Nội dung và phương pháp dạy ôn tuyển sinh vào THPT văn học Việt Nam hiện đại

Nội dung và phương pháp dạy ôn tuyển sinh vào THPT văn học Việt Nam hiện đại

“ Dạy học là một nghệ thuật”. Vì vậy, trong thực tế giảng dạy, mỗi GV có một cách ôn thi tuyển sinh khác nhau, song đều chung mong muốn học sinh các em đạt kết quả thi tốt nhất. Có thể có nhiều cách như:

- Ôn theo phân phối chương trình; từ kiến thức cơ bản đến các dạng câu hỏi, bài tập.

- Ôn theo cách chia 3 mảng kiến thức: văn bản, tiếng việt, tập làm văn. Trong văn bản lại chia thành các đơn vị kiến thức: Văn học trung đại, văn học hiện đại, văn học nước ngoài, văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận.

- Ôn Tiếng việt, Tập làm văn kiến thức cơ bản trước, sau đó ôn các văn bản theo giai đoạn văn học, kết hợp với luyện đề, tích hợp với Tiếng việt và Tập làm văn.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung và phương pháp dạy ôn tuyển sinh vào THPT văn học Việt Nam hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY ÔN TUYỂN SINH VÀO T.H.P.T
VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
“ Dạy học là một nghệ thuật”. Vì vậy, trong thực tế giảng dạy, mỗi GV có một cách ôn thi tuyển sinh khác nhau, song đều chung mong muốn học sinh các em đạt kết quả thi tốt nhất. Có thể có nhiều cách như:
Ôn theo phân phối chương trình; từ kiến thức cơ bản đến các dạng câu hỏi, bài tập.
Ôn theo cách chia 3 mảng kiến thức: văn bản, tiếng việt, tập làm văn. Trong văn bản lại chia thành các đơn vị kiến thức: Văn học trung đại, văn học hiện đại, văn học nước ngoài, văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận.
- Ôn Tiếng việt, Tập làm văn kiến thức cơ bản trước, sau đó ôn các văn bản theo giai đoạn văn học, kết hợp với luyện đề, tích hợp với Tiếng việt và Tập làm văn.
Từ thực tế giảng dạy, đồng thời nhận được sự định hướng chỉ đạo trực tiếp chuyên môn của Sở, tôi xin phép được trao đổi vấn đề: Nội dung và phương pháp dạy ôn Văn học hiện đại Việt Nam.
Tầm quan trọng: Có thể nói, đây là mảng văn bản chiếm dung lượng lớn trong chương trình SGK Ngữ văn 9 hiện hành với: 11 văn bản thơ (trong đó có 2 văn bản đọc thêm); 4 văn bản truyện ( trong đó có 1 văn bản đọc thêm).
Lưu ý: Các văn bản đọc thêm theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD không ra đề thi với mức độ đại trà.
CĂN CỨ ĐỂ ÔN THI VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Ôn thi căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng. 
 Đây là yếu tố cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức và sau từng giai đoạn học tập trong cấp học. Khi ôn tập, cần bao quát chương trình đã học, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản ở mỗi đơn vị bài học. Cụ thể:
Nắm được kiến thức cơ bản về: văn bản văn học Việt Nam, văn bản văn học nước ngoài, văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng (theo phân phối chương trình THCS ban hành năm học 2011- 2012).
	- Kĩ năng cần đạt: 
+ Nhớ những nét chính về các tác giả, tác phẩm, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. 
+ Với tác phẩm truyện: biết tóm tắt và nhớ chi tiết tác phẩm; nắm vững tình huống truyện, cốt truyện và chủ đề của truyện, đặc điểm nhân vật, ý nghĩa tác phẩm; cảm nhận, phân tích được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
+ Với tác phẩm thơ: thuộc tác phẩm, mạch cảm xúc chính, ý nghĩa nội dung, nắm vững, hiểu và phân tích nghệ thuật độc đáo của từng bài thơ, đoạn thơ của từng tác giả.
+ Biết hệ thống nội dung, nghệ thuật các tác phẩm thành những vấn đề có tính khái quát.
+ Trình bày được những cảm thụ về nghệ thuật, nội dung tác phẩm hoặc chi tiết nghệ thuật đặc sắc, tích hợp với Tiếng Việt, Tập làm văn.
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN
Khái quát đặc điểm chung
a. Dạy thơ hiện đại Việt Nam
VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM SAU 1945
1. Hoàn cảnh ra đời
Thơ Việt Nam sau cách mạng tháng Tám được viết trong bối cảnh hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và công cuộc xây dựng đất nước sau hòa bình.
2. Nội dung phản ánh
Các bài thơ đã đề cập đến hiện thực lớn lao của đất nước: hiện thực chiến đấu và xây dựng; nhưng tập trung nhiều nhất ở những tình cảm cao đẹp của con người: tình yêu nước, yêu lao động, tình đồng chí, tình quê hương, tình cảm với cha mẹ, gia đình, làng xóm, với lãnh tụ...
3. Nhân vật trữ tình trong thơ
Là chủ thể cảm xúc trong mỗi bài thơ, hiện thân của cái tôi tác giả, trực tiếp bộc lộ những tâm tư, tình cảm, tư tưởng, thái độ trước hiện thực được nói tới. Mỗi bài thơ là một nét cảm xúc của nhân vật trữ tình, tạo nên một giọng điệu riêng cho mỗi bài. Những tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình gửi vào thế giới hình ảnh thơ và được thể hiện hết sức tinh tế và đa dạng. 
Không nên đồng nhất nhân vật trữ tình với tác giả, bởi tiếng nói của nhân vật trữ tình trong thơ không chỉ là tiếng nói của cá nhân mà còn có ý nghĩa đại diện, tiêu biểu.
4. Các thể thơ
4.1. Thơ luật
Thơ bị ràng buộc bởi những quy tắc nhất định về số câu, số chữ, đối, niêm,... như: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn,...
4.2. Thơ tự do
Không bị ràng buộc bởi những quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm, luật; có vần, nhịp, có phân dòng thơ, khổ thơ.
4.3. Thơ văn xuôi
Thơ được viết như văn xuôi, không phân dòng, thường không có vần, chất thơ được tạo nên bởi cấu tứ và suy tưởng giàu sức khêu gợi.
5. Các đề tài chính
- Các bài thơ viết về hình ảnh người lính.
- Các bài thơ viết về tình cảm gia đình.
- Các bài thơ viết về thiên nhiên, đất nước, lãnh tụ và con người lao động mới.
 b. Dạy truyện hiện đại Việt Nam
 VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM SAU 1945
1. Giá trị nội dung và nghệ thuật
1.1. Nội dung
Các tác phẩm đề cập đến vẻ đẹp của con người Việt Nam qua các thời kì lịch sử, chủ yếu là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Vẻ đẹp nổi bật là tình yêu quê hương đất nước; yêu cuộc sống và con người, được biểu hiện một cách phong phú, đa dạng, sinh động và chân thực.
Đặc biệt, các tác phẩm đều toát lên tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam với những tình cảm vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại: lòng yêu quê hương gắn bó với những vẻ đẹp bình dị, tình cha con sâu nặng thắm thiết trong cảnh ngộ xa cách do chiến tranh, nét trong sáng, mơ mộng, lòng nhiệt thành của những người thanh niên trong công cuộc chiến đấu, lao động xây dựng đất nước,...
Qua đó, các tác phẩm giúp người đọc hình dung phần nào không khí đất nước những ngày khói lửa chiến tranh và xây dựng cuộc sống mới khi hòa bình lập lại mà ở đó, mỗi con người đều biết sống đẹp, sống có ý nghĩa.
1.2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng tình huống: nhân vật được đặt vào những hoàn cảnh đặc biệt để bộc lộ tính cách một cách sắc nét, tự nhiên, hấp dẫn.
- Lối kể chuyện phù hợp: thường là người kể chuyện thuộc ngôi thứ ba như một người chứng kiến đứng ở ngoài kể lại.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thế giới nhân vật phong phú, đa dạng vừa có nét đẹp chung của những con người Việt Nam yêu nước, thủy chung, nghĩa tình, vừa có những nét cá tính độc đáo tạo ấn tượng khó phai. Nét đẹp tâm hồn của họ luôn lấp lánh ánh sáng của thời đại. Đặc biệt, các truyện ngắn giai đoạn này chú trọng và miêu tả thành công diễn biến tâm trạng phức tạp, khám phá thế giới nội tâm phong phú, biện chứng của các nhân vật trong những tình huống và hoàn cảnh sống khác nhau, thể hiện bằng nhiều thủ pháp đa dạng như độc thoại nội tâm, đối thoại, cử chỉ, hành động,...
2. Một số điểm lưu ý về nghệ thuật tự sự
2.1. Tình huống truyện:
- Là tình thế nảy ra truyện, từ đó thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.
- Truyện ngắn đích thực chỉ chứa đựng một tình huống.
2.2. Chi tiết
Là cảnh, là người, là ý nghĩ, giọng nói, việc làm của nhân vật. Chi tiết góp phần thể hiện chủ đề. 
Truyện ngắn hay phải có những chi tiết đắt giá, chi tiết phát sáng – tức không chỉ chân thực mà còn đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, một năng lực tưởng tượng của tác giả về cuộc sống con người. Chi tiết có vai trò quan trọng. Chi tiết là cái làm cho tư tưởng mang được máu thịt, hơi thở của cuộc sống ( Lê Minh Khuê). Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn là như vậy ( M.Gorki).
2.3. Kết cấu
Là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm (sự tiếp nối, tương quan giữa các bộ phận, các phần). Truyện ngắn luôn tô đậm cái mở đầu và kết thúc. Truyện ngắn hiện đại có xu hướng tìm ra nhiều cách kết thúc cho một câu chuyện.
Các tác phẩm cụ thể
 2.1. Kiến thức cần đạt
Lưu ý: GV không dạy lại, mà tiết dạy mang tính chất kiểm tra đánh giá lại việc lĩnh hội kiến thức của HS
a. Về tác giả: 
 * Tiêủ sử, cuộc đời
 * Sự nghiệp sáng tác: + Phong cách sáng tác
 + Nội dung, đề tài
 + Các tác phẩm tiêu biểu
 * Các nhận định đánh giá (nếu có)
 GV có thể phát vấn kiểm tra nhanh, hoặc kiểm tra bằng hình thức cho HS làm bài tập viết đoạn thuyết minh giới thiệu về tác giả...
b. Về tác phẩm : Căn cứ trên chuẩn kiến thức, kĩ năng.
 - Tác phẩm thơ : 
 + Hoàn cảnh sáng tác: bối cảnh lịch sử chung, hoàn cảnh riêng ( Lưu ý phân biệt hoàn cảnh sáng tác với xuất xứ)
 + Nội dung
 + Nghệ thuật
 + Ý nghĩa văn bản
VD: Dạy bài thơ “Đồng chí”
 1. Hoàn cảnh sáng tác : 
- Bài thơ Đồng chí được sáng tác đầu năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc quân và dân ta đánh thắng cuộc tiến công quy mô lớn của quân Pháp cuối năm 1947. Nhà thơ Chính Hữu lúc đó là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, cùng đơn vị của mình tham gia chiến đấu suốt chiến dịch. Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Bài thơ là sự thể hiện những tình cảm tha thiết, sâu sắc của nhà thơ với những người đồng chí, đồng đội của mình.
 2. Nội dung :
- Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp :
+ Cùng chung cảnh ngộ - vốn là những người nông dân ngheò từ những miền quê hương nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá.
+ Cùng chung lí tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ Quốc.
- Những biểu hiện của mối tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ :
+ Chung một nỗi niềm nhớ về quê hương
+ Sát cánh bên nhau bất chấp những gian khổ thiếu thốn.
 3. Nghệ thuật :
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành.
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hoà, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.
 4. Ý nghĩa văn bản :
 Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ.
- Tác phẩm truyện: 
 + Hoàn cảnh sáng tác: bối cảnh lịch sử chung, hoàn cảnh riêng
 + Tóm tắt
 + Nội dung
 + Nghệ thuật
 + Ý nghĩa văn bản
 Trong quá trình ôn luyện, GV có thể có nhiều hướng tiếp cận khác nhau, song phải đảm bảo được các nội dung yêu cầu trên. GV nên khái quát nội dung kiến thức bằng sơ đồ tư duy để HS dễ nắm, dễ nhớ.
2.2. Luyện đề:
- GV cần lựa chọn các dạng câu hỏi, bài tập tiêu biểu; bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng; đảm bảo tích hợp 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn; dựa trên các mức độ đánh giá về chuẩn kiến thức, kĩ năng: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Các câu hỏi, bài tập phải rõ ràng, cụ thể, phù hợp với mức độ HS đại trà của thi tuyển sinh.
 D.MỘT SỐ DẠNG ĐỀ HAY GẶP TRONG THI TUYỂN SINH
- Thi theo hình thức tự luận. 
- Thời gian 120 phút.
- Các dạng bài tập:
+ Phát hiện, sử dụng các đơn vị kiến thức tiếng Việt. 
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Tóm tắt văn bản.
+ Chép thơ và cảm thụ thơ.
+ Phân tích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.
+ Phân tích một chi tiết nghệ thuật, một phần, một khía cạnh của tác phẩm. 
+ Phân tích tác phẩm hoặc nhân vật.
+ So sánh các tác phẩm.
+ Viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội...
Chú ý: Trong các bài tập tự luận, GV cần hướng dẫn học sinh tích hợp kiến thức của 3 phân môn.
Thông thường đề gồm 3 câu:
Câu 1 (2 điểm) ở mức độ đánh giá nhận biết, thông hiểu.
+ Về thơ: Cho một câu thơ, chép các câu tiếp theo; nêu tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác; giải nghĩa cụm từ trong đoạn thơ ; phát hiện các đơn vị kiến thức Tiếng Việt; tìm tác phẩm cùng viết về một chủ đề so sánh với nhau; giải nghĩa sự độc đáo của nhan đề bài thơ...
 + Về truyện: Cho một đoạn văn cụ thể; nêu tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác; nêu phương thức biểu đạt; phát hiện các đơn vị kiến thức Tiếng Việt, Tập làm văn hoặc tóm tắt tác phẩm...
- Câu 2 (3 điểm) ở mức độ đánh giá vận dụng thấp.
 Thông thường là các đề nghị luận xã hội ( có thể đưa thẳng vấn đề nghị luận như: môi trường, an toàn giao thông...hoặc trên cơ sở một văn bản trong chương trình học bàn về một vấn đề nào đó như: hành trang của thanh niên khi bước vào thế kỉ mới, phong cách giản dị của Hồ Chí Minh...) Yêu cầu viết đoạn văn ngắn, giới hạn độ dài, trong đoạn yêu cầu sử dụng các đơn vị kiến thức Tiếng Việt, Tập làm văn như: lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp, khởi ngữ, các thành phần biệt lập, các phép liên kết câu...
Câu 3 (5 điểm) ở mức độ đánh giá vận dụng cao
 Thông thường là các đề dạng nghị luận văn học: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; nghị luận về tác phẩm truyện (chủ yếu là nghị luận về nhân vật văn học); hoặc đưa ra một nhận định về tác phẩm, về nhân vật yêu cầu phân tích làm sáng tỏ cho nhận định đó...
Lưu ý: Khi ôn luyện các tác phẩm cụ thể GV nên chú ý luyện kĩ năng cho HS trên cơ sở các mức độ đánh giá.
VD: Ôn văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
BT nhận biết:
 Cho câu thơ :
“Không có kính rồi xe không có đèn”
....
a. Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh khổ thơ.
b. Cho biết đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
BT thông hiểu
 Từ “trái tim” trong câu thơ “ Chỉ cần trong xe có một trái tim” được dùng với nghĩa như thế nào?
BT vận dụng thấp
 Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu, trong đó có sử dụng thành phần biệt lập tình thái ( gạch chân) phân tích hình ảnh người lính lái xe trong hai câu thơ:
 ...Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
BT vận dụng cao
 Cảm nhận của em về thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng chống Mĩ qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
MỘT SỐ HÌNH THỨC KIỂM TRA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH ÔN LUYỆN
Ôn tác giả, thuộc thơ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm:
+ Nhóm 2 HS kiểm tra chéo nhau, có thể chơi trò chơi khoanh số...
+ GV tổ chức trò chơi “Đối mặt”...
+ Kiểm tra với hình thức bốc thăm...
Ôn phân tích nội dung, nghệ thuật văn bản bằng sơ đồ tư duy...
Khi luyện kĩ năng viết đoạn, viết bài, GV cần chấm, chữa bài cụ thể bằng nhiều hình thức để HS xác định được mức độ bài làm của mình...

Tài liệu đính kèm:

  • docÔN THI TUYỂN SINH VH.doc