Những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9

Những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9

 A - Lời nói đầu :

 - Trong đời giáo viên day cho HS biết làm một bài văn hay là khó nhất . Với 34 năm đi dạy và rất nhiều năm bồi dưỡng HS giỏi tôi có rút ra một số kinh nghiệm để các bạn tham khảo .Vì đây là tài liệu một phần do tôi biên soạn một phần là tài liệu thu thập và chỉnh sửa.Phần sắp xếp hơi lộn xộn .Nếu có gì cần trao đổi rút kinh nghiệm xin hãy liên hệ theo số điện thoại của tôi.

 B – Trình tự dạy như sau :

 I – Bài thứ nhất : - Cách phân tích giá trị biểu cảm của từ :

 1 – Sơ đồ cơ bản : Tiếng - từ -ngữ -câu

 - Tiếng có một lần phát âm .

 - Từ do một hay nhiều tiếng có nhĩa tạo thành .

 - Ngữ là nhiều từ tạo thành nhưng chưa diễn đạt ý trọn vẹn .

 - Câu là do nhiều từ +ngữ tạo thành diện đạt một ý trọn vẹn .

 2 - Phương pháp : - Khi phân tích giá trị biểu cảm của từ chúng ta phải theo các bước sau :

 a - Đặt từ đó trong câu để xác định văn cảnh .

 b - Phần giải thích phải năm vững từ đó là đơn hay ghép hay từ láy bởi vì :

 - Từ đơn từ ghép trong câu văn câu thơ thườ có nghĩa đen và nghĩa bóng .

 - Từ láy có sắc thái tu từ âm và thanh .

 c- Giá trị biểu cảm : là khi đọc từ đó lên tạo hình ảnh gì trước mắt người đọc . ( Tạo hình} Gợi cảm là tình cảm của tác giả như thế nào , từ đó gây cảm xuc gì cho người đọc nói chung và bản thân em nói riêng .

 

doc 263 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 906Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9
 A - Lời nói đầu :
 - Trong đời giáo viên day cho HS biết làm một bài văn hay là khó nhất . Với 34 năm đi dạy và rất nhiều năm bồi dưỡng HS giỏi tôi có rút ra một số kinh nghiệm để các bạn tham khảo .Vì đây là tài liệu một phần do tôi biên soạn một phần là tài liệu thu thập và chỉnh sửa.Phần sắp xếp hơi lộn xộn .Nếu có gì cần trao đổi rút kinh nghiệm xin hãy liên hệ theo số điện thoại của tôi.
 B – Trình tự dạy như sau :
 I – Bài thứ nhất : - Cách phân tích giá trị biểu cảm của từ :
 1 – Sơ đồ cơ bản : Tiếng - từ -ngữ -câu
 - Tiếng có một lần phát âm .
 - Từ do một hay nhiều tiếng có nhĩa tạo thành .
 - Ngữ là nhiều từ tạo thành nhưng chưa diễn đạt ý trọn vẹn .
 - Câu là do nhiều từ +ngữ tạo thành diện đạt một ý trọn vẹn .
 2 - Phương pháp : - Khi phân tích giá trị biểu cảm của từ chúng ta phải theo các bước sau :
 a - Đặt từ đó trong câu để xác định văn cảnh .
 b - Phần giải thích phải năm vững từ đó là đơn hay ghép hay từ láy bởi vì :
 - Từ đơn từ ghép trong câu văn câu thơ thườ có nghĩa đen và nghĩa bóng .
 - Từ láy có sắc thái tu từ âm và thanh .
 c- Giá trị biểu cảm : là khi đọc từ đó lên tạo hình ảnh gì trước mắt người đọc . ( Tạo hình} Gợi cảm là tình cảm của tác giả như thế nào , từ đó gây cảm xuc gì cho người đọc nói chung và bản thân em nói riêng .
 d- Thực hành :
 + Phân tích giá trị biểu cảm của từ đơn từ ghép :
 VD :Phân tích tư “nghiêng” trong câu thơ : nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng .
 trả lời:từ nghiêng là hình ảnh chiếc chày ngả về một phía theo nhịp của người giã gạo .
 còn từ nghiêng trong “giâc ngủ em nghiêng” có nghĩa đen là hình ảnh đứa bé nằm ngủ trên lưng mẹ đồng nghĩa với giấc ngủ không bình thường .
 + Giá trị biểu cảm :từ nghĩa đen và nghĩa bóng trên từ “nghiêng” đã tạo được một hình ảnh cụ thể sinh động về cuộc sống vất vả của người phụ nữ và trẻ em trong những năm chống Mỹ gợi cho tác giả và người đọc một tình cảm đau xót cho đòng bào vừa căm giận bọn cướp nước gây nên những cảnh khổ cực đó .
 +Phân tích giá trị biểu cam của từ láy :Khi phân tích ta cần xác định được các loại từ láy . có 3 loại :
 -từ láy thanh là từ tượng thanhbắt chước âm thanh sự vật tác động vào nhau . 
 * ví dụ :giải thích và phân tích từ “ầm ầm” trong đoạn trích “kiều ở lầu Ngưng Bích” . Trước hết ta phải đặt từ trong văn cảnh sau đó giải thích .Từ “ầm ầm” là bắt chước âm thanh tiếng sóng vỗ vào nhau ,vào bờ liên tiếp mạnh mẽ.
 Giá trị biểu cảm của nó :tạo nên được phong cảnh một vùng quanh năm có sóng vỗ . Những tiếng sóng đang vây quanh sự cô độc Nàng Kiều .Tiếng sóng như giằng xé níu kéo đe doạ báo trước bước đường dông tố của Nàng .
Từ láy nghĩa : là từ tượng hình có tác dụng làm tăng thêm nhấn mạnh giá trị từ gốc .
Vi dụ : giải thích và phân tích từ “lom khom” trong bài thơ Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan : Từ “Lom khom” là từ láy nghĩa nhằm tăng giá trị của từ khom . Từ đó tạo ra hình ảnh sinh động vài chú tiều nhỏ nhoi giữa không gian mênh mông chiều vắng . Gợi cho nhà thơ một nội niềm man mác trước cảnh chiều tà . Tìm người thấy người mà không thể trò chuyện được . Làm cho nỗi nhớ nhà lại càng trào dâng trong lòng thi sĩ .
-Từ láy âm :cũng gọi là từ tượng hình ,nhưng có tác dụng làm tăng thêm giá trị ý nghĩa bằng cách điệp vần hoặc phụ âm đầu 
ví du: giải thích và phân tích từ “quạnh quẽ” trong bài thơ Bến đò xuân đầu trại” của Nguyễn Trãi .
- Trước hêt ta đặt từ vào trong văn cảnh để giải thích và phân tích . Đây là từ láy âm có tác dụng làm tăng giá trị gợi cảm của phụ âm đầu .Từ tượng hình này tạo nên một hình ảnh rõ nét về một con đường dẫn đến bến đò ở thôn quê vắng vẻ,thưa thớt khách . Từ đó gợi nên một cảm giac yên bình ở nông thôn nước ta sau bao năm khói lửa .
 II – Bài thứ hai :Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ . 
1 – Phép so sánh (tu từ):
a-Định nghĩa :Khi nói và viết người ta đưa sự vật này ra đẻ đối chiếu với vật khác cốt làm cốt làm cho sự vật đươc mô tả cụ thể hơn sinh động hơn ,có hình ảnh và gây cảm xúc nhiều hơn .Câu so sánh bao giờ cũng có dụng ý nghệ thuật ,có hai vế ,vế so sánh và vế được so sánh .
 giữa hai vế thường có từ so sánh :như ,tựa bằng , đồng 
 Ví dụ : Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 A B
 b- Khi phân tích ta làm như sau : -cách viết :tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đem sự vật “A” so sánh vơi sự vật “B” để làm cho sự vật “A” được mô tả cụ thể hơn sinh động hơn từ đó gây cảm xúc cho tác giả và người đọc .
 -Bài tập :Trong câu thơ sau tác giả đã sử dụng phép tu từ gì ,nêu giá trị biểu cản của phép tu từ đó ?
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 (Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá)
* cách làm : Cách so sánh của nhà thơ Huuy Cận khá độc đáo vì tác giả đem hình ảnh “mặt trơi xuống biển”so sánh với hình ảnh “Hòn lửa” tạo nên buổi chiều trên biển thật cụ thể sinh động , đó là buổi chiều huy hoàng rực rỡ làm cho người đọc ngây ngất trước cảnh đẹp biển lúc hoàng hôn . từ đó thêm yêu quý đất nươc của chúng ta .
 2- Phép ẩn dụ :
a- Định nghĩa : Khi viết văn để cho sự biểu hiện đươc sâu sắc kín đáo ,người ta dùng những từ hay ngữ mà nghĩa đen đươc chuyển sang nghĩa bóng nhờ một sự so sánh ngầm . đó là cách thức ẩn dụ (ví ngầm) .
 Ví dụ : Thân em vừa tráng lại vừa tròn 
 (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
 -nghĩa đen :bánh trôi nước về màu sắc và hình dáng 
 -Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân hình đầy đặn .
b- Khi phân tích ta làm như sau :Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh (nghĩa đen) nhà thơ đã gợil cho người đọc hình dung được một hình ảnh khác thật sâu săc kín đáo đó là hình ảnh “Nghĩa bóng” từ đó gợi cảm xúc cho người đọc .
c- Bài tập :
 Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 ( Viễn Phương -Viếng lăng Bác)
Hãy xác định hình ảnh “mặt trời” nào là phép tu từ gọi tên phép tu từ đó ? 
Phân tích giá trị biểu cảm ?
cách viết :Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời”là một vầng thái dương “nghĩa đen” ,tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc ,tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ(nghĩa bóng) ,một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh .từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta .
3- Phép nhân hoá :
a- Định nghĩa : Khi viết và nói để cho sự vật thêm sinh động người ta gán cho chúng những suy nghĩ hành động , tình cảm như con người . Đó là phép nhân hoá .
 * Ví dụ : Con cá rô ơi chớ có buồn
 (Tố Hữu – Bác ơi)
b- bài tập : khi phân tích giá trị biểu cám của phép nhân hoá ta viết như sau :
 -Cách sử dụng biện pháp nhân hoá của nhà thơ khá độc đáo vì tác giả đã ganhanhf động (tình cảm) của con người cho sự vật để miêu tả sinh động hình ảnh từ đó gợi cảm xúc 
 -Thực hành : cho cau thơ sau :
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 ( Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá )
 -Tìm phép nhan hoá ?
 - phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ đó ?
- Cahs phân tích : Cách sử dụng tu từ nhân hoá của tác giả thật độc đáo vì Huy Cận đã gán hành động “cài then” cuả con người cho sóng và hành động “sập cửa” cho đêm để miêu tả sinh động hình ảnh màn đêm lan dần trên biển gợi nên một cảm giác thoải mái về đêm khi vũ trụ nghỉ ngơi .
4 – Phép hoán dụ : (cơ bản giống phép ẩn dụ ). 
III –Bài thứ ba : Phân tích tính nhạc và tính hoạ trong thơ :
Tính hoạ là gi ? Trong thơ thường có những bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ
Nóđược tạo bởi các biện pháp tu từ và các từ gợi tả . Các biên pháp tu từ về tư : so sánh , nhân hoá , ẩn dụ , hoán dụ ,tượng hình tượng thanh  Các biện pháp tu từ về câu điệp ngữ ,thậm xưng , đối lập tăng tiến ,câu hỏi tu từ 
-Vì vậy khi phân tích phải cho ngươi đọc thấy được hình ảnh gì hiện ra trước mắt ngươi họ và cảm nhận được điều gì ?
* ví dụ : Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điêm một vài bông hoa
 ( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
Ở đây tác giả đã đã sử dụng nghệ thuật đối lập đó là xanh và trắng , diện và điểm ( tận chân trời > <một vài bông ) tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp .
2- Tính nhạc trong thơ là gì ?
 Nhạc trong thơ được cấu tạo bằng nhịp điệu tiết tấu và sự thay đổi thanh .thơ khác văn xuôi ,vè là ở tính nhạc . Nhà thơ Tản Đà đã từng nói :
 Đàn là đàn ,thơ là thơ
 Thơ có nhạc đàn có tơ .
+ Vậy vần ở đâu ?
 -Những nguyên âm hẹp thường biểu hiện tâm trạng buồn , u uất ,bế tắc ,khó nhọc ,tủi hổ ( I, u , o  )
- Những nguyên âm rộng thường biểu hiện tâm trạng vui vẻ không gian bao la rộng mở cả xúc tự hào phấn khởi  (a ,ia , ưa )
 *ví dụ : Em không nghe mùa thu 
 Dưới trăng mờ thổn thức
 Em không nghe rạo rực 
 Hình ảnh kẻ chinh phu 
 Trong lòng người cô phụ
 (Tiếng thu - Lưu Trọng Lư )
Thanh bằng thường biểu hiện tâm trạng buồn , không gian yên bình 
Thanh trắc thường biểu hiện tâm trạng bế tăc , cùng quẩn 
 * vi du : Trời buồn làm gì trời rầu rầu 
 Anh yêu em xong anh đi đâu 
 Vắng tiếng gió suối thấy tiếng khóc 
 Một bụng một dạ một nặng nhọc
 Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi 
 Nghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗi.
 ( Hoài tình - Thế Lữ ) 
+ Nhịp điệu tiết tấu : -Nhịp điệu tiết tấu chính là nhạc của thơ nhờ sự lặp đi lặp lại cùng một chu kỳ về bằng - trắc ,về vần (nguyên âm và phụ âm ) .vì vậy nhiều bài thơ không có phép tu từ nào nhưng nhờ nhạc mà vân thơ trở nên xuất sắc .
 * ví dụ : Hôm qua đi chùa Hương 
 Hoa cỏ mờ hơi sương
 Cùng thầy me thức dậy 
 Em vấn đầu soi gương
 (Đi chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp )
Nhà thơ đã sử dụng nhiều thanh bằng và gieo vần “ương” đẻ tạo cho bài thơ có nhạc điệu .,có tiết tấu diễn tả cảnh thanh bình và tâm trạng vui tươi phấn chấn của cô gái mười lăm lần đầu đi chùa Hương .
IV – Bài thứ tư : Rèn luyện kỹ năng phân tích đề :
Đối với học sinh khi làm bài phải tuyệt đối theo yêu cầu của đề ra . vì vậy đọc kỹ đề là một vấn đề vô cùng quan trọng . Phải hiểu đề nắm chắc đề và tiến hành trình tự theo các bước sau :
Đọc đề bài : Học sinh phải đọc thật kỹ đề để có một cái nhìn khái quát nhất . Chú ý không để sót một chữ nào một chi tiết nào . Tránh hiểu sai đề dẫn đến làm lac đề . Khi đọc xong phải gạch chân những từ ,những chỗ quan trọng .
Phân tích đề : Một đề ra cho học sinh là đặt học sinh trước một tình huống có vấn đề .Nghĩa là phát hiện ra được cái vấ đề càn được giải quyết nằm trong đề bài . Kết cấu một đề bài đầy đủ thường có hai bộ phận :
Bộ phận thứ nhất : Đây là bộ phận chứa đựng những dữ kiện ,những điều nà đề bài cho biết trước .bộ phận này thường có những chi tiết sau :
-Lời dẫn giải , giới thiệu hay xuất xứ của phần trích hay một nhận định .
- phần đoạn trích hay nhận định .
* như vậy trong phần này hoc sinh phải gạch chân những từ then chốt để xác định được :
-Vấn đề cần phân tích ( có mấy ý chính ) .
- Giới hạn của đề  ... trống vắng vô buồn thương, như tan nát cả tâm hồn, chỉ còn lại “một mảnh tình riêng”. Lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ, của “trời non nước” tương phản với cái nhỏ bé của “mảnh tình riêng”, của “ta” với “ta” đã cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khác khi đứng trên cảnh Đèo Ngang đang lúc ngày tàn. Phải chăng đó là tâm trang nhớ quê, nhớ nhà của tác giả.
 “Dừng chân đứng lại trời non nước,
 Một mảnh tình riêng ta với ta”.
 “Qua Đèo Ngang” là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt bút. Thế giới thiên nhiên kỳ thú của Đèo Ngang như hiển hiện qua dòng thơ. Cảnh sắc hữu tình thấm một nỗi buồn man mác. Giọng thơ du dương, réo rắt. Phép đối và đảo ngữ có giá trị thẩm mỹ trong nét vẽ tạo hình đầy khám phá. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với tình yêu quê hương đất nước đậm đà qua một hồn thơ trang nhã. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu con người, nó là bài thơ một thời mà mãi mãi, bài thơ của Nước non.
Cảm nhận của em về người anh hung Nguyễn Huệ
Trong lịch sử và văn học nước nhà đã có bao nhiêu tác giả đã giành thời gian và công sức viết về người anh hung Nguyễn Huệ .Nhưng ấn tượng sâu sắc nhất đối với chúng ta đó là hình ảnh của ông tấn công ra bắc đại phá quân Thanh.
Đến với đoạn trích hồi 14 trong " Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì. Đoạn trích làm lộ rõ bản mặt của bọn xâm lược và bọn bán nước cầu vinh. Sự thất bại thảm hại của chúng đặc biệt làm nổi rõ tính cách của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ khí thế quật khởi thần tốc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn là hình tương người anh hùng tiếp nối lịch sử, tin vào lich sử chống giặc ngoại xâm cua dân tộc nhưng ngoài ra lai có tính cách riêng là người anh hùng có tấm lòng yêu nước nồng nàn có tinh thần nhân ái, thông minh tài chí tuyệt vời.
 Trước hết Nguyễn Huệ là người có tấm lòng nồng nàn yêu nước. Trước khi tiến quân ra Bắc ông đã truyền đi một lời dụ có khí thế như một bài hịch. Trong lời lệnh dụ này Nguyễn Huệ thể hiện rõ ý thức tự chủ dân tộc:" Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị." Lời lệnh dụ chính là sự tiếp nối tinh thần " Nam quốc sơn hà nam đế cư" từ thơ Lý Thường Kiệt tinh thần quyết chiên quyết thắng kẻ thù xâm lược và mang hòa khí " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn:" Các ngươi là những kẻ có lương tri nương năng hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn". Niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố hào hùng chủ quyền dân tộc của " Bình Ngô đại cáo".Rõ ràng lời dụ của Nguyễn Huệ mang tiếng nói của hồn thiêng sông núi.
Nguyễn Huệ là người có tinh thần quả quyết chí thông minh sáng suốt, có tài cầm quyền . Ngay cả những người trong triều đình Lê, những người đối lập với phong trào Tây Sơn cũng phải thừa nhận Nguyễn Huệ là người anh hùng dũng mãnh có tài cầm quân. Thể hiện ở khả năng biết địch biết ra. Nguyễn Huệ đã hiểu được chiến lược của quân Thanh vì chiếm được thành Thăng Long nhanh chóng nên ắt sẽ chủ quan khinh địch đặc biệt la trong nhưng ngày Tết vì thế vua Quang Trung đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc đánh một trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Ông không chỉ có tài phán đoán mà còn có tài điều binh khiển tướng. Ông biết tập chung vào các điểm then chốt trực tiếp chỉ huy các trận đánh chiến thuật. Vua Quang Trung rất linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, lúc thì nghi binh thanh thế. Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn chiến lược lúc xuất quân ông đã định trước ngày chiến thắng trở về:" Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh." Đang đi đánh giặc mà lòng đã nghĩ tới mối quan hệ hai nước và đời sống nhân dân 2 dân tộc:" Nhưnng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 lần nước mình, sau khi thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy.Quả thực hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt vào thành Thăng Long sớm trước 2 ngày và chiếc áo bào đỏ sạm đen khói súng. Vị vua đó đã trở thành niềm tự hào của con dân đất Việt.
Mấy trăm năm đã trôi qua nhưng mỗi lần đọc” lại Hoàng Lê nhất thống chí” ta như thấy cuộc hành quân thần tốc vừa mới đâu đây.Tự hào với truyền thống của dan tộc ta nguyễn sống làm sao cho không hổ thẹn với cha ông.
Ý NGHĨA NHAN ĐỀ MỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9
1.Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
- Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới,đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.
- Tên bài thơ gợi chủ đề tác phẩm: viết về tình đồng chí ở những người lính trong chống Pháp- những con người nông dân ra lính. Với họ tình đồng chí là một tình cảm mới mẻ.
- Tình đồng chí là cốt lõi,là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng, trong bài thơ tác giả đã tập trung làm nổi bật nội dung này.
- Là nốt nhấn và là lời khẳng định về tình đồng chí.
2.Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật:
- Nhan đề làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ- hình ảnh những chiếc xe không kính.
- Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “Bài thơ” tưởng như rất thừa những là sự khẳng định chất thơ của hiện thực,của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm,vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh.
3.Truyện ngắn “Làng”của Kim Lân:
Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân-làng nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân, người ta không thêt yêu nước nếu không yêu làng.
Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.
Đặt tên “Làng” vì đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: Tình cảm với quê hương, với đất nước.
Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình,nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến là quê hương đất nước thu nhỏ.
Nhan đề Làng gọi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.
Vì vậy, nhan đề tác phẩm rất hay và giàu ý nghĩa.
4. “LẶNG LẼ SA PA” của Nguyễn Thành Long:
Khi nhắc đến Sapa người ta thường nghĩ ngay đến vẻ yên tĩnh của một nơi nghỉ ngơi lý tưởng.
Sa pa lạng lẽ, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.
Tạo ra sự đối lập nhan đề tác phẩm tác giả muốn làm nổi bật nội dung, ý nghĩa ma tác giả muốn gửi gắm.
Qua nhan đề tác phẩm, tác giả muốn gửi đến mọi người thong điệp: “Trong cái không khí lặng im của Sa pa. Sa pa mà ta nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngời lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.”
5.TRUYỆN NGẮN “NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI”CỦA LÊ MINH KHUÊ:
- Hình ảnh ngôi sao xa xôi thường biểu tượng cho acis đẹp, sự trong sáng, biểu tượng cho tương lai rực rỡ.
- Những ngôi sao xa xôi trong truyện chính là những cô gái, biểu tượng cho vẻ đẹp anh hung của những cô thanh niên.
- ở họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp, có sức tỏa sáng kì diệu nhưng không rực rỡ, chói chang.
- Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu chúng ta mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì. Các chị xứng đáng là “Những ngôi sao xa sôi” trên đỉnh Trường Sơn, những ngôi sao dẫn đường cho dân tộc Việt nam đi tới thắng lợi.A
Cảm nhân về đoạn thơ cuối bài nói với con
 Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
 Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.
 Người đồng mình thương lắm con ơi
 ...........Không lo cực nhọc
 Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt wa bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hưong : "không chê...không chê....không lo" dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ.
Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:
 Người đồng mình thô sơ da thịt
 .......Nghe con
 Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn... nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến.
 Bài thơ có giọng điệu nhò nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống .
__________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuyen chon nhung kinh nghiem boi duong HSG van 9.doc