Ôn tập học kì I môn: Lịch sử 7 - Năm học: 2009 - 2010

Ôn tập học kì I môn: Lịch sử 7 - Năm học: 2009 - 2010

1. Thời gian bắt đầu và kết thúc các cuộc kháng chiến :

* Thời Lý :

- Kháng chiến chống Tống (1075 -1077)

* Thời Trần :

- Kháng chiến chống quân Mông Cổ lần 1 (1258)

- Kháng chiến chống quân Nguyên lần 2 (1285)

- Kháng chiến chống quân Nguyên lần 3 (1287 – 1288)

2. Đường lối đánh giặc trong hai cuộc kháng chiến

* Kháng chiến chống Tống :

+ Đường lối chung :

Chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách đánh của ta.

+ Giai đoạn 1: Tiến công trước để tự vệ

+ Giai đoạn 2 : Chủ động xây dựng phòng tuyến như Nguyệt, không cho giặc tiến vào Thăng Long, tìm cách phản công tiêu hao lực lượng địch .

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì I môn: Lịch sử 7 - Năm học: 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN
ÔN TẬP HỌC KÌ I 
MÔN: LỊCH SỬ 7- NĂM HỌC: 2009- 2010
1. Thời gian bắt đầu và kết thúc các cuộc kháng chiến :
* Thời Lý :
- Kháng chiến chống Tống (1075 -1077) 
* Thời Trần :
- Kháng chiến chống quân Mông Cổ lần 1 (1258)
- Kháng chiến chống quân Nguyên lần 2 (1285) 
- Kháng chiến chống quân Nguyên lần 3 (1287 – 1288) 
2. Đường lối đánh giặc trong hai cuộc kháng chiến 
* Kháng chiến chống Tống :
+ Đường lối chung :
Chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách đánh của ta.
+ Giai đoạn 1: Tiến công trước để tự vệ 
+ Giai đoạn 2 : Chủ động xây dựng phòng tuyến như Nguyệt, không cho giặc tiến vào Thăng Long, tìm cách phản công tiêu hao lực lượng địch .
* Kháng chiến, chống Mông – Nguyên :
+ Đường lối chung :
Thực hiện chủ trương “Vườn không nhà trống” tạm rút khỏi kinh thành Thăng Long
+ Lần 1 :
Nhân dân rút khỏi thành, quân Mông Cổ thiếu lương thực trầm trọng, quân Trần phân công mạnh vào Thăng Long.
+ Lần 2 : 
Làm tiêu hao sinh lực địch rồi tổ chức phản công, đánh giặc nhiều nơi rồi tiến sâu vào Thăng Long.
+ Lần 3 : 
Chủ động mai phục tiêu diệt đoàn thuyền lương, mở cuộc phản công tiêu diệt giặc trên sông Bạch Đằng.
3. Những tấm gương tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến. Tấm gương nào em nhớ nhất?
* Thời lý: 	- Lý Thường Kiệt 
- Lý Kế Nguyên 
- Tông Đản 
- Thân Cảnh Phúc 
- Hoàng Tử Hoàng Chân 
* Thời Trần : 	- Trần Quốc Tuấn 
- Trần Quốc Toản 
- Trần Khánh Dư 
* Gương chỉ huy :
- Trần Quốc Tuấn 
- Lý Thường Kiệt 
* Công lao đóng góp của các vị anh hùng tiêu biểu :
- Tập hợp quân chúng nhân dân, đoàn kết chống giặc 
- Chỉ huy nghĩa quân tài tình, sáng suốt 
4. Tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc ta 
* Kháng chiến chống Tống :
- Sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội, triều đình với đồng bào dân tộc thiểu số 8 vùng núi.
* Kháng chiến chống Mông – Nguyên :
- Nhân dân theo lệnh triều đình thực hiện “Vườn không nhà trống” tự xây dựng làng chiến đấu phối hợp với quân triều đình tiêu diệt giặc.
5. Nguyên nhân thắng lợi (SGK) 
6. Ý nghĩa lịch sử : (SGK) 
7. Cách đánh sáng tạo của nhà Trần trong 3 cuộc kháng chiến :
- Kế hoạch “Vườn không nhà trống” 
- Biết tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của quân thù.
- Biết phát huy lợi thế của quân ta.
- Buộc địch từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, tinh thần của giặc ngày càng suy sụp 
8. Lập bảng thống kê các chiến thắng chống quân xâm lược :
Triều đại
Thời gian
Kháng chiến
LÝ
Cuối xuân
1077
Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tông thắng lợi
TRẦN
29/01/1258
Chiến thắng quân xâm lược Nguyên lần thứ I 
6/1285
Chiến thắng quân xâm lược Nguyên lần thứ II 
9/4/1288
Chiến thắng quân xâm lược Nguyên lần thứ III 
9. Thời Lý – Trần nhân dân ta đã phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào? Thời gian ? Lực lượng quân xâm lược?
Triều đại
Thời gian
Các cuộc kháng chiến
Lực lượng kẻ thù
LÝ
1075 – 10/1075
Kháng chiến chống Tống giai đoạn 1 
01/1077 – 3/1077
Kháng chiến chống Tông giai đoạn 2
10 vạn
TRẦN
01/1258 –
29/1/1258
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cô lần thứ nhất 
3 vạn
01/1285
6/1285
Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ 2
50 vạn
Cuối 12/1287
- 09/4/1288
Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ 3 
30 vạn
10. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 có gì giống và khác so với lần thứ 2?
Giống nhau
Khác nhau
- Tránh thế giặc mạnh chủ động vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng 
- Tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc để quân Nguyên không có lương thực, dồn chúng vào thế bị động 
- Khi thời cơ đến thì phản công tiêu diệt địch 
- Chủ động bố trí trận địa mai phục (bài cọc) ở sông Bạch Đằng để tiêu diệt đoàn thuyền chiến của giặc. 
- Thực hiện “Vườn không nhà trống”
- Đánh tan ý đồ xâm lược nước ta của nhà Nguyên 
11. Những đổi mới của kinh tế Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh :
* Thủ công nghiệp : 
- Thủ công nghiệp đó Nhà nước quản lý được mở rộng gồm nhiều ngành nghề khác nhau như nghề làm đồ gốm, tráng men, nghệ dệt vải, lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển.
- Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nỗi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, nghề đúc đồng, làm giấy, khắc bản in, nghề mộc và xây dựng khai khoáng.
- Một số thợ thủ công lập các làng thủ công nghiệp (cùng nghề). Ở Thăng Long một số thợ thủ công lập ra các phường nghề. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt đẹp hơn.
* Thương nghiệp :
- Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi, xuất hiện một số thương nhân, tập trung ở các đô thị, thương cảng.
- Thăng Long là trung tâm kinh tế của cả nước có nhiều phường thủ công, nhiều chợ lớn.
12. Nêu những thành tựu nổi bật về kinh tế nông nghiệp, văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dưới thời Trần.
CÁC MẶT
THÀNH TỰU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
- Diện tích ruộng đất nhiều
- Có nhiều chính sách đẩy mạnh khai hoang
- Chú trọng đắp đê, đào kênh mương khơi ngòi
* Phục hồi và phát triển nhanh chóng
VĂN HÓA
- Tín ngưỡng cổ truyền phát triển 
- Đạo Phật, Nho giáo được đẩy mạnh phát triển.
- Hình thức sinh hoạt, ca hát, nhảy múa...được phổ biến.
- Sống giản dị, yêu quê hương đất nước, trọng nhân nghĩa, giàu tinh thần thượng võ. 
GIÁO DỤC
- Lập quốc sư viện
- Mở nhiều trường học.
- Kì thi chọn người giỏi được tổ chức thường xuyên.
- Chu Văn An là Nhà giáo tiêu biểu
KHOA HỌC KỸ THUẬT
- Đại Việt Sư ki ra đời 
- Binh thư yếu lược đánh dấu bước phát triển lí luận quân sự
- Y học phát triển, chữa bệnh trồng cây thuốc nam
- Thiên văn học phát triển
- Chế tạo được súng thần cơ và các loại thuyền lớn 
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC
- Qui mô hoành tráng, đồ sộ
- Nghệ thuật đa dạng, tinh tế, trau chuốt
- nhiều công trình kiến trúc có giá trị 
- Chạm khắc tinh tế, kĩ thuật cao.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN	 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN: LỊCH SỬ 7 – NĂM HỌC: 2009 – 2010
Vẽ và giải thích sơ đồ tổ chức bộ máy Nhà nước thời Trần? Có gì khác so với thời Lý?
Thời Lý - Trần nhân dân ta đã phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào? (Thời gian? Lực lượng quân xâm lược?)
Trình bày diễn biến của các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông – Nguyên thời Trần?
+ Nêu thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi cuộc kháng chiến?
+ Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến như thế nào?
+ Hãy nêu những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước, ý chí bất khuất của quân và dân ta trong mỗi cuộc kháng chiến?
+ Nêu một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết, đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc?
Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những cuộc kháng chiến thời Lý - Trần?
Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai?
Nước Đại Việt thời Lý - Trần đã đạt được những thành tựu nổi bật gì về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và nghệ thuật?
Những điểm mới về nền kinh tế thủ công nghiệp và Thương nghiệp của nước ta dưới thời Trần sau chiến tranh? 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap mon Lich Su lop 7.doc