Ôn tập Ngữ văn 9 – Trường THCS An Khánh

Ôn tập Ngữ văn 9 – Trường THCS An Khánh

ĐỒNG CHÍ

I. Tác giả: SGK

- Sinh năm1926

- Tên thật là Trần Đình Đắc quê ở Can Lộc- Hà Tình

- Vừa là thi sĩ, vừa là chiến sĩ- Đại tá Chính Hữu.

- Chính Hữu đồng hương với Xuân Diệu ở Hà Tĩnh . Đi học ở Hà Nội và tham gia kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội

- Là nhà thơ quân đội

- Ông hầu như viết về người lính và chiến tranh. Chính Hữu có hơn bốn mươi năm gắn bó với làng thơ VN từ cuộc đời của anh bộ đội- Viết ít mà chắc khẻo, tiết kiệm ngôn từ như thủa nào

- Thơ ông thể hiện cảm xúc dồn nén, ng2 h/ảnh chọn lọc hàm súc.

- Viết về cuộc đời người lính, người chiến sĩ, về Tổ Quốc Việt Nam gian lao và anh dũng trong các cuộc kháng chiến là một nguồn cảm hứng vô tận một đề tài lớn trong sáng tác của Chính Hữu

* Tác phẩm chính: Đồng chí, Sáng hôm nay, Đường ra mặt trận, Ngọn đèn đứng gác, Thư nhà.

 

doc 71 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 843Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 9 – Trường THCS An Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn học hiên đại
đồng chí
Tác giả: SGK
- Sinh năm1926
- Tên thật là Trần Đình Đắc quê ở Can Lộc- Hà Tình
- Vừa là thi sĩ, vừa là chiến sĩ- Đại tá Chính Hữu.
- Chính Hữu đồng hương với Xuân Diệu ở Hà Tĩnh . Đi học ở Hà Nội và tham gia kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội
- Là nhà thơ quân đội
- Ông hầu như viết về người lính và chiến tranh. Chính Hữu có hơn bốn mươi năm gắn bó với làng thơ VN từ cuộc đời của anh bộ đội- Viết ít mà chắc khẻo, tiết kiệm ngôn từ như thủa nào
- Thơ ông thể hiện cảm xúc dồn nén, ng2 h/ảnh chọn lọc hàm súc.
- Viết về cuộc đời người lính, người chiến sĩ, về Tổ Quốc Việt Nam gian lao và anh dũng trong các cuộc kháng chiến là một nguồn cảm hứng vô tận một đề tài lớn trong sáng tác của Chính Hữu
* Tác phẩm chính: Đồng chí, Sáng hôm nay, Đường ra mặt trận, Ngọn đèn đứng gác, Thư nhà...
Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác:
 - Trích trong tập “Đầu súng trăng treo”
- Sáng tác 1948 sau khi tác giả tham gia chiến dịch VB (thu đông 1947)- Bài thơ viết khi tác giả bi thương nằm nhà sàn heo hút- Làm bài thơ này Chính Hữu muốn để tặng đồng đội của mình
“Tôi không phải là nông dân và quê tôi cũng không phải trong cảnh nước mặn đồng chua hoặc đất cằn sỏi đá. Cái tôi trong bài thơ có những chi tiết không phải là của tôi mà là của bạn tôi nhưng về cơ bản là của tôi. Tất cả cải gian khổ của đời lính thiếu ănthiếu mặc....Tôi làm bài thơ Đồng chí cũng là tình cảm chân tình tự nhiên không có sự gò ép gượng gạo nào....”
Bố cục:
Phân tích:
Cơ sở hình thành tình đồng chí.
Cuộc kháng chiến thần thánh dữ dội của dân tộc VN ta đã trở thành điểm gặp gỡ của những người dân yêu nước, lầmnỷ sinh những quan niệm, tình cảm mới mà lúc trước họ chưa hề quen biết nhau. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đối nhau rất chỉnh:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Lối nói giản dị, vận dụng thành ngữ, tác giả đã cho ta thấy được những người lính đều xuất thân từ những người nông dân yêu nước, từ những miền quê nghèo khổ, họ quen cầm cuốc hơn cầm súng nhưng họ lạicùng chung nhau lí tưởng CM và chí hướng. Từ những phương trời không hẹ mà qquen nhau họ cùng đứng trong một đội ngũ chiến đấu:
“ Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.”
Hai câu thơ sóng đôi đối nhau cho ta thấy tình đồng chí nảy sinh từ khi họ cùng chung nhau nhiệm vụ, cùng chia ngọt xẻ bùi, những thiếu thốn khó khăn từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến được thể hiện bằng các hình ảnh hết sức giản dị, đầy sức biểu cảm: “Đêm........kỉ”
( xa lạ -> quen nhau -> tri kỉ)
Hai tiếng Đồng chí kết thúc khổ thơ như một nút nhẫn của một bản nhạc là sự kết tinh của mọi cảm xúc, tình đồng chí là cao độ của tình bạn, tình người trong chiến đấu gian khổ ác liệt.
Biểu hiện của tình đồng chí.
Tình đồng chí là sự xẻ chia , là sự cảm thốngâu xa những tâm tư tình cảm của nhau,những nõi lòng thầm kín của nhau:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Từ mặc kệ cho ta thấy sự ngang tàng đượm chất lãng mạn, tác giả chỉ nói một cảnh khổ nhưng người đọc có ấn tượng chung cho cả hai...họ đã để lại sau lưng gia đình, quê hương nhà cửa vì nghĩa lớn ra đi cứu nước cứu nhà..
Nghệ thuật nhân hoá “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” hoán dụ để thể hiện nỗi nhớ hậu phương với tiền tuyến, tiền tuyến với hậu phương -> đó là nỗi nhớ hai chiều, chính tình yêu quê hương, đất nước đã tiếp thêm cho người lính niềm tin sức mạnh để họ chiến đấu bảo vệ tổ quốc...
Tình đồng chí còn là sự chia sẻ những khó khăn thiếu thốn của đời người lính:
“ Tôi với ạnh biết từng cơn ớn lạnh.
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
chân không giày”
- Hình ảnh thơ chân thực và gợi cảm, tác giả viết bằng bút pháp hiện thực, bản thân nhà thơ cũng là người lính nên ông rất am hiểu những khó khăn mà người lính phải trải qua. Tình đồng chí giúp họ vượt qua gian lao, thử thách,những thiếu thốn tột cùng của đời bộ đội, những cơn sốt rét đến run người, những trang phục phong phanh dưới mùa đông lạnh buốt nhưng chính lúc ấy đã làm nổi bật nét cao đẹp của người lính, sáng lên nụ cười lạc quan bất chấp mọi gian khổ...
- Hình ảnh: “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” nồng ấm tình đồng chí với sự xẻ chia thầm lặng giữa những người lính, những bàn tay tìm đến với nhau truyền niềm tin và sức mạnh vô biên để chiến thắng kẻ thù, nhà thơ đã phát hiện những nội lực tinh thần trong trái tim người lính tạo nên sự bền vững của tình cảm thầm lặng nhưng thiêng liêng...
c. Tình đồng chí trong chiến đấu.
- Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh đặc sắc là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính.
- Trong bức tranh nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối người lính phục kích chờ giặc tới đứng bên nhau, tình đồng chí đã sưởi ấm laòng họ, giúp họ vượt lên mọi khó khăn...
- Đầu súng trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích chờ giặc tạo nên một hình ảnh giàu chất liên tưởng: Súng, trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chất chiến sĩ và thi sĩ -> Đây là sáng tạo bất ngờ tạo dư âm trong lòng người đọc
* Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ là sự lớn lên của tâmhồn người chiến sĩ trong tình cảm lớn tình đồng chí là sự hoàn thiện vẻ đẹp con người VN trong CM đồng thời là sự trưởng thành của chính tâm hồn nhà thơ khi hoà nhập cùng nhân dân. Với hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ Chính Hữu đã đem đến cho thơ ca kháng chiến cách nhìn nghệ thuật, một lối biểu đạt mới về người lính...
Câu hỏi ôn luyện.
Từ đồng chí trong bài thơ có nghĩa là gì? Tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là Đồng chí?
Đồng chí là người có cùng chí hướng, lí tưởng. Người ở cùng trong một đoàn thể hay một tổ chức chính trị cách mạng.... Từ sau năm 1945 đồng chí trở thành từ xưng hô quen thuộc của các cơ quan đoàn thể, đơn vị bộ đội.
Bài thơ được đặt tên là Đồng chí nhằm nhấn mạnh sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính Cụ Hồ- những người có cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng chiến đấu , gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời kì chống Pháp. Tình đồng chí vừa là tình chiến đấu vừa là tình thân. Cả hai đều là máu thịt hữu cơ, nó là sinh mạng của con người cầm súng. Nó còn là lời nhắn gửi, lời kí thác của nhà thơ với người, với mình nó là tiếng gọi sâu thẳm, thiêng liêng, nó là vật báu phải giữ gìn trân trọng
 2.Trắc nghiệm 
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng
1. Bài thơ “Đồng chí” là của tác giả nào?
 A. Thôi Hữu B. Tố Hữu C. Chính Hữu D. Hữu Loan
2. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
 Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
 A. Nhân hoá B. ẩn dụ Hoán dụ D. So sánh 
3. ý nào không đúng với cách hiểu về quê hương người lính trong câu thơ trên?
 A. Anh, quê ở vùng đồng chiêm B. Tôi, quê ở vùng trung du
 C. Tôi và anh quê ở miền Bắc D. Tôi và anh quê ở vùng trung du
4. Đọc các câu thơ sau và trả lời câu hỏi: a, b
 Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
a) Phương thức biểu đạt chính của các câu trên là gì?
 A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết Minh
b) Nội dung các câu hỏi nói lên điều gì?
 A. Hoàn cảnh của người lính khi ra trận
 B. Những suy nghĩ của người lính về gia đình
 C. Nỗi nhớ gia đình, quê hương của người lính
 D. Niềm cảm thông với tâm tư, tình cảm của đồng đội
5. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” được hiểu như thế nào?
 A. Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận
 B. Người ở nhà nhớ người ra trận
 C. Người ra trận và người ở nhà luôn hướng về nhau
 D. Cả quê hương dõi theo người ra trận
3. Nhận xét về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông thôn. Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ dội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn, thiếu thốn”.
 Em có đồng ý với nhận xét đó không? Hãy làm sáng tỏ ý kiến của em.
* Yêu cầu về nội dung:
* Bài viết yêu cầu phải bày tỏ được ý kiến của mình về nhận định nêu ở đề bài: Tình đồng chí gắn bó keo sơn của người lính cách mạng.
* Nhận định có 2 nội dung cần làm sáng tỏ
- Cơ sở hình thành tình đồng chí sâu nặng, thắm thiết của những người lính cách mạng.
 + Tình đồng chí, đồng đội sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ. Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp. Chính điều đó cùng với mục đích, lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng & trở nên thân quan với nhau.
+ Tình đồng chí, đồng đội nảy nở bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện bằng 1 hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm:
 “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
+ Câu thơ thứ bảy chỉ có một từ gồm hai tiếng: “Đồng chí!” tạo một nốt nhấn, vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định cội nguồn và sự hình thành tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội.
Làm hiện lên vẻ đẹp giản dị, chân thực và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội trong năm tháng đầy khó khăn, gian khổ.
+ Đồng chí, đó là sức mạnh giúp mạnh giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của cuộc chiến tranh, sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét.
+ Đồng chí, tình cảm ấm áp, thiêng liêng đã mang đến cho người lính nét lãng mạn, cảm hứng thi sĩ trong hiện thực đầy khắc nghiệt qua hình ảnh “Đầu súng, trăng treo”.
*Yêu cầu hình thức
Bố cục bài viết nghị luận chứng minh có đủ ba phần.
- Sử dụng dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp dễ làm sáng tỏ nội dung chứng minh.
Diễn đạt có cảm xúc, lưu loát.
Vận dụng kiến thức về đoạn văn để trình bày mạch lạc, liên kết đoạn, câu chặt chẽ.
4. 
a. Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài thơ.
b. Trình bày cảm nhận của em về cái hay của khổ thơ này ( Viết thành đoạn văn diễn dich khoảng 5-7 câu)
 “ Đêm nay... trăng treo”
→ Đây là một bức tranh đẹp 
- Không gian : rừng hoang sương muối
- Nổi lên cảnh rừng đêm giá rét là ba h/ảnh gắn kết với nhau : người lính, khẩu súng, vầng trăng.
- Đầu súng trăng treo → h/ảnh mang ý nghĩa biểu tượng gợi liên tưởng phong phú, kết hợp chất hiện thực với cảm hứng lãng mạn có thể coi là biểu tượng của thơ ca k/c.
Đầu súng trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích chờ giặc tới của chính tác giả tạo nên một hình ảnh gàu chất liên tưởng: Súng trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chất chiến sỹ và thi sỹ-> đây là sáng tạo bất ngờ tạo dư âm trong lòng người đọcđ Nổi  ... áng chiến, ông Hai coi làng chư một phần cuộc sống và sẵn sàng bảo vệ niềm vui nhất của đời ông...
b. Tình yêu làng – tình yêu nước của ông Hai.
( TG đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để bộc lộ TY làng, tình yêu nước của ông, đó là tin làng ông theo giặc – chính tin từ những người đi tản cư qu vùng ông nói lại. Nghe tin đó ông thấy rất đột ngột bất ngờ : Cổ ông lão nghẹn ắng...  khi chấn tĩnh lại phần nào ông còn chưa tin nhưng những người tản cư kể rành rọt quá lại khẳng định họ vừa ở dưới đó lên làm ông không thể không tin, ông cảm thấy đau đớn, nhục nhã và niềm tự hào về làng sụp đổ tan tành...
Từ lúc đó tin giữ xâm chiếm tâm lí của ông Hai và trở thành ám ảnh day dứt, lúc nào ông cũng nơm nớp lo sợ, tưởng người ta bàn tán chuyện ấy, nghe tiếng chửi bọn Việt gian thì ông cúi gằm mặt mà đi. Về đến nhà ông nằm vật ra giường...
Suốt mấy ngày ông không giám đi ra bên ngoài...
Tác giả đã diễn tả cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót tủi hổ của mình trước cái tin làng mình theo giặc-> Kịch tính ngỳa càng phát triển đến cao trào, nút thắtđược đẩy lên tình huống bế tắc, đặt vào mâu thuẫn mới
Nhưng lúc này tình cảm đẹp trong con người ông Hai được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết, TG thể hiện sâu sắc tình yêu làng quê, và tình yêu nước của ông Hai qua một mâu thuẫn, khi ông đã bị đẩy vào một tình thế bế tắc, tuyệt vọng thì mụ chủ nhà lại muôn sđuổi ông đi
Dẫn chứng: - Về làng tức là bỏ kháng chiến...
 - Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì...
cuộc xung đột nội tâm ở ông hia diễn ra một cách quyết liệt và tình thế của ông Haoi giường như là một sự bế tắc nhưng ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của mình bởi tình yêu nước đã rộng lớn hơn bao trùm lên tình cảm làng quê. Dù đã xác định được như thế nhưng ông vẫn không dứt bỏ được tình cảm với làng chợ Giầu nên càng thêm day dứt, đau đớn. -> Phải am hiểu tâm lí người nông dân thật sâu sắc thì nhà văn mới diễn tả đúng tâm trạng của nhân vật ông Hai như vậy
Trong lúc bị dồn nén và bế tắc đó ông chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lì thủ thỉ tâm sự cùng đứa con còn nhỏ và rất ngây thơ...
Đây là một đoạnvăn rất chân thành và cảm động, là lời ông tự nhủ với chính mình, giãi bày nỗi lòng mình nhằm khẳng định tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu và khẳng định tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến với CM và với Bác Hồ -> tấm lòng của người nông dân là thế đấy.
Khi nghe tin cải chính,niềm vui của ông Hai dâng lên vô bờ bến, những nỗi lo âu xấu hổ tan biến đi mà niềm vui vì làng khôngtheo giặc choáng hết tâm trí ông -> đây là chi tiết mở nút của câu chuyện: Nhà bị gặc đốt mà không tiếc: Tây nó đốt hết ....Chi tiết đó rất cảm động bởi người nông dân sẵn sàng hi sinh tính mạng, tài sản cho kháng chiến...
Tình yêu làng ở ông Hai hoà hợp thống nhất với tình yêu nước là một. Đó là phẩm chất cao quý của người nông dân mới sau CMT8 mà ông Hai là một điển hình tiêu biểu, đẹp đẽ...
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Tâm trạng ông Hai ( Làng - Kim Lân) những ngày nghe tin làng chợ Dầu hteo tâyđược tả như sau: 
Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được....ra bên ngoài...
Nếu lược bỏ dấu ba chấm và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật và giá trị biểu cảm của đoạn văn có gì thay đổi? Vì sao?
- Nếu lược bỏ các dấu chấm lửng và dấu hỏi thì cách miêu tả nhân vật vẫn không thay đổi: tâm trạng nhân vật được miêu tả qua cử chỉ hành động, và độc thoại nội tâm...Thế nhưng giá trị biểu cảm của đoạnvăn sẽ bị ảnh hưởng: tẩmtạng lo lắng, buồn bã, sợ hãi và nghe ngóng của ông Hai không rõ nữa, tốc độ phát triển tâmlí nhân vật cũng nhanh hơn...
Trong một đoạn trích của Truyện Kiều đã học có bốn câu thơ dùng câu hỏi để diễn tả tâm trạng nhân vật. Hãy chép lại những câu thơ đó và cho biết tên đoạn trích?
Bốn câu thơ:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh...
Buồn trông...
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Viết một câu văn nhận xét tâm trạng nhân vật ông Hai và dùng câu đó làm câu mở đoạn viết tiếp khỏang 10 câu để hoàn chính đoạn văn. Cho biết đoạn văn em vừa viết được trình bày theo cách nào?
Câu văn nhận xét tâm trạng nhân vật ông Hai: 
Đoạn v Từ lúc đó tin giữ xâm chiếm tâm lí của ông Hai và trở thành ám ảnh day dứt, lúc nào ông cũng nơm nớp lo sợ, tưởng người ta bàn tán chuyện ấy, nghe tiếng chửi bọn Việt gian thì ông cúi gằm mặt mà đi. Về đến nhà ông nằm vật ra giường...
Suốt mấy ngày ông không giám đi ra bên ngoài...
Tác giả đã diễn tả cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót tủi hổ của mình trước cái tin làng mình theo giặc-> Kịch tính ngỳa càng phát triển đến cao trào, nút thắtđược đẩy lên tình huống bế tắc, đặt vào mâu thuẫn mới
Câu 2: Đoạn đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Bác Thứ chưa nghe thủng...Toàn sai sự mục đích cả!
( Làng – Kim Lân)
Cùng nói với ông chủ nhà vậy mà ông Hai vừa mới xưng Tôi rồi ngay sau đó lãiưng Em. Vì sao vậy?
- Cùng nói với ông chủ nhà nhưng ông Hai vừa xưng Tôi đã lại xưng Em, từ cách xưng hô ngang bằngchuyển sang cách xưng hô của bề dưới với bề trên. Nhưng xưng Em với người nói chuyện cũng là thói quen thể hiện sự tôn trọng của người nông dânở làng quê VN trước đây. Mặt khác, thay đổi cách xưng hô như vậy cũng cho thấy tâm trạng ông Hai khong ổn định, ông quá vui mừng đến không làm chủ được mình, chỉ thích chạy đi kheo..
Nói Làng chợ Dầu chúng em Việt gian là dùng cách nói nào?
- Đây là dùng cách nói hoán dụ- lấy làng để chỉ những người dân làng chợ Dầu
Trong câu nói, ông Hai đã dùng sai một từ, đó là từ nào? lẽ ra phải nói thế nào mới đúng?
Trong câu nói ông Hai dùng sai từ Mục đích, lẽ ra phải dùng từ Mục kích nghĩa là nhìn thấy, chứng kiến...
Đề văn: Phân tích diễn biến tẩmtạng ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu....đến khi tin đó được cải chính.
Kiểu bài: Nghị luận – phân tích nhân vật
Nội dung: Diễn biến tâm trạng ông Hai...
Tư liệu: Truyện ngắn làng của Kim Lân
Dàn ý
Mở bài: có nhiều cách nhưng tối thiểu ơhải giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nhân vật và diễn biến tẩmtạng của nhân vật, mở ra ý cho phần thân bài.
Thân bài.
a. Luận điểm 1: Tình yêu làng của ông Hai.
* Tình yêu làng nói chung của người nông dân VN đó là tình cảm tự nhiên, máu thit...
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai giãi nắng giầm sương 
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
ở người nông dân tình yêu làng quê có tính truyền thống, yêu làng gắn bó máu thịt với làng mình vốn là tâm lí quen thộc có tính gốc rễ nên người nông dân rất hãnh diện...
* Tình yêu làng của ông Hai thể hiện cụ thể như sau:
- Cũng như những người dân VN khác ông Hai có tình yêu làng sâu sắc, tình yêu làng xóm quê hương gắn bó như máu thịt, như một phần cuộc sống của ông. Tình yêu làng của ông không mãi mãi cổ hủ mà luôn biến chuyển theo dòng chảy của thời đại, nó luôn đổi mới hợp lí...
+ Trước CMT8 : Với tâm lí nông dân mang tính địa phương ông thường khoe làng ông với sự giàu đẹp, cái gì ở làng ông cũng đáng tự hào...( Dẫn chứng)
+ CMT8 thành công đem lại sự đổi mới đối với mỗi tâm hồn, tư tưởng của người dân VN trong đó có ông Hai...Ông luôn luôn khoe về sự giàu có trù phú của làng ông với cái chòi phát thanh cao vút, đường làng lát đá xanh...Qua lời kể của ông cái làng chợ Giàu hiện ra thật tươi đẹp, ấm no, bình yên, gân fgũi...ông còn khoe cái không khí CM sôi động và khoa làng chợ Giàu là làng kháng chiến. Ông nói chuện về làng với một cách say mê náo nức lạ thường...=> Tình yêu làng quê có sự chuyện biến qua thời gian...
+ Khi làng chợ giàu có chiến sự ông phải đi tản cư. Mặc dù biết tản cư là yêu nước nhưng ông Hai lại rất muốn trực tiếp kháng chiến ở làng, phải xa làng ông rất khổ tâm, luôn trông ngóng tin tức và nhớ làng da diết...
Qua đó ta thấy được thái độ, suy nghĩ của một ông nông dân yêu nước, có nhận thức sâu sắcvề cách mạng và kháng chiến, ông Hai coi làng chư một phần cuộc sống và sẵn sàng bảo vệ niềm vui nhất của đời ông...
b.Luận điểm 2 : Tình yêu làng – tình yêu nước của ông Hai.
( TG đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để bộc lộ TY làng, tình yêu nước của ông, đó là tin làng ông theo giặc – chính tin từ những người đi tản cư qu vùng ông nói lại. Nghe tin đó ông thấy rất đột ngột bất ngờ : Cổ ông lão nghẹn ắng...  khi chấn tĩnh lại phần nào ông còn chưa tin nhưng những người tản cư kể rành rọt quá lại khẳng định họ vừa ở dưới đó lên làm ông không thể không tin, ông cảm thấy đau đớn, nhục nhã và niềm tự hào về làng sụp đổ tan tành...
Từ lúc đó tin giữ xâm chiếm tâm lí của ông Hai và trở thành ám ảnh day dứt, lúc nào ông cũng nơm nớp lo sợ, tưởng người ta bàn tán chuyện ấy, nghe tiếng chửi bọn Việt gian thì ông cúi gằm mặt mà đi. Về đến nhà ông nằm vật ra giường...
Suốt mấy ngày ông không giám đi ra bên ngoài...
Tác giả đã diễn tả cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót tủi hổ của mình trước cái tin làng mình theo giặc-> Kịch tính ngỳa càng phát triển đến cao trào, nút thắtđược đẩy lên tình huống bế tắc, đặt vào mâu thuẫn mới
Nhưng lúc này tình cảm đẹp trong con người ông Hai được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết, TG thể hiện sâu sắc tình yêu làng quê, và tình yêu nước của ông Hai qua một mâu thuẫn, khi ông đã bị đẩy vào một tình thế bế tắc, tuyệt vọng thì mụ chủ nhà lại muôn sđuổi ông đi
Dẫn chứng: - Về làng tức là bỏ kháng chiến...
 - Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì...
cuộc xung đột nội tâm ở ông hia diễn ra một cách quyết liệt và tình thế của ông Haoi giường như là một sự bế tắc nhưng ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của mình bởi tình yêu nước đã rộng lớn hơn bao trùm lên tình cảm làng quê. Dù đã xác định được như thế nhưng ông vẫn không dứt bỏ được tình cảm với làng chợ Giầu nên càng thêm day dứt, đau đớn. -> Phải am hiểu tâm lí người nông dân thật sâu sắc thì nhà văn mới diễn tả đúng tâm trạng của nhân vật ông Hai như vậy
Trong lúc bị dồn nén và bế tắc đó ông chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lì thủ thỉ tâm sự cùng đứa con còn nhỏ và rất ngây thơ...
Đây là một đoạn văn rất chân thành và cảm động, là lời ông tự nhủ với chính mình, giãi bày nỗi lòng mình nhằm khẳng định tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu và khẳng định tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến với CM và với Bác Hồ -> tấm lòng của người nông dân là thế đấy.
Khi nghe tin cải chính,niềm vui của ông Hai dâng lên vô bờ bến, những nỗi lo âu xấu hổ tan biến đi mà niềm vui vì làng khôngtheo giặc choáng hết tâm trí ông -> đây là chi tiết mở nút của câu chuyện: Nhà bị gặc đốt mà không tiếc: Tây nó đốt hết ....Chi tiết đó rất cảm động bởi người nông dân sẵn sàng hi sinh tính mạng, tài sản cho kháng chiến...
Tình yêu làng ở ông Hai hoà hợp thống nhất với tình yêu nước là một. Đó là phẩm chất cao quý của người nông dân mới sau CMT8 mà ông Hai là một điển hình tiêu biểu, đẹp đẽ...
3. Kết bài;

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap Ngu van 9 hoc ky I.doc