Nội dung tham khảo ôn tập Ngữ văn 9 vào lớp 10 THPT năm học 2012 - 2013

Nội dung tham khảo ôn tập Ngữ văn 9 vào lớp 10 THPT năm học 2012 - 2013

NỘI DUNG THAM KHẢO

ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2012-2013

I. Văn bản:

- Truyện Kiều (Nguyễn Du)

- Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

- Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)

- Đồng Chí (Chính Hữu)

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

- Bếp lửa (Bằng Việt)

- Ánh trăng (Nguyễn Duy)

- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

- Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

- Sang thu (Hữu Thỉnh)

- Nói với con (Y Phương)

- Làng (Kim Lân)

- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

- Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng)

- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)

* Yêu cầu:

- Đọc thuộc lòng và tóm tắt được văn bản.

- Hiểu được tác giả, tác phẩm và ý nghĩa của các văn bản.

- Nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản – Biết phân tích

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung tham khảo ôn tập Ngữ văn 9 vào lớp 10 THPT năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG THAM KHẢO
ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2012-2013
I. Văn bản:
- Truyện Kiều (Nguyễn Du)
- Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
- Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
- Đồng Chí (Chính Hữu)
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
- Bếp lửa (Bằng Việt)
- Ánh trăng (Nguyễn Duy)
- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
- Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
- Sang thu (Hữu Thỉnh)
- Nói với con (Y Phương)
- Làng (Kim Lân)
- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
- Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng)
- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
* Yêu cầu:
- Đọc thuộc lòng và tóm tắt được văn bản.
- Hiểu được tác giả, tác phẩm và ý nghĩa của các văn bản.
- Nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản – Biết phân tích
II. Tiếng Việt:
* Từ vựng:
- Các phép tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).
+ Nhận diện các phép tu từ trong một văn bản.
+ Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
- Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình:
+ Nhận diện được các từ vựng trong văn bản.
+ Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ trong văn bản.
* Ngữ pháp:
- Các thành phần câu (khởi ngữ và các thành phần biệt lập)
+ Hiểu khái niệm, đặc điểm.
+ Nhận biết và hiểu tác dụng của các thành phần câu trong văn bản.
+ Biết cách sử dụng các thành phần câu trong nói và viêt.
- Nghĩa tường minh và hàm ý:
+ Hiểu khái niệm, nhận biết và hiểu tác dụng của nghĩa tường minh và hàm ý trong văn bản.
+ Biết điều kiện sử dụng hàm ý trong câu và cách sử dụng hàm ý phù hợp với tình huống giao tiếp.
* Hoạt động giao tiếp:
- Các phương châm hội thoại:
+ Hiểu khái niệm.
+ Biết vận dụng vào thực tiễn giao tiếp.
+ Nhận biết và sửa lỗi về phương châm hội thoại trong giao tiếp.
- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
+ Hiểu khái niệm.
+ Nhận biết và hiểu tác dụng của cách dẫn trong văn bản.
+ Biết chuyển đổi câu theo lối dẫn trực tiếp và gián tiếp.
III. Làm văn:
* Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản:
- Phép phân tích và tổng hợp:
+ Hiểu khái niệm đặc điểm.
+ Nhận biết và hiểu tác dụng của phép phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
+ Biết viết đoạn văn, bài văn nghị luận theo phép phân tích và tổng hợp.
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn:
+ Hiểu tác dụng của liên kết câu và liên kết đoạn văn.
+ Nhận biết các phép liên kết trong các văn bản nghị luận.
+ Biết viết đoạn văn, bài văn nghị luận có sử dụng các phép liên kết.
* Các kiểu văn bản:
- Văn nghị luận xã hội (nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống, về vấn đề tư tưởng, đạo lý).
- Văn nghị luận văn học (nghị luận về tác phẩm truyện, thơ).
Yêu cầu:
- Hệ thống hóa những hiểu biết cơ bản về văn nghị luận: đặc điểm, nội dung, hình thức, cách tạo lập, cách tóm tắt.
- Hiểu và phân biệt được bài văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học.
- Nắm được yêu cầu, bố cục, cách xây dựng đoạn và lời văn trong một bài văn nghị luận xã hội hoặc nghị luận văn học.
- Biết viết, trình bày bài văn nghị luận xã hội hoặc nghị luận văn học.

Tài liệu đính kèm:

  • docchua theo bo de khoi 9.doc