Ôn tập Ngữ văn vào lớp 10 - Phần truyện Kiều

Ôn tập Ngữ văn vào lớp 10 - Phần truyện Kiều

Bài 9

 Câu 1. Đoạn văn

 a. Chép chính xác 8 câu cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

 b. Trong 8 câu thơ vừa chép, điệp ngữ “Buồn trông” được lặp lại 4 lần. Cách lặp đi lặp lại điệp ngữ đó có tác dụng gì.

 Gợi ý:

 a. Chép chính xác 8 câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

 b. Tác dụng của điệp ngữ “buồn trông”:

 - Cụm từ “buồn trông” mở đầu các câu lục (câu 6 tiếng) trong thể thơ lục bát đã tạo nên âm hưởng trầm buồn, báo hiệu những đau buồn mà Kiều sẽ phải gánh chịu trong suốt cuộc đời lưu lạc, chìm nổi.

 - Điệp từ góp phần diễn tả tâm trạng buồn sầu của Kiều kéo dài triền miên, gây nên một tâm trạng đầy nặng nề, lo âu, sợ hãi. Tâm trạng ấy tưởng không bao giờ kết thúc và ngày càng tăng.

 Câu 2. Đoạn văn

 a. Chép chính xác 4 câu đầu đoạn bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viến Phương.

 b. Viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên, trong đoạn có câu văn dùng phần phụ chú (gạch chân phần phụ chú đó).

 Gợi ý:

 a. Chép chính xác 4 câu thơ

 b. Đoạn văn có các ý:

 - “Hàng tre bát ngát” trong sương là hình ảnh thực, hết sức thân thuộc của làng quê – hàng tre bên lăng Bác.

 - “Hàng tre xanh xanh Việt Nam ” là ẩn dụ, biểu tượng của dân tộc với sức sống bền bỉ, kiên cường.

 Hình ảnh ẩn dụ cũng gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc bên Bác: đoàn kết, kiên cường thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn vào lớp 10 - Phần truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9
 Câu 1. Đoạn văn
 a. Chép chính xác 8 câu cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
 b. Trong 8 câu thơ vừa chép, điệp ngữ “Buồn trông” được lặp lại 4 lần. Cách lặp đi lặp lại điệp ngữ đó có tác dụng gì.
 Gợi ý:
 a. Chép chính xác 8 câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
 b. Tác dụng của điệp ngữ “buồn trông”:
 - Cụm từ “buồn trông” mở đầu các câu lục (câu 6 tiếng) trong thể thơ lục bát đã tạo nên âm hưởng trầm buồn, báo hiệu những đau buồn mà Kiều sẽ phải gánh chịu trong suốt cuộc đời lưu lạc, chìm nổi.
 - Điệp từ góp phần diễn tả tâm trạng buồn sầu của Kiều kéo dài triền miên, gây nên một tâm trạng đầy nặng nề, lo âu, sợ hãi. Tâm trạng ấy tưởng không bao giờ kết thúc và ngày càng tăng.
 Câu 2. Đoạn văn
 a. Chép chính xác 4 câu đầu đoạn bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viến Phương.
 b. Viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên, trong đoạn có câu văn dùng phần phụ chú (gạch chân phần phụ chú đó).
 Gợi ý:
 a. Chép chính xác 4 câu thơ
 b. Đoạn văn có các ý:
 - “Hàng tre bát ngát” trong sương là hình ảnh thực, hết sức thân thuộc của làng quê – hàng tre bên lăng Bác.
 - “Hàng tre xanh xanh Việt Nam” là ẩn dụ, biểu tượng của dân tộc với sức sống bền bỉ, kiên cường.
 Hình ảnh ẩn dụ cũng gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc bên Bác: đoàn kết, kiên cường thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc.
 Câu 3. Tập làm văn
 Bằng những hiểu biết của em về “Truyện Kiều”, hãy trình bày về nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
 I/ Tìm hiểu đề
 - Đề yêu cầu phân tích một giá trị nghệ thuật nổi bật của nghệ thuật Truyện Kiều: nghệ thuật xây dựng nhân vật. Có thể nói trong văn học trung đại, không có một tác giả thứ hai nào thành công trong việc miêu tả nhân vật như Nguyễn Du (theo Giáo sư Nguyễn Lộc).
 - Chủ yếu sử dụng kiến thức trong các đoạn trích học, có thể vận dụng thêm một số hiểu biết về các nhân vật trong truyện thông qua một vài câu miêu tả mỗi nhân vật.
 - Căn cứ vào từng đoạn trích đã học mà khái quát lên đặc điểm bút pháp xây dựng nhân vật của Nguyễn Du, để bố cục bài viết. Không nên phân tích cách viết từng nhân vật, sẽ trùng lặp và thiếu sâu sắc.
 II/ Dàn bài chi tiết
 A- Mở bài:
 - Sức hấp dẫn mạnh mẽ của Truyện Kiều chính là bởi nội dung sâu sắc tình đời được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật đạt đến trình độ mẫu mực của văn chương cổ điển.
 - Một trong những thành công xuất sắc của Nguyễn Du là nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật.
 B- Thân bài :
 1. Miêu tả ngoại hình rất độc đáo
 Nguyễn Du khắc hoạ ngoại hình mỗi nhân vật hết sức cô đọng mà vẫn in dấu nét mặt, bộ dạng của từng nhân vật, không ai giống ai.
 - Thuý Vân, Thuý Kiều đều đẹp, nhưng Vân thì:
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhừng màu da.
 Còn Kiều thì :
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
 - Cũng là trang nam nhi, Từ Hải là anh hùng cho nên chàng hiện ra oai phong lẫm liệt:
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.
 Kim Trọng là văn nhân, hiện ra thật nho nhã, hào hoa:
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
 - Cùng là những kẻ xấu xa, bỉ ổi, nhưng Mã Giám Sinh thì : Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao ; còn Sở Khanh thì : Hình dung trải chuốt áo khăn dịu dàng.
 Nhìn chung, Nguyễn Du miêu tả nhân vật chính diện theo bút pháp ước lệ nhưng có sự sáng tạo nên vẫn sinh động ; tả nhân vật phản diện bằng bút pháp hiện thực như ngôn ngữ đời thường cũng rất sinh động.
 2. Miêu tả nội tâm tinh tế và sâu sắc
 - Nguyễn Du thường đặt nhân vật vào những cảnh ngộ có kịch tính để nhân vật bộc lộ tâm trạng : Bị đẩy vào lầu xanh, định thoát chết để thoát nhục lại không chết ; bị giam lỏng ở Lầu Ngưng Bích, chưa biết tương lai lành dữ ra sao.
 - Ông đặc biệt thành công trong miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tự sự của tác giả, qua độc thoại nội tâm và qua tả cảnh ngụ tình :
 + Tâm trạng của Kim Trọng và Thuý Kiều lần đầu tiên gặp nhau được miêu tả qua lời kể của tác giả :
Người quốc sắc kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.
 + Tâm trạng nhớ người yêu của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích được bộc lộ qua tiếng nói nội tâm của nàng.
 + Tâm trạng cô đơn, lo lắng của Kiều khi một mình ở lầu Ngưng Bích được miêu tả qua cảnh thiên nhiên.
 3. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật sắc sảo
 a) Khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ
 - Thuý Vân: Với vẻ khuôn trăng đầy đặn, hoa cười ngọc thốt cho thấy tín cách đoan trang, phúc hậu.
 - Thuý Kiều : với đôi mắt như làn thu thuỷ, nét xuan sơn toát lên tính cách thông minh, đa cảm,
 - Mã Giám Sinh : vẻ mặt mày râu nhẵn nhụi, trang phục quần áo bảnh bao, cử chỉ ngồi tót sỗ sàng, cho thấy đó là kẻ trai lơ, thô lỗ.
 - Hồ Tôn Hiến : cái vẻ mặt sắt cũng ngây vì tình tố cáo bản chất độc ác và dâm ô của viên “trọng thần”.
 b) Khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại
 - Lời lẽ Từ Hải thường có tính khẳng định thể hiện rõ tích cách khẳng khái, tự tin:
Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau
 - Thuý Kiều nói với Thúc Sinh : nghĩa nặng nghìn non, Tại ai há dám phụ lòng cố nhân, tỏ rõ nàng là con người trọng ân nghĩa.
 - Hoạn Thư liệu điều kêu xin : chút phân đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình, thì đây quả là con người khôn ngoan, giảo hoạt,
 C- Kết bài :
 - Về phương diện xây dựng nhân vật, Nguyễn Du đạt những thành công mà chưa tác giả đương thời nào theo kịp. Nhà thơ thường miêu tả rất súc tích, chỉ cần một vài câu thơ ông đã có thể khắc hoạ rõ nét ngoại hình và tính cách nhân vật. Nhưng tuyệt diệu nhất là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
 - Truyện Kiều sống mãi với thời gian phần lớn cũng là do những thành tựu nghệ thuật này.
__________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docOn luyen vao lop 10Mon Ngu VanBai 9.doc