ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 (Dạy thêm)
THÁNG 11
Ngày soạn: 27-30/10/2011
Ngày dạy: 1- 30/10/2011
Tiết 6, 7, 8: TRUYỆN THƠ NÔM TRUNG ĐẠI
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Hs hiểu được tiểu sử, cuộc đời và thân thế sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du, nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của TPTK qua các đoạn trích trong sgk.
- Hs cảm nhận được những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam và số phân của họ qua nhân vật Thuý Kiều.
2. Kỹ năng: Hs có kỹ năng cảm nhận truyện thơ nôm trung đại, có kỹ năng phân tích nhân vật.
3. Thái độ: Hs có thái độ trân trọng ngợi ca người phụ nữ, thông cảm với những nỗi đau mà họ phải gánh chịu, đồng thời có thái độ phê phán, tố cáo những bất công trong xã hội pk xưa.
II. Chuẩn bị.
Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
Trò : Đọc kỹ tác phẩm, tìm hiểu tác giả và những giá trị nội dung nghệ thuật của TPVH trung đại.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra.bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
? Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Quang Trung qua đoạn trích hồi 14- HLNTC.
Ôn tập Ngữ văn 9 (Dạy thêm) Tháng 11 Ngày soạn: 27-30/10/2011 Ngày dạy: 1- 30/10/2011 Tiết 6, 7, 8: Truyện thơ nôm Trung đại I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: - Hs hiểu được tiểu sử, cuộc đời và thân thế sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du, nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của TPTK qua các đoạn trích trong sgk. - Hs cảm nhận được những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam và số phân của họ qua nhân vật Thuý Kiều. 2. Kỹ năng: Hs có kỹ năng cảm nhận truyện thơ nôm trung đại, có kỹ năng phân tích nhân vật. 3. Thái độ: Hs có thái độ trân trọng ngợi ca người phụ nữ, thông cảm với những nỗi đau mà họ phải gánh chịu, đồng thời có thái độ phê phán, tố cáo những bất công trong xã hội pk xưa. II. Chuẩn bị. Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án Trò : Đọc kỹ tác phẩm, tìm hiểu tác giả và những giá trị nội dung nghệ thuật của TPVH trung đại. III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra.bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. ? Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Quang Trung qua đoạn trích hồi 14- HLNTC. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động I: Tác phẩm Truyện Kiều. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả. ? Em hãy giới thiệu những nét chính về tiểu sử, cuộc đời của tác giả Nguyễn Du. - Hs: - ND sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan dưới triều Lê. - Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, thông minh, ham học lại được hun đúc từ một gia đình có truyền thống hiếu học. - Tuy xuất thân trong một gia đình đại quý tộc phong kiến nhưng về sau gia đình sa sút (do sự sụp đổ của triều Lê). Bản thân ND mồ côi sớm: năm 11 tuổi cha mất, 13 tuổi mẹ cũng qua đời, anh chị em li tán mỗi người một nơi. - Suốt 10 năm trời sống phiêu bạt trôi nổi không nơi đâu là bén rễ. - Ông luôn buồn rầu trước sự diệt vong của vương triều Lê. Cuối cùng về quê ở dưới chân núi Hồng Lĩnh ông thích đi săn, đi câu uống rượu, làm thơ, đi nghe hát phường vải. - 1802 Nguyễn ánh lập ra nhà Nguyễn: Nguyễn Du được mời ra làm quan. Gv: Năm 1813 được làm trưởng phái đoàn đi tuế cống nhà Thanh lúc về được thăng chức Tham chi bộ lễ và giữ chức đó cho đến 1820 được lệnh đi xứ lần nữa nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh qua đời. 10-8 ông mắc bệnh và qua đời. ND là một đại thi hào vĩ đại của dân tộc. Danh nhân văn hoá thế giới, ông có nhiều tác phẩm đặc sắc. ? Cuộc đời và thời đại Nguyễn Du có ảnh hưởng ntn đến sự nghiệp sáng tác của ông. Hoạt động 2: Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du ? Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du - Hs: + Tác phẩm chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục (243 bài). + Tác phẩm chữ Nôm: Văn tế thập loại chúng sinh, Truyện Kiều. Hoạt động 3: Tóm tắt Truyện Kiều. ? Em hãy giới thiệu những nét chính về TPTK - Hs: + Thể loại: Truyện thơ nôm gồm 3254 câu thơ lục bát. + Lấy cốt truyện từ TP:"Kim Vân Kiều Truyện" của TTTN- TQ để sáng tác ra TK(ĐTTT). ? Em hãy tóm tắt nội dung tác phẩm Truyên Kiều. - Hs: Tóm tắt theo bố cục của tác phẩm: + Gặp gỡ và đính ước. + Gia biến và lưu lạc + Đoàn tụ. * Hoạt động II: Giá trị của Truyện Kiều. Hoạt động 1: Nghệ thuật. ? Em hãy khái quát lại những giá trị về nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều. - Hs: + Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện: Ngôn ngữ, thể loại. + Nghệ thuật ngôn từ có bước phát triển vượt bậc: Dẫn chuyện, miêu tả hiên nhiên, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí. Gv:Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới Hoạt động 2: Nội dung. ? Giá trị hiện thực của tác phẩm Truyện Kiều được thể hiện như thế nào. - Hs: Tp là bức tranh hiện thực về một XH bất công tàn bạo. ? Sự bất công thối nát của XHPK được ND tái hiện với những bộ mặt nào. - Hs: Trả lời, Gv khái quát lại. + Tố cáo XHPK thối nát với những kẻ bất tài: H.T.Hiến. + Những kể đầu trâu mặt ngựa, buôn thịt bán người, làm giàu trên thân xác người phụ nữ: Tú Bà, MGS + Những kẻ mưu mô sảo quyệt, nham hiểm: Hoạn Thư. ? Giá trị nhân đạo của tác phẩm là gì - Hs: TP là tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng nhân phẩm và những khá vọng chân chính của con người: Quyền sống, tự do, tình yêu, hạnh phúc * Hoạt động III: Văn bản: Chị em Thuý Kiều ? Nêu vị trí xuất xứ của đoạn trích trong Tp Truyện Kiều. - Hs: Nêu, Gv nhận xét bổ sung chốt kiến thức. ? Hãy cho biết đại ý của đoạn trích Chị em Thuý Kiều. - Hs: Vẻ đẹp của Thuý Vân, tài sắc của Thuý Kiều. Gv: Sau 4 câu thơ miêu tả vể đẹp chung của Chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả cụ thể từng vẻ đẹp của mỗi người. Trước hết là vể đẹp của Thuý Vân. Hoạt động 1: Vẻ đẹp của Thuý Vân. ? Vẻ dẹp của Thuý vân được miêu tả qua các từ ngữ, hình ảnh nào. - Từ ngữ: Trang trọng, thua, nhường. - Hình ảnh: Khuôn trăng. nét ngài, hoa cười, ngọc thốt ? Em có nhận xét gì về bút pháp miêu tả của ND qua đoạn thơ trên. - Từ ngữ gợi tả, bút pháp ước lệ cố điển. ? Em có cảm nhận ntn về vẻ đẹp của Thuý Vân qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du. - Thuý Vân mang một vẻ đẹp tròn đầy êm ái.- một vẻ đẹp trung thực phúc hậu vừa quí phái. Gv: Vẻ đẹp của Thuý Vân tạo ra sự phù hợp êm đềm với thiên nhiên, được thiên nhiên nhường nhịn. Nhà thơ ND như muốn dự đoán về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ của Thuý vân. Hoạt động 2: Vẻ đẹp của Kiều. ? Theo thứ tự khi giới thiêu các hành viên rong mộ gia đình thì thường giới thiệu chị trước em sau. Tại sao ND lại giới thiệu em trước chị sau. - Hs: Thảo luận trả lời, Gv nhận xet bổ sung chôt kiến thức. Gv: vẫn bằng bút pháp ước lệ, hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ gợi tả, Nguyễn Du đã làm nổi bật được chân dung Thuý Kiều cả về tài lẫn sắc. ? Em cảm nhận như thế nào về nhan sắc Thuý Kiều. - Hs: Một người phụ nữ tuyệt sắc giai nhân- một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. ? Em hiểu ntn về dụng ý của ND khi miêu tả TK qua câu thơ: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. - Hs: ND muốn dự đoán về một cuộc đời éo le đau khổ của nàng Kiều. ? Tài năng của Thuý Kiều gồm những tài năng nào. - Hs: Cầm, kỳ, thi, hoạ. ? Tài năng đó được ND miêu tả qua các từ ngữ nào. - Hs: Vốn sẵn, pha nghề, nghề riêng, ăn đứt Gv: Các từ ngữ chỉ mức độ khẳng định tài năng vượt trội, hơn hẳn của Kiều so với người khác. Chỉ với một bản nhạc có tên là "bạc mệnh", Kiều cũng làm người nghe phải sầu não, buồn phiền. ? Những đăc sắc về nghệ thuật được ND thể hiện qua đoạn trích này. - Hs: Hình ảnh ước lệ cổ điển, chân dung nhân vật mang tính cách, số phận. ? Tình cảm nhân đạo được tác gỉ thể hiện ntn qua đoạn trích. - Hs: Ngợi ca vể đẹp và phẩm chất của người phụ nữ trong XHP. ? Tại sao nói chân dung nhân vật Thuý Kiều và Thuý Vân mang tính cách số phận: Gợi ý: Lời dự đoán số phận của ác giả Nguyễn Du. * Hoạt động IV: Văn bản: Cảnh ngày xuân. ? Nêu vị trí xuất xứ của đoạn trích Cảnh ngày xuân. - Hs: Trả lời, Gv tổ chức nhận xét bổ sung. ? Để làm nổi bật lên khung cảnh ngày xuân, nhà thơ Nguyễn Du đã miêu tả như thế nào. - Hs: + Cảnh thiên nhiên mùa xuân. + Cảnh CETK đi lễ hội trong tiết thanh minh. + Cảnh chị em Thuý Kiều ra về. * Bài tập1: Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân và cảnh lễ hội qua đoạn trích Cảnh ngày xuân. Gv: Tổ chức cho Hs cảm nhận thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở. Hoạt động 1: BTTN mùa xuân(4 câu đầu) ? Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được tác giả Nguyễn Du miêu tả qua các hình ảnh nào. - Hs: + Chim én đưa thoi. + Cỏ non xanh tận chân trời. + Càn hoa lê trắng. ? Em nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh của ND qua đoạn thơ trên. - Hs: + Hình ảnh chim én vừa thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. + Màu sắc hài hoà tới mức tuyệt diệu: Màu xanh của da trời, màu trắng của bông hoa lê. ? Hiệu quả của việc sử dụng các hình ảnh đó là gì. - Hs: Gợi tả một bức tranh xuân thật mới mẻ tinh khôi, trong trẻo, vừa nhẹ nhàng thanh khiết với đầy hương vị, đường nét và màu sắc. Hoạt đông 2: Cảnh lễ hội. ? Cảnh lễ hội được tác giả ND miêu tả qua mấy hoạt động, đố là những hoạt động nào. - Hs: Hai hoạt động. + Lễ tảo mộ. + Hội đạp thanh. ? Em có nhận xét gì về ngòi bút miêu tả của tác giả trong đoạn thơ này. - Hs: + Dùng các từ láy có giá trị gợi tả cao. + Hình ảnh so sánh: Ngựa xe như như nêm. + Sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt: Tài tử, giai nhân, tảo mộ, đạp thanh. + Hình ảnh ẩn dụ: Yừn anh. ? Tác dụng của cách diễn đạt đó là gì - Hs: Miêu tả cảnh lễ hội thật tấp lập rộn ràng, những người tham gia lễ hội với dáng điệu ung dung thanh thản. Gv: Những trai tài, gái sắc ngoài mục đích đi chơi xuân còn sắm sửa lễ vật để đi tảo mộ. Họ rắc những thoi vàng vó, đốt giấy tiền vàng mã để tưởng nhớ những người đã khuất. Hoạt động 3: Thực hành. * Bài tập 2: Cảm nhận của em về tâm trạng của chị em Thuý Kiều trong cảnh ra về.(Làm tại lớp) Gv: Gợi ý cho Hs: - Nghệ thuật: + Từ láy: Tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ, thơ thẩn. + Bút pháp tả cảnh ngụ tình. - Nội dung: + Tâm trạng buồ, lưu luyến của CETK khi ngày hội đã tan, ngày vui chóng tàn. + Lam nổi bật niềm tha thiết với cuộc sống của TK. Gv: Quan sát nhắc nhở Hs làm bài tập, kết hợp rèn kỹ năng viết văn cảm nhận cho Hs. Đăc biệt là những Hs yếu kém. * Hoạt động VI: Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích. ? Tóm tắt nội dung phần trước đoạn Kiều ra ở lầu Ngưng Bích. - Hs: Tóm tắ từ chỗ: Sau khi KT về quê hộ tang chú Kiều rơi vào tay Tú bà và MGS. ? ở lầu Ngưng bích Kiều có những tâm trạng nào. - Hs: Thảo luận trả lời, Gv khái quát thành ý chính. + Tâm trạng đau buồn âu lo của Kiều qua cái nhìn cảnh vật. (6 câu đầu). + Tâm trạng thương nhớ Kim Trọng, thương nhớ cha mẹ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. (8 câu cuối). Hoạt động 1: Nỗi đau buồn âu lo của Kiều. ? Nỗi đau buồn của Kiều được ND miểu tả cụ thể ntn trong 6 câu thơ đầu. Gợi ý trả lời: + Buồn lo trước cảnh bị giam lỏng "Khoá xuân". + Trơ trọi gữa không gian mênh mông hoang vắng: Bốn bề bát ngát, non xa trăng gần( Hình ảnh vừa thực, vừa mang tính ước lệ). + Cảm giác về không gian tuần hoàn khép kín: Mây sớm đèn khuya. Hoạt động 2: Nỗi thương nhớ của Kiều. ? Nhớ đến KT, Kiều nhớ những gì. - Nhớ những đêm trăng hanh hai người hò hẹn, chén tạc chén thề. - Thương KT ngày đêm mòn mỏi ngóng trông chờ đợi tin nàng. - Kiều nghĩ đén hoàn cảnh bơ vơ, lạc lõng của mình nơi đất khách. - ý thức về nhân phẩm bị trà đạp. ? Tình cảm của Kiều đối với cha mẹ được tác giả miêu tả ntn. - Hs: Lần lượt trả lời, Gv khái quát thành ý. ? Qua đó em thấy kiều là người phụ nữ ntn. - Hs: + Có số phận éo le, tội nghiệp. + Là người con gái có tấm lòng thuỷ chung son sắt, luôn ý thức được phẩm hạnh của mình. + Là một người con hiếu thảo. * Câu hỏi thảo luận: Tại sao khi miêu tả nỗi nhớ của Kiều, ND lại miêu tả nỗi nhớ người yêu trước, nỗi nhớ cha mẹ sau. Cách miêu tả như vậy có hợp lý không. - Hs: Trao đổi trả lời. Gợi ý: + Mối tình đầu vừa chớm nở như mới hôm qua. + Phù hợp với tâm lý co ... ăng: Rốn cho học sinh cú kỹ năng tạo lập văn bản tự sự cú kết hợp cỏc yếu tố miờu tả, biểu cảm và nghị luận. 3. Thái độ: Giỏo dục học sinh ý thức luyện tập. II. Chuẩn bị: Gv: Nghiên cứu nội dung chuyên đề, soạn giáo án. Hs: Chuẩn bị chuyên đề theo hớng dẫn của giáo viên. III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là văn bản tự sự, đặc điểm của văn bản tự sự. ? Vai trũ của cỏc yếu tố miờu tả, nghị luận trong văn bản tự sự. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trũ Nội dung * Hoạt động I: Văn bản tự sự. ? Thế nào là văn bản tự sự. - Hs nêu khái niệm. Gv khái quát chốt kiến thức. ? ở lps 8 em đã tìm hiểu những kiến thức nào về văn bản tự sự. - Hs: Văn bản tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. ? Trong chương trình ngữ văn 9. Em tìm hiểu thêm những kiến thức nào về văn bản tự sự. - Hs: + Tự sự kết hợp với Miêu tả. + Tự sự kết hợp yếu tố Nghị luận. + Các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. + Người kể chuyện trong văn bản tự sự ? Miêu tả trong văn bản tự sự gồm các yếu tố miêu tả nào. - Hs: Miêu tả không gian, thời gian, tả cảnh, tả nội tâm, tả hành động... ? Yếu tố miêu tả có vai trò như thề nào trong văn bản tự sự. - Hs: Làm cho văn bản tự sự thêm sinh động, hấp dẫn người đọc, người nghe. ? Yếu tố nghị luận có vai trò như thế nào. - Làm cho câu chuyện mang đậm tính triết lý. ? Em hãy cho biết vai trò của ngôi kể trong văn bản tự sự. - Ngôi thứ nhất: - Ngôi thứ ba: ? Những ưu điểm, hạn chế của các ngôi kể này. - Hs: Trả lời, Gv khái quát chốt kiến thức. * Hoạt động II: Thực hành văn bản tự sự. Gv yêu cầu học sinh theo dõi SGK trang 105. ? Đọc đề bài số 1: Đề I: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. Hoạt động 1. Tìm hểu đề bài. ? Kiểu văn bản cầ tạo lập. - Hs: Văn bản tự sư. Gv: Văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và nghị luận. ? Tình huống của đề bài này. - Hs: Cuộc gặp gỡ với mái trường sau hai mươi năm. ? Em sẽ chọn ngôi kể nào. - Hs: Ngôi kể thứ nhất. Hoạt động 2. Lập dàn ý: ? Bài văn tự sự gồm mấy phần. Nêu yêu cầu từng phần của bố cục đó. - Hs: Ba phần. + Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc được kể. + Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc được kể Gv: Lưu ý Vận dụng linh hoạt các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. ? Dự kiến về yếu tố nghị luận của em trong văn bản này. - So sánh để làm nổi bật hình ảnh của mái trường sau 20 năm. - Nghị luận về tình cảm của em với mái trường. Những gì mái trường đã tạo dựng cho em. + Kết bài: Suy nghĩ, ấn tượng về sự việc được kể. Hoạt động 3. Gợi ý phần thân bài. ? Em gặp người chiến sĩ lái xe trong hoàn cảnh nào. - Đi thăm quan viện bảo tàng quân đội. - Là nhà báo đi thực tế ở mặt trận. - Nhân ngày 22/12 trường em tổ chức gặp mặt thế hệ những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. ? Hình ảnh người lính đó như thế nào. - Tuổi tác, trang phục, huân huy chương, màu da, mái tóc, khuôn mặt...(miêu tả) ? Diễn biến của cuộc trò chuyện. - Em hỏi người chiến sĩ lái xe những gì, người chiến sĩ lái xe kể cho em nghe những gì về chiến tranh, về tiểu đội xe không kính, về tinh thần ý chí và lí tưởng chiến đấu của họ. Gv: Lưu ý: Cần miêu tả thái độ của người kể chuyện qua ánh mắt, cử chỉ, lời nói... Với nhân vật Tôi- người kể chuyện cần bày tỏ thái độ, tâm trạng khi được nghe những câu chuyện có thực về đời sống, chiến đấu của người lính. ? Em sẽ đưa yếu tố nghị luận vào như thế nào. - Nghị luận về lí tưởng chiến đấu, quy luật của chiến tranh: Chiến tranh, bom đạn của kẻ thù không thể đè bẹp được tinh thần chiến đấu, ý chí, quyết tâm giải phóng miền nam của những người chiến sĩ lái xe. Gv: Lưu ý: Khi kể cần sử dụng linh hoạt các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm vào trong văn bản tự sự. Hoạt động 4: Viết bài. Gv: Tổ chức cho học sinh viết bài sau đó tổ chức nhận xét đánh giá theo bố cục: Mở bài, thân bài, kết bài. 1. Mở bài - Giới thiệu nhân vật: em vàngười lính lái xe - Tình huống truyện: Gặp gỡ và trò chuyện trong hoàn cảnh nào? 2. Thân bài * Diễn biến sự việc theo trình tự: Câu chuyện xảy ra ở đâu? diễn ra như thế nào? - Nhân vật người chiến sĩ lái xe: ngoại hình, phẩm chất, suy nghĩ, hành động. - Nội dung cuộc trò chuyện: + Em hỏi về động lực thôi thúc người chiến sĩ ra trận? Tuyến đường Trường Sơn như thế nào? Bom đạn Mĩ ác liệt ra sao? Tại sao những chiếc xe không kính? + Người chiến sĩ kể về khó khăn, gian khổ của người lính lái chiếc xekhông kính đ giọng kể hóm hỉnh, lạc quan thể hiện chất ngang tàng, nghịch ngợm kể về ước mơ của người lính + Nghe kể, em xúc động như thế nào? (Suy nghĩ độc thoại nội tâm) + Bình luận về tinhthần quả cảm của người lính. 3. Kết luận - Nêu kết thúc câu chuyện - Cảm nghĩ về người lính, về chiến tranh, về tương lai. Đề II: Kể lại giấc mơ trong đó em gặp người thân xa cách đã lâu ngày. Hoạt động 1: Tìm hiểu đề. Gv: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu để như ở đề I. Lưu ý: Đây là một giấc mơ. Hoạt động 2: Gợi ý phần thân bài. ? Tình huống dẫn đến giấc mơ của em. - Sau khi làm xong rất nhiều bài tập chuẩn bị cho kỳ kiểm tra 8 tuần học kỳ I. - Sau khi gúp mẹ làm việc nhà. - Gần đến ngày người thân về. ? Không gian của giấc mơ như thế nào ? Người thân em gặp trong mơ là ai. - Bố, mẹ, anh, chị, ông bà ngoại. Lưu ý: Người thân là những người ruột thịt, tại sao em lại nhớ người ấy. ? Hình ảnh người thân trong giấc mơ của em hiện lên như thế nào ( Chú ý sự thay đổi của người thân sau bao năm xa cách) - Trang phục, đồ dùng mang theo... ? Tâm trạng của em như thế nào khi gặp người thân (miêu tả nội tâm). ? Tình cảm của người thân đối với em như thế nào ? Em và người thân đã trò chuyên với nhau như thế nào. - Chuyện công việc, chuyện gia đình, chuyện học tập... ? Người thân cho em món quà gì, vì sao. ? Tâm trạng của em như thế nào khi nhận được quà. ? Tình huống nào làm giấc mơ của em chợt tỉnh. - Mẹ gọi, chuông đồng hồ báo thức, tiếng chuông nhà thờ... - Nghị luận về tình cảm gia đình: Cha con, anh em... Đề III: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể, hoặc đã xem trên màn ảnh. * Gv: Tổ chức cho học sinh kể lại đoạn trích hồi 14 - Hoàng Lê nhất thống chí. (Ngô Gia Văn Phái). Đánh Ngọc hồi quân Thanh bị Thua trận Bỏ Thăng Long Chiêu Thống trốn ra ngoài. * Gợi ý viết bài. ? Sự việc được kể: - Cuộc tiến công của vua Quang Trung cùng các tướng sĩ ra thành Thăng Long để đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh và lật nhào ngai vàng thống trị của tên vua hèn nhát, bất tài Lê Chiêu Thống. ? Em sẽ kể lại các sự việc nào. - Thời điểm quân Thanh sang xâm lược nước ta. - Thái độ của via Qung trung khi nghe tin này. - Việc vua Quang Trung lên ngôi hoàng đế. - Việc vua Qung Trung tổ chức kến lính ở Nghệ An. Sau đó Vua Quang Trung đọc lời phủ dụ và hạ lệnh xuất quân vào ngày 30 tháng chạp. * Diễn biến các trận đánh của vua Quang Trung. - Trận sông Gián và sông Thanh Quyết. - Trận Hà Hồi(3/1 ÂL) - Trận Ngọc Hồi(Sáng mồng 5/1 ÂL) - Trận đánh thành Thăng Long( Trưa mồng 5/1 ÂL) - Sự thất bại của quân Thanh và Lê Chiêu Thống. * ý nghĩa lịch sử ( Sử dụng yếu tố nghị luận) * Lưu ý: Có thể đề bài yêu cầu đóng vai nhân vật Quang Trung hoặc người lính trong quân đội của Quang Trung kể lại nội dung của đoạn trích này. Trong trường hợp này người kể chuyện vẫn xưng Tôi. Đề IV: Kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em với người bạn thân. * Gợi ý lập dàn ý. I. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện được kể. II. Thân bài: Kể lại nội dung diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định(Không gian, thời gian, ...) - Quan hệ của em với ngời bạn thân. - Kỷ niệm nào là sâu sắc nhất. (Kể kết hợp với tả) - Rút đợc bài học nhẹ nhàng nhng sâu sắc qua câu chuyện(Phơng thức nghi luận) III. Kết bài: Rút ra bài họ về tình bạn. * Yêu cầu: Văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Sử dụng linh hoạt các hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm. * Hoạt động IV: Thực hành tổng hợp. Gv: Tổ chức cho học sinh đọc bài viết, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét ưu nhược điểm của mỗi bài viết trên các phương diện sau: - Bố cục của bài viết: Mở bài, thân bài, kết bài. - Cách tạo tình huống, cách diiễn đạt, ngôn ngữ, cách tạo lập các đoạn văn. - Bài viết đã sử dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt chưa. - Các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm có được sử dụng một cách có hiệu quả không. - Bài viết có sinh động hấp dẫn không. Sau khi đã tổ chức cho học sinh thực hành, giáo viên nhận xét, bổ sung, rút kinh nghiệm và chốt kiến thức. I. Văn bản tự sự. II. Thực hành văn bản tự sự. Đề I: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. 1. Tìm hểu đề bài. 2. Lập dàn ý: + Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc được kể. + Thân bài: - Tình huống gặp người chiến sĩ lái xe. - Hình ảnh người chiến sĩ lái xe qua cái nhìn của em. - Diễn biến cuộc trò chuyện. - Cuộc trò chuyện cần căn cứ vào nội dung của bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Thông qua đó làm nổi bật được những phẩm chất tốt đẹp của người lính trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 4. Viết bài hoàn chỉnh. 1. Mở bài - Giới thiệu nhân vật: em vàngười lính lái xe - Tình huống truyện: Gặp gỡ và trò chuyện trong hoàn cảnh nào? 2. Thân bài * Diễn biến sự việc theo trình tự: Câu chuyện xảy ra ở đâu? diễn ra như thế nào? 3. Kết luận - Nêu kết thúc câu chuyện - Cảm nghĩ về người lính, về chiến tranh, về tương lai. Đề II: Kể lại giấc mơ trong đó em gặp người thân xa cách đã lâu ngày. * Gợi ý dàn ý: - Tình huống dẫn đến giấc mơ. - Hình ảnh người thân sau bao năm xa cách. - Cuộc trò chuyện của em vời người thân. - Tình huống kết thúc giấc mơ. * Viết bài hoàn chỉnh. Đề III: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể, hoặc đã xem trên màn ảnh. - Thời điểm quân Thanh sang xâm lược nước ta. - Thái độ của via Qung trung khi nghe tin này. - Việc vua Quang Trung lên ngôi hoàng đế. - Việc vua Qung Trung tổ chức kến lính ở Nghệ An. Sau đó Vua Quang Trung đọc lời phủ dụ và hạ lệnh xuất quân vào ngày 30 tháng chạp. * Diễn biến các trận đánh của vua Quang Trung. - Trận sông Gián và sông Thanh Quyết. - Trận Hà Hồi(3/1 ÂL) - Trận Ngọc Hồi(Sáng mồng 5/1 ÂL) - Trận đánh thành Thăng Long( Trưa mồng 5/1 ÂL) - Sự thất bại của quân Thanh và Lê Chiêu Thống. Đề IV: Kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em với người bạn thân. I. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện được kể. II. Thân bài: Kể lại nội dung diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định (Không gian, thời gian ...) III. Kết bài: Rút ra bài họ về tình bạn. * Thực hành tổng hợp Đủ giáo án dạy thêm tháng 11/2011 Ký Duyệt:
Tài liệu đính kèm: