Phân tích ,caûm nhaän bài thơ : “Con Cò”.
A. Mở bài:
- Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Đọc thơ ông, người đọc có thể rút ra từ đó những triết lí sâu sắc về tình yêu, cuộc sống con người.
- Bài thơ “Con Cò” thể hiện khá rõ một số nét của phong cách NT Chế Lan Viên. Bài thơ được sáng tác năm 1962 in trong tập thơ “Hoa ngày thường chim báo bão” của ông.
- Thông qua một cánh cò tượng trưng dập dìu trong lời ru, câu hát, Chế Lan viên đã đi đến những khái quát sâu sắc về tình yêu thương của người mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
Phân tích ,caûm nhaän bài thơ : “Con Cò”. A. Mở bài: - Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Đọc thơ ông, người đọc có thể rút ra từ đó những triết lí sâu sắc về tình yêu, cuộc sống con người. - Bài thơ “Con Cò” thể hiện khá rõ một số nét của phong cách NT Chế Lan Viên. Bài thơ được sáng tác năm 1962 in trong tập thơ “Hoa ngày thường chim báo bão” của ông. - Thông qua một cánh cò tượng trưng dập dìu trong lời ru, câu hát, Chế Lan viên đã đi đến những khái quát sâu sắc về tình yêu thương của người mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người. B. Thân bài: 1. Luận điểm 1: Hình ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con. - Ở đoạn đời đầu tiên, khi con còn ẵm ngửa, tình mẹ gửi trong từng câu hát ru quen thuộc: Con cò bay la .. Cò sợ xáo măng” - Hình ảnh con cò cứ thấp thoáng gợi ra từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru rất phong phú về nội dung và biểu tượng. Ở đây, nhà thơ chỉ dùng lại vài từ trong mỗi câu ca dao xưa vừa gợi lại lời ru, vừa gợi lại ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng củ hình ảnh con cò. Trong câu hát ru có hình ảnh quê hương, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có hình ảnh những cuộc đời lam lũ, tảo tần một nắng hai sương nuôi con khôn lớn, có những số phận đắng cay tủi nhục và có cả tình yêu thương bao la, những vỗ về âm yếm mẹ luôn dành cho con. Con còn “bế trên tay”, nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ: Con cò bay lả bay la Bay từ cổng Phủ bay ra cánh đồng Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Nhưng qua lời ru, hình ảnh con cò đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức, và theo đó là cả điệu hồn dân tộc. Đứa trẻ được võ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ. - Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ: “Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ” Và: “ngủ yên, ngủ yên, cò ơi chớ sợ Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng” Mẹ thương con cò trong ca dao lận đận, mẹ dành cho con bao tình yêu thương, cánh tay dịu hiền của mẹ, che chở cho con, lời ru câu hát êm đềm và dòng sữa mẹ ngọt ngào đã nuôi con khôn lớn. Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở. Lời thơ như nhịp vỗ về thể hiện sự yêu thương dào dạt vô bờ bến. - Những cảm xúc yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ: Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân Con chưa biết con cò, con vạc Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân. Vì thế, cho dù không hiểu, cho dù là cảm nhận vô thức nhưng trái tim bé nhỏ của con đã được hiểu thế nào là tình mẹ. Đoạn thơ khép lại bằng những hình ảnh thanh bình của cuộc sống, bằng những giấc nồng say của trẻ thơ. 2: Hình ảnh con cò trong đoạn 2 Nếu ở đoạn 1, cánh cò trong lời ru của mẹ là điểm khởi đầu, xuất phát, thì sang đoạn 2, cánh cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, theo cùng con người trên mỗi chặng đường đi tới, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời. - Bằng sự liên , tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh cánh cò đặc sắc, hàm chứa nhiều ý nghĩa. Từ cánh cò của tuổi ấu thơ thật ngộ nghĩnh mà đầm ấm: Còn ngủ yên thì cò cũng ngủ. Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”. Đến cánh cò của tuổi tới trường quấn quýt chân con: Mai khôn lớn con theo cò đi học. Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”. Cho đến khi trưởng thành, con thành thi sĩ: “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ. Trước hiên nhà. Và trong hơi mát câu văn”. - Hình ảnh thơ lung linh một vẻ đẹp bất ngờ, diễn tả một suy tưởng sâu xa. Ở đâu, lúc nào, cò cũng ôm ấp, quấn quýt bên con, “bay hoài không nghỉ” cùng con. Không phải cò đâu, là lòng mẹ ta đấy, là sự dìu dắt, nâng đỡ yêu thương bền bỉ suốt cả đời mẹ đối với con. 3: Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở đoạn 3 với ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời: Dù ở gần con . Cò mãi yêu con. - Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời. - Lời dặn giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa sâu xa. Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ như dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không gian và thời gian không giới hạn: Lên rừng - xuống biển - hai chiều không gian gợi ấn tượng về những khó khăn của cuộc đời. Không gian nghệ thuật ấy của bài thơ cũng góp phần biểu hiện sự phát triển của tứ thơ, của tình cảm và hành động của nhân vật trữ tình. Từ không gian có giới hạn ngày càng rộng dần thêm đến một không gian tâm tưởng vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời ru hát lên từ trái tim của mẹ: Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian. Đó là quy luật bất biến và vĩnh hằng của mọi tấm lòng người mẹ trên đời mà nhà thơ đã khái quát, đúc kết trong câu thơ đậm chất suy tưởng và triết lí. Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ. Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời. Nguyễn Duy đã từng khái quát về tình yêu ấy trong những câu thơ đầy triết lí: “Ta đi trọn kiếp con người. Cũng không đi hết một lời mẹ ru”. Tiếng ru ấy theo ta đi suốt cuộc đời như một hành trang tinh thần của tình mẫu tử. - Kết thúc bài thơ, lời thơ trở về với hình thức của tiếng ru: “à ơi”. Nhịp điệu của câu thơ dồn về với những vần “ôi”, “ơi”, “ôi” nối tiếp nhau trong khổ thơ: À ơi! Một con cò thôi .Đến hát Quanh nôi”. làm cho câu thơ dù ngắn mà vẫn gợi cảm giác như là lời ru, ngân nga mãi trong lòng người đọc. Con cò đi vào lời ru của mẹ đã thành “cuộc đời vỗ cánh qua nôi” đứa con. Kì diệu biết bao cái tiếng ru ngọt ngào mà sâu thẳm của lòng mẹ thương con. Cuộc đời mỗi con người sẽ chẳng thể nào thiếu đi phần tình cảm thiêng liêng nhất bởi đó còn là tình quê hương là nguồn cội là bến bờ che chở nâng đỡ mỗi con người. Nhận xét chung về thể thơ, giọng điệu, hình ảnh con cò: nguồn gốc và sáng tạo - Bài thơ được Chế Lan Viên viết theo thể tự do, các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu luôn biến đổi. Tác giả thường xuyên dùng các điệp từ, điệp ngữ có sức gợi gần gũi với những điệu hát ru quen thuộc. - Hình tượng con cò là hình tượng trung tâm xuyên suốt cả bài thơ. Cả bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi qua những hình ảnh cụ thể và sinh động, giầu chất suy tư của tác giả. - Trong ca dao truyền thống, hình ảnh con cò xuất hiện rất phổ biết và hình ảnh ấy lại thường đi vào những lời hát ru, mang ý nghĩa ẩn dụ cho hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giầu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống. - Trong bài thơ này, Chế Lan Viên chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò nhằm nói lên tấm lòng người mẹ và vai trò của những lời hát ru đối với cuộc sống mỗi con người. C. Kết luận: Có thể nói, “Con cò” là một bài thơ hay của Chế Lan Viên. Bằng con đường của sự suy tưởng, bằng sự vận dụng sáng tạo ca dao, giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhịp điệu êm ái, dịu dàng mang âm hưởng của những lời hát ru, bài thơ đã ngợi ca tình yêu sâu sắc bao la của mỗi người mẹ trong cuộc đời này. Ngày nay mỗi lần đọc lại bài thơ vẫn gợi lên những rung cảm và suy nghĩ sâu sắc về công ơn sinh thành của người mẹ.. Phân tích ,caûm nhaän bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” Dàn ý: A. Mở bài: - Giới thiệu đề tài mùa xuân trong thi ca - Dẫn vào bài thơ “mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải” - Hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ: 1980 – lúc nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, chỉ một tháng sau, nhà thơ qua đời. -Những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. B. Thân bài 1: mùa xuân của thiên nhiên - Bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, gợi cảm, tràn đầy sức sống, tươi vui rộn rã qua các hình ảnh thơ đẹp: Bông hoa tím biếc, dòng sông xanh, âm thanh của tiếng chim chiền chiện - Nghệ thuật: + Từ ngữ gợi cảm, gợi tả. + Đảo cấu trúc câu: Mọc giữa dòng sông xanh .. + Sử dụng màu sắc, âm thanh + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”. - Cảm xúc : say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân 2: Mùa xuân của đất nước Đây là mùa xuân của con người đang lao động và chiến đấu, của đất nước vất vả và gian lao đang đi lên phía trước. - HÌnh ảnh biểu tượng: người cầm súng, người ra đồng -> hai nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đất nước. - Hình ảnh ẩn dụ: lộc non ( chồi non, lá non, sức sống của mùa xuân, thành quả hạnh phúc) trong câu thơ: “ Lộc giắt đầy trên lưng. Lộc trải dài nương mạ” Nghệ thuật. + Nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao. + Hình ảnh so sánh, nhân hoá đẹp: “đất nước như vì sao. cứ đi lên phía trước” -> ngợi ca vẻ đẹp đất nước tráng lệ, trường tồn, thể hiện niềm tin sáng ngời của nhà thơ về đất nước. 3: Tâm niệm của nhà thơ. . - Điều tâm niệm của nhà thơ: là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. + Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: làm một tiếng chim hót trong rộn rã tiếng chim ca, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương sắc, một nốt trầm âm thầm, lặng lẽ để nhập vào húc ca tiếng hát của nhân dân. + Những hình ảnh ấy được nhắc tới ở khổ thơ đầu, lặp lại ở khổ thơ này trong giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào mang ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên. - Đánh giá: Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ - Điệp từ “ta” như một lời khẳng định. Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người. - Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp: Mỗi người nên cống hiến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý nhất của mình dù là nhỏ bé, một cách lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác. + Điệp ngữ “dù là” như một lời tự khẳng định, tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước + Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. - Ư ... ờng ra trận. => Quả thực, đó là những cô gái mang trong mình những tính cách tưởng như không thể cùng tồn tại : vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu mà vẫn hồn nhiên, vô tư trong cuộc sống. Những người như họ thật đáng trân trọng biết bao ! b. Nét riêng : - Mỗi người thể hiện cái chung đó theo cách riêng của mình. + Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn, mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu nhưng khát khao và rung động của tuổi trẻ. « Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu ».Chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc, ai cũng gờm chị về tính cương quyết, táo bạo. ĐẶc biệt là sự « bình tĩnh đến phát bực » : máy bay địch đến nhưng chị vẫn « móc bánh quy trong túi, thong thả nhai ». Có ai ngờ con người dày dạn trước sự sống và cái chết hàng ngày như thế lại sợ máu, sợ vắt: « thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét ».Và không ai có thể quên được chị hát : nhạc sai bét, giọng thì chua, chị chăm chép bài hát dù chẳng thuộc nhạc, giọng lại chua, chị không hát trôi chảy được bài nào nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bài h át. + Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn, « trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng », có « cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn » rất dễ thương khiến Phương Định « muốn bế nó lên tay ». Nho rất thích tắm suối ngay cả khi khúc suối đó đang chứa bom nổ chậm và rất hồn nhiên – cái hồn nhiên của trẻ thơ : « vừa tắm ở dưới suối lên, cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo ». Hồn nhiên là thế nhưng cô lại bình thản vô cùng khi bị thương : « Không chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì phải khiến cho nhiều người lo lắng ». Ngay cả lúc đau đớn như vậy nhưng gặp mưa đá, Nho vẫn nhổm dậy, môi hé mở xoè tay xin mấy viên đá mưa : « Nào, mày cho tao mấy viên nữa ». Đặc biệt, khi máy bay giặc đến thì chiến đấu rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn : « Nho cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi », Nho quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu » Và trong một lần phá bom, cô đã bị sập hầm, đất phủ kín lên người. Có lẽ với những người con gái ấy, sự sống luôn cao hơn cái chết. + Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. Phương Định cũng trẻ trung như Nho là một cô học sinh thành phố xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu yêu thương đồng đội. Cô rất nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô từ về gia đình và về thành phố của mình. (d/c). Ở đoạn cuối truyện, sau khi trận mưa đá tạnh, là cả một dòng thác kỉ niệm về gia đình, về thành phố trào lên và xoáy mạnh như sóng trong tâm trí cô gái. Có thể nói đây là những nét riêng của các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu. Những nét riêng đó đã làm cho các nhân vật sống hơn và cũng đáng yêu hơn. Trái tim đỏ rực của họ là « những ngôi sao xa xôi » mãi mãi lung linh, toả sáng. C. Kết luận. - Chiến tranh đã qua đi, sau hơn ba mươi năm, nhưng đọc truyện « Những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê, ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Nhà văn khiến lòng ta sống lại hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Định, của Nho, của Thao, của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Chiến công thầm lặng của họ mãi mãi là một bài ca bất tử. Đeà 2 : Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn « Những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê A. Mở bài : - Giới thiệu con đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ - được coi là biểu tượng anh hùng của cuộc chiến đấu giành độc lập tự do. - Nhà văn Lê Minh Khuê đã từng là thanh niên xung phong trên tuyến đường TS máu lửa. - Những tác phẩm của chị viết về cuộc sống chiến đấu của bộ đội và thanh niên xung phong ở đây đã gây được sự chú ý của bạn đọc mà truyện ngắn « những ngôi sao xa xôi » là một trong những tác phẩm ấy. - Truyện viết về 3 cô gái trong một tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ phá bom trên tuyến đường TS đạn bom khốc liệt. Phương Định, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính để lại nhiều ấn tượng đẹp và tình cảm sâu sắc trong lòng người đọc. B. Thân bài. 1. Cảm nhận về tính hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch của Phương Định. + Phương Định là một cô gái xinh xắn. Cũng như các cô gái mới lớn, cô nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Chiến trường khốc liệt nhưng không đốt cháy nổi tâm hồn nhạu cảm của cô. Cô biết mình đẹp và được nhiều người để ý : « Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá.. » ; còn mặt tôi thì các anh lái xe bảo « : Cô có cái nhìn sao mà xa xăm ». Điều đó làm cô thấy vui và tự hào. + Biết mình được cánh lính trẻ để ý nhưng cô « không săn sóc, vồn vã », không biểu lộ tình cảm của mình, nhưng chưa để lòng mình xao động vì ai : « thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt ». Đó là cái vẻ kiêu kì đáng yêu của các cô gái Hà Nội như chính cô đã thú nhận : « chẳng qua là tôi điệu đấy thôi ». - Những thử thách và nguy hiểm ở chiến trường, thậm chí cả cái chết không làm mất đi ở cô sự hồn nhiên trong sáng và những ước mơ về tương lai. Phương Định vẫn là người con gái nhậy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát. - Cô đem cả lòng say mê ca hát vào chiến trường TS ác liệt. Cô thích hát những hành khúc bộ đội, những bài dân ca quan họ, dân ca Nga, dân ca Ý. Giọng của Phương Định chắc là hay lắm nên « chị Thao thường yêu cầu cô hát đấy sao » ? Định còn có tài bịa ra lời bài hát nữa. Chị Thao đã ghi cả vào sổ những lời hát cô bịa ra. - Cô luôn yêu mến đồng đội của mình, yêu mến và cảm phục tất cả các chiến sĩ mà cô gặp trên truyến đường Trường Sơn. - Phương Định là nữ sinh của thủ đô thanh lịch bước vào chiến trường. Phương Định có một thời học sinh- cái thời áo trắng ngây thơ, hồn nhiên và vô tư lự của cô thật vui sướng ! Những hoài niệm của cô về thời học sinh thật đáng yêu luôn sống trong cô ngay giữa chiến trường. - Cơn mưa đá ngắn ngủi đột ngột xuất hiện ở cuối truyện, ngay sau trận phá bom đầy nguy hiểm cũng thức dậy trong cô bao niềm vui thơ trẻ : cô nhớ về mẹ, cái cửa sổ căn nhà, những ngôi sao to trên bầu trời thành phố Nó thức dậy những kỉ niệm và nỗi nhớ về thành phố, gia đình, về tuổi thơ thanh bình của mình. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh, khốc liệt và nóng bỏng của chiến trường. 2. Cảm nhận về chất anh hùng trong công việc của cô. - Là một nữ sinh, Phương Định xung phong ra mặt trận, cùng thế hệ của mình « xẻ dọc TS đi cứu nước – mà lòng phơi phới dậy tương lai » để giành độc lập tự do cho TQ. Cô ra đi mà không tiếc tuổi thanh xuân, nguyện dâng hiến hết mình cho Tổ quốc. + Cô kể : « chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường đi qua trước hang bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có thân cây bị tước khô cháy. Trên cao điểm trống trơn, cô và các bạn phải chạy giữa ban ngày phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch. + Cô nói về công việc của mình gọn gàng khô khốc, tĩnh nhẹ như không : « việc của chúng tôi là ngồi đây. KHi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom » . + P Đnghĩ về công việc của mình quá giản dị, cô cho là cái thú riêng : « có ở đâu như thế này không : đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn không hay biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ ». Giản dị mà cũng thật anh hùng. Chiến tranh và đạn bom đã làm cô lớn lên, trở thành dũng sĩ mạnh mẽ mà cô không hề biết. Thật đáng phục ! 3. Cảm nhận về tình thần dũng cảm trong một cuộc phá bom đầy nguy hiểm. - Lúc đến gần quả bom : + Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, nhưng rồi một cảm giác bỗng đến với cô làm cô không sợ nữa : « tôi đến gần quả bom . Cảm thấy ánh mắt cás chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới ». Lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng. + Và khi đã ở bên quả bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn : « thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành ». Thần chết nằm chực ở đó chờ phút ra tay. Cô phải nhanh hơn, mạnh hơn nó, không được phép chậm chễ một giây. - Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Thật đáng sợ cái công việc chọc giận Thần Chết đó. Ai dám chắc là quả bom sẽ không nổ ngay bây giờ, lúc Phương định đang lúi húi đào đào, bới bới ấy. Thế mà cô vẫn không run tây, vẫn tiếp tục cái công việc đáng sợ : « tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mình xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình : liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai.. Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thanh trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu. Bốn quả bom đã nổ. Thắng rồi ! Nhưng một đồng đội đã bị bom vùi ! Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm vào đất. Da xanh, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi ». Nhưng không ai được khóc trong giờ phút rất cần sự cứng cỏi của mỗi người. - Cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim ấy không chỉ đến một lần trong đời mà đến hàng ngày : « Quen rồi. Một ngày tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. » =>Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục. Một cô nữ sinh nhỏ bé, hồn nhên, giàu mơ mộng và nhạy cảm mà cũng thật anh hùng, thật xứng đáng với những kì tích khắc nghi trên những tuyến đường TS bi tráng. Một ngày trong những năm tháng TS của cô là như vậy. Những trang lịch sử TS không thể quên ghi một ngày như thế. C. Kết luận. - Chúng ta luôn tự hào về những chiến sĩ, những thanh niên xung phong TS như Phương Định và đồng đội của cô. Lịch sử những cuộc kháng chiến và chiến thắng hào hùng của dân tộc không thể thiếu những tấm gương như cô và thế hệ những người đã đổ máu cho nền độc lập của Tổ Quốc. - Chúng ta càng yêu mến tự hào về cô, càng biết ơn và học tập tinh thần của những người như cô trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay.
Tài liệu đính kèm: