A-KIẾN THỨC CƠ BẢN
ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả - tác phẩm
- Chính Hữu, sinh năm 1926
- Là nhà thơ quân đội
- Quê Can Lộc - Hà Tĩnh
- 20 tuổi tòng quân, là chiến sĩ trung đoàn thủ đô.
- Đề tài viết chủ yếu về người chiến sĩ.
* Bài thơ ra đời năm 1948, trong tập Đầu súng trăng treo(1968)
- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu, hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn, khó khăn, nhờ có tình đồng chí giúp họ vượt qua những khó khăn.
- Lúc đầu đăng trên tờ báo của đại đội, sau đó đăng trên báo Sự thật (báo nhân dân ngày nay).
Bài thơ được đồng chí Minh Quốc phổ nhạc. Tác giả viết bài thơ Đồng chí vào đầu năm 1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh.
2. Đọc
3. Bố cục
Bài thơ có thể chia thành 3 phần:
7 câu thơ đầu: cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội.
10 câu tiếp: Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí đồng đội.
3 câu cuối: Biểu tượng của tình đồng chí.
A-KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỒNG CHÍ Chính Hữu I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả - tác phẩm - Chính Hữu, sinh năm 1926 - Là nhà thơ quân đội - Quê Can Lộc - Hà Tĩnh - 20 tuổi tòng quân, là chiến sĩ trung đoàn thủ đô. - Đề tài viết chủ yếu về người chiến sĩ. * Bài thơ ra đời năm 1948, trong tập Đầu súng trăng treo(1968) - Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu, hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn, khó khăn, nhờ có tình đồng chí giúp họ vượt qua những khó khăn. - Lúc đầu đăng trên tờ báo của đại đội, sau đó đăng trên báo Sự thật (báo nhân dân ngày nay). Bài thơ được đồng chí Minh Quốc phổ nhạc. Tác giả viết bài thơ Đồng chí vào đầu năm 1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. 2. Đọc 3. Bố cục Bài thơ có thể chia thành 3 phần: 7 câu thơ đầu: cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội. 10 câu tiếp: Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí đồng đội. 3 câu cuối: Biểu tượng của tình đồng chí. II. Đọc, tìm hiểu bài thơ 1. Khổ thơ 1: Cơ sở hình thành tình đồng chí. Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày trên sỏi đá - Giới thiệu như một lời trò chuyện tâm tình. - Thành ngữ “nước mặn đồng chua” gợi tả địa phương, vùng miền. - “Đất cày trên sỏi đá” gợi tả cái đói, cái nghèo như có từ trong lòng đất, làn nước. - Anh bộ đội Cụ Hồ là những người có nguồn gốc xuất thân từ nông dân(cơ sở của tình đồng chí đồng đội) - Các anh từ khắp mọi miền quê nghèo của đất nước, từ miền núi, trung du, đồng bằng, miền biển, họ là những người nông dân mặc áo lính. - Họ chung mục đích, chung lý tưởng cao đẹp. “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. - Tình đồng chí đồng đội nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chan hoà chia se mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là tình cảm tri kỷ của những người bạn, những người đồng chí. - Đồng chí là những người cùng chung lý tưởng cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc. - Câu đặc biệt chỉ có 2 tiếng như khép lại tình yêu đặc biệt cảu khổ thơ 1 nó như dồn nén, chất chứa, bật ra thật thân thiết và thiêng liêng như tiếng gọi tha thiết của đồng đội, ấm áp và xúc động là cao trào của mọi cảm xúc, mở ra những gì chứa đựng ở những câu sau. 2. Muời câu thơ tiếp: Biểu hiện của tình đồng chí đồng đội Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính - Những hình ảnh gần gũi thân quen gắn bó thân thiết với người dân, đối với người nông dân thì ruộng nương, mái nhà là những gì quý giá nhất gắn bó máu thịt nhất với họ, họ không dễ gì từ bỏ được -“Mặc kệ” vốn là từ chỉ thái độ vô trách nhiệm, trong bài thơ từ “mặc kệ” lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác - chỉ thái độ ra đi một cách dứt khoát, không vướng bận khi mang dáng dấp của một kẻ trượng phu, cũng là sự thể hiện một sự hy sinh lớn, một trách nhiệm lớn với non sông đất nước, bởi họ ý thức sâu sắc về việc họ làm: Ta hiểu vì sao ta chiến đấu Ta hiểu vì sao ta hiến máu. “Giếng nước, gốc đa” là hình ảnh nhân hoá, hoán dụ, chỉ quê hương, người thân nhớ về các anh, nỗi nhớ của người hậu phương. Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh Sốt run ngườichân không giày. - Bút pháp miêu tả hết sức chân thực, mộc mạc, giản dị, câu thơ như dựng lại vả một thời kỳ lịch sử gian khổ khốc liệt nhất của chiến tranh những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp Vũ khí, trang bị, quân trang, quân dụng, thuốc men đều thiếu thốn. Đây là thời kỳ cam go khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Chính Hữu đã không hề né tránh, không hề giấu giếm mà khắc hoạ một cách chân thực rõ nét chân dung anh Bộ đội Cụ Hồ (Chính Hữu từng tâm sự: không thể viết quá xa về người lính vì như vậy là vô trách nhiệm với đồng độ, với những người đã chết và những người đang chiến đấu). - Chia sẻ cuộc sống khó khăn gian khổ nơi chiến trường bằng tình cảm yêu thương gắn bó. “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Hình ảnh rất thực, rất đời thường, mộc mạc, giản dị chứa đựng bao điều: - sự chân thành cảm thông - Hơi ấm đồng đội - Lời thề quyết tâm chiến đấu, chiến thắng - Sự chia sẻ, lặng lẽ, lắng sâu 3. Ba câu cuối: Biểu tượng của tình đồng chí đồng đội - Trong cái vắng lặng của rừng hoang sương muối, cái tê buốt giá rét luồn vào da thịt, cái căng thẳng của trận đánh sắp tới, người lính vẫn hiện lên với một vẻ đẹp độc đáo, vầng trăng lơ lửng chông chênh trong cái mênh mông bát ngát. - Từ “treo” đột ngột nối liền bầu trời với mặt đất thật bất ngờ và lý thú. Hình ảnh cô đọng, gợi cảm, nổi bật biểu tượng vẻ đẹp về tình đồng chí đồng đội, về cuộc đời người chiến sĩ. III. Tổng kết 1. Về nghệ thuật Từ ngữ, hình ảnh chân thực, gợi tả, cô đọng, hàm xúc, giàu sức khái quát, có ý nghĩa sâu sắc. 2. Về nội dung Bài thơ ca ngợi tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó, ấm áp của các anh Bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Phạm Tiến Duật I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả, tác phẩm. Phạm Tiến Duật sinh năm 1941. Quê: Phú Thọ. - Nhà thơ trẻ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. - Chiến đấu ở binh đoàn vận tải Trường Sơn. - Phong cách: sôi nổi, hồn nhiên, sâu sắc. - Đoạt giải nhất về cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ, 1970. - Tác phẩm chính: + Vầng trăng quầng lửa (1971) + Thơ một chặng đường (1994) Bài thơ được viết năm 1969, in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”. 2. Đọc, chú thích (SGK) - Nhan đề : nói về những chiếc xe không kính để ca ngợi những người chiến sĩ lái xe vận tải Trường Sơn, kiên cường, dũng cảm, sôi nổi trẻ trung trong những năm chiến tranh chống Mỹ. - Thu hút người đọc ở vẻ khác lạ độc đáo. Đó là chất thơ của hiện thực chiến tranh. II. Đọc, tìm hiểu bài thơ 1. Hình ảnh những chiếc xe không kính Xe không kính vì bom giật, bom rung. - Động từ mạnh, cách tả thực rất gần gũi với văn xuôi, có giọng thản nhiên pha một chút ngang tàn, khơi dậy không khí dữ dội của chiến tranh. - Không kính, không đèn. - Không có mui, thùng xe xước. Liên tiếp một loạt các từ phủ định diễn tả độc đáo chân thực những chiếc xe trên đường ra trận. Trong chiến tranh, những hình ảnh như vậy không phải là hiếm. Những người lính có một tâm hồn thơ nhạy cảm, ngang tàng, tinh nghịch. Những chiếc xe không kính hiện lên thực tới mức trần trụi, khơi gợi sự khốc liệt của chiến tranh trong những năm chống Mỹ cam go khốc liệt. Dù trải qua muôn vàn gian khổ, những chiếc xe ấy vẫn băng băng ra chiến trường. 2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe. - Tác giả để cho những người chiến sĩ lái xe xuất hiện trong hoàn cảnh đặc biệt. - Họ vẫn ở tư thế ung dung, hiên ngang, oai hùng mặc dù trải qua muôn vàn thiếu thốn, gian khổ. + Nhìn: đất, trời, nhìn thẳng + Thấy: gió vào xoa mắt đắng; con đường chạy thẳng vào tim; sao trời đột ngột cánh chim. Đó là cái nhìn đâm chất lãng mạn, chỉ có ở những con người can đảm, vượt lên trên những thử thách khốc liệt của cuộc sống chiến trường. - Điệp từ, nhịp thơ dồn dập, giọng khoẻ khoắn, tràn đầy niềm vui. - Phạm Tiến Duật cũng là một người lính, anh chứng kiến những người lính ở bao hoàn cảnh khác nhau với chất liệu thực tế tư thế của người lái xe, tư thế làm chủ hoàn cảnh, ung dung tự tại bao quát trời thiên nhiên. - Tư thế sẵn sàng băng ra trận, người lính hoà nhập vào thiên nhiên, tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong chiến đấu. - Nhà thơ cảm nhận được tốc độ đang lao nhanh của chiếc xe: “Gió vào xoa mắt đắng”, “Con đường chạy thẳng vào tim”: cả thiên nhiên vũ trụ như ùa vào buồng lái. Bụi phun, mưa tuôn, mưa xối,gió xoa mắt đắng, người lính vẫn cười ngạo nghễ (cười ha ha):Thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan, sôi nổi, vui tươi; sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Đó là những con người có tính cách tươi trẻ, vui nhôn, luôn yêu đời. Tinh thần lạc quan và tình yêu cuộc sống giúp họ vượt qua những gian lao thử thách. “Những chiếc xe từ trong bom rơi bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” Người đọc lần đẩu tiên bắt gặp trong thơ những hình ảnh thật lãng mạn, hào hùng: những người lính bắt tay qua cửa kính vỡ. Cái bắt tay thay cho mọi lời chào hỏi, lời hứa quyết tâm, ra trận, lời thề quyết chiến thắng, truyền sức mạnhcho nhau vượt qua gian khổ. - Bếp Hoàng Cầm dựng giữa trời. - Chung bát đũa: gia đình - Mắc võng chông chênh: tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước. Chỉ cần trong xe có một trái tim Cách kết thúc bài thơ rất bất ngờ nhưng cũng rất giàu sức thể hiện: mặc cho bom rơi, đạn nổ, mặc cho gió, mưa quất thẳng vào buồng lái, mặc cho muôn vàn thiếu thốn, hiểm nguy, những chiếc xe vẫn chạy, “chỉ cần trong xe có một trái tim”. Đó là trái tim yêu nước,mang lý tưởng khát vọng cao đẹp, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe gắn liền với sự hy sinh gian khổ của những cô gái thanh niên xung phong. III. Tổng kết 1. Về nghệ thuật - Nhiều chất hiện thực, nhiều câu văn xuôi tạo sự phóng khoáng, ngang tàng, nhịp thơ sôi nổi trẻ trung tràn đầy sức sống. 2. Về nội dung. - Hình ảnh người chiến sĩ lái xe hiên ngang dũng cảm, lạc quan, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, chiến đấu vì miền Nam, vì sự nghiệp thống nhất đất nước. ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Huy Cận I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả - tác phẩm (1919) - Tên thật : Cù Huy Cận - Gia đình nhà nho - Quê : Nghệ Tĩnh. - Là nhà thơ lớn của phong trào thơ mới Một số tác phẩm chính: - Lửa thiêng, 1940 - Trời mỗi ngày mỗi sáng, 1958. - Đất nở hoa, 1960. -Hai bàn tay em, 1967. - Bài ca cuộc đời, 1963. - Gieo hạt, 1984. - Ngày hằng sống ngày thơ, 1975. - Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác ngày 4-10-1958 ở Quảng Ninh, in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. Xuân Diệu nói: “món quà đặc biệt vùng mỏ Hồng Gai Cẩm Phả cho vừa túi thơ của Huy Cận là bài Đoàn thuyền đánh cá”. 2. Đọc - chú thích (SGK) 3. Bố cục Bài thơ có thể chia làm 3 phần Khổ 1-2: Cảnh ra khơi. Khổ 3-6: Cảnh đoàn thuyền đánh cá. Khổ 7: Cảnh trở về. II. Đọc, tìm hiểu tác phẩm 1. Cảnh ra khơi - Khung cảnh hoàng hôn trên biển vừa diễm lệ vừa hùng vĩ đầy sức sống. Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa - Nghệ thuật so sánh nhân hoá: vũ trụ như một căn nhà khổng lồ bước vào trạng thái nghỉ ngơi. - Có sự đối lập giữa vũ trụ và con người: Vũ trụ nghỉ ngơi >< con người lao động. Sóng cài then đêm sập cửa lại ra khơi (vần trắc thanh trắc>< vần bằng thanh bằng) Khí thế của những con người ra khơi đánh cá mạnh mẽ tươi vui, lạc quan, yêu lao động. Diễn tả niềm vui yêu đời, yêu lao động, yêu cuộc sống tự do, tiếng hát của những con người làm chủ quê hương giàu đẹp. 2. Cảnh đánh cá - Khung cảnh: vầng trăng, mây cao, biển bằng Các loại cá: các nhụ, cá chim, cá dé * Khung cảnh biển đêm: thoáng đãng lấp lánh, ánh sáng đẹp, vẻ đẹp lãng mạn kỳ ảo của biển khơi. - Nhà thơ đã tưởng tượng ngược lại, bóng sao lùa nước Hạ Long làm nên tiếng thở của đêm, một sự sáng tạo nghệ thuật ... hiệm thường có từ 10 đến 12 câu mối câu có giá trị điểm từ 0,25 đến 0,5 điểm. Khi làm bài các em đừng vội vàng mà nên tiến hành theo các bước sau: - Đọc kĩ yêu cầu của từng câu hỏi ( phải dành khoảng 5à 7 phút). - Đọc xem các câu hỏi có nội dung liên đới bắc cầu giữa câu nọ với câu kia không? - Xác định ý đúng bước 1 bằng cách dùng bút chì khoang nhẹ vào các ý đó. - Dùng phương pháp phân tích loại trừ tình huống để loại các ý trả lời gây nhiễu. - Khi thấy chắc chắn thìquyết định lựa chọn. - Nếu thấy chưa chắc chắn thì tạm dừng và chuyển xang phần tự luận để làm, làm song phần tự luận quay lại làm tiếp sẽ có quyết định khách quan hơn. * Khi đã qua các bước trên, thấy hoàn toàn yên tâm thì mới khoanh hoặc ghi ý lựa chọn tránh tẩy xoá hoặc đánh dấu gây nhiễu. II. Phần tự luận thường có từ 3 đến 4 câu liên quan tới các kiến thức về Tiếng Việt, Tập làm văn và Tác phẩm văn học, chiếm khoảng 5 đến 7 điểm. Câu 1: Thường là chép thuộc lòng một đoạn thơ, một bài thơ đã học trong chương trình hoặc yêu cầu tóm tắt tiểu sử tác giả hoặc tóm tắt nội dung tác phẩm văn xuôi. Khi làm dạng bài tập này, các em phải cần chú ý những điểm sau: 1,1. Với câu hỏi yêu cầu chép thuộc lòng: - Bình tĩnh hình dung nhớ lại tên bài thơ. - Xác định xem bài thơ đó của tác giả nào; đoạn thơ đó thuộc bài thơ nào? Câu thơ đầu của đoạn đó là câu gì? Bài thơ hoặc đoạn thơ đó viết theo thể thơ gì? để khi chép lại trình bày theo đúng cách trình bày của khổ thơ. - Chép nháp. - Đọc lại. - Kiểm tra chính tả, dấu câu, ở bản nháp. - Viết vào bài làm. Ví dụ 1: Hãy chép thuộc lòng 4 câu thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Với câu hỏi này các em phải làm đảm bảo yêu cầu sau: - Đây là đoạn đầu tiên của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận vì vậy ta phải chép như sau mới đảm bảo: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi” ( Đoàn thuyền đánh cá-Huy Cận) Ví dụ 2: Hãy chép thuộc lòng 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân trong đoạn “ Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du - Ta khẳng định đây là đoạn thơ nằm ở giữa đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du. Vì vậy ta phải chép lại đoạn thơ đó như sau: “ Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” (Chị em Thuý Kiều-Truyện Kiều-Nguyễn Du) Ví dụ 3: Hãy chép thuộc lòng 6 câu thơ cuối trong bài thơ tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh. - Ta khẳng định đây là đoạn cuối cùng của bài thơ tiếng gà trưa vì vậy ta phải chép như sau: ... “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì Bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ” (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh) 1,2. Với câu hỏi thuộc dạng tóm tắt tiểu sử tác giả hoặc tóm tắt nội dung tác phẩm văn xuôi Khi làm các câu hỏi thuộc dạng này các em cần viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, có câu chủ đề và các ý triển khai. Về tiểu sử tác giả nên theo các bước sau: -Tên thật, tên hiệu, tên chữ, các bút danh khác (nếu có) -Năm sinh, năm mất (nếu có) -Khái quát sự nghiệp văn chương theo từng chặng -Khái quát phong cách nghệ thuật độc đáo hoặc nét riêng đặc sắc -Các tác phẩm chính (kể tên ít nhất 2 tác phẩm) Ví dụ: Tóm tắt tiểu sử nhà thơ Chế Lan Viên Chế Lan Viên (1920-1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với một hồn thơ “kỳ dị” (Hoài Thanh). Sau Cách mạng ông tiếp tục có nhiều tìm tòi sáng tạo, trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX. Thơ Chế Lan Viên mang tính trí tuệ và triết lý sâu sắc. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Các tập thơ chính: Điêu tàn (1937), Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967) Lưu ý, khi làm bài, nếu không nhớ tác giả quê ở huyện, xã nào thì chỉ viết tên tỉnh cũng được. Đối với bài tập yêu cầu tóm tắt tác phẩm văn xuôi, các em nên tóm tắt theo nhân vật chính với các chi tiết quan trọng (tránh sa vào những chi tiết vụn vặt, tản mạn). Ví dụ, nhân vật kể chuyện trong Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là ông Ba nhưng khi tóm tắt nên theo nhân vật chính là anh Sáu, cha bé Thu. Câu 2 . Có 2 dạng: 2,1. Thường yêu cầu viết một đoạn văn từ 8-10 câu theo một trong các phương pháp viết đoạn văn (diễn dịch, quy nạp), bình luận về một câu nói, trong đó có thành phần biệt lập, khởi ngữ hoặc sử dụng phép liên kết đã học. Khi làm những dạng bài tập này các em nên tập trung viết đoạn văn hoàn chỉnh trước rồi sau đó thêm thành phần biệt lập, khởi ngữ hoặc phép liên kết sau. Khi đã hoàn thành, một yêu cầu bắt buộc là các em phải chỉ ra cụ thể, đâu là câu chủ đề, đâu là các thành phần mà đề tài yêu cầu. Đề bài thường ra những câu tục ngữ hoặc danh ngôn mang tính triết lý như “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “ Không thầy đố mày làm nên”, “Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển – Quyết chí ắt làm nên” Khi bình luận những câu như vậy, các em nên theo các bước sau: -Giới thiệu câu tục ngữ, danh ngôn (trích nguyên văn) -Giải thích -Đánh giá đúng sai -Bình luận mở rộng: liên hệ thực tế, liên hệ bản thân -Rút ra ý nghĩa của câu danh ngôn, tục ngữ Ví dụ: Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác Hồ: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Trong đó có 2 thành phần biệt lập, 1 phép liên kết đã học. Bài làm: Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy. Có lẽ không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Học hỏi có nghĩa là tiếp thu tri thức mà nhân loại từ sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh ta. Học hỏi là một quá trình lâu dài chứ không thể trong một thời gian ngắn bởi vậy Bác Hồ nói đó là việc phải tiếp tục suốt đời, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Tri thức nhân loại thì vô tận và mỗi giây mỗi phút trôi qua là bao tri thức mới được ra đời. Nếu không liên tục học hỏi thì chúng ta sẽ nhanh chóng bị lạc hậu. Học phải đi đôi với hỏi để hiểu sâu sắc kiến thức, biến tri thức thành của mình chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động. Câu nói của Bác ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người Việt Nam phải học theo lời dạy của Người để không ngừng tiến bộ. Và bản thân Hồ Chủ Tịch cũng là tấm gương sáng ngời của một con người suốt đời học hỏi. Sau đó phải ghi rõ: vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam: là thành phần biệt lập, thành phần phụ chú có lẽ: thành phần biệt lập, thành phần tình thái và: phép liên kết, phép nối 2,2. Phân tich giá trị sử dụng của các phép tu từ, từ loại trong đoạn văn hoặc đoạn thơ. Khi làm đề này các em cần: - Đọc kĩ đoạn thơ đó, nhớ, và ghi vào bài làm: Đoạn thơ đó năm ở bài thơ nào? của tác giả nảo? nội dung của bài thơ đó nói về vấn đề gì? nghệ thuật chủ đạo của bài thơ là gì? - Ghi ra nháp các tín hiệu nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ đó, xác định xem phép tu từ hoặc từ loại nào là chủ công làm toát lên nội dung của đoạn thơ đó. - Ghi rõ các từ ngữ biểu hiện các phép tu từ đó - Tác dụng của các phép tu từ, từ loại, cách hiệp vần trong các câu thơ đó là gì đối với cảnh, nhân vật trữ tình và với toàn bộ bài thơ và trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả - Đọc lại nháp nếu thấy yên tâm và tin tưởng thì chép vào bài làm. Còn nếu chưa yên tâm thì tạm dừng ở mức làm nháp. chuyển sang làm các phần tiếp theo và sẽ làm tiếp sau khi đã hoàn thành các phần khác của bài làm. VÍ DỤ: Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau: Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. Chúng ta phải làm như sau: -Đây là 4 câu thơ trong đoạn “Cảnh ngày xuân” trích truyện Kiều của Nguyễn Du. 4 câu thơ đã sử dụng các từ láy như: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu. trong đó các từ láy “nao nao, rầu rầu” là các từ láy góp phần quan trọng tạo nên sắc thái cảnh vật và tâm trạng con người. - Việc sử dụng từ láy đó có tác dụng trong đoạn thơ, cụ thể là: + Các từ láy nao nao, rầu rầu là những từ láy vốn thường được dùng để diễn tả tâm trạng con người. + Trong đoạn thơ, các từ láy nao nao, rầu rầu chẳng những biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nao nao: góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh nhẹ với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà; từ rầu rầu: gợi sự ảm đạm, màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mộ Đạm Tiên) mà còn biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra - Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng; từ rầu rầu: thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ). + Được đảo lên đầu câu thơ, các từ láy trên có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người - dụng ý của nhà thơ. Các từ láy nao nao, rầu rầu đã làm bật lên nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong đoạn thơ: cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng con người, nhuốm màu sắc tâm trạng con người. Câu 3 (5 điểm): Thường yêu cầu phân tích thơ hoặc phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi. Yêu cầu bắt buộc là trước khi thi, các em phải đọc kỹ SGK Đọc Kết quả cần đạt để biết những đơn vị kiến thức cần nắm Đọc kỹ văn bản tác phẩm: đối với thơ, yêu cầu thuộc lòng, với văn xuôi thì phải nhớ các chi tiết và tóm tắt lại được. Đọc chú thích để hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. Đọc chú thích để hiểu từ khó (đặc biệt là điển tích, điển cố, từ khó trong văn học cổ, những từ địa phương) Xem lại Đọc – hiểu văn bản và trả lời lại các câu hỏi. Nhớ kỹ phần ghi nhớ. Đối với dạng bài phân tích một đoạn thơ hoặc một đoạn trích thì phải nhắc lại vị trí của đoạn, khi phân tích phải đặt trong chỉnh thể tác phẩm để hiểu hơn đoạn trích. Khi đề bài yêu cầu phân tích nhân vật hoặc những vấn đề liên quan đến nội dung, các em cũng phải nhắc đến những yếu tố nghệ thuật mà tác giả sử dụng để chuyển tải nội dung (nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả nhân vật) Về thời gian làm bài, các em cần phân bố thời gian hợp lý cho các câu. Không nên mất quá nhiểu thời gian cho câu ít điểm, đến khi làm câu nhiều điểm hơn lại không còn thời gian. Tránh tình trạng làm bài “đầu voi, đuôi chuột” sự phân bố thời gian không hợp lý. Sự cẩu thả trong một bài văn rất dễ đem lại sự phản cảm cho người chấm, dù bài làm tốt. Vì vậy, chữ các em có thể không đẹp nhưng phải dễ nhìn và trình bày sạch sẽ. Nên làm dàn ý trước khi viết bài để bài làm không bị lộn xộn, thiếu ý. Hãy viết văn giản dị, trong sáng. Tránh diễn đạt quá cầu kỳ, hoa mỹ bởi rất dễ sa vào sáo rỗng.
Tài liệu đính kèm: