Những bài văn Thuyết minh của lớp 9 - Trường THCS Ngô Mây

Những bài văn Thuyết minh của lớp 9 - Trường THCS Ngô Mây

Những bài văn Thuyết minh của lớp 9

thuyết minh

đề 1 : Một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương

cách trung tâm thành phố Cà Mau 4km,đi theo đường Lí Văn Lâm là đến vườn chim 19-5.Đương tiết xuân,khung cảnh vườn chim càng thêm trữ tình,thơ mộng.Hằng năm,cứ vào dịp tết,chim chóc lại tụ hội về đây như đã hò hẹn tự bao giờ

ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU

Bỏ lạnh sau lưng phố xá tấp nập để bước vào vườn chim,điều khiến tôi thích thú nhất đó là bầu k khí thanh bình.Chiều xuống,tiếng chim hót gọi bạn,tiếng chim đập cánh làm xôn xao cả khu rừng.

Vườn chim 19-5 đc xây dựng từ năm 1995 nhưng đến khỏan năm 1997 mới chính thức đi vào họat động.Trước đây,vườn chim thuộc Sở Lâm nghiệp quản lí,nhưng nay trự thuộc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh.Qua các lần mở rộng,hiện diện tích của công viên lên đến 18ha trong đó diện tích vườn chim 8ha.Ông Phạm Hòai Nam,Phó giám đốc vườn chim 19-5 cho biết:Lúc cao điểm ước tính có khỏang 10.000 con,trong đó cò,còng cọc chiếm 80%,số còn lại là vạc và các lòai chim khác.

Tuy nhiên,theo ông Lê Hồng Mãnh,Phó giám đốc phụ trách sinh vật cảnh vườn chim 19-5 thì chim quý ở Cà Mau nói chung và ở vườn này nói riêng như diệc,bồ nông khoang cô,sếu còn rất ít.Hằng năm có khỏang vài ba cặp chim quý như điên điển về đẻ trứng.Ở đây phần lớn các lọai chim sống sống ở đầm lầy như cò,còng cọc,vạc.Thỉnh thỏang có cả chim yến bay về tụ tập.Nhưng có lẽ lòai gây ấn tượng nhất ở nơi này là lòai hạc ( còn gọi là sếu).Hạc là loài hạc rất thiêng của ng Việt,luôn có biểu tượng ở các nơi tôn nghiêm thờ cúng trên mọi miền đất nước.Xưa kia sếu có nhiều ở VN.Nhưng từ năm 1952 thì chúng hòan tòan mất dạng ở vùng Đồng Tháp Mười.Sự biến mất của lòai sếu có thể do sự di dân ồ ạt của con ng và chiến tranh khiến môi trường sống thay đổi nên chúng bay đi nơi khác.Nhiều năm sau này ( chính xác là vào đầu năm 1998),sếu đã quy tụ đông đúc ở rừng tràm Tam Nông,huyện Tam Nông,tỉnh Đồng Tháp.Trong đó sếu đầu đỏ rất quý híêm.Rất tiếc ở vườn chim 19-5 cũng có rừng tràm nhưng sếu ít dừng chân ở đây bởi lẽ đơn giản: sếu chỉ sống ở vùng sinh thái tự nhiên cân bằng.

 

doc 554 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những bài văn Thuyết minh của lớp 9 - Trường THCS Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những bài văn Thuyết minh của lớp 9
thuyết minh 
đề 1 : Một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương 
cách trung tâm thành phố Cà Mau 4km,đi theo đường Lí Văn Lâm là đến vườn chim 19-5.Đương tiết xuân,khung cảnh vườn chim càng thêm trữ tình,thơ mộng.Hằng năm,cứ vào dịp tết,chim chóc lại tụ hội về đây như đã hò hẹn tự bao giờ 
ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU 
Bỏ lạnh sau lưng phố xá tấp nập để bước vào vườn chim,điều khiến tôi thích thú nhất đó là bầu k khí thanh bình.Chiều xuống,tiếng chim hót gọi bạn,tiếng chim đập cánh làm xôn xao cả khu rừng. 
Vườn chim 19-5 đc xây dựng từ năm 1995 nhưng đến khỏan năm 1997 mới chính thức đi vào họat động.Trước đây,vườn chim thuộc Sở Lâm nghiệp quản lí,nhưng nay trự thuộc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh.Qua các lần mở rộng,hiện diện tích của công viên lên đến 18ha trong đó diện tích vườn chim 8ha.Ông Phạm Hòai Nam,Phó giám đốc vườn chim 19-5 cho biết:Lúc cao điểm ước tính có khỏang 10.000 con,trong đó cò,còng cọc chiếm 80%,số còn lại là vạc và các lòai chim khác. 
Tuy nhiên,theo ông Lê Hồng Mãnh,Phó giám đốc phụ trách sinh vật cảnh vườn chim 19-5 thì chim quý ở Cà Mau nói chung và ở vườn này nói riêng như diệc,bồ nông khoang cô,sếucòn rất ít.Hằng năm có khỏang vài ba cặp chim quý như điên điển về đẻ trứng.Ở đây phần lớn các lọai chim sống sống ở đầm lầy như cò,còng cọc,vạc.Thỉnh thỏang có cả chim yến bay về tụ tập.Nhưng có lẽ lòai gây ấn tượng nhất ở nơi này là lòai hạc ( còn gọi là sếu).Hạc là loài hạc rất thiêng của ng Việt,luôn có biểu tượng ở các nơi tôn nghiêm thờ cúng trên mọi miền đất nước.Xưa kia sếu có nhiều ở VN.Nhưng từ năm 1952 thì chúng hòan tòan mất dạng ở vùng Đồng Tháp Mười.Sự biến mất của lòai sếu có thể do sự di dân ồ ạt của con ng và chiến tranh khiến môi trường sống thay đổi nên chúng bay đi nơi khác.Nhiều năm sau này ( chính xác là vào đầu năm 1998),sếu đã quy tụ đông đúc ở rừng tràm Tam Nông,huyện Tam Nông,tỉnh Đồng Tháp.Trong đó sếu đầu đỏ rất quý híêm.Rất tiếc ở vườn chim 19-5 cũng có rừng tràm nhưng sếu ít dừng chân ở đây bởi lẽ đơn giản: sếu chỉ sống ở vùng sinh thái tự nhiên cân bằng. 
VƯỜN CHIM GIỮA LÒNG PHỐ 
Đối với ng dân Cà Mau,vườn chim là một niềm tự hào.Tương lai k xa,Cà Mau sẽ là thành phố đầu tiên có một sân chim ở chung với cư dân.Vào những ngày nghỉ nhất là dịp Tết,vườn chim ở đây lại đầy ắp tiếng cười của du khách.Chưa hết,trong khuôn viên vườn chim còn có nhà hàng Trầu Cau đc nhiều đôi uyên ương chọn là nơi tổ chức ngày vui trọng đại nhất trong cuộc đời.Ở một địa phương như Cà Mau,việc tạo lập duy trì và mở rộng đc một điểm du lịch hấp dẫn như thế là đìêu rất quý,đáng khích lệ! 
Ở Cà Mau hịên còn hai khu rừng đước,rừng tràm cách thành phố Cà Mau khỏang 20-30 km,cũng tập hợp khá nhiều chim.Tuy nhiên,ngay giữa lòng thành phố chỉ có duy nhất điểm này là vườn chim. 
đề 2 : Một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hoá ẩm thực) của địa phương mình 
Đặc sản cà mau 
Món ăn là bỉêu diễn văn hóa một xứ sở.Món ăn ở Cà Mau mang đậm dấu ấn của vùng đất hoang sơ,trù phú.Sự chế bíên thường ít cầu kì,ít pha chế tinh vi,nhưng bản chất liệu quyết định k phải bất cứ nơi nào cũng có thể tìm đc dễ dàng. 
BA KHÍA MUỐI 
Rừng ngập mặn ở Cà Mau,nơi nào cũng có ba khía,nhưng nổi tiếng xưa nay vẫn là ba khía Rạch Quốc.Đong,đếm hoặc cân tùy theo phương thức mua bán từng lúc.Hoặc một tô,hoặc vài chục,hoặc nửa cân ,kí.giá cả chẳng gì làm đắt.Trước khi ăn,ba khía đc ngâm với nước cơm rồi đổ bỏ phần nước này,sau đó xé làm hai,làm tư,rồi làm tám.Giã ít tỏi,vài khúc ớt,đổ vài nửa mũông đường cát,cắc khỏang ba trái chanh.Chanh đc nặn vào tỏi,ớt và đường,hớt bỏ hột,quậy cho tan đều,rới lên ba khía. 
Giác trưa,đói bụng chẳng còn món nào ngon hơn ba khía với cơm nguội.Nhưng hãy từ từ,đừng quên cách ăn tuyệt diệu sau đây:lấy vỏ ba khía ( thường chứa nhìêu gạch,vàng tươi,thơm lưng) rồi dùng dĩa lùa cơm vào đầy vỏ,trộn đều cho hết gạch rồi trút ra chén.Một chén cơm trộn chừgn ba vỏ ba khía là vừa.Chưa hết,trong các ngoe ba khía đều chứa một bắp thịt nhỏ ( như đùi ếch).Nhai đập cả ngoe cũng đc,nhưng k ngon.Hãy dùng hàm răng cắn đứt hai đầu “ đùi thịt” này,sau đó để lại giữa hai hàm răng hút mạnh,như hút ốc len.Bắp thịt đùi ba khía chạy vào miệng vừa mặn mặn,cay cay,chua chua,ngọt ngọtthịt ba khía có khác gì thịt cua!Ai đến Cà Mau nhớ ăn một lần ba khía với cơm nguộinhớ đời! 
CÁ LÓC NƯỚNG TRUI 
Múôn ăn cá lóc nướng trui phải chọn vào tháng Chạp chụp đìa ( từ tháng 11 đến tháng 2 âm lịch),lúc này cá rất ngon,thân béo tròn,lòng cá tràn mỡ.Lựa loại cá nặng từ 400 – 500 gram,chặt sậy,hoặc tre,trúc xỏ lụi,rồi cắm cá xuống đất,đuôi chổng lên trời.Không nướng bằng lửa than mà bằng bổi khô như rơm,rậy,cỏ.Cứ tha hồ cho cá cháy thành than.Khi lửa tàn,lật cá nằm sấp lấy đũa cọc trên sống lưg từ đầu đến đuôi.Banh ra làm đôi,cá hãy còn khói bốc nghi ngút,với một mùi thơm đặt biệt! 
Nước mắm phải lựa lọai thật ngon,pha thêm ít đường,tỏi ớt và nửa trái chanh.Dùng bánh tráng cuốn với rau sống,dấp cá,rau thơm,rau cần,kèm theo chuối chát,khế,khóm xắt mỏng.Ăn cá lóc mà quên vài chai xị đế,lọai rượu Tân Lộc ngâm “Minh mạng thang” ới tắc kè thì thật thiếu điệu nghệ quá chừng!Nhất là khi đc ngồi trên bờ đìa,bờ chuối,gió thổi vi vu,nhất là gió chướng còn mang hơi rạ thơm nồng. 
LƯƠN ÚM LÁ NHÀU 
Người TQ gọi con lươn là “sâm đất”.Thật vậy,ăn lươn úm lá nhàu,vừa bổ,vừa mát,ít đau lưng.Lọai lươn cỡ 2- 3 con một kí,làm sạch.Lót cọn xả đập đập ở đáy xoong,sắp thêm ít lớp lá nhàu ( sửa sạch) rồi khoanh lươn tròn trong xoong cho gọn,bắt lên bếp.Đổ nước cốt dừa vào,đun sôi để lửa nhỏ cho lươn mềm 
Đậu phộng rang vàng giã nhỏ,tương tàu vắt bớt nước tán nhỏ,cho cả hai vào nửa chén nước cốt dừa ( nước nhất) thêm vào một ít muối,xả,ớt ( băm nhỏ),bột ngọt để làm nước chấm.Khi thấy da lươn bị nứt,lấy đũa bẻ lươn gãy là vừa ăn,đừng để quá chín. 
Múc lưon úm ra tô,để lá nhàu phía dưới,khoanh lươn gọn trong tô,chế lên vài ba muỗng nước cốt dừa ( nước nhất),rải đậu phộng rang giã nhỏ lên trên.Mùi thơm và vị béo của lươn úm lá nhàu,thưởng thức một lần mãi mãi khó quên!Nhớ ăn lúc còn nóng mới ngon.Cả hai thứ này đều mát gan bổ thận.Ăn lươn úm lá nhàu chớ uống bia.Dùng rượu đế Cái Tàu mới thật hấp dẫn khẩu vị. 
VỌP NƯỚNG CHẤM MUỐI TIÊU 
Món ăn này vừa mang hương vị đặc biệt,vừa mang nìêm vui bất tận cho khách tứ phương.Cà Mau giờ rất hiếm vọp vì nó trở thành món ăn quý hiếm.Lựa lọai vọp to,rửa sạch để ráo nước,sắp vào đĩa.Gia vị gồm muối tiêu chanh thêm bột ngọt,các lọai rau cải.Lò than cháy đều,đặt lên bàn,để vỉ nướng lên trên.Đặt vọp lên vỉ,có thể nhiều con một lúc.Khi tiệc đến lúc nào hứng thì món vọp nướng sẽ làm cho rôm rả hết ý!Lúc vọp há miệng là vừa chín tới,ăn rất ngon.Để lâu sẽ chín quá,khô nước,thịt dai ,nhạt nhẽo 
1001 món đặc sản Cà mau 
Cá lóc thuộc hèm,rắn bông súng nướng,tôm tái chanh,rùa rang muối,dơi quạ tiềm thuốc bắc,dơi quạ nấu cháo đậu xanh,rắn hổ xé phaynhững món đặc sản của ng Cà mau từ thời khẩn hoang cho đến bây giờ có thể kể vài trăm trang sách.
ĐỀN HÙNG 
"Dù ai đi ngược về xuôi, 
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba." 
Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. 
Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó. 
Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng. 
Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. 
Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương. 
Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông. 
"Dù ai đi ngược về xuôi, 
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba." 
Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. 
Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng  ... n cho nàng.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
	Đề 1: Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
* Gợi ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Vẻ đẹp, đức hạnh và số phận của Vũ Nương.
b. Thân bài:
- Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.
- Phẩm hạnh của Vũ Nương:
+ Thuỷ chung, yêu thương chồng (khi xa chồng ...)
+ Mẹ hiền (một mình nuôi con nhỏ ...)
+ Dâu thảo (tận tình chăm sóc mẹ già lúc yếu đau, lo thuốc thang ...)
- Những nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.
+ Cuộc hôn nhân bất bình đẳng.
+ Tính cách và cách cư sử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh.
+ Tình huống bất ngờ (lời của đứa trẻ thơ ...)
- Kết cục của bi kịch là cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
- Ý nghĩa của bi kịch: Tố cáo xã hội phong kiến.
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm.
b. Kết bài:
- Khẳng định lại phẩm chất, vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
 .....................................................................................................
	TIẾT 4-5: 
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
 -Ngô gia văn Phái-
A/ TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: 
1. Tác giả: 
Ngô gia văn Phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du làm quan thời Lê Chiêu Thống...
2.Tác phẩm: 
a/ Nội dung: phản ánh vẻ đẹp hào hùng của ngừơi anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và bè lũ bán nước Vua tôi nhà Lê.
b/ Nghệ thuật:
- Lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động. Thể loại tiểu thuyết viết theo lối chương hồi. Tất cả các sự kiện lich sử trên đều được miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
- Tác phẩm được viết bằng văn xuôi chữ Hán, có quy mô lớn đạt được những thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật , đặc biệt trong những lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử.
c/ Chủ đề: Phản ánh chân thực vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với lòng yêu nước, quả cảm, tài trí, nhân cách cao đẹp. Sự hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã của quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê.
B/ CÁC DẠNG ĐỀ:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn tóm tắt hồi 14: Đánh Ngọc Hồi quân Thanh bị thua trận. Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài (trích Hoàng Lê nhất thống chí )của Ngô Gia Văn Phái.
* Gợi ý: 
a/ Mở đoạn: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.
b/ Thân đoạn: 
- Nhận được tin cấp báo quân Thanh chiếm được thành Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và thân chinh cầm quân đi dẹp giặc.
- Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
c. Kết đoạn:
- Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ với lòng yêu nước quả cảm tài chí và sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê.
2. Dạng đề 5- 7 điểm:
 Đề 1: Phân tích ngắn gọn hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ ở hồi 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
* Gợi ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
- Giới thiệu chung về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ ở hồi 14.
b. Thân bài:
- Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
+ Nghe tin giặc chiếm thành Thăng Long, Quang Trung định thân chinh cầm quân đi ngay.
+ Chỉ trong vòng hơn một tháng lên ngôi Hoàng đế, đốc xuất đại binh ra Bắc gặp gỡ người Cống Sỹ ở huyện La Sơn, tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sỹ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
+ Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch.
+ Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người thể hiện qua cách xử trí với các tướng sỹ ở Tam Điệp 
- Ý chí quyết chiến, quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
- Tài dùng binh như thần.
+ Cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung làm cho giặc phải kinh ngạc
+ Vừa hành quân vừa đánh giặc
- Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận.
+ Vua Quang Trung thân chinh cầm quân
+ Đội quân không phải là lính thiện chiến, lại trải qua cuộc hành quân cấp tốc, không có thời gian nghỉ ngơi mà dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung trận nào cũng thắng lớn
c. Kết bài:
- Khẳng định lòng yêu nước, tài trí, mưu lược của người anh hùng Nguyễn Huệ.
C. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1. Dạng đề 2-3 điểm:
* Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
b. Thân đoạn:
- Giới thiệu nhóm tác giả Ngô Thì với hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. 
c. Kết đoạn: 
- Khẳng định giá trị và nội dung nghệ thuật của tác phẩm.
2. Dạng đề 5 -7 điểm:
Đề 1: Cảm nhận của em về sự thất bại của quân tướng nhà Thanh và số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước hại dân.
* Dàn bài:
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.
b. Thân bài:
- Sự thất bại của quân tướng nhà Thanh:
+ Tôn Sĩ Nghị là một tên tướng bất tài, kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch.
+ Không đề phòng, suốt ngày chỉ lo vui chơi, yến tiệc.
+ Khi quân Tây Sơn tấn công thì sợ mất mật, quân tướng ai nấy đều rụng rời sợ hãi xin hàng, ai nấy đều rụng rời sợ hãi hoảng hồn tan tác.
- Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước hại dân:
+ Đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược nên đã phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ di cầu cạnh van xin, không còn tư cách của một quân vương.
+ Chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc.
+ Tình cảnh của vua tôi nhà Lê trên đường tháo chạy.
+ Suy nghĩ của bản thân.
c. Kết bài:
 -	 Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
 ....................................................................................
TRUYỆN KIỀU
 Nguyễn Du
Tiết 6-7: TÁC GIẢ TÁC PHẨM
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Tác giả: Nguyễn Du
 - Bản thân.
 - Gia đình.
 - Thời đại.
 - Cuộc đời 
 - Sự nghiệp.
 - Tư tưởng- tình cảm.
2. Tác phẩm:
 - Hoàn cảnh sáng tác:
 - Xuất xứ
 - Tóm tắt tác phẩm.
B. CÁC DẠNG ĐỀ:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
	Đề 1: Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Truyện Kiều trong 20 dòng.
* Gợi ý:Tóm tắt truyện.
 Phần 1. Gặp gỡ và đính ước
- Chị em Thúy Kiều đi chơi xuân, Kiều gặp Kim Trọng ( bạn Vương Quan ) quyến luyến.
 - Kim Trọng tìm cách dọn đến ở gần nhà, bắt được cành thoa rơi, trò chuyện cùng Thuý Kiều, Kiều- Kim ước hẹn nguyền thề.
 Phần 2. Gia biến và lưu lạc
- Kim về hộ tang chú, gia đình Kiều gặp nạn. Kiều bán mình chuộc cha.
- Gặp Thúc Sinh, Chuộc khỏi lầu xanh . Bị vợ cả Hoạn Thư đánh ghen, bắt Kiều về hành hạ trước mặt Thúc Sinh.
 - Kiều xin ra ở Quan Âm Các, Thúc Sinh đến thăm, bị Hoạn Thư bắt, Kiều sợ bỏ trốn ẩn náu ở chùa Giác Duyên. Kiều rơi vào tay Bạc Bà, rồi lại rơi vào lầu xanh lần hai.
- Kiều gặp Từ Hải, được chuộc khỏi lầu xanh. Kiều báo ân báo oán. Bị mắc lừa HồTôn Hiến. Từ Hải chết. Kiều bị gán cho viên Thổ quan. Kiều nhảy xuống dòng Tiền Đường tự vẫn. Sư bà Giác Duyên cứu thoát về tu ở chùa.
Phần 3. Đoàn tụ 
- Sau khi hộ tang trở về được gả Thúy Vân, Kim vẫn khôn nguôi nhớ Kiều, tìm kiếm Kiều. Kim lập đàn lễ, gặp Kiều, gia đình sum họp. Kiều không muốn nối lại duyên xưa. Chỉ coi nhau là bạn. 
	Đề 2: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật Tác phẩm Truyện Kiều - Nguyễn Du.
* Gợi ý:
1. Nội dung: 
- Giá trị nhân đạo: Đề cao tự do, ước mơ đẹp về tình yêu; khát vọng công lí, khát vọng về quyền sống... Ca ngợi phẩm chất con người (Kiều: Đẹp, tài, trí, hiếu thảo, trung hậu, vị tha)
- Giá trị hiện thực: Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công. Tiếng nói lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
2. Nghệ thuật:
- Truyện Kiều là sự kết tinh tthành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ thể loại (Văn học dân tộc; thể thơ lục bát; nghệ thuật tự sự ; Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ; khắc hoạ tính cách , tâm lý con người).
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
	Đề 1: Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Du.
* Gợi ý:
 	 1. Bản thân.
 - Sinh 3.1.1766 (Năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng) Mất 16.9.1820. Tên chữ Tố Như hiệu Thanh Hiên.
 - Quê Tiên Điền, Nghi Xuân , Trấn Nghệ An. 10 tuổi mồ côi mẹ. 
 - Là một trong năm người nổi tiếng đương thời.
	2. Gia đình.
- Đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống khoa bảng. Có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ.
- Cha là Nguyễn Nghiễm - nhà văn - nhà nghiên cứu sử học- nhà thơ và từng làm tể tướng.
- Mẹ là Trần Thị Tần xuất thân dòng dõi bình dân, người xứ Kinh Bắc, là vợ thứ ba và ít hơn chồng 32 tuổi.
-Thuở niên thiếu Nguyễn Du chịu nhiều ảnh hưởng của mẹ.
 3. Thời đại.
- Cuối Lê đầu Nguyễn - thời kì phong kiến Việt Nam suy tàn , giai cấp thống trị thối nát, đời sống xã hội đen tối, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. Khởi nghĩa Tây Sơn.
 4. Cuộc đời.
- Từng làm quan cho nhà Lê, chống lại Tây Sơn nhưng thất bại, định trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh nhưng không thành, bị bắt rồi được thả.
- Sống lưu lạc ở miền Bắc, về quê ở ẩn, nếm trải cay đắng
- Năm 1802 làm quan cho triều Nguyễn, tài giỏi được cử đi xứ sang Trung Quốc hai lần.
 5. Sự nghiệp thơ văn.
- Ông để lại một di sản văn hóa lớn cho dân tộc:
	+ Thơ chữ Hán: Thanh Hiên Thi Tập, Bắc hành tạp lục, Nam Trung tạp ngâm.
	+ Thơ chữ Nôm: Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều),Văn chiêu hồn,Văn tế sống hai cô gái trường lưu.
 6. Tư tưởng tình cảm
- Đối với những kẻ thuộc tầng lớp trên, tướng lĩnh hay quan lại cao cấp Nguyễn Du vạch trần tội ác của chúng.
- Đối với những con người bất hạnh... ông dành hết tình thương đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
* Tóm lại:
- Sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du từ chữ Hán đến truyện Kiều, văn chiêu hồn đều sáng ngời Chủ nghĩa nhân đạo. Mặc dù sinh ra trong gia đình quý tộc, Nguyễn Du lăn lộn nhiều trong cuộc sống, yêu thương quần chúng, lắng nghe tâm hồn, nguyện vọng của quần chúng nên ông ý thức được những vấn đề trọng đại của cuộc đời.Với tài năng nghệ thuật tuyệt vời ông đã làm cho vấn đề trọng đại càng trở nên bức thiết hơn, da diết hơn, nóng bỏng hơn.Thơ Nguyễn Du dù chữ Hán hay Nôm đều đạt tới trình độ điêu luyện. Riêng truyện Kiều là một công hiến to lớn của ông đối với sự phát triển của văn học dân tộc.
- Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc- người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc- một danh nhân văn hóa thế giới.
- Thơ Nguyễn Du là niềm tự hào dân tộc – Niềm tự hào của văn học Việt Nam.
- Tố Hữu ca ngợi: Tiếng thơ ai động đất trời
 Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
 Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
 Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.”
-----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docST Nhung bai van hay cua HS lop 9.doc