Những bài văn hay lớp 9 - Tập 2

Những bài văn hay lớp 9 - Tập 2

Đề 10: Qua việc tìm hiểu cốt truyện và các đoạn trích trong SGK ngữ văn 9, tập I, em hãy phân tích nhân vật Thuý Kiều để làm nổi bật giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.

Kiệt tác truyền Kiều của đại thi hào Ng.Du có 2 giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo (nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX - cuối Lê đầu Nguyễn), là tiếng nói của thương cảm trước số phận (thời đại) bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lý, khát vọng tình yêu hạnh phúc.

Tiếng nói nhân đạo ấy toát lên từ hình tượng nhân vật Thuý Kiều trong truyện Thuý Kiều. Thuý Kiều là hiện thân của nổi đau và bất hạnh. Nàng là một người con gái tài sắc, giàu tình cảm nhưng bị xã hội phong kiến vùi dập, đoạ đày.

Nhân vật Thuý Kiều là hiện thân những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây. Đời Kiều là một tấm gương oan khổ. Số phận Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ. Tuy nhiên hai bi kịch lớn nhất ở Kiều là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch bị chà đạp nhân phẩm.

Tình yêu Kim Trọng- Thuý Kiều là một tình yêu lí tưởng với “Người quốc sắc,kẻ thiên tài”, nhưng cuối cùng “giữa đường đứt gánh tương tư”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Tình yêu tan vỡ và không bao giờ hàn gắn được-tuy “màn đoàn viên” có hậu về cơ bản cũng chỉ là “một cung gió thảm mưa sầu”.Hạnh phúc nàng toan được nắm trong tay thì cuộc đời cướp mất.

Kiều là người luôn có ý thức về nhân phẩm nhưng cuối cùng lại bị chà đạp về nhân phẩm. Nàng trở thành “món hàng” để kẻ buôn người họ Mã “cò kè bớt một thêm hai”. Rồi nàng phải thất thân với những kẻ như Mã Giám Sinh, phải “Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”- Nổi đau nhất của cuộc đời Kiều chính là: “Thân lươn bao quản lần đầu- chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Có nổi đau nào lớn hơn khi con người trọng nhân phẩm, luôn có ý thức về nhân phẩm mà cuối cùng phải tuyên bố từ bỏ nhân phẩm?

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Những bài văn hay lớp 9 - Tập 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU
Đề 10: Qua việc tìm hiểu cốt truyện và các đoạn trích trong SGK ngữ văn 9, tập I, em hãy phân tích nhân vật Thuý Kiều để làm nổi bật giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.
Kiệt tác truyền Kiều của đại thi hào Ng.Du có 2 giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo (nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX - cuối Lê đầu Nguyễn), là tiếng nói của thương cảm trước số phận (thời đại) bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lý, khát vọng tình yêu hạnh phúc...
Tiếng nói nhân đạo ấy toát lên từ hình tượng nhân vật Thuý Kiều trong truyện Thuý Kiều. Thuý Kiều là hiện thân của nổi đau và bất hạnh. Nàng là một người con gái tài sắc, giàu tình cảm nhưng bị xã hội phong kiến vùi dập, đoạ đày.
Nhân vật Thuý Kiều là hiện thân những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây. Đời Kiều là một tấm gương oan khổ. Số phận Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ. Tuy nhiên hai bi kịch lớn nhất ở Kiều là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch bị chà đạp nhân phẩm.
Tình yêu Kim Trọng- Thuý Kiều là một tình yêu lí tưởng với “Người quốc sắc,kẻ thiên tài”, nhưng cuối cùng “giữa đường đứt gánh tương tư”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Tình yêu tan vỡ và không bao giờ hàn gắn được-tuy “màn đoàn viên” có hậu về cơ bản cũng chỉ là “một cung gió thảm mưa sầu”.Hạnh phúc nàng toan được nắm trong tay thì cuộc đời cướp mất.
Kiều là người luôn có ý thức về nhân phẩm nhưng cuối cùng lại bị chà đạp về nhân phẩm. Nàng trở thành “món hàng” để kẻ buôn người họ Mã “cò kè bớt một thêm hai”. Rồi nàng phải thất thân với những kẻ như Mã Giám Sinh, phải “Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”- Nổi đau nhất của cuộc đời Kiều chính là: “Thân lươn bao quản lần đầu- chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Có nổi đau nào lớn hơn khi con người trọng nhân phẩm, luôn có ý thức về nhân phẩm mà cuối cùng phải tuyên bố từ bỏ nhân phẩm?
Đời Kiều không phải chỉ là một tấm bi kịch, mà là những chuổi dài những bi kịch nối tiếp nhau, mỗi lần nàng cố cất đầu ra khỏi bùn nhơ là một lần bị dúi xuống, bị đạp xuống sâu thêm một tầng nữa. 
Thuý Kiều là hiện thân của một vẻ đẹp nhan sắc, tài hoa. Sắc và tài của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Thể hiện vẻ đẹp, tài năng của Kiều Ng.Du đã sử dụng bút pháp ước lệ của văn học cổ có phần lí tưởng hoá để trân trọng một vẽ đẹp. “ Một hai nghiêng nước nghiêng thành-sắc đành đồi một tài đành hoạ hai”.
Tâm hồn đẹp đẽ của người con gái họ Vương thể hiện ở tấm lòng vị tha, nhân hậu. Nàng hi sinh tình yêu để cứu gia đình, cha mẹ. Khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ tới cha mẹ với những tình cảm chân thực. Nàng tưởng tượng bóng dáng tội nghiệp “Tựa cửa hôm mai” của người sinh dưỡng Nàng. Kiều day dứt không nguôi vì một nổi là không được chăm sóc cha mẹ già: “Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ”. Thuý Kiều là người chí tình chí nghĩa “Ơn ai một chút chẳng quên”. Khi có điều kiện, nàng đã trả ơn, hậu tạ những người cưu mang mình, nhưng nàng vẫn thấy công ơn đó không gì có thể đền đáp nổi “Nghìn vàng gọi chút lễ thường-mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân”.
Thuý Kiều là hiện thân của nổi khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc và khát vọng về quyền sống.
Khát vọng tình yêu tự do đậm màu sắc lãng mạn được thể hiện qua mối quan hệ Thuý Kiều- Kim Trọng. Mới gặp chàng Kim lần đầu, hai bên chưa tiện nói với nhau một lời, mà mối tình không lời ấy đã như một chén rượu nồng, khiến người ta choáng váng đê mê:
“Tình trong như đã mặt ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê...”
Yêu nhau nàng chủ động xây dựng tương lai với người yêu. Gót chân nàng thoăn thoắt đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng “Xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình” Thật là nhiệt thành cho một mối tình đầu trong trắng. Ng.Du đã dành tất cả tài năng và tâm huyết để viết lên một bản tình ca say đắm có một khong hai trong lịch sử văn học Việt Nam.
Mối tình Kim-Kiều vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến bằng tình yêu tự do , chủ động của hai người. Khác với nhiều người phụ nữ xưa phải chịu sự sắp đặt của cha mẹ, Kiều chủ động đến với tình yêu theo tiếng gọi của trái tim. Kiều táo bạo, chủ động nhưng đồng thời cũng là người thuỷ chung nhất trong tình yêu.
Khát vọng về hạnh phúc, về quyền sống đã đưa Kiều trở thành đại diện cho con người bị áp bức vùng lên làm chủ số phận của mình trong tư thế chiến tháng, tư thế chính nghĩa: 
“Nàng rằng: Lồng lộng trời cao
Hại nhân nhân hại sự nào tại ta”.
Ở đây, Thuý Kiều đẫ gặp gở bao nhiêu người phụ nữ bị áp bức khác vùng lên đòi quyền sống, đòi lẽ công bằng, trừng trị kẻ ác. “Cái thế giằng co giữa sự sống và sự chết ở trong Tấm Cám, Thạch Sanh, trong nhiều truyện nôm khuyết danh khác cũng như trong truyện Kiều, về căn bản nào có khác gì nhau, chỉ khác... Một bên nhiều khi con người mượn yếu tố thần linh phụ trợ, một bên đã vươn tới tư tưởng trị nhân dân và con người quyết định theo công lí của mình”- (Cao Huy Đỉnh)
Với nhân vật Thuý Kiều Ng.Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa rất mực yêu thương rất mực đề cao con người, đề cao những khát vọng chân chính của con người- đặc biệt là thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, tàn bạo và lễ giáo phong kiến.
Đề 11: Phân tích đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” để thấy rỏ “Với bút pháp tinh diệu, Nguyển Du không những xây dựng lên hai chân dung “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” mà dường như còn nói được cả tính cách, thân phận...toát ra từ diện mạo của mỗi vẻ đẹp riêng”.
Đoạn trích “Hai chị em Thuý Kiều” nằm ở phần đàu của câu chuyện. Trong đoạn trích này, Nguyễn Du tập trung miêu tả hai chân dung tuyệt mỹ của chị em Thuý Kiều. Đằng sau những nét bút miêu tả tinh tế và độc đáo, người đọc có thể nhận thấy tấm lòng ưu ái, trân trọng đặc biệt của Nguyễn Du đối với nhân vật của mình. Qua ngòi bút của Nguyễn Du, hai chị em Thuý Kiều đều xinh đẹp, nhưng “mỗi người (tài tình) mỗi vẻ” với dự báo trước số phận, tính cách, cuộc đời của mỗi nhân vật, đặc biệt là Thuý Kiều, nhân vật của truyện.
Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du giới thiệu vẻ đẹp chung về hai chị em với bốn câu thơ:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Cả hai chị em đều có vẻ đẹp toàn mỹ, từ hình thức bên ngoài “Mai cốt cách” đến vẻ đẹp bên trong tâm hồn “Tuyết tinh thần”. Vẻ đẹp của Thuý Vân được miêu tả ở bốn câu thơ tiếp:
“Vân xen trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Vẻ đẹp của Thuý Vân được Nguyễn Du miêu tả một cách toàn vẹn từ khuôn mặt, nét ngài, màu da, mái tóc đến tiếng nói, nụ cười và cốt cách. Thuý Vân hiện ra qua những hình ảnh, những tính chất ước lệ của văn học cổ trung đại. Nguyễn Du tập trung tô đậm vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang của Thuý Vân. Vẫn là cách thức quen thuộc của văn học cổ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người, nhưng bức chân dung của Thuý Vân, qua nét vẻ thân tình của Nguyễn du bổng rở nên sống động là nhờ đã chứa đựng trong đó quan niệm về tài sá của chính nhà thơ. Gương mặt xinh đẹp đầy đặn, vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Thuý Vân-một vẻ đẹp và thiên nhiên sẵn lòng nhường nhịn “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”-như dự báo trước một cuộc đời, một số phận êm đềm, tròn trịa, bình yên của nàng.
Quả thật, với những từ ngữ trau chuốt, những hình ảnh ước lệ tượng trưng vẻ đẹp và giàu sức gợi tả, được lọc qua tâm hồn mẫn cảm, tinh tế, Ng.Du đã khắc hoạ khá sống động vẻ đẹp đài các, đoan trang viên mãn, mơn mởn sức sống của Thuý Vân, biểu hiện một tâm hồn vô tư, dự báo trước một cuộc đời yên ổn, vinh hoa, phú quý sẽ mỉm cười, vui vẻ rước đón nàng.
Song, việc miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân, không phải là chủ đích nghệ thuật của tác giả. Đó thực chất chỉ là việc tạo tiền đề, tao ra một điểm tựa nghệ thuật “tả khách hình chủ” để làm nổi bật hơn tài sắc của Thuý Kiều, nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Khác với Thuý Vân, Th Kiều có một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” cả tài lẫn sắc đạt tới mức tuyệt vời.Cũng những từ ngữ, hình ảnh ước lệ tượng trưng, qua ngòi bút miêu tả tài hoa của Ng Du, hình ảnh nàng Kiều hiện lên lộng lẫy, sắc nước hương trời đến hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn”.
Đôi mắt đẹp của nàng trong như nước mùa thu, lông mày xin xắn, tươi non như sắc núi mùa xuân “làn thu thuỷ, nét xuân sơn”. Nếu như vẻ đẹp của Thuý Vân trời xanh còn có thể nhường nhịn, thì trước sắc đẹp của Thuý Kiều, thiên nhiên tạo hoá cũng trở nên đố kị ghen ghét
 “ Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Thiên nhiên đố kị, ghen ghét với nàng. Hồng nhan bạc mệnh, cái sắc đẹp “sắc sảo mặn mà” khiến thiên nhiên cũng phải đố kị, ghen ghét ấy đã dự báo trước một cuộc đời đầy sóng gió sẽ ập đến với nàng. Ng Du đã không tiếc lời ca ngợi sắc đẹp và tài nghệ của nàng Kiều. Khác hẳn Thuý Vân, Th Kiều thông minh, đa tài, đa cảm, một con người nhất mực tài hoa: Tài thơ, tài hoạ, tài đàn của Th Kiều đạt tới mức tuyệt diệu:
“ Thông minh vốn sẳn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”.
Cả diện mạo bên ngoài và diên mạo tâm hồn cũng hé mở dần tính cách số phận của nàng Kiều.
Rõ ràng, Ng.Du khi miêu tả sắc đẹp của nàng Kiều đã gửi gắm quan niệm “Tài hoa bạc mệnh” vào đấy - dự báo trước cuộc đời, số phận long đong, lận đận, đầy bất hạnh của nàng.
Sử dụng bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng của văn học cổ điển, với ngòi bút tài hoa, chắt lọc, trau chuốt ngôn từ, Ng.Du đã khắc hoạ thật sinh động hai bức chân dung Th.Vân và Th.Kiều, mỗi người một vẻ đẹp riêng, toát lên từ tính cách, từng số phận riêng, không lẫn vào nhau, không thể phai nhạt trong tâm hồn người đọc. Đây là thành công trong bút pháp nghệ thuật miêu tả người của Ng.Du. Đã hơn hai thế kỉ rồi, với truyện Kiều và nghẹ thuật tả người đặc sắc, tinh tế của Ng.Du, đẫ là bậc thầy làm rung động và sự cảm phục, trân trọng của bao thế hệ đối với đại thi hào dân tộc Ng.Du.
Đề 12: Hãy phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để thấy rằng: Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tâm tình đầy xúc động.
	Sau khi tự nguyện bán mình để cứu cha, Kiều không ngờ phải rơi vào một tên cò mồi Mã Giám Sinh và mụ chủ lầu xanh Tú Bà. Biết chưa ép được Kiều tiếp khách làng chơi, Tú Bà bèn đưa Kiều ra ở lầu Ngưng Bích. Thực ra, đây cũng chỉ là khoảnh khắc tạm thời yên thân để rồi sau đó, đời nàng bị xô đẩy đi giữa bao mưu mô độc ác của mụ Tú Bà mà nàng chưa lường hết được. Đoạn thơ trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đúng là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Nguyễn Du đã đặt nhân vật Thuý kiều vào cảnh ngộ ấy để cho Kiều tự bộc lộ tâm trạng của mình.
	Trong giờ phút mà bên ngoà ... gã trai lơ. Lũ thầy, tớ chúng kéo đến nhà Kiều thật là nhốn nháo, lố lăng ... và cái cử chỉ “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” đã làm rơi cái mặt nạ sinh viên, phơi bày chân tướng của một tên vô học, thô lỗ của hắn.
Nguyễn Du cứ “khách quan” miêu tả cảnh mua bán vậy mà cái bản chất thật của Mã Giám Sinh vẫn bị lột trần, phơi bày bằng hết. Dẫu được khéo léo che đậy bằng mọi thứ mánh lới xảo quyệt nhưng diện mạo, thái độ, cử chỉ, hành vi và ngôn ngữ của hắn vẫn tự tố cáo bản chất đích thực của một tên “buôn thịt bán người” đê tiện.
Trong con mắt của Mã Giám Sinh, nàng Kiều cùng với tài sắc của nàng chỉ là một món hàng rồi đây sẽ sinh lợi cho hắn. Hắn đắn đo khi “cân sắc, cân tài”, hắn “ép”, hắn “thử” tài nghệ của nàng; nhấc lên, đặt xuống, xoay vần đủ kiểu hệt như người ta mua bán một món hàng. Khi đã hoàn toàn vừa ý, bản chất con buôn của hắn vẫn còn lộ ra ở cái thái độ “tuỳ cơ dặt dìu” khi mặc cả. Bản chất đó còn được che đậy bằng những lời lẽ mĩ miều, sang trọng:
“ Rằng mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Thì cuối cùng bộc lộ một cách trắng trợn và bỉ ổi nhất:
“Cò kè bớt một, thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”
Với sự mặc cả “cò kè” ti tiện, bẩn thỉu này, màn kịch “lễ vấn danh” lộ rõ thực chất là một cảnh “mua thịt bán người” một cách trắng trợn và Mã Giám Sinh hiện nguyên hình là một tên con buôn ghê tởm và đê tiện nhất.
Trong đoạn trích này, hình ảnh Thuý kiều hiện ra với tất cả những buồn khổ, xót xa, ê chề, tủi hổ. Là một cô gái tài sắc vẹn toàn, đang sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ, màn che, tường đong ong bướm đi về mặc ai”, lại đang ngây ngất trong hạnh phúc của mối tình đầu trong trắng thì thình lình tai hoạ ập đến, Kiều trở thành một món hàng cho bọn “buôn thịt, bán người” trao tay mua bán, cò kè, mặc cả. Tâm hồn nhạy cảm của nàng đã cảm nhận sâu sắc cảnh ngộ éo le, vừa hổ thẹn, vừa dơ dáy, vừa đau đớn, nhục nhã của mình:
“ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng!
Ngại ngùng dợn gió, e sương,
Ngừng hoa bỗng thẹn, trông gương mặt dày”.
Kiều vừa xót xa cho mối tình của mình (nỗi mình), vừa xót xa cho gia đình (nỗi nhà), lệ rơi khôn cầm. Kiều ra với Mã Giám Sinh như cành hoa đem ra trước sương gió, cho nên “ dợn gió, e sương”, vì sương gió làm cho hoa tàn, hoa rụng. Và vì tự ví mình với hoa nên thẹn thùng khi nhìn thấy hoa, tự thấy không xứng với hoa. Đó là cái đạo đức thầm kín của Kiều. Trong khi đó mụ mối cứ giới thiệu Kiều như một món hàng, một đồ vật: “vén tóc, bắt tay” cho khách xem. Bắt nàng làm thơ, đánh đàn cho khách thấy. Còn Kiều thì “nét buồn như cúc, điệu gầy như mai”.
Trong màn kịch “lễ vấn danh” này, dưới sự “đạo diễn” của mụ mối và theo đòi hỏi, nài ép của Mã Giám Sinh, Kiều “nhất cử, nhất động” đánh đàn , làm thơ như một “cái máy”. Bán mình để chuộc cha, cứu em là hành động tự nguyện của nàng nên nàng chịu đựng và cam chịu tất cả. Qua ngòi bút của Nguyễn Du, nàng Kiều hiện lên với sự im lặng tuyệt đối mà vẫn không sao dấu được sự đau đớn, xót xa, tủi nhục, ê chề bởi nàng là người luôn có ý thức về nhân phẩm mà lại bị chà đạp lên nhân phẩm một cách nhục nhã. Kiều đau uất trước cảnh đời ngang trái, đau khi nghĩ tới”nỗi mình” - tình duyên dang dở, uất bởi “nỗi nhà” bị “vu oan giáng hoạ”, Bao trùm lên tâm trạng của Kiều là sự đau đớn, tái tê “thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng”!
Phải nói, trước sau, Nguyễn Du cũng đã miêu tả cảnh bán người như là cảnh “cành hoa đem bán cho thuyến lái buôn” 
Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn du đã khắc hoạ được tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên tài sắc, nhân phẩm của người phụ nữ đồng thời bộc lộ sự thương cảm sâu sắc bởi nỗi đau oan trái của Thuý Kiều ngay từ buổi đầu của đoạn đời lưu lạc đầy bất hạnh của nàng.
Đề 15: Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật Thuý Kiều, Hoạn Thư trong đoạn trích “Thuý Kiều báo ân, báo oán” (Trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Trải qua “hết hạn nọ đến hạn kia”, Kiều đã nếm đủ hết mọi điều cay đắng, tưởng rằng nàng sẽ buông xuôi trước số phận “biết thân chạy chẳng khỏi trời - cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”. Chính lúc kiều đang vô vọng thì Từ Hải xuất hiện. Kiều găph Từ Hải- một bước ngoặt quan trọng đã mở ra trên hành trình số phận của người con gái họ Vương. Người anh hùng “đội trời, đạp đất” chẳng những cứu Kiều thoát khỏi cuộc sống ở lầu xanh mà còn đưa nàng từ thân phận “con ong, cái kiến” bước lên địa vị một quan toà cầm cán cân công lý “ơn đền, oán trả”. Đoạn trích “Thuý Kiều báo ân, báo oán” miêu tả cảnh thuý Kiều đền ơn những người đã cưu mang, giúp đỡ nàng đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du có khi được thể hiện qua bút pháp ước lệ miêu tả ngoại hình (đoạn trích “chị em Thuý Kiều”) , có khi được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại, qua bút pháp tả cảnh ngụ tình để miêu tả tâm trạng (đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”). Trong đoạn trích “Thuý Kiều báo ân, báo oán”, nghệ thuật miêu tả nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại để làm nổi rõ tính cách nhân vật Thuý Kiều, Hoạn Thư.
Trước hết, nhà thơ miêu tả cảnh Thuý Kiều trả ơn Thúc Sinh trong mười hai câu thơ đầu “cho gươm mời đến Thúc lang .... mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”.
Thúc Sinh được mời tới trong cảnh oai nghiêm của nơi Kiều xử án:
“Cho gươm mời đến Thúc lang
Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run”.
Trước những “gươm lớn, giáo dài”, chàng thúc hoảng sợ đến mức “mặt như chàm đổ”, người run lên như đi không vững. Hình ảnh tội nghiệp này hoàn toàn phù hợp với tính cách có phần nhu nhược của Thúc Sinh. Hình ảnh tội nghiệp của Thúc Sinh làm cho nàng Kiều động lòng trắc ẩn và họ tạo nên sự bất ngờ trong việc trả ơn, báo oán tiếp theo. Qua lời nói của Kiều “nghĩa nặng nghìn non”, “sâm thương chẳng vẹn chữ tòng, tại ai há dám phụ lòng cố nhân” ... , có thể nói rằng nàng rất trọng tấm lòng và giúp đỡ mà Thúc Sinh dành cho nàng trong cơn hoạn nạn.
Thúc Sinh đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát khỏi cảnh đời ô nhục. Cùng với chàng thúc, Kiều có những tháng ngày êm ấm trong cuộc sống gia đình. Nàng gọi đó là “nghĩa nặng nghìn non”. Trong hình thức của cách nói văn chương, sách vở là tấm lòng biết ơn chân thật của Kiều. “Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?”. Hai chữ “người cũ”, tiếng việt mang sắc thái thân mật, gần gũi. 
Vì gắn bó với Thúc Sinh mà đời kiều thêm một lần khổ với thân phận làm lẽ đau đớn hơn một kẻ tôi đòi. Tuy nhiên Kiều hiểu nỗi đau khổ của nàng không phải do Thúc Sinh gây ra mà thủ phạm là Hoạn Thư. Thuý Kiều hiểu hoàn cảnh của Thúc Sinh: “tại ai há dám phụ lòng cố nhân?”. Với Kiều thì dù có “gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” cũng chưa xứng với ân nghĩa của Thúc Sinh. Tấm lòng ”nghĩa nặng nghìn non” thì gấm vóc, bạc vàng nào có thể cân cho được?
Khi nói với Thúc Sinh, Kiều dùng những từ Hán - Việt “nghĩa tòng”, “cố nhân”, ... tiễn cố “sâm thương”. Cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc, đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của nàng Kiều.
Trong khi nói với Thúc Sinh, Kiều đã nói về Hoạn Thư, điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn qua xót xa. Lúc nói về Hoạn Thư thì ngôn ngữ của Kiều lại hết sức nôm na, bình dị. Nàng dùng những thành ngư quen thuộc “ kẻ cắp, bà già gặp nhau”, “kiến bò miệng chén” với những từ tiếng Việt đễ hiểu. Hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn, tiếng nói của nhân dân.
Đoạn thơ sau, còn lại trong đoạn trích là cuộc đối đáp giữa Kiều và Hoạn Thư trong cảnh báo oán “thoắt trông nàng đã chào thưa ... truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay”. Hành động và lời nói của Kiều biểu thị thái độ mỉa mai đối với Hoạn Thư. Nàng vẫn dùng cách xưng hô như hồi còn làm hoa nô cho nhà họ Hoạn, vẫn một điều “chào thưa”, hai điều “tiểu thư”. Cách xưng hô này trong hoàn cảnh giữa Kiều và Hoạn Thư đã có sự thay bậc, đổi ngôi là một đòn mỉa mai quất mạnh vào danh gia họ Hoạn. Trong lời nói của Kiều có cả giọng đay nghiến, câu thơ như dằn ra từng tiếng; từ ngữ được lặp lại, nhấn mạnh: (dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, mấy gan, đời xưa, đời nay, càng cay nghiệt, càng oan trái, ... ) cách nói này hoàn toàn phù hợp với dối tượng Hoạn Thư, phù hợp với con người “bề ngoài thơn thớt nói cười - bề trong nham hiểm giết người không dao”. Giọng điệu mỉa mai, đay nghiến của Kiều cho thấy nàng quyết trừng trị Hoạn Thư theo đúng quan niệm “mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”.
Trong lời nói, thái độ của Kiều, phút giây đầu Hoạn Thư có “hồn lạc phách xiêu” nhưng ngay trong hoàn cảnh ấy, Hoạn Thư vẫn kịp “liệu điều kêu ca”. đây quả là con người khôn ngoan, giảo hoạt. Lời “kêu ca” của Hoạn Thư thực chất là cách lí giải để gỡ tội cho mình.
Trước hết, Hoạn Thư dựa vào tâm lí thường tình của người phụ nữ để gỡ tội “rằng tôi chút phận đàn bà - ghen tuông thì cũng người ta thường tình”. Lí lẽ này đã xoá đi sự đối lập giữa Kiều và Hoàn Thư, đưa Kiều từ vị thế đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung “chút phận đàn bà”. Nếu Hoạn Thư có tội thì cũng là do tâm lí chung của giới nữ. “chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”. Từ tội nhân, Hoạn Thư đã biện bạch để mình trở thành nạn nhân của chế độ đa thê. Tiếp đến, Hoạn Thư kể lại “công” đã cho Kiều ra viết kinh ở gác Quan Âm và không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư:
“Nghĩ cho khi gác viết kinh
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”.
Cuối cùng, Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về mình, chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng khoan dung, độ lượng rộng lớn như trời biển của Kiều “còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.
Trước những lời kêu ca của Hoạn Thư, Kiều đã phải thừa nhận đây là con người “khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”. Hoạn Thư đã đưa Kiều tới chỗ khó xử “tha ra thì cũng may đời - làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen”. Nàng có răn đe Hoạn Thư nhưng rồi lại khoan dung độ lượng “đã lòng tri quá thì nên”. Hoạn Thư đã biết lỗi, đã xin tha thì Kiều cũng cư xử theo quan điểm triết lý dân gian “đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại”!
Qua cách lí lẽ để gỡ tội, có thể thấy Hoạn Thư “sâu sắc nước đời” đến “quỷ quái tinh ma”. Tuy nhiên, việc Hoạn Thư được tha bổng không hoàn toàn phụ thuộc vào sự “tự bào chữa” mà chủ yếu là do tấm lòng độ lượng của Kiều.
Đoạn “Thuý Kiều báo ân, báo oán” một lần nữa đã làm ngời lên tấm lòng vị tha, nhân hậu của người con gái họ Vương. Từ thân phận con người bị áp bức, đau khổ, Thuý kiều đã trở thành vị quan toà cầm cán cân công lý. Đoạn trích này là sự phản ánh khát vọng, ước mơ công lý chính nghĩa của thời đại Nguyễn Du. Đó cũng chính là ước mơ công lý chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: những con người bị áp bức, đau khổ vùng lên đòi sự công bằng cho chính họ - “ở hiến gặp lành, ở ác gặp ác”.

Tài liệu đính kèm:

  • docnhung_bai_van_hay_lop_9_tap_2.doc