. 
Làm các nghề khác, không có tài cũng có thể làm được việc... Nếu không có 
tài năng gì đặc biệt thì anh nên đi làm việc khác, chứ làm văn nghệ, khổ lắm". 
+) Nói tới năng khiếu là nói tới khả năng đặc biệt về một lĩnh vực nào 
đó. Năng khiếu văn học là khả năng đặc biệt về sáng tạo văn học. Năng khiếu 
nhiều nhà văn bộc lộ từ rất sớm. Chẳng hạn G. Boccacio mới lên 6 tuổi đã sáng 
tác. Bảy tuổi N.Nekrasov đã ứng tác được một bài thơ châm biếm. Tám tuổi A. 
Pushkin đã nghĩ ra một vở hài kịch. Ở ta, từ nhỏ Mạc Đỉnh Chi đã được xem là 
một thần đồng trong thơ văn. Lê Quí Đôn, Cao Bá Quát sáu tuổi đều đã biết 
làm thơ. Trần Đăng Khoa làm thơ từ khi bảy tuổi. 
+) Ngược lại không ít nhà văn khả năng văn học lại bộc lộ khá muộn. 
W. Shakespeare sau khi đã trải qua nhiều nghề, ở tuổi 26 mới bắt đầu sáng tác. 
J. Rousseau gần tuổi bốn mươi mới nghĩ rằng mình có thể trở thành nhà văn. L. 
Tolstoi cũng ở tuổi 40 mới hình thành con người văn học... 
- Năng khiếu văn học là gì? 
+) Nói tới năng khiếu là nói tới một khả năng đặc biệt có ở một người 
nào đó về một lĩnh vực nào đó. Có người có năng khiếu về toán, có người có 
năng khiếu về ngoại ngữ. Lại có người có năng khiếu về tranh, về viết chữ, về 
thể thao, hay chỉ đơn giản là công nghệ nào đó... Chính nhờ năng khiếu này mà 
con người ta có thể trở thành tài năng trên lĩnh vực mình có năng khiếu. 
+) Nhà văn có năng khiếu, tức là cũng có khả năng đặc biệt trong lĩnh 
vực văn học. Loại năng khiếu đặc biệt này thường được bộc lộ trên các mặt sau 
đây : 
 3
Thứ nhất, người có năng khiếu văn học cũng như năng khiếu nghệ thuật 
nói chung thường là những người rất nhạy cảm. Nhà văn là người mà mọi chấn 
động của xã hội, của con người anh ta đều nắm bắt được. 
Nhà phê bình Hoài Thanh, đã hình dung ra Nguyễn Du là “người lặng 
lẽ, ít nói, ít cười, ít cởi mở với đời nhưng tâm hồn thì lộng gió mười phương, 
không chuyển động nào bên ngoài lại không vang sâu trong đó” (14; tr. 237 ). 
Chính sự nhạy cảm này tác phẩm của ông nói được “những điều trong 
thấy mà đau đớn lòng”. N. A. Gulaiev cũng nhận xét : “Điều làm cho người 
nghệ sĩ thực thụ có tài năng khác với người thường là sự mẫu cảm đặc biệt, tính 
xúc động về mặt cảm xúc cao. Những tình cảm vui buồn chiếm lĩnh toàn bộ 
con người anh ta" (4; tr. 195) 
Nghệ sĩ là một tâm hồn nhạy cảm với nỗi buồn vui cuộc đời. Nghệ sĩ, 
nhà văn khi phản ánh hiện thực khách quan vào trang viết, vào tác phẩm của 
mình không thể không thể hiện một cách thờ ơ lạnh lùng mà thể hiện bằng cả 
tâm hồn. Nhà thơ Tố Hữu đã viết rằng : "Bài thơ hay làm cho người ta không 
còn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của 
ai, người ta thấy nó như tiếng ca từ lòng mình, như là của mình vậy” (6; tr. 
444). 
Người nghệ sĩ khi thể hiện lên trang giấy, nhiều khi rút từ đời mình ra. 
Nên mỗi câu mỗi chữ, đều phập phồng nhịp đập của trái tim nhà văn. 
Bà Trần Thị Sen, vợ nhà văn Nam Cao, kể lại, truyện ngắn Mua nhà của 
Nam Cao là một chuyện xảy ra thực trong đời của nhà văn. Lần đó, vợ nhà văn 
mua nhà của một người vợ chết, hay đánh bạc. Nam Cao biết, rầy la mãi về 
chuyện này "Tính anh nhân hậu, rất thương người, nên xảy ra chuyện mua nhà 
như vậy lòng anh ray rứt mãi" (Gặp gỡ bà Trần Thị Sen, vợ nhà văn Nam Cao, 
Tạp chí Văn học, số 5. 1987, tr. 138). Điều ray rứt này sau đã được thể hiện 
trong truyện ngắn Mua nhà của ông. 
Tiễn con đi bộ đội, bà mẹ nói : “Ừ thì con đi đi”, nếu là người bình 
thường, dễ dàng bỏ qua chữ “thì”. Nhưng với sự mẫn cảm đặc biệt của trái tim 
thi sĩ, Nguyễn Khoa Điềm đã nhận ra nỗi dùng dằng của lòng mẹ nơi một chữ 
thì chia ly này. Ông viết: 
Có phải là thưa mẹ 
Cho buổi con lên đường 
Giao con làm chiến sĩ 
Mẹ chỉ giữ chữ “thì” 
Nối căn phòng mẹ ở 
Với chân trời con đi 
 4
 Nguyễn Khoa Điềm – Thưa mẹ con đi 
Với trái tim giàu xúc động, nhà văn đã cất lên tiếng nói đúng lúc cần 
thiết nhất. Và tình cảm của nhà văn càng chân thành, tha thiết bao nhiêu thì 
càng rung động người đọc bấy nhiêu. Còn ở những trang viết thờ ơ, nhạt nhẽo, 
dĩ nhiên là khó có thể tìm được tri âm. 
Thứ hai, nhà văn có một trí tưởng tượng phong phú 
Tưởng tượng là một phẩm chất tất yếu của bất cứ con người nào. Mác đã 
từng cho rằng sự khác nhau giữa một người kiến trúc sư và con ong là chỗ khi 
làm một cái nhà, bao giờ người kiến trúc sư cũng đã hình dung, tưởng tượng ra 
trước ở trong đầu. Còn con ong thì làm tổ theo bản năng giống loài của nó. 
Lênin cũng khẳng định : “Trong mọi sự khái quát dù đơn giản nhất trong một ý 
niệm dù sơ đẳng nhất cũng có một mẫu của tưởng tượng” (Bút ký triết học). 
Với nhà văn, tưởng tượng càng đặc biệt quan trọng. Pautovsky cho rằng 
“Tưởng tượng là cội nguồn sáng tạo của nghệ thuật, là vầng thái dương vĩnh 
cửu và là chúa Trời của nó”, “là đất đai mang vàng bạc đến cho thơ văn” (13; 
tr.117). Còn Senysevsky xem “Cái chủ yếu trong tài năng nghệ thuật đó là cái 
được gọi là sự tưởng tượng sáng tạo” (Dẫn theo 8; tr. 118). Pautovsky trong 
Bông hồng vàng đã kể lại rằng : “Một lân giữa đám bạn bè E. Zola nói rằng 
nhà văn không cần đến trí tưởng tượng. Công việc nhấ ... ở cho nên hắn đã lẩm bẩm 
“phải đến nhà con đĩ Nở kia để đâm chết cả nhà nhà nó, đâm chết con khọm già 
nhà nó”. Nhưng trong tiềm thức, hắn nhận ra kẻ gây ra nông nỗi này chính là 
Bá Kiến. Phải, chính con người này đã vạch lên gương mặt lương thiện của hắn 
những vết sẹo tội ác, đẩy hắn đến sự tuyệt vọng như bây giờ. Cho nên dù say 
rượu mà bước chân Chí Phèo vẫn đủ tỉnh táo đến nơi cần đến. Và như một tất 
yếu, hắn đã vung dao đâm chết Bá Kiến, nguyên nhân bi kịch của đời mình. 
Rồi cũng bằng con dao vấy máu đó, hắn đã kết thúc cuộc đời bi kịch của mình. 
Chí Phèo chết, Bá Kiến chết nhưng vẫn chưa hết chuyện. Hình ảnh Thị 
Nở nhìn nhanh xuống bụng và nghĩ tới lò gạch bỏ không ở cuối tác phẩm cho ta 
một ám ảnh khác: vẫn còn những kiếp Chí Phèo. Nghĩa là bi kịch Chí Phèo vẫn 
còn, một khi mà những cái lò gạch cũ, những cái xã hội cũ ấy vẫn còn. Đó là 
nỗi đau, là lời cảnh báo của Nam Cao về bi kịch con người và cũng là ý nghĩa 
của tác phẩm. 
Truyện ngắn Chí Phèo là bi kịch về một đời người, nhưng rộng hơn, đó 
là những bi kịch của số phận bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. Đằng sau 
Chí Phèo là Binh Chức, Năm Thọ và bóng dáng của biết bao người nông dân 
khác nữa. 
Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua kể từ khi Nam Cao viết truyện ngắn này mà 
ta dường như vẫn con nghe văng vẳng đâu đây tiếng kêu của Chí Phèo : Ai cho 
tao lương thiện ? Nam Cao mất mà Chí Phèo vẫn còn sống, vẫn như từ trang 
sách bước ra giữa cuộc đời. Hay nói như nhà thơ Nguyễn Đức Mậu : 
 Chí Phèo sống, Nam Cao đã khuất 
Nào có dài chi một kiếp người 
Nhà văn mất, nhân vật từ trang sách 
Vẫn ngày ngày lăn lóc giữa trần ai. 
 52
3.3.2. Trong tác phẩm truyện như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết 
luôn luôn có ai đó đứng ra kể lại câu chuyện. Người ta gọi đó là hình tượng 
người kể chuyện. 
Hình tượng người kể chuyện bộc lộ chủ yếu qua ngôn ngữ kể chuyện. 
Ngôn ngữ kể chuyện do vậy không chỉ tái hiện lại câu chuyện mà còn bộc lộ 
đặc điểm nghệ thuật của nhà văn. 
Là một nhà văn hiện thực xuất sắc, ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao 
có những nét đặc sắc riêng. Chỉ phân tích nghệ thuật kể chuyện của ông trong 
đoạn mở đầu truyện ngắn Chí Phèo cũng đủ cho thấy tài năng của ông. Đoạn 
mở đầu truyện ngắn Chí Phèo chỉ độ trên dưới mươi dòng mà ông đã nói được 
những điều cần nói nhất trong tác phẩm với một giọng văn thật lôi cuốn. 
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt 
đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng 
chẳng sao: đời là tất cả, nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng 
Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng tự nhủ: “chắc nó trừ mình ra”. Không ai 
lên tiếng cả. Tức thật ! Ờ ! Thế này thì tức thật ! Tức chết đi được mất ! Đã thế 
hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra 
điều. Mẹ kiếp ! Thế có phí rượu không ? Thế thì có khổ hắn không ? Không biết 
đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ?A ha ? Phải 
đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái 
thằng Chí Phèo ! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. 
Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có trời mà biết, hắn không biết, cả 
làng Vũ Đại cũng không ai biết” 
Cả đoạn văn là lời kể về một kẻ say đang chửi. Kẻ say ấy là Chí Phèo 
đang vừa đi vừa chửi trên đường làng Vũ Đại. Một mình hắn chửi, không ai đáp 
lại, không ai lên tiếng. Lời kể của ông đã làm cho người đọc thấy cái yên ắng 
của làng Vũ Đại. Trong buổi chiều quê ấy, chỉ có âm vang tiếng chửi của Chí 
Phèo. Một mình hắn đối diện tất cả trời đất, với tất cả cuộc đời. Hắn càng chửi 
như càng trơ trọi. Tiếng chửi của hắn như rơi vào mênh mông. Nam Cao đã để 
cho người đọc cảm nhận được tất cả sự cô đơn, trơ trọi của Chí Phèo giữa cuộc 
đời ngay từ trong tiếng chửi. 
Lời kể của ông tái hiện thật tài tình nội dung tiếng chửi của Chí Phèo. 
Đó là tiếng chửi của kẻ nửa tỉnh, nửa say. Hình như hắn say vì hắn chửi những 
gì to tát quá, mơ hồ quá và vu vơ quá: chửi trời, chửi đời, chửi cả làng, chửi cha 
những ai không chửi nhau với hắn v.v... Nhưng đồng thời dường như tiếng chửi 
ấy lại rất tỉnh, vì chửi có lớp lang, có bài bản hẳn hoi. Đầu tiên là chửi trời, 
chửi đời rồi thu hẹp dần lại “chửi cả làng Vũ Đại”. Nhưng vẫn không ai lên 
 53
tiếng. Thế là hắn thu hẹp phạm vi hơn nữa : “chửi cha đứa nào không chửi nhau 
với hắn”. Nhưng cũng không ai ra điều. Cuối cùng tiếng chửi ấy nhắm vào 
“đứa chết mẹ nào đã đẻ ra cái thằng Chí Phèo”. Ai đẻ ra Chí Phèo? Nam Cao 
viết rằng có trời mà biết. Hắn không biết. Cả làng Vũ Đại không ai biết. Hình 
như không phải như vậy. Trong ẩn ý sâu xa của mình, Nam Cao muốn nói rằng 
Chí Phèo không phải là đứa con của một bà mẹ khốn khổ nào đó, mà hắn là 
đứa con của xã hội. Cái xã hội “lò gạch cũ” làng Vũ Đại đã đẻ ra hắn. Bây giờ 
chúng ta hiểu Chí Phèo chửi ai. Tiếng chửi Chí Phèo to tát mà không vu vơ 
nữa. Hắn đang chửi cái xã hội đã đẻ ra hắn, cái xã hội đã biến hắn thành quỉ 
dữ. 
Giọng văn của Nam Cao ở đoạn này thật sinh động, đa dạng và linh 
hoạt. Bắt đầu là giọng trần thuật (Hắn vừa đi vừa chửi), tiếp ngay đấy là giọng 
bình luận (bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi) Bắt đầu là một giọng 
khách quan, đứng bên ngoài mà kể, tiếp đến giọng văn lại nhập vào vai nhân 
vật mà kể, mà bộc lộ (Ờ thế này thì tức thật, tức chết đi được mất), rồi lại trở lại 
giọng khách quan ban đầu (Nhưng cũng không ai ra điều) v.v...Có thể nói, với 
giọng kể sinh động và đầy biến hóa như vậy, Nam Cao đã tái tạo một cách thật 
sinh động tài tình nội dung của câu chuyện. Người đọc nhận ra ý tứ sâu xa mà 
ông gửi gắm trong tiếng chửi của Chí Phèo cũng như nhận ra tấm lòng của ông 
qua tiếng chửi kia. Đó là tấm lòng của một nhà văn đã “nhập vai” vào nỗi đau 
của nhân vật mình để cất lên tiếng chửi cái xã hội bạc ác xô đẩy người lương 
thiện vào bước đường cùng. 
Qua phân tích, chúng ta thấy chỉ một đoạn văn ngắn mà Nam Cao đã 
bộc lộ nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của mình. Chỉ với đoạn mở đầu này mà 
ông đã dựng được một chân dung Chí Phèo không thể quên, một Chí Phèo đang 
chửi cả trời đất, chửi cả cuộc đời, một Chí Phèo đang muốn đưa bi kịch của đời 
mình ra gây sự với mọi người. 
Giọng kể của Nam Cao dường như là dửng dưng, khinh bạc, nhưng qua 
từng câu, từng chữ, người đọc vẫn nhận ra nỗi xót thương của ông cho những 
kiếp Chí Phèo. Giữa cuộc đời đen bạc thời ấy, vẫn có những người như ông 
lắng nghe được nỗi lòng của cả những con quỉ thì thật đáng quí. Có lẽ vì thế mà 
dù câu chữ ông viết ra là tiếng chửi, mà người đọc vẫn nhận thấy ở đây một 
tấm lòng nhân hậu. 
Từ đây có thể nói rằng nhiều truyện ngắn của Nam Cao không chỉ là 
truyện ngắn mà còn là những tuyên ngôn nghệ thuật. Tuyên ngôn nghệ thuật 
của một nhà văn đã xem văn chương là cuộc đời, xem nghề văn là nghề cao 
quí của con người có thiên lương và trách nhiệm. 
 54
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 
1. Phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu, nhà thơ Xuân Diệu, 
nhà văn Nam Cao có gì đặc sắc? 
2. Hãy chọn và phân tích phong cách nghệ thuật của một nhà văn 
tiêu biểu. 
 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Arnaudov M. - Tâm lý học sáng tạo văn học, Nxb Văn học, H.1978. 
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi - Từ điển thuật ngữ văn 
học, GD,1992. 
3. Gamzatov - Đaghestan của tôi, NXB Cầu vồng, M. 1984. 
4. Gulaiev - Lý luận văn học, NXB Đại học và trung học chuyên 
nghiệp, H.1982. 
5. Tô Hoài - Sổ tay viết văn, NXB Tác phẩm mới, H. 1977. 
6. Tố Hữu – Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân 
ta, với thời đại ta, NXB Văn học, H.1973. 
7. M.B. Khrapchenco - Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người (2 
tập), NXB Khoa học xã hội, H.1985 
8. M.B. Khrapchenco - Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển 
văn học, NXB Tác phẩm mới, H.1978. 
9. Tôn Phương Lan - Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, NXB 
Khoa học xã hội, H. 2002. 
10. Nguyễn Đăng Mạnh - Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Văn 
học, H. 1983. 
11. Phan Ngọc - Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều, 
NXB Khoa học xã hội, H.1985. 
12. Pospelov G. - Những vấn đề phong cách văn học ( tiếng Nga), NXB 
Trường Đại học Quốc gia Moskva, 1970. 
13. Pautovski – Bông hồng vàng, NXB Văn học, H. 1978. 
14. Hoài Thanh – Phê bình và tiểu luận, Tập 3, NXB Văn học, H.1971. 
15. Hoài Thanh – Thi nhân Việt Nam, NXB Hoa tiên, S.1967. 
16. Vygotski L. - Tâm lý học nghệ thuật, NXB Khoa học xã hội, H.1985. 
17. Xâytlin A. - Lao động nhà văn (2 tập), NXB Văn học, H.1967 – 
1968. 
18. Xuscov B. – Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực, NXB Tác 
phẩm mới, H. 1980. 
THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ CỦA GIÁO TRÌNH 
“Nhà văn và phong cách” 
• Họ và tên: LÊ TIẾN DŨNG 
• Sinh năm: 1957 
• Aûnh 
• Cơ quan công tác: Bộ môn Lý luận và phê bình 
văn học, Khoa Văn học & Ngôn ngữ, Trường ĐH 
KHXH & NV TP.HCM. 
• Địa chỉ email: ltdung2010@yahoo.com.vn 
• Giáo trình có thể dùng để tham khảo cho ngành Ngữ văn 
• Có thể dùng cho các trường đại học có ngành Ngữ văn 
• Các từ khoá: nhà văn, năng khiếu, nhạy cảm, tưởng tượng, 
Trí nhớ, trí tuệ, cá tính, phong cách, phong cách nghệ thuật, 
Phong cách sống. 
• Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: SV học xong phần 
Nguyên lý văn học. 
• Đã xuất bản. Sách được NXB ĐHQG TPHCM in năm 2007. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnha_van_va_phong_cach.pdf