Ôn thi Ngữ văn vào 10 - Trường THCS Xuân Lâm

Ôn thi Ngữ văn vào 10 - Trường THCS Xuân Lâm

1 Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ

Thế kỉ XVI

Truyện ngắn Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, truyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, đồng thòi khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. -Thành công về nghệ thuật dựng truyện,có những yếu tố kì ảo xen kẽ yếu tố thực về địa danh. miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình

 

doc 86 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi Ngữ văn vào 10 - Trường THCS Xuân Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình ôn thi
Buổi
Nội dung
Ghi chú
1
Ôn tập văn học trung đại
2
Ôn tập văn học trung đại
3
Ôn tập văn học trung đại
4
Ôn tập văn học hiện đại (thơ)
5
Ôn tập văn học hiện đại (thơ)
6
Ôn tập văn học hiện đại (thơ)
7
Ôn tập văn học hiện đại (truyện ngắn)
8
Ôn tập văn học hiện đại (truyện ngắn)
9
Ôn tập về từ vựng 
10
Ôn tập về từ vựng (Các biện pháp tu từ)
11
Ôn tập về ngữ pháp
12
Nghị luận xã hội: NL về một SVHTĐS
13
Nghị luận xã hội: NL về một VĐTT đạo lí
14
Nghị luận văn học: NL về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
15
Nghị luận văn học: NL về một đoạn thơ bài thơ
16
Nghị luận văn học: NL về một đoạn thơ bài thơ
Phần văn học
II. Lập bảng thống kê các tác phẩm VH trung đại đã học trong chương trình NV lớp 9
S
TT
Tên bài 
Tác giả
Năm sáng tác
Thể loại
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc
nghệ thuật
1
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ
Thế kỉ XVI
Truyện ngắn
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, truyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, đồng thòi khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
-Thành công về nghệ thuật dựng truyện,có những yếu tố kì ảo xen kẽ yếu tố thực về địa danh. miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình
2
Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh
Phạm Đình Hổ
Thế kỉ XIX
Tuỳ bút
Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê Trịnh bằng một lối văn ghi chéo sự việc cụ thể ,sinh động.
Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, có liệt kê và cũng co miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng.
3
Hoàng Lê nhất thống chí
Ngô Gia văn phái
Thế kỉ XIX
chí
 Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tôc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
-Khắc hoạ rõ nét hình tượng người anh hùng.
-Kể+ tả khách quan,chân thực , sinh động.
4
Truyện Kiều
Nguyễn Du
Thế kỉ XIX
Thơ
-Giá trị hiện thực: TK là bức tranh hiện thực về 1 XHPK bất công tàn bạo.
-Giá trị nhân đạo:
+Thương cảm trước số phận bi thảm của con người
+Khẳng định và đề cao tài năng nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
-Nghệ thuật tự sự có sự phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn truyện đến miêu tả thiên nhiên và con người.
5
Chị em Thuý Kiều
(Trích T.K)
Nguyễn Du
Thế kỉ XIX
Thơ Nôm
Ca ngợi vẻ đẹp tài năng của con người và dự cảm về kiếp tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
Bút pháp ước lệ cố điển, khắc hoạ chân dung nhân vật
6
Cảnh ngày xuân(Trích T.K)
Nguyễn Du
Thế kỉ XIX
Thơ Nôm
Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp.
-Kết hợp bút pháp tả và gợi; Ngôn ngữ trong sáng, sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình
-Tả cảnh+ tả tâm trạng 
7
Kiều ở lầu Ngưng Bích.
(Trích T.K)
Nguyễn Du
Thế kỉ XIX
Thơ Nôm
-Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi của Kiều.
-Tấm lòng thuỷ chung nhân hậu của Kiều.
-Miêu tả nội tâm nhân vật Thuý Kiều.
-tả cảnh ngụ tình
+khắc hoạ tâm lí nhân vật
+ngôn ngữ độc thoại
+Điệp ngữ
+ẩn dụ
8
MGS mua Kiều 
(Trích T.K)
Nguyễn Du
Thế kỉ XIX
Thơ Nôm
- Bóc trần bản chất xấu xa đê tiện của MGS, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm ngưòi phụ nữ.
Tả thực nhân vật qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại.
9
Truyện Lục Vân tiên
Nguyễn Đình Chiểu
Thế kỉ XIX
Thơ lục bát
nhằm truyền dạy đạo lí làm người.
+Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội.
+Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
+Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới những lẽ công bằng trong xã hội.
+Lên án những thói gian tà, lộng hành.
-đặc điểm thể loại: truyện thơ Nôm.
-dùng nhiều ngôn ngữ địa phương mộc mạc, giản dị
-Chú trọng miêu tả hành động nhân vật
10
LVT cứu KNN
(Trích truyện LVT)
Nguyễn Đình Chiểu
Thế kỉ XIX
Thơ lục bát
-Khắc hoạ phẩm chất của hai nhân vật chính:LVT tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài và KNN hiền hậu, nết na , ân tình
-Thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả
Ngôn ngữ mộc mạc bình dị mang màu săc địa phương Nam Bộ.
-Khắc hoạ nhân vật qua hành động ngôn ngữ cử chỉ
11
LVT gặp nạn
(Trích truyện LVT)
Nguyễn Đình Chiểu
Thế kỉ XIX
Thơ lục bát
Sự đối lập giữa cái thiện, cái ác giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn qua 2 nhân vật Trịnh Hâm và ông Ngư
-Thể hiện thái độ và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động
Ngôn ngữ bình dị,giàu cảm xúc, khoáng đạt
-Khắc hoạ nhân vật qua hành động, lời nói
II. Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại VN đã học trong chương trình NV lớp 9
S
TT
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc
nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu, được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp của người lính cách mạng
Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Qua h/ả độc đáo-những chiếc xe không kính, khắc hoạ nổi bật h/ả những người lính lại xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chóng Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng MN.
Chất liệu hiện thực sinh động, h/ả độc đáo, giọng điệu tự nhiên khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Bảy chữ
Những bức tranh đẹp, rộng lớn , tráng lệ về thiên nhiên vũ trụ và người lao động trên biển theo hành trình của chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền.Qua đó thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trong cuộc sống mới
Nhiều h/ả đẹp, rộng lớn, được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng; âm hưởng khoẻ khoắn, lạc quan.
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
Kết hợp 7 chữ và 8 chữ
Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước
Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận; sáng tạo h/ả Bếp lửa gắn liền với h/ả người bà
5
Khúc hát ru những em bé
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Chủ yếu là 8 chữ
Thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà -Ôi gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai
Khai thác điệu ru ngọt ngào, trìu mến
6
ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
Năm chữ
Từ h/ả ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung
H/ả bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng; Giọng điệu chân thành nhỏ nhẹ mà thấm sâu
7
Con cò
Chế Lan Viên
1962
Tự do
Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của những lời ru đối với đời sống của mỗi con người
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
Năm chữ
Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung
Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca; h/ả đẹp giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo
9
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
1976
Tám chữ
Lòng thành kính và xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác
Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều h/ả ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị, cô đúc
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
Sau 1975
Năm chữ
Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ
H/ả thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm
11
Nói với con
Y Phương
Sau 1975
Tự do
Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc
Cách nói giàu h/ả , vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa
III. Lập bảng kê các tác phẩm truyện hiện đại VN
S
T
T
Tên 
tác 
phẩm
Tác
 giả
Năm
 sáng 
tác
 Tóm tắt nội dung
Đặc sắc
nghệ thuật
1
Làng
Kim Lân
1948
Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc,truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân
T/g đã sáng tạo tình huống tryện có tính căng thẳng, thử thách ở nội tâm nhân vật.
-NT MT tâm lí n.v sâu sắc, tinh tế
-Ngôn ngữ n.v giàu tính khẩu ngữ
.Cách trần thuật của t/g linh hoạt,. tự nhiên
2
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
1970
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước
Truyện đã xây dựng tình huống hợp lí
Cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữ tự sự, trữ tình với bình luận.
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cảm cha con thắm thiết trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.
4
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
Trong tập Bến quê (1985)
Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị , gần gũi của cuộc sống, của quê hương.
Miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.
5
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
1971
Cuộc sống, chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước . Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.
Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính , có cáh kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
Bài tập:
Câu 1: Trong cảnh báo ân, báo oán (trích TK, Nguyễn Du) khi nói với Thúc Sinh, tại sao Kiều lại dùng những từ Hán Việt “nghĩa” , “chữ tòng”, “cố nhân”, “tạ lòng” điển cố “Sâm Thương”?
- kiều dùng những từ Hán Việt và điển cố như vậy vì cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Thuý Kiều
Câu 3: Nêu chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ca ngợi những con người lao động bình dị , lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.
Câu 4: Phân tích ý nghĩa của những yếu tố truyền k ... ó là những con người dù hoàn cảnh sống có nhiều khó khăn nhưng vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, vẫn có vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng trong sản xuất và chiến đấu.
2) TB:
- Hai tác phẩm viết về con người trong những công việc khác nhau: Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là con người tiêu biểu trong LĐSX. Còn cô TNXP Phương Định trong TN Những ngôi sao xa xôi tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN trong thời kì k.c chống Mĩ.
* Trên hai lĩnh vực khác nhau nhưng họ đều có vẻ đẹp trong cách sống:
 Nhân vật anh thanh niên:
-Hoàn cảnh sống của anh thanh niên:
Quê anh ở Lào Cai, anh tình nguyện lên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu. Thiên nhiên , thời tiết ở đây có phần khắc nghiệt.
+Công việc: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
- Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết giá lạnh như thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định.
-Anh yêu công việc, say mê với công việc mình làm nên đã vượt qua được sự cô đơn vắng vẻ quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa, nơi trên đỉnh núi cao không một bóng người.
+ ở người thanh niên ấy còn có những nét phẩm chất rất đáng quý: Anh thích gặp gỡ, giao lưu, “thèm người” sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người. 
+ Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách và tự học ngoài giờ làm việc
Cô TNXP Phương Định:
-Hoàn cảnh sống và chiến đấu: ở trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt. Nhiệm vụ của cô là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch. Đó là một công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.
- - Cô yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình, đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả các chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận : “Trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”.
- Cô có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh tự tin dũng cảm
+ Nhiệm vụ lớn lao và khó khăn: Phá bom
+ Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới 5 quả bom, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu .Cô có nghĩ đến cái chết, một cái chết rất mơ hồ, rồi lòng dũng cảm của cô được kích thích bởi lòng tự trọng. Điều duy nhất cô quan tâm là lo cho công việc lo xem bom có nổ hay không. Nếu như nó không nổ thì làm thế nào châm ngòi lần 2 để nó có thể nổ.
Họ còn là những con người có vẻ đẹp tâm hồn. 
Nhân vật anh thanh niên:
+Thấy được rằng công việc của mình là có ích cho cuộc sống, cho mọi người
+Suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc: khi ta làm việc, ta với công việc là đôi
+Anh thấy công việc là niềm vui, là người bạn nên ở một mình vẫn không cảm thấy cô đơn, cách nghĩ về công việc cũng rất mơ mộng.Ngoài ra anh còn có niềm vui đọc sách mà lúc nào anh cũng cảm thấy như có người bạn để trò chuyện
+ Anh hi sinh cả hạnh phúc, cuộc sống riêng tư vì công việc, làm việc nghiêm túc , chính xác, khoa học, chính xác, tỉ mỉ. Cách làm việc nghiêm túc thấm cả vào nếp sống hàng ngày.
+Anh còn là người khiêm tốn thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi hoạ sĩ muốn vẽ anh, anh nhiệt thành giới thiệu với ông những người khác đáng vẽ hơn nhiều. 
- Anh là người nhân hậu chân thành giản dị.
- Cuộc sống đẹp, tâm hồn đẹp đẽ của người thanh niên làm ta trân trọng, khâm phục và buộc ta phải suy nghĩ lại cách sống của bản thân.
* Nhân vật Phương Định
- Phương Định là một cô gái Hà Nội vào chiến trường.Cô có một thời hs hồn nhiên , vô tư lự bên người mẹ, một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát,vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường.ở nơi chiến trường đạn bom dữ dội cô vẫn giữ được sự hồn nhiên.
-Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng thích hát, tinh tế quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình. Cô tự nhận xét về mình : là một cô gái khá “ hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.”Cô biết mình được nhiều 
người để ý nhưng chưa giành riêng tình cảm cho một người nào. Nhạy cảm nhưng cô lại không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kì.
- Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với những thử thách và nguy hiểm, nhưng cô không mất đi vẻ hồn nhiên trong sáng của mình. Cô hay mơ mộng và thích hát “Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận.Tôi thích dân ca quan họ mềm mại dịu dàng. Thích ca-chiu-sa của Hồng quân Liên xô, thích dân ca ý trữ tình giàu có. Thích nhiều.”
- Cô tự trọng về bản thân mình: Khi làm nhiệm vụ phá bom, cô có nghĩ đến cái chết, có run sợ và đi khom, nhưng rồi lòng dũng cảm của cô được kích thích bởi lòng tự trọng: “ Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Cô đúng là một cô TNXP có vẻ đẹp tâm hồn giản dị mà trong sáng dù ngay trong hoàn cảnh chiến đấu hi sinh đầy gian khổ ở chiến trường.
c) KB: 
- Hai tp đều khám phá, phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người VN trong LĐ và chiến đấu.
- Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu sắc lí tưởng, họ là h/ả của con người VN mang vẻ đẹp của thời kì lịch sử gian khổ hào hùng và lãng mạn của dân tộc.
Đề 19: Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kì k/c chống Pháp và chống Mĩ vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng khá độ đáoQua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nội dung vấn đề trên.
Dàn bài:
1) MB: - Giới thiệu về người lính trong hai thơ: Đề tài viết về người lính trong hai cuộc kháng chiến là một đề tài được rất nhiều 
Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kỳ chống Pháp và chống Mĩ vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng khá độc đáo Qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nội dung vấn đề trên.
Gợi ý:
	Yêu cầu: Biết làm bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lý.
	Nội dung:
1. Mở bài: Giới thiệu về người lính trong hai bài thơ.
2. Thân bài: Cần làm rõ hai nội dung:
- Những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ.
- Những nét riêng độc đáo trong tính cách, tâm hồn của người lính.
	Nội dung 1:
- Người lính chiến đầu cho một lí tưởng cao đẹp.
 Những con người dũng cảm bất chấp khó khăn, coi thường thiếu thốn, hiểm nguy.
- Những con người thắm thiết tình đồng đội.
- Những con người lạc quan yêu đời, tâm hồn bay bổng lãng mạn.
	Nội dung 2:
- Nét chân chất, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính (bài thơ Đồng chí).
- Nét ngang tàng, trẻ trung của một thế hệ cầm súng mới (bài thơ về tiểu đội xe không kính).
1) MB : Giới thiệu chung 
- Về đề tài: Dõn tộc ta đứng lờn tiến hành hai cuộc chiến tranh cỏch mạng oanh liệt chống Phỏp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiờn, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay sỳng. Hỡnh ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hỡnh ảnh “con người đẹp nhất” đỏng yờu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dõn tộc.
2) TB:- Về hai tỏc phẩm: Cựng với nhiều bài thơ khỏc, bài thơ “Đồng chớ” sỏng tỏc vào đầu năm 1948 khi tỏc giả Chớnh Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ “Tiểu đội xe khụng kớnh” sỏng tỏc năm 1969 khi tỏc giả Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở tuyến đường Trường Sơn đó khắc họa thành cụng về đề tài người lớnh.
- Về luận đề: hỡnh tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đó lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đỏng yờu của người lớnh trong hai thời kỳ lịch sử
í 2: Phõn tớch lịch sử
1. Những điểm chung: Đõy là người lớnh của nhõn dõn nờn họ cựng mang những vẻ đẹp chung:
- Yờu nước, yờu quờ hương yờu đồng chớ:
+ Cú thể phõn tớch cỏc cõu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận” (Đồng chớ) và “Xe vẫn chạy vỡ miền nam phớa trước” (Tiểu đội xe khụng kớnh).
+ Cú thể phõn tớch cử chỉ nắm tay chất chứa bao tỡnh cảm khụng lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bú đồng chớ
- Vượt qua mọi khú khăn gian khổ để quyết tõm tiờu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ:
+ Tất cả những khú khăn gian khổ, thử thỏch được tỏi hiện bằng những chi tiết hết sức thật, khụng nộ trỏnh tụ vẽ trong cả hai bài thơ.
+ Thế mà, cỏc chiến sĩ đều cú một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhỡn thẳng”.
- Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lớnh. Từ “miệng cười buốt giỏ” của anh bộ đội khỏng chiến chống Phỏp đến “nhỡn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lớnh lỏi xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khớ phỏch anh hựng.
2. Những điểm riờng khỏc nhau
- Bài thơ “Đồng chớ” của Chớnh Hữu thể hiện người lớnh nụng dõn thời kỳ đầu cuộc khỏng chiến chống Phỏp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sõu sắc. Tỡnh đồng chớ thiềng liờng hũa quyện với tỡnh giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đó rực sỏng trong tõm hồn.
“Sỳng bờn sỳng đầu sỏt bờn đầu
Đờm rột chung chăn thành đụi tri kỷ
Đồng chớ!”
- Bài thơ “Tiểu đội xe khụng kớnh” của Phạm Tiến Duật thể hiện người lớnh lỏi xe trong cuộc khỏng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đõy là thế hệ những người lớnh cú học vấn, cú bản lĩnh chiến đấu, cú tõm hồm nhạy cảm, cú tớnh cỏch riờng mang chất “lớnh”đỏng yờu. Họ tất cả vỡ miền Nam ruột thịt với trỏi tim yờu nước chỏy bỏng.
“Xe vẫn chạy vỡ miền Nam phớa trước
Chỉ cần trong xe cú một trỏi tim”
3) KB: Đỏnh giỏ chung
- Hỡnh tượng người lớnh dự ở thời kỳ khỏng chiến chống Phỏp hay khỏng chiến chống Mỹ đều mang phẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ” thời đại đó cung cấp cho cỏc nhà thơ nhưng nguyờn mẫu đẹp đẽ, họ tại nờn những hỡnh tượng làm xỳc động lũng người.
- Viết về những người lớnh, cỏc nhà thơ núi về chớnh mỡnh và những người đồng đội của mỡnh. Vỡ thế, hỡnh tượng người chõn thật và sinh động

Tài liệu đính kèm:

  • docon_thi_ngu_van_vao_10_truong_thcs_xuan_lam.doc