Ôn luyện tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn

Ôn luyện tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.

 (Lê Anh Trà)

1,Phân tích sự tiếp thu văn hoá nhân loại của chủ tịch HCM để tạo nên một nhân cách ,một lối sống rất VN,rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới,rất hiện đại.

 * Hoàn cảnh:Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ của mình ,chủ tịch HCM đã qua nhiều nơi,tiếp xúc nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây.Người có hiểu biết sâu sắc về nền văn hoá các nước châu Á,châu Âu,châu Phi,châu Mỹ.Để có được vốn tri thức sâu rộng ấy,Bác đã:

- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (Người nói thạo nhiều thứ tiếng như Anh,Pháp,Hoa,Nga.).

- Qua công việc,qua lao động,mà học hỏi (Người lamg nhiều nghề để sống)

- Học hỏi,tìm hiêu đến mức sâu sắc.

 Điều quan trọng là người đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:

- Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.

- Tiếp thu mọi cái hay,cái đẹp,đồng thơi phê phán cái hạn chế, tiêu cực.

- Trên nề tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được)

- Động lực thúc đẩy B tìm hiểu nền văn hoá dân tộc và văn hoá thế giới là xuất phát từ khát vọng cứu nước cứu dân.

2,Nét đẹp trong lối sống thanh cao mà giản dị của chủ tịch HCM.

 * Ở cương vị lãng đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng chủ tịch HCM có một lối sống vô cùng giản dị:

 

doc 15 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn luyện tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phong cách hồ chí minh.
 (Lê Anh Trà)
1,Phân tích sự tiếp thu văn hoá nhân loại của chủ tịch HCM để tạo nên một nhân cách ,một lối sống rất VN,rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới,rất hiện đại.
 * Hoàn cảnh:Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ của mình ,chủ tịch HCM đã qua nhiều nơi,tiếp xúc nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây.Người có hiểu biết sâu sắc về nền văn hoá các nước châu á,châu âu,châu Phi,châu Mỹ.Để có được vốn tri thức sâu rộng ấy,Bác đã:
Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (Người nói thạo nhiều thứ tiếng như Anh,Pháp,Hoa,Nga...).
Qua công việc,qua lao động,mà học hỏi (Người lamg nhiều nghề để sống)
Học hỏi,tìm hiêu đến mức sâu sắc.
 Điều quan trọng là người đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
Tiếp thu mọi cái hay,cái đẹp,đồng thơi phê phán cái hạn chế, tiêu cực.
Trên nề tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được)
Động lực thúc đẩy B tìm hiểu nền văn hoá dân tộc và văn hoá thế giới là xuất phát từ khát vọng cứu nước cứu dân.
2,Nét đẹp trong lối sống thanh cao mà giản dị của chủ tịch HCM.
 * ở cương vị lãng đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng chủ tịch HCM có một lối sống vô cùng giản dị:
 - Nơi ở,nơi làm việc đơn xơ: “Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao” như cảnh làng quê quen thuộc; “Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách,họp Bộ chính trị,làm việc và ngủ”...
 - Trang phục hết sức giản dị: “Bộ quần áo bà ba nâu,chiếc áo trấn thủ,đôi dép lốp thô sơ”; Tư trang ít ỏi : “Chiếc va li con với vài bộ áo quần,vài vật kỷ niệm”...
 - Ăn uống đạm bạc: “cá kho,rau luộc,dưa ghém,cà muối,cháo hoa”...
 * Cách sống giản dị,đạm bạc của chủ tịch HCM lại vô cùng thanh cao sang trọng:
 - Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó.
 - Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá,tự làm cho khác đời ,hơn đời.
 - Đây là một cách sống có văn hoá đã trỏ thành một quan niệm thẩm mỹ:cái đẹp là sự giản dị,tự nhiên.
 * Nét đẹp của lối sống rất dân tộc,rất VN trong phong cách HCM:Cách sống của Bác gợi ta nghĩ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khêm.Đó là cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh tao.
3,Biện pháp nghệ thuật làm nổi bật phaong cách HCM.
 - Kết hợp kể và bình luận:Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên. : “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới,văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch HCM”; “Quả như một câu chuyện thần thoại,như câu chuyện về một vị tiên,một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích”
 - Chon lọc những chi tiết tiêu biểu (D/C)
 - Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm,cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy được sự gần gũi giữa chủ tịch HCM và các vị hiền triết của dân tộc.
 - Sử dụng nghệ thuật đối lập:Vĩ nhân mà hết sức giản dị,gần gũi;am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc,hết sức VN.
4,Thông qua việc phân tích sự phong phú,sâu sắc trong bản lĩnh văn hoá HCM,TG khơi dậy niềm kính phục,lòng yêu mến vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc,danh nhân văn hoá thế giới HCM trong lòng mỗi chúng ta.Việc học tập,rèn luyện theo cách sống,tác phong làm việc của Bác không chỉ là việc có ý nghĩa thiết thực đối với thế hệ trẻ hôm nay mà còn là cồn việc có ý nghĩa lâu dài đối với các thế hệ trẻ mai sau.
Đ2 chuyện người con gái nam xương
 (Nguyễn Dữ)
Là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “Truyện kỳ mạn lục”.
 Những điểm cần chú ý:
I,Vài nét về tác giả.
 1,Nguyễn Dữ (??) : Người làng Đỗ Tùng,huyện Trường Tân,nay là huyện Thanh Miện tỉnh HảI Dương,ông sống ở thế kỷ 16,thời kỳ triều đình nhà Lê bắt đầu suy thoáI,các tập đoàn PK Lê,Trịnh,Mạc,Trịnh tranh giành quyền lực,gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.NDữ học rộng tài cao.Ông đỗ kỳ thi Hương và được bổ làm tri Huyện Thanh Tuyền(nay là Bình Xuyên,Vĩnh Phúc).Nhưng chỉ làm quan 1 năm rồi xin về nghỉ chăm sóc mẹ già và viết sách,sống ẩn dật như nhiều tri thức đương thời khác.
 2,Truyền kỳ mạn lục.
 - Viết bằng chữ Hán,gồm 20 truyện ngắn,ghi lại những chuyện lạ lùng kỳ quái,khai thác từ các truyện cổ dân gian. Và các truyền thuyết lịch sử,dã sử VN.
 - Truyền kỳ: Là những chuyện thần kỳ với các yếu tố tiên,phật,mà,quỷ,vốn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
 - Mạn lục:Ghi chép tản mạn.
 - Đây còn là một thể loại víêt bằng chữ Hán(văn xuôi tự sự),được hình thành sớm ở Trung Quốc,được các nhà văn VN tiếp nhận dựa trên những chuyện có thực về những người thật,mang đậm giá trị nhân bản ,thể hiện ước mơ ,khát vọng của nhân dân về một XH tốt đẹp.
II, Luyện tập
1,Đại ý:Đây là câu chuyện về số phân oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc,có đức hạnh dưới chế độ phong kiến,chỉ vì một lời nói ngây thơ của trẻ con mà bị nghi ngờ,bị sỉ nhục,bị đẩy đến bước đường cùng,phải tự kết liễu cuộc đời mình để giãi tỏ tấm lòng trong sạch.Tác phẩm cũng thể hiện ước mơ ngàn đời của dân tộc là người tốt bao giờ cũng được đên trả xứng đáng,dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
2,Tóm tắt truyện:
 - VN là người con gái thuỳ mỵ nết na,lấy TS,một người ít học lại có tính đa nghi.
 - TS phải đi lính chống giặc Chiêm.VN ở nhà sinh con,chăm sóc mẹ chồng chu đáo.Mẹ chồng ốm rồi mất.
 - TS trở về nghe câu nói ngây thơ của con,nghi ngờ vợ hư.VN bị oan,nhưng không thể minh oan đã tự tử ở bến sông Hoàng Giang,được Linh Phi cứu giúp.
 - ở dưới thuỷ cung,VN gặp Phan Lang(người cùng làng).Phan Lang được Linh Phi cứu giúp trở về trần gian – Gặp TS ,VN được giải oan,nhưng nàng không thể trở về trần gian.
3,Phân tích giá trị nghệ thuật của cách kết thúc tác phẩm và hình ảnh dòng sông giả oan trong văn bản “Truyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
 -Khái quát cuộc đời của Vũ Nương để khẳng định những phẩm chất tốt đẹp ,đồng thời lý giả nguyên nhân của nỗi oan.Khẳng định tính cách của Trương Sinh(ngắn gọn)
 -Không thể thanh minh được nỗi oan khuất ,,Vũ Nương chọn cáI chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình.Như để giải oan cho nàng ,Nguyễn Dữ đã dựng lên một cảnh tượng kỳ ảo cuối tác phẩm.Cách kết thúc câu chuyện như vậy là dụng ý nghệ thuật của tác giả.
 -Đây là một hình thức giải oan:Người tốt sẽ được đền bù.Dĩ nhiến sự đền bù mang tính có hâụ này chỉ có trong mơ ướcvà nó cần đến sự có mặt của yếu tố kì ảo.Người đọc không thấy lối kết thúc này quá phi lý bởi đó là cách kết thúc phù hợp với niềm khao khát cái tốt,cái thiện sẽ được đền bù xứng đáng.
 -Yếu tố kỳ ảo hoàn chỉnh thêm đức tính tốt đẹp của Vũ Nương:Cho dù không thể quay lại với cuộc sống trần thế thế nhưng tấm lòng nàng vẫn thiết tha với gia đình ,vẫn mong được phục hồi danh dự .Hình ảnh Vũ Nương thấp thoáng, xiêm y rực rỡ cũng làm cho nhân vật trở nên thiêng hoá.Đúng là xanh kia chẳng nỡ phụ nàng.
 -Tuy nhiên, việc Vũ Nương không thể trở lại cõi trần ,việc nàng không thể gặp lại chồng con và hình ảnh bóng nàng mờ nhạt dần và biến mất đi cho thấy dù đã rất cố gắng ,tác giả vẫn không thể xoá hết tấn bi kịch cay đắng mà nàng đã chịu đựng.
 4, Những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ VN thông qua nhân vật Vũ Nương.
 a, Trong đời sống vợ chồng bình thường:VN lấy chồng,Trước bản tính hay ghen của chồng,VN “luôn giữ gìn khôn phép,không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hoà”.
 b,Khi tiễn chồng đi lính:Những lời dặn dò đầy tình nghĩa của VN:Không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu mong,chồng được bình yên trở về;cảm thông những nỗi vất vả mà chồng sẽ phải chịu ở nơi chiến trường;nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung,của mình....(Cần dẫn những câu nói của VN) – Những câu nói ân tình,đằm thắm của nàngđã làm cho mọi người đề xúc động “mọi người đều ứa 2 hàng lệ”
 c,Khi xa chồng:VN là một người vợ thuỷ chung,yêu chồng tha thiết,nỗi buồn nhớ cứ dài theo năm tháng (Những hình ảnh “bướm lượn đầy vườn” – chỉ cảnh mùa xuân tươi vui, “mây che kín núi” – Chỉ cảnh mùa đông ảm đạm,là những hình ảnh ước lệ,mượn cảnh vật thời gian để nói về sự trôi chảy của thời gian).
 - Nàng còn là một người mẹ hiền,dâu thảo,một mình vừa nuôi con nhỏ,vừa tận tình chăm sóc mẹ già,lúc đau yếu,lo thuốc thang,cầu khấn thần phật,lúc nào cũng dịu dàng,ân cần, “lấy lời ngọt ngào,khôn khéo khuyên lơn”.Tuy vây vì tuổi cao sức yếu,bà mẹ đã qua đời,trước khi từ giã cõi đời,bà đã trăng trối với VN “...chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào,không thể về đền ơn được.Sau này trời xét lòng lành,ban cho phúc đức,giống dòng tươi tốt,con cháu đông đàn,xanh kia quyết chẳng phụ con,cũng như con đã chẳng phụ mẹ”,Câu nói cuối cùng của bà mẹ cũng đã thể hiện sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng.Đó là cách đánh giá thật chính xác và khách quan,.Và TG khẳng định một lần nữa trong lời kể “Nàng hết lời thương xót,phàm việc ma chay tế lễ,lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”.
 d,Khi bị chồng nghi oan:Có 3 lời thoại
 - Lời thoại 1:Phân trần để chồng hiểu lòng mình. “Thiếp vốn con kẻ khó ... nghi oan cho thiếp”VN nói đến thân phận mình,tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng,cầu xin chồng đừng nghi oan,nghĩa là VN đã tìm mọi cách để hàn gắn cái gia đình trong nguy cơ tan vỡ.
 - Lời thoại 2:Nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao lại bị đối xử bất công. “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì ....Vọng Phu kia nữa”.Khi bị “mắng nhiếc” “và đánh đuổi đi” không có quyền tự bảo vệ,ngay cả khi có “họ hàng,làng xóm bênh vực và biện bạnh cho”.Và như vậy, cái hạnh phúc gia đình,cái thú vui “nghi gia nghi thất”,niềm khao khát của cả cuộc đời nàng,đã tan vỡ.Tình yêu không còn ( “Bình rơi châm gãy,mây tạnh mưa tan,sen rũ trong ao,liễu tàn trước gió”),cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hoá thành đá trước đây cũng không thể làm lại được ( “Đâu còn có thể lại lên nuúi vọng phu kia nữa”)
 - Lời thoại 3: Thất vọng đến tột cùng,cuộc hôn nhân đã đến độ không thể hàn gắn nổi,VNđành mượn dòng nước quê hương để giải tỏ tấm lòng trong trắng của mình,nàng “tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang,ngửa mặt lên trời mà than ràng ...”.Lời than như một lời nguyền,xin thần sông chững giám cho nỗi oan khuấtvà sự trong sạch của nàng.
 + ở đoạn truyện này,tình tiết được sắp xếp đầy kịch tính.VN được dồn đẩy đến bước đường cùng,nàng đã mất tất cả,đành chấp nhận số phận sau mọi cố gắng không thành.Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo về danh dự.có nỗi tuyệt vọng đắng cay,nhưng cũng có sự chỉ đạo của lý trí (chú ý những chi tiết “tắm gội chay sạch” và lời nguyện cầu của nàng,không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận như trong truyện cổ tích đã miêu tả (VN chạy một mạch ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống nước)
 e,Khi ở dưới thuỷ cung:VN gặp Phan Lang (người cùng làng),ở đây VN vẫn thể hiện tình yêu sâu nặng với gia đình cũng như sự lo lắng cho phần mộ người thân khôn ... 
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
 - Tuổi tác:Trạc ngoại tứ tuần.
 - Ngoại hình:Mày râu nhẵn nhụi,áo quần bảnh bao.Ăn mặc chải chuốt,thái quá,kệch cỡm,giữa tuổi tác và hình thức bộc lộ tính trai lơ.
 - Cũng thầy trước tớ sau nhưng từ “lao xao” cho thấy đám thầy trò chẳng có trật tự gì cả.
 - Hành động,thái độ:bất lịch sự đến trơ trẽn “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” ,cậy giàu mà không coi ai ra gì.
 - Dù núp dưới hình thức lễ vấn danh,dạm hỏi nhưng toàn bộ đoạn thơ là một cuộc mua bán.
“ 
+Xem hàng:Đắn đo cân sức cân tài,
+Hỏi giá:
+ Mặc cả: cò kè bớt một thêm hai. 
 TG miêu tả lo gíc,chặt chẽ như cảnh mua bán hàng hoá.MGS bộc lộ bản chất là nột con buôn sành sỏi,lọc lõi,mất hết nhân tính,xem Kiều như một món hàng.
+ép cung cầm nguyệt ....quạt thơ.
+Mặn lồng...Khi đã ưng ý với món hàng thì khách mới “tuỳ cơ dặt dìu”.
 Thái độ thận trọng,sợ mua hớ,thực chất là hỏi giá
 - Là tên ma cô buôn thịt bán người chuyên đi mua gái cho mụ Tú Bà ở huyện Lâm Tri.Về bản chất,MGS là điển hình cho bọn con buôn lưu manh,vừa giả dối,vừa bất nhân vừa ti tiện.
 * Tâm trạng của Thuý Kiều:
 - Hình ảnh tội nghiệp,đau đớn,tủi nhục,ê chề,nước mắt đầm đìa.
 - Kiều ở trong hoàn cảnh phức tạp,tâm trạng éo le.Nàng xót xa vì gia đình bị tai vạ và mình phải bán mình,phải dứt bỏ mối tình với Kim Trọng để lú này nàng phải tỉu hổ,tự coi mình là người bội ước.Giờ đây đứng trước một kẻ như MGS làm sao nàng không đau đớn,tái tê khi rơi vào tay hắn.
 - Nàng đau khổ đến câm lặng,thụ động,hành động như một cái máy vì Kiều đã chủ động,tự nguyện bán mình,những bước chân tỷ lệ thuận với những hàng nước mắt.
Đau khổ,tủi nhục,hình ảnh Kiều là hiện thân của nhưng con người đau khổ,là nạn nhân của chế độ đồng tiền.
 c,Kết luận:đoạn thơ đặc sắc về tả người tả tâm trạng nhân vật.
 - Nguyễn Du đồng cảm với nỗi khổ của Kiều,lên án bọn người xấu xa,độc ác và thế lực đồng tiền.
2,Tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du trong đoạn trích.
 Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện ở 2 phương diện:
TG tỏ thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người,đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người.
 + Miêu tả MGS với cài nhìn mỉa mai châm biếm.
 + Lời nhận xét: “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”,thể hiện sự chua xót,căm phẫn,tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người.
Niềm thương cảm sâu sắc trước thực trạng nhân phẩm con người bị hạ thấp,bị chà đạp,biểu hiện cụ thể qua nhân vật Thúy Kiều.
3,Kết luận chung về đoạn trích.
 a,Về nghệ thuât:Nghệ thuật tả người,(Nhân vật phản diện)tả thực,sử dụng từ đắt,tả ngoại hình để làm nổi bật bản chất nhân vật.
 b,Về nội dung:
 - Thể hiện giá trị hiện thực,nhân đạo,làm cho người đọc thấy được bộ mặt ghê tởm của bọn buôn người.
 - Cảm thông nỗi khổ đau của con người,đặc biệt là người phụ nữ tài sắc,tố cáo thực trạng xã hội,lên án thế lực đồng tiền trong XHPK suy tàn.
Đ 9 đồng chí (Sáng tác 1948)
 Chính Hữu (Sinh 1926)
Câu 1: Phân tích mạch cảm xúc trong bài thơ?
Bài thơ viết theo thể thơ tự do,có 20 dòng,chia làm 2 đoạn
Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí,đồng đội nhưng ở mỗi đoạn thơ sức nặng của tư tưởng,cảm xúc dồn vào một số câu gây ấn tượng sâu đậm (Câu 7,17,20)
Sáu dòng đầu là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí
Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt(1 từ và dấu chấm than) như 1 phát hiện ,1 khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính.
10 dòng tiếp ,khi mạch cảm xúc đã dồn tụ ở câu 7 lại tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh,chi tiết tiêu biểu,cụ thể,thấm thía tình đồng chí và sức mạnh cảu nó.
Ba dòng cuối được tác giả tách ra làm 1 đoạn kếtọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc biệt “đầu súng trăng treo” như 1 biểu hiện đầy chất thơ về người lính.
Câu 2: Nêu cơ sở hình thành tình đồng chí trong bài thơ ?
Tình đ/c,đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó:
 “Quê hương anh nước mặn đồng chua.
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
 Từ những con người xa lạ,vì cùng chung mục đích,chung lý tưởng đã khiến ho từ mọi phương trời xa lạ mà tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen với nhau. 
Tình đ/c được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ ,sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
“Súng bên súng đầu sát bên đầu”
Tình đ/c,đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà,chia sẻ mọi gia lao cũng như niềm vui,nỗi buồn.Đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt:”
Câu thơ thứ 7:Sau câu thơ này TG hạ 1 dòng thơ đặc biệt với 2 tiếng “đồng chí”. Câu thơ chỉ có 1 từ 2 tiếng và 1 dấu chấm than tạo 1 nốt nhấn,nó vang lên như 1 sự phát hiện,1 lời khẳng định,đồng thời lại như 1 cái bản lề gắn kết phần 1 và phần 2.
Câu 3:Tình đ/c gắn bó keo sơn thể hiệ như thế nào thong bài thơ?
Hiểu được nỗi niềm tâm sự của nhau “Ruộng nương anh..ra lính” ... Với ho cuộc k/c bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ và là trách nhiệm cao cả nhất.
Cùng nhau chia xẻ những khó khăn,thiếu thốn (Tôi với anh biết từng cơn ớn lạng,...,chân không giày)
Trong thiếu thốn,gian lao,họ thấu hiểu nhau hơn,thương nhau hơn,họ truyền cho nhau sức mạnh tinh thần (Thương nhau tay nắm lấy bàn tay)không cần 1 lời nói,cử chỉ này cho thấy bên trong chát chứa bao lời.
Câu 4:Cho đoạn thơ:
Đêm nay ....trăng treo”
 yêu cầu 1:trả lời các câu hỏi sau:
 1,Câu nào dưới đây nói đúng nhất nội dung của 3 câu trên?
 A. Những biểu hiện của tình đ/c,đồng đội
 B. Sức mạnh của tình đ/c,đồng đội.
 C. Biểu tượng đẹp đẽ vè cuộc đời người chiến sĩ cách mạng
 2.Câu nào dưới đây cảm nhận ko đúng về câu thơ “Đầu súng trăng treo”
 A. Hình ảnh thơ chân thực,cụ thể mà giàu sức gợi cảm.
 B.Hình ảnh thơ độc đáo,mang ý nghĩa biểu tượng
 C.Câu thơ thể hiện sự kết hợp giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
3.Từ đầu trong câu thơ “Đầu súng trăng treo” được dùng theo nghĩa nào?
A.Nghĩa đen (nghĩa gốc)
B.Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
C nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
Yêu cầu 2:Phân tích 3 câu thơ trên
 Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc : “Đêm nay ...trăng treo”.Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí,đồng đội của người lính,là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
Trong bức tranh trên,nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là 3 hình ảnh gắn kết với nhau : người lính,khẩu súng,vầng trăng.Trong cảnh “rừng hoang sương muối”,những người lính phục kích chờ giặc,đứng bên nhau.Sưc mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt qua tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ,thiếu thốn.Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông,sương muối giá rét.
Người lính trong cảnh phục kích giặc giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa,đó là vầng trăng.Đầu súng trăng treo” là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân,phục kích của chính TG.Nhưng hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng,được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú.Súng và trăng là gần và xa,thực tại và mơ mộng;chất chiến đấu và chất trữ tình;chiến sĩ và thi sĩ,...Đó là các mặt bổ sung cho nhau,hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng.Xa hơn,đó cũng có thể xem là biểu tượng cho thơ cakháng chiến – nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
Đề luyện tập (Rèn kỹ năng trình bày)
Phân tích bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu.
1,Giới thiệu sơ lược về TG và hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
 - Là nhà thơ quân đội,Chính Hữu viết nhiều về người chiến sĩ.Trong mỗi bài thơ viết về người lính,nhà thơ đều thể hện tình yêu thương,trân trọng.Bài thơ có tên “Đồng chí” viết năm 1948 ca ngợi tình đồng chí của những người lính là một trong những bài thơ hay về người chiến sĩ trong thơ ca VN hiện đại.Bài thơ in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo”.Hơn 50 năm qua,bằng giá trị tư tưởng sâu sắc;cách diễntả giản dị,trầm lắng cách dồn văn cô đọng,bài thơ vẫn làm rung động tâm hồn độc giả nhiều thế hệ.
 - Những ngày tưng bừng của Cách mạng tháng Tám và những năm tháng kháng chiến ,tình đồng bào,đồng chí thật mới lạ và thiêng liêng biết bao !Người ta gọi nhau là đồng chí thay cho ông,bà,cô,bác,...Hai chữ đôngc chí vang lên đầy tự hào ,đầy chất thơ.Tám mươi năm nô lệ nay được gọi nhau là đồng chí,thật hãnh diện !Đồng chí là yêu nước ,đồng chí là cách mạng,đồng chí là kiêu hãnh được làm chủ giang sơn.Tình cảm phải được đo bằng tình đồng chí.Yếu tố tâm lý – xã hội đó trong một thời kỳ lịch sử nhất định đã trở thành nguồn cảm hứng lớn lao và dồi dào của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
 Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ra đời từ nguồn cảm hứng đó.
2,Phân tích bài thơ:
 a, Tình đồng chí gắn kết những người cùng giai cấp :
 - Bốn câu thơ đầu nhấn mạnh sự khác biệt,xa lạ của những người lính ở các vùng quê khác nhau,ngẫu nhiên ở cùng đơn vị và quen nhau.
“Quờ hương anh nước mặn đồng chua
...................
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
 Họ đến với quân ngũ từ những vùng quê khác nhau nhưng giữa họ cũng đã thấy có nhiều nét giống nhau về đời sống,hoàn cảnh.Thành ngữ “nước mặn đồng chua” gợi liên tưởng đến vùng đồng chiêm chũng ở đồng bằng bắc bộ luôn bị úng lụt,đời sống cơ cực,gieo neo.Vùng đất “cày lên sỏi đá”gợi liên tưởng đến vùng đồi núi trung du cằn cỗi,bạc màu,đời sống vất vả,cực nhọc.Cái chung của cả 2 vùng quê là đời sống nghèo khó,lam lũ.
 Sợi dây tinh thần gắn kết những con người “xa lạ” với nhau thành “đôi tri kỷ”đó là “đồng chí”.
 Hai chữ “đồng chí” đứng hẳn thành một câu thơ,đó là “nhãn tự” chỉ mối quqn hệ gắn kết của những người cùng giai cấp.
 b,Tình đồng chí,sức mạnh giúp những người lính vượt qua mọi thử thách.
 Cả 9 câu thơ tiếp theo tập trung nói về cảnh ngộ của những người lính xuất thân từ nông dân xa nhà,xa quê hương,vườn ruộng,vợ con đi chiến đấu và những thiếu thốn,gian khổ,bệnh tật:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày.
...........
 Chân không giày”
 Sức mạnh tinh thần nào khiến những người lính vượt qua được mọi thử thách,gian khổ đó? - ấy là tình đồng chí.
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
 Tình đồng chí là hơi ấm,để chống chọi với buốt giá mùa đôngbù đắp những thiếu thốn,gian khổ của cuộc đời lính.
 c,Tình đồng chí sưởi ấm lòng người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu chống giặc thù.ở 3 câu thơ cuối bài,hai câu tả thực:
“Đên nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”
Tả hình ảnh người chiến sĩ cùng chung chiến hào dung dị và chân thực.Câu thơ cuối “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh cách điệu hoá đầy chất lãng mạn.Hình ảnh này làm cho chân dung người lính không còn vẻ lam lũ nữa.Nhà thơ đã thể hiện lòng cảm phục,mến thương với anh bộ đội cụ Hồ ở đoạn thơ cuối.
 d,Một số đặc điểm nghệ thuật:
 - Thủ pháp “dồn văn” là một đặc điểm nghệ thuật độc đáo làn nên phong cách riêng của bài thơ.Nghĩa là tư tưởng ở mỗi đoạn thơ dồn vào câu cuối,câu thơ đó là câu chốt của cả đoạn.
 - Hình ảnh thơ đậm chất liệu cuộc sống.Câu thơ bộc lộ như một lời trao gửi tâm tình,gợi tả trung thực hình ảnh người lính và những gian khổ trong chiến đầu.Hình ảnh thi vị nhưng vẫn không xa với cuộc sống thực.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn luyen tuyen sinh 10.doc