Ôn thi học sinh giỏi ngữ văn 9

Ôn thi học sinh giỏi ngữ văn 9

Buổi 1 + 2 : ÔN LUYỆN CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM

A- MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố kĩ năng viết bài văn biểu cảm

- Giúp hs hiểu văn biểu cảm về tác phẩm văn học, biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học và cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình-đồng thời HS có kĩ năng viết được nhưng đoạn văn ,bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học .

-Luyện các đề thi học sinh giỏi

B- NỘI DUNG GIẢNG DẠY

Phần I: Ôn lại lý thuyết văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

* Văn biểu cảm là văn bản trong đó tác giả người viết,người làm văn sử dụng phương tiện ngôn ngữ để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình . Biểu cảm bằng văn là bộc lộ tình cảm ,cảm xúc chủ quan của con người bằng ngôn từ khác với biểu cảm trong thực tế . Đó là những cảm xúc mà người viết cảm thấy ở trong lòng,những ấn tượng thầm kín về con người,cảnh vật,những kỉ niệm,hồi ức gợi nhớ đến người, đến việc,bộc lộ những tình cảm của mình đối với cuộc đời,cuộc sống có liên quan gắn vào tác phẩm văn học.

 

doc 46 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1084Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi học sinh giỏi ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1 + 2 : ÔN LUYỆN CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM 
A- MỤC TIÊU 
- Giúp HS củng cố kĩ năng viết bài văn biểu cảm 
- Giúp hs hiểu văn biểu cảm về tác phẩm văn học, biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học và cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình-đồng thời HS có kĩ năng viết được nhưng đoạn văn ,bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học . 
-Luyện các đề thi học sinh giỏi 
B- NỘI DUNG GIẢNG DẠY 
Phần I: Ôn lại lý thuyết văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
* Văn biểu cảm là văn bản trong đó tác giả người viết,người làm văn sử dụng phương tiện ngôn ngữ để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình . Biểu cảm bằng văn là bộc lộ tình cảm ,cảm xúc chủ quan của con người bằng ngôn từ khác với biểu cảm trong thực tế . Đó là những cảm xúc mà người viết cảm thấy ở trong lòng,những ấn tượng thầm kín về con người,cảnh vật,những kỉ niệm,hồi ức gợi nhớ đến người, đến việc,bộc lộ những tình cảm của mình đối với cuộc đời,cuộc sống có liên quan gắn vào tác phẩm văn học.
1-Khái niệm văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
 Biểu cảm về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc,tưởng tượng,suy nghĩ của mìnhvề nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
 2-Các dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học:
 - Biểu cảm về đoạn văn,đoạn đoạn thơ.
 - Biểu cảm về tác phẩm văn học.
 - Biểu cảm về nội dung , nghệ thuật qua một số tác phẩm văn học .
 3-Cách làm bài văn biểu cảm: theo trình tự 4 bươc.
 - Tìm hiểu đề, tìm ý.
 - Lập dàn ý.
 - Viết bài.
 - sửa bài.
 4-Lập dàn ý : có 3 phần ( mỏ- thân -kết )
 a) Mở bài: + Giới thiệu tác phẩm .
 + Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm 
 b) Thân bài: Nêu các cảm xúc , suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
 Có thể theo các trình tự sau:
 Trình tự 1: Nhận xét khái quát về giá trị của tác phẩm ( cả nội dung và nghệ thuật) trên cơ sở đó, chọn một số chi tiết,hình ảnh đặc sắc để nêu cảm nghĩ (thường sử dụng ở bài văn biểu cảm về tác phẩm tự sự ).
 Trình tự 2: Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần , các ý hoặc theo mạch cảm của tác giả ở mỗi phần,cảm nghĩ phải tập trung cho cả nội dung lẫn nghệ thuật ( thường sử dụng ở bài văn biểu cảm về tác phẩm trữ tình).
c)Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm .
*Phần II: Cách viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học .
 - Đọc kỹ từng chi tiết ,hình ảnh, ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc .
 - Sắp xếp tác phẩm theo chủ đề ,dòng thời gian ,tác giả trong nước và ngoài nước ,giới tính ,lứa tuổi .
 - Có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm hoặc so sánh với những tác phẩm khác cùng chủ đề.
 -Cảm nghĩ về tác phẩm thường gắn liền với nghị luận như giải thích,chứng minh, phân tích. 
 -Cảm nghĩ phải sâu sắc,chân thành,tránh bắt chước,sáo mòn giả tạo. 
 Phần III: Những điều lưu ý khi rèn luyện kỷ năng viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
-Để trình bày được cảm nghĩ về tác phẩm văn học, trước hết học sinh xác định được những cảm nghĩ cần phát biểu.
-Cảm nghĩ về tác phẩm phải bắt nguồn từ tác phẩm và sự suy nghĩ, cảm nghĩ của người đọc đối với tác phẩm cụ thể là cảm xúc về cảnh về người trong tác phẩm ;cảm xúc về tâm hồn con người ,số phận nhân vật trong tác phẩm ;cảm xúc vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm ;cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm .
- Cảm nghĩ có thể xây dựng trên cơ sở kể lại sự việc hoặc miêu tả cảnh tượng trong tác phẩm đã gây cho người viết cảm xúc và suy nghĩ .
- Điều cốt yếu đối với việc phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là học sinh phải có ấn tượng tổng thể về tác phẩm và nhân vật chính hoặc về phong cảnh,tình huống,hình tượng để nói lên ấn tượng ấy,cảm xúc và suy nghĩ trên cơ sở ấn tượng ấy .
* LUYỆN ĐỀ : Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương 
Câu 1 (4 điểm )
 Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”, song ý kiến khác lại khẳng định : “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
GỢI Ý 
Ý 1-Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”: 
- Nêu kết truyện : Vũ Nương được sống dưới thủy cung, 
Vũ nương không chết, trở về sống trong Quy động của Nam Hải Long Vương đó là cuộc sống đời đời , được trả lại danh dự
+ Cuéc sèng trong thÕ giíi huyÒn ¶o lµ n¬i bï ®¾p nh÷ng mÊt m¸t thiÖt thßi cña vN n¬i trÇn gian. §ã lµ minh chøng kh¸ch vÒ tÊm lßng trong tr¾ng cña nµng.=> Ở hiền gặp lành .....giống như trong chuyện cổ tích 
Ý 2 : Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo
 ThÇn linh cã thÓ chøng gi¸m cho tÊm lßng trinh b¹ch chø kh«ng thÓ hµn g¾n, nÝu
 kÐo h¹nh phóc cña nµng. Bi kÞch cña sè phËn lµ thùc cßn khao kh¸t cña con ng­êi
 vÒ h¹nh phóc chØ lµ h­ ¶o khi sèng trong x· héi phong kiÕn bÊt c«ng. Trong x· 
héi Êy, ng­êi phô n÷ ®øc h¹nh chØ cã thÓ t×mthÊy h¹nh phóc ë nh÷ng n¬i x· x¨m,
 huyÒn bÝ-> Mang tÝnh bi kich: Dï VN cã muèn còng kh«ng trë vÒ víi chång con .
Thøc tØnh con ng­êi vÒ quan niÖm ®óng ®¾n h¹nh phóc, sè phËn con ng­êi.
Truyện “Người con gái Nam Xương” có giá trị hiện thực tố cáo và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nghĩ về Vũ Nương và biết bao thân phận người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến được phản ánh trong các tác phẩm văn học cổ, chúng ta càng thấy rõ giá trị cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam trong một xã hội tốt đẹp hôm nay. Họ đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hạnh phúc với chồng con và được đề cao nhân phẩm trong xã hộ, xã hội của thời đại mới.
-> Ý kiến trên hoàn toàn đúng 
Câu 2 (8 điểm) 
 Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau: 
a. Chiến tranh phong kiến. b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ. c. Sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh). Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả. 
 GỢI Ý : 
HS viết thành một bài văn , tập trung vào các ý 
 Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ Ðó chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao nhà văn xưa nay tùng trăn trở. Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề mà Chuyện người con gái Nam Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của Vũ nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li, gây cách biệt, nhưng căn bản là người chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt. Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người. Cho nên vấn đề tưởng chùng rất riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên trong tấn bi kịch này có phần của Vũ nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của muôn đời vậy.
 Hãy quan tâm đến thân phận người phụ nữ, đến số phận con người. Hãy tôn vinh hạnh phúc và đừng làm bất cứ điều gì có thể làm huỷ hoại tổn thương đến hạnh phúc đôi lứa và gia đình. Và điều quan trọng hơn hết để có được hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc. Có được hạnh phúc đã là một điều khó khăn, nhưng giữ hạnh phúc cho được lâu bền lại càng là một điều khó khăn hơn.
 CÂU 3 ( 10 ĐIỂM ) Suy nghĩ về chi tiết cái bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và chiếc lá trong “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri. 
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học ; có kỹ năng phân tích tổng hợp tốt.
- Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc.
- Bố cục chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; trình bày logic.
- Hình thức sạch đẹp, dễ nhìn; ít lỗi câu, từ, chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:
2.1.Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu chung về hai tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
2.2. Thân bài: (9,0 điểm)
a) Giống nhau: (2,0 điểm)
- Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm: (1,0 điểm)
+ Chi tiết là cảnh, là người, là ý nghĩ, giọng nói, việc làm của nhân vật, một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Chi tiết có vai trò quan trọng, góp phần đắc lực cho việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
+ Để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.
- Chi tiết Cái bóng và chiếc lá : (1,0 điểm)
+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện.
 + Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
=> Chi tiết trong cả hai tác phẩm đều là sáng tạo của nhà văn, đều có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của câu chuyện.
b) Khác nhau: (7,0 điểm)
Dựa vào từng tác phẩm phân tích, đánh giá, chứng minh để khẳng định giá trị, vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Về cơ bản có các ý sau:
* “Cái bóng” Trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ: (3,5 điểm)
 “Cái bóng” xuất hiện ở các thời điểm khác nhau, gắn với những nhân vật, sự kiện khác nhau và có ý nghĩa khác nhau:
- Lần 1: Vũ Nương chỉ bóng mình nói với con: “Cái bóng” tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. Trong cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đó là nỗi nhớ thương, sự thủy chung, ước muốn đồng nhất “xa mặt nhưng không cách lòng” với người chồng nơi chiến trận; đó là tấm lòng người mẹ muốn khỏa lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm người cha trong lòng đứa con thơ bé bỏng -> “ Cái bóng” là ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền, là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội. -> Tạo tình huống truyện, gây nỗi nghi ngờ ghen tuông của người chồng, khiến câu chuyện thắt nút đầy kịch tính.
- Lần 2: Khi Vũ Nương mất, bé Đản chỉ cái bóng trên vách nói với cha: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả” -> Cái bóng giúp Trương Sinh nhận ra nỗi oan của Vũ Nương -> Cởi nút thắt làm câu chuyện rẽ sang hướng khác. 
- Lần 3: “Cái bóng” xuất hiện ở cuối tác phẩm “Rồi chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” -> Đây là một chi tiết kì ảo, gợi lại hình ảnh Vũ Nương trở lại dương thế, để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc. Chi tiết này tạo nên kết thúc không sáo mòn, phần nào có hậu cho câu chuyện, thể hiện ước mơ của nhân dân ta về sự công bằng, người tốt cuối cùng được minh oan.
=> Chi tiết “cái bóng” thể hiện giá trị hiện thực – nhân đạo sâu sắc của tác phẩm, là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là cái bóng hư ảo. Một sự vô tình không đúng chỗ có thể làm đổ vỡ  ... rước trở về đây, người Việt Nam dần xoá bỏ thế giới phi ngã, giáo điều và chủ xướng phát hiện, đề cao cái “tôi” cá nhân. Bởi vậy, muốn khẳng định được một cái “tôi” sắc nét thì trước hết phải có cách nhìn nhận mới mẻ, có tính chất đột phá, dám vượt thoát khỏi những lối tư duy sáo mòn, cổ hủ, lạc hậu, dũng cảm chọn cho mình một cách nhìn nhận riêng. Không nói đâu xa, khoảng gần thế kỉ trước, xã hội đương cảnh rối ren dưới sự thống trị của thực dân phong kiến, cũ mới giao tranh, Á, Âu lẫn lộn, những người yêu nước chỉ biết nghiến răng trông cảnh đất nước làm thân nô lệ thì có những chí sĩ ái quốc như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh tìm cho mình những lối đi riêng. Họ yêu cầu cải cách và thay đổi, họ đề ra những đổi mới duy tân tiến bộ, họ đấu tranh theo những phương pháp khác nhau. Tuy không thành công nhưng những vị chí sĩ ấy đã xây nên một tiền đề vững chắc cho một cuộc cách mạng sau này.
Dẫu vậy nhưng không phải ai sinh ra đã được trời phú cho tư chất và “cá tính” rõ ràng và không phải ai cũng có khả năng luôn tìm được cái mới có tính chất đột phá. Vì vậy “suy nghĩ khác” còn có thể hiểu là những lối suy nghĩ tích cực, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn để không rơi vào chán nản tuyệt vọng. Còn nhớ câu chuyện về nhà bác học Ê-đi-sơn đã phải thử 1000 nguyên liệu và thất bại hàng nghìn lần mới tìm ra được chất làm dây tóc bóng đèn. Học trò của hoạ sĩ thiên tài Lê-ô-na Đơ-vanh-xi phải học vẽ bắt đầu từ một quả trứng hơn ba mươi lần mới được vẽ những cái tiếp theo. “Điều thiết yếu trong cuộc sống luôn là một người học trò” chăm chỉ ưa tìm tòi học hỏi và khám phá(Hazan) không sợ những thất bại trước mắt và từ những thất bại ấy rút ra kinh nghiệm cho bước tiến sau này. Suy-nghĩ-khác còn là cách học để đối diện với thất bại và vươn lên từ thất bại, không bao giờ tự giới hạn chính mình.
Trong những năm gần đây, có một hiện tượng đang trở thành xu hướng của giới trẻ châu Á và cả Việt Nam: thanh niên mỗi lần rơi vào bế tắc, tuyệt vọng do thi trượt đại học, bố mẹ bỏ nhau, sức ép học tập căng thẳng hay vì một lí do riêng mà bị nhiều người xa lánhthường quẫn chí tự tử. Đáng sợ hơn nữa còn có những vụ tự tử tập thể, tự tử nhóm bằng nhiều hình thức và vì những lí do không đáng thiếu suy nghĩ. Trong những trường hợp này thì cách suy nghĩ khác, tích cực, lạc quan và hướng tới những gì tốt đẹp là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp chữa lành những vết thương và con người có tự tin, nghị lực để sống tiếp.
Tuy nhiên, suy-nghĩ-khác không phải là những cách suy nghĩ, cách nhìn lập dị, quái đản cổ suý và làm “bệnh hoạn” một bộ phận xã hội. Suy nghĩ khác phải là những suy nghĩ đem lại sức sống cho bản thân, từ đó tích cực và có ích đem lại những điều ý nghĩa, lớn lao cho cuộc sống xã hội.
Ngày nay, có một thực tế khá ngược chiều đang xảy ra và ngày càng tràn lan trong xã hội. Khoa học kĩ thuật đang tìm mọi cách để “con người hoá” rô bốt, rô bốt không chỉ biết hành động, làm việc mà còn có những cử chỉ, ý nghĩ và dần có một số cảm xúc như con người. Ngược lại, con người thì lại ngày càng “rô bốt hoá” sống trống rỗng và vô hồn vô cảm. Cái mà xã hội hiện đại thiếu nhiều nhất không phải về vật chất mà về mặt tinh thần: sống thiếu tình thương.
Đặc biệt với giới trẻ, sự lãnh đạm, thờ ơ đang diễn ra như một điều bình thường trong cuộc sống. Thờ ơ với lịch sử dân tộc, thờ ơ với những giá trị văn hoá cổ truyền , thờ ơ với những người ăn xin trên đường, thờ ơ với bà cụ muốn người giúp qua đường Và đáng sợ hơn, chúng ta đang dần vô cảm, thờ ơ với cả cái xấu. Vô cảm khi thấy một người đương móc túi người khác, vô cảm với những văn hoá đồi truỵ lan tràn trên mạng, vô cảm khi nữ sinh, nam sinh nhìn bạn học của mình bị đánh đập và còn sung sướng cổ vũ, reo hòCái mà con người hiên đại và giới trẻ ngày nay cần nhất là:
Yêu-thương-nhiều hơn.
Vì yêu thương vốn là cái gốc của nhân loại. Yêu thương và đoàn kết là nền tảng để một dân tộc cùng sống và phát triển bao đời nay. Thiếu yêu thương là thiếu con người.
Yêu thương nhiều hơn là biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn. Đó là một ánh mắt nhìn, một nụ cười, một hành động và lời nói quan tâm qiúp cha mẹ bớt mệt nhọc hơn sau một ngày lao động vất vả. Đó là cử chỉ ân cần trìu mến với những người đang gặp khó khăn. Đó là sự lo lắng, sốt ruột, thương xót khi “khúc ruột miền Trung” đang ngập trong biển nướcYêu thương nhiều biến con người trở thành người nhân hậu, cao cả, lớn lao hơn. Mỗi người hi sinh đi một cái tôi vị kỉ hẹp hòi để người sống với người bằng tình thân ái.
Khi yêu thương nhiều hơn tức là cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về nhiều hơn. Sống với những người xung quanh bằng sự chân thành, ta sẽ nhận lại được những tình cảm quý trọng thương yêu, sự thành thật từ những người bạn, người thầy Yêu thương nhiều hơn còn là sống vị tha bao dung, biết sẻ chia và làm cho cuộc sống tốt đẹp.
Yêu thương nhiều hơn chỉ giản đơn là sống chậm lại một chút, nhìn ngắm đường phố xung quanh và những gương mặt thân quen. Yêu thương thiên nhiên, môi trường để không làm huỷ hoại môi trường. Yêu thương bầu trời xanh là thêm yêu những cánh chim hoà bình.
Thanh niên hiện đại được dành cho tình yêu, sự quan tâm lo lắng, nâng niu và chiều chuộng nhiều hơn nên rất dễ rơi vào lối sống ích kỉ cá nhân hẹp hòi. Nếu mỗi người trẻ tuổi biết lắng nghe, cảm thông, thấu hiểu nhiều hơn một chút là ta đã có thể phá bỏ cái cô độc sau này.
“Sống chậm”, “suy nghĩ khác” và “yêu thương nhiều hơn” là ba mặt biện chứng của một vấn đề. Sống chậm thực chất là thời gian con người suy nghĩ, mài nhọn các giác quan nhạy bén và thành lập tư duy sáng tạo, tích cực. Sống chậm còn là lúc con người được thảnh thơi, yêu thương, trân trọng những người xung quanh. Nhưng cũng chớ đánh đồng sống chậm trái nghịch với lối sống “vội vàng” của thi sĩ Xuân Diệu. Thi sĩ sống vội vàng là sống hết mình, sống một cách tận độ, sống sao cho có ý nghĩa nhất. Vậy nên tuổi trẻ phải vừa biết sống chậm để rèn luyện sự chín chắn, trưởng thành, vừa phải biết sống “vội vàng”, linh hoạt và hết mình.
“Chịu sống chậm một chút thì mình sẽ thấy bao nhiêu điều đẹp trong dòng đời này. Cái đẹp của đèn đêm về sáng họp chợ. Cái đẹp của người buôn thúng bán bủng. Cái đẹp của chú bé thổi còi”(Trích kịch bản phim Sống chậm).
Cuộc sống xung quanh tôi vẫn thế, lao vun vút như một mũi tên khổng lồ, tôi sợ tôi và những người quanh tôi sẽ đi lạc, lạc vào những thói xấu ở đời, lạc vào cái sân khấu ranh mãnh giả tạo. Nên tôi đôi lúc muốn hãm phanh lại. Tôi sống chậm theo cách của riêng mình: dùng một ít thời gian để hít thở không khí trong lành, một ít thời gian để đọc cuốn sách bồi bổ tâm hồn, một ít thời gian để lắng nghe những tâm sự của người thân và quan tâm hơn đến mọi người. Những giây phút thảnh thơi ấy khiến tôi nhận ra được nhiều điều đáng quý và thêm yêu cuộc sống.
Câu 4 : (12,0 điểm)	
Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của ngời phụ nữ qua hai văn bản Chuyện người con gái Nam Xơng của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du (Sách Ngữ văn 9-tập 1)
Câu 1: (12,0 điểm)
I. Yêu cầu: 
* Về kỹ năng: 
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học
- Có kỹ năng so sánh, đối chiếu và tổng hợp trên từng phơng diện, không sa vào phân tích toàn bộ tác phẩm.
- Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. 
- Diễn đạt lu loát; văn viết có cảm xúc; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. 
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Về nội dung kiến thức: 
1. Mở bài (1,0 điểm): Giới thiệu hai văn bản và nêu suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp tâm hồn của ngời phụ nữ thời phong kiến.
2. Thân bài (10,0 điểm): HS có nhiều cách thể hiện suy nghĩ của mình, song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
	Ngời phụ nữ đợc khắc họa trong hai văn bản là những ngời có nhan sắc, đức hạnh song lại chịu một số phận oan nghiệt để rồi cuối cùng đều phải chọn cho mình một lối thoát: tự vẫn. Với tấm lòng cao cả các nhà văn, nhà thơ đã thể hiện niềm thơng cảm sâu sắc trớc những nỗi thống khổ của họ, trân trọng đề cao vẻ đẹp của họ nhất là vẻ đẹp tâm hồn.
a. Ngời phụ nữ trong hai văn bản mang những nét đẹp của ngời phụ nữ truyền thống trong xã hội cũ: Công, dung, ngôn, hạnh
- Họ là những phụ nữ đẹp, dịu dàng, hiền hậu: Vũ Nơng “tính tình thùy mị, nết na lại có thêm t dung tốt đẹp” ; Thúy Kiều “Làn thu thủy nét xuân sơn/Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
- Họ là những ngời phụ nữ đảm đang, tháo vát: khi chồng đi lính, Vũ Nơng một mình vừa lo việc gia đình, nuôi dạy con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ chồng chu đáo.
- Họ là những ngời phụ nữ thủy chung, nhân hậu và đầy tình yêu thơng.
* Vũ Nơng:
- Là ngời vợ chung thủy, yêu chồng tha thiết. Khi bị chồng nghi oan, không thể giãi bày, đau khổ đến cùng cực, nàng đành nhảy xuống sông tự vẫn để bày tỏ tấm lòng trong trắng của mình.
- Là ngời mẹ yêu con, hiếu thảo với mẹ chồng, nàng luôn “lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, lo thuốc thang, lễ bái thần phật khi mẹ ốm; lo “ma chay tế lễ” chu đáo nh đối với cha mẹ đẻ mình khi mẹ mất.
* Thúy Kiều:
- Là ngời con gái trong trắng, thủy chung, giàu lòng vị tha: dù phải mời lăm năm lu lạc, nàng không lúc nào nguôi nỗi nhớ chàng Kim, lúc nào cũng cảm thấy mình là ngời có lỗi khi tình yêu của hai ngời bị tan vỡ.
- Là ngời con hiếu thảo: Gia đình bị vu oan, cha và em bị đánh đập, Kiều đã quyết định hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để bán mình chuộc cha và em.
b. ở những ngời phụ nữ đó đều tiềm ẩn một sức phản kháng mạnh mẽ, chống lại sự bất công ở đời:
- Vũ Nơng chống lại sự bất công đối với ngời phụ nữ của xã hội phong kiến nam quyền, từ chối không trở về nhân gian, cho dù vẫn khao khát sống, khao khát đợc trở về.
- Kiều tìm mọi cách thoát khỏi số phận khổ đau do xã hội đồng tiền gây nên:
+ Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau, tình yêu giữa hai ngời nảy nở. Họ đã thề non nguyện biển với nhau mặc dù cha đợc sự cho phép của cha mẹ. Mối tình với chàng Kim là mối tình vợt lễ giáo phong kiến.
+ Gặp gia đình tai biến, Kiều bán mình cứu cha và em. Biết mình bị Mã Giam Sinh và Tú Bà lừa, nàng tự vẫn nhng không chết.
+ Gặp Thúc Sinh ở lầu xanh, nàng lấy Thúc Sinh với mong muốn thoát khỏi chốn ô nhục, nhng phải chịu sự ghen tuông đầy đọa của Hoạn Th. Trốn khỏi nhà Hoạn Th, nàng đến nơng nhờ cửa phật rồi lại rơi vào tay Bạc Bà - kẻ buôn ngời. Bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều gặp và lấy Từ Hải nhng lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải chết, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đờng tự vẫn.
Hình tợng Thúy Kiều thể hiện sức phản kháng mãnh liệt, ớc mơ về công lý và sự bình đẳng cho ngời phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công.
Học sinh liên hệ với một số văn bản khác (Bánh trôi nớc, Lục Vân Tiên) để thấy đợc vẻ đẹp tâm hồn của phụ nữ Việt Nam thời phong kiến.
3. Kết bài (1,0 điểm): Khẳng định sự thành công của các tác giả trong việc khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của ngời phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và nêu suy nghĩ của bản thân. 

Tài liệu đính kèm:

  • docG a boi duong HS gioi van cap tinh.doc