Ôn thi Tiếng Việt 9

Ôn thi Tiếng Việt 9

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

I. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

BT1: Các trường hợp sau đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?nói ba hoa thiên tướng; có một thốt ra mười; nói mò nói mẫm; nói thêm nói thắt; nói một tấc lên trời ( Vi phạm phương châm về chất)

BT2: Đặt câu có các thành ngữ liên quan đến các phương châm về lượng và phương châm về chất trong hội thoại

PCVL: Cậu ấy nói đồng quang sang đồng rậm

PCVC: Anh đừng nói thêm nói thắt

BT3: Vận dụng các phương châm hội thoại để phân tích lỗi và chữa lại cho đúng (nếu có) đối với các trường hợp sau:

a) Với cương vị là quyền giám đốc xí nghiệp, tôi xin cảm ơn các đồng chí

( vi phạm PCVL và PCLS. Chữa: Thay mặt giám đốc hoặc thay mặt anh em trong xí nghiệp)

b) Thấy bạn đến chậm, Hà liền nói: -Cậu có họ hàng với rùa phải không?

(vi phạm PCLS. Chữa: nhanh lên cậu, muộn lắm rồi)

BT4: Trong giao tiếp, phép tu từ nào thường được sử dụng để đảm bảo phương châm lich sự? Cho VD và phân tích VD (+ Phép nói giảm nói tránh. VD: Bác đi di chúc giục lòng ta ; +Phép nói quá. VD Khi Kiều phải bán mình cho MGS, Vương ông đề cao hắn bằng câu:

Ngàn vàng gửi bóng tầm quân

Tuyết sương che chở cho thân cát đằng

chính là để mong hắn đừng làm hại con mình)

BT5: Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ liên quan đến việc vi phạm phương châm cách thức: Dây cà ra dây muống, nói đồng quang sang đồng rậm, nói con cà con kê, nói lúng búng như ngậm hột thị, nói ấm a ấm ớ

 

doc 15 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi Tiếng Việt 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt 9
Các phương châm hội thoại
I. Các phương châm hội thoại
BT1: Các trường hợp sau đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?nói ba hoa thiên tướng; có một thốt ra mười; nói mò nói mẫm; nói thêm nói thắt; nói một tấc lên trời ( Vi phạm phương châm về chất)
BT2: Đặt câu có các thành ngữ liên quan đến các phương châm về lượng và phương châm về chất trong hội thoại
PCVL: Cậu ấy nói đồng quang sang đồng rậm
PCVC: Anh đừng nói thêm nói thắt
BT3: Vận dụng các phương châm hội thoại để phân tích lỗi và chữa lại cho đúng (nếu có) đối với các trường hợp sau:
Với cương vị là quyền giám đốc xí nghiệp, tôi xin cảm ơn các đồng chí
( vi phạm PCVL và PCLS. Chữa: Thay mặt giám đốc hoặc thay mặt anh em trong xí nghiệp)
Thấy bạn đến chậm, Hà liền nói: -Cậu có họ hàng với rùa phải không?
(vi phạm PCLS. Chữa: nhanh lên cậu, muộn lắm rồi)
BT4: Trong giao tiếp, phép tu từ nào thường được sử dụng để đảm bảo phương châm lich sự? Cho VD và phân tích VD (+ Phép nói giảm nói tránh. VD: Bác đi di chúc giục lòng ta ; +Phép nói quá. VD Khi Kiều phải bán mình cho MGS, Vương ông đề cao hắn bằng câu:
Ngàn vàng gửi bóng tầm quân
Tuyết sương che chở cho thân cát đằng
chính là để mong hắn đừng làm hại con mình)
BT5: Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ liên quan đến việc vi phạm phương châm cách thức: Dây cà ra dây muống, nói đồng quang sang đồng rậm, nói con cà con kê, nói lúng búng như ngậm hột thị, nói ấm a ấm ớ
BT6: Các cách nói sau đây vi phạm PCHT nào? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng.
Đêm hôm qua cầu gãy
Họp xong bạn nhớ đi ra cửa trước
Lớp tớ, 2 người mua 5 quyển sách
Người ta định đoạt lương của tôi anh ạ
Các câu đều vi phạm PCCT
BT7: Trong giao tiếp, các từ ngữ nào thường được sử dụng để thể hiện PCLS:Xin lôi, xin phép, xin mạn phép, à, ạ, nhé...
II. Các trường hợp không tuân thủ PCHT
BT1: Cô giáo đang giảng bài và cả lớp đang chú ý lắng nghe. Một bạn HS đến trước cửa lớp khoanh tay chào và xin phép cô cho gặp một bạn trong lớp để nói chuyện. Bạn đó có vi phạm PCHT không? Vì sao? (Bạn đã tuân thủ PCLS nhưng không phù hợp với tình huống giao tiếp)
BT2: Khi bố mẹ đi vắng, có 1 người lạ đến hỏi về tình hình gia đình như: ngày, giờ đi làm của bố mẹ...em cần phải tuân thủ những PCHT nào khi trả lời? PCHT nào không nên tuân thủ? Vì sao?( Cần tuân thủ PCLS nhưng không tuân thủ PCVC vì đây là khách lạ nên yêu cầu cảnh giác là lớn nhất)
BT3: Câu Nói Sơn Tây chết cây Hà Nội thể hiện PCHT nào?Người nói vi phạm PCHT nào?( Người nói đã sửdụng PCLS nhưng PCVC bị vi phạm)
BT4: Phân tích lỗi về PCHT trong các câu giải thích sau đây cho đứa con học lớp 3:
Mặt trời là thiên thể nóng sáng, ở xa trái đất
Sao Hoả là hành tinh trong hệ MT, đứng hàng thứ tư kể từ sao Thuỷ ra, có màu hung đỏ
(Em bé mới học lớp 3 chưa hiểu được các từ hành tinh, thiên thể-> vi phạm PCCT)
BT5: Vận dụng PCHT để phân tích NT XD nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau:
Hỏi tên, rằng: “ Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần”
( Tình huống giao tiếp là lễ vấn danh. Cách ăn nói cộ lốc của Mã vi phạm PCLS)
BT7: Trong câu đầu tiên của Kiều khi xử án Hoạn Thư: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”, Kiều đã vi phạm PCHT nào?Tại sao?( Kiều nói mát để dằn mặt Hoạn Thư, vi phạm PCLS)
III. Xưng hô trong hội thoại
BT1:Xác định ngôi của từ em trong các trường hợp sau đây: 
Anh em có nhà không?( Từ em gọi người nghe)
Anh em đi chơi với bạn rồi ( Từ em người nói xưng)
Em đã đi học chưa con? ( Từ em gọi người được nói đến)
BT2: Trong hội thoại, có khi ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 2 được lược bỏ, người ta gọi hình thức này là nói trống. Em hãy cho VD và phân tích mặt tích cực, mặt tiêu cực của hành động để tróng từ xưng hô ( Bỏ trống trong các trường hợp khó nói do ngượng, khó nói do hờn giận nhau)
Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
BT1: Chuyển các lời dẫn TT sang lời dãn gián tiếp:
a )Nhân vật ông giáo trong truyện “Lão Hạc” thầm hứa sẽ nói với người con trai của lão rằng:” Đây là cái vườnong cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi 1 sào”
Nhân vật ông giáo trong truyện “Lão Hạc” thầm hứa sẽ nói với người con trai của lão rằng đó là cái vườn ông cụ thân sinh ra anh ta đã cố để lại cho anh ta trọn vẹn, ông cụ thà chết chứ không chịu bán đi 1 sào
b) Chiều hôm qua Hoàng tâm sự với tôi: “ Hôm nay mình phải cố chạy cho đủ tiền để gửi cho con”.
 Chiều hôm qua Hoàng tâm sự với tôi rằng anh ta dang phải cố chạy cho đủ tiền để gửi cho con
c) Nam đã hứa như đinh đóng cột với tôi : “ Tối mai tôi sẽ gặp các bạn ở bến Nhà Rồng”
BT2: Chuyển các lời dẫn TT sang lời dãn gián tiếp:
ở bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn khẳng định: “ Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có” 
ở bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn khẳng định rằng xưa nay ,đời nào cũng có các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước 
Sau khi HD HS tìm hiểu bài, thầy giáo kết luận: “Đường tròn được xác định là đường tập hợp tất cả các điểm cách đều một điểm nào đó”
Sự phát triển của từ vựng
I.Sự biến đổi và pt nghĩa của từ, phương thức chuyển nghĩa của từ
BT1: Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:
Trong nền kinh tế tri thức, hơn nhau là ở cái đầu( nghĩachuyển)
 Dưới trăng quyên đã gọi hè( N. chuyển)
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông
3) Trùng trục như con chó thui (N.gốc)
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu
ở trường hợp nào từ đầu dùng với nghĩa gốc?
XĐ nét nghĩa chung giữa từ đầu có nghĩa gốc với từ đầu có nghĩa chuyển trong những trường hợp còn lại ( Trường hợp (1) có nét nghĩa “trí tuệ” là chung với nét nghĩa của nghĩa gốc. Trường hợp( 2) có nét nghĩa là “vị trí”là chung với nét nghĩa của nghĩa gốc)
BT2: XĐ các từ có nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ trong các trường hợp sau:
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo( Hoán dụ)
 Bạc tình nổi tiéng lầu xanh
 Một tay chôn biết mấy cành phù dung (ẩn dụ)
Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn (ẩn dụ)
 Cung thương lầu bạc ngũ âm
 Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương ( ẩn dụ)
Một mặt người hơn 10 mặt của (H.Dụ )
Hà Nội bán nhiều loại cam nhưng ngon nhất là cam Vinh
Bác đi di chúc giục lòng ta (ẩn dụ)
Gia đình Tú Xương có 7 miệng ăn (H. dụ)
Nghìn thu bạc mệnh 1 đời tài hoa (N Du) (h. dụ)
BT3: Hãy dùng các từ sau đây với nghĩa chuyển: đi, chạy, răng, lá ( đi con xe đi trong đêm tối; chạy ăn hàng ngày, chạy chợ kiếm tiền; bánh xe răng cưa, bừa có răng)
BT4: Từ nắm có nghĩa gốc là “ co các ngón tay vào lòng bàn tay và giữ chặt lại cho thành 1 khối” Hãy dùng từ nắm trong các trường hợp cụ thể với nghĩa chuyển(nắm tình hình, nắm kiến thức , nắm chính quyền)
BT5: Cho 2 trường hợp sau:
Đầu lòng 2 ả tố nga (ẩn dụ)
Nhà ấy nay lại nuôi thêm 1 đầu lợn nữa (H.dụ)
PT chuyển nghĩa của từ đầu trong 2 trường hợp trên có giống nhau không? Vì sao?
BT6: Theo em, Từ ghép đẳng lập được cấu tạo theo PT chuyển nghĩa nào? Tại sao? (HDụ: VD: quần áo))
II. Tạo từ ngữ mới:
-Tạo theo phương thức láy: điệu đà, điệu đàng, cấn cá, cấn cái, lỉnh kỉnh, trù trừ
-Tạo theo phương thức ghép: cơm bụi, xe máy xe tăng, chụp cắt lớp, điện lạnh, con chíp, bị can, hợp tác hoá, leo thang, tháo gỡ, lắp ráp, bàn thảo, thương thảo, công nông, hoà hợp
III. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
BT1: Tìm những từ ngữ mới trong lĩnh vực tin học được cấu tạo theo phương thức ghép: Con chuột, ổ cứng, đĩa mềm, tin tặc...
BT3: Với những tiếng cho trước sau đây: hợp tác, xe đạp, kinh tế, cà phê, hoa hồng, em hãy thêm những yếu tố khác để tạo từ ngữ mới: hành quân, hành tiến, bộ hành, tiết túc, thời tiết, tiết điệu, trùng tu, trùng lặp; phục chế, sáng chế, sáng tạo, sáng lập
BT4: Hãy thêm một yếu tố và các tiếng sau đây để tạo nên từ 2 tiếng: chuối, bắn, hành, khí, khoai, móc, ớt, cà, lợn, mía , đường, áo: Đường cát, đường kính, khoai lang, khoai tây, khoai môn; bắn tỉa, bắn lén; áo cà sa, áo vét tông, áo măng tô san, áo gió
BT5: Tìm những thành ngữ mới được cấu tạo theo phương thức ghép:Ra ngõ gặp anh hùng, đầu đội chính sách, vai mang chủ trương; ý Đảng lòng dân, trên bảo dưới nghe, kéo bè kéo đảng, mắt to hơn người; Chí Phèo Thị Nở
BT6: Dấu hiệu để phân biệt từ vay mượn tiếng Hán với từ vay mượn của ngôn ngữ châu Âu: Từ Hán Việt, các yếu tố cấu tạo từ hầu hết đều có nghĩa. Từ mượn ngôn ngữ châu Âu, các tiếng cấu tạo từ được coi là không có nghiã
BT7: Khi sử dụng từ mượn, ta phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
-Chỉ dùng khi tiếng Việt không có hoặc không biểu đạt đủ ý
-Phải dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng.
Thuật ngữ
I. Lí thuyết:
1. Khái niệm
2. Đặc điểm của thuật ngữ
II. Bài tập:
BT1: Thêm các yếu tố để tạo thành thuật ngữ mới trong các trường hợp sau: a -xít, các-bua, hoá, sinh vật, vật lí, hình tượng, điển hình, nước, âm, điện (a -xít béo, các-bua no, hoá, sinh vật, vật lí, hình tượng hoá, điển hình, nước, âm tố, âm tiết, điện, hình tượng điển hình)
BT2:Các từ in đậm trong các câu sau đây, từ nào được dùng viới nghĩa thông thường, tại sao?
Máy này cần phải thay cổ ngỗng( T.N)
Tiền vệ có nhiệm vụ mớm bóng để tiền đạo dứt điểm(T.N)
Cậu cần giải quyết dứt điểm các thắc mắc hôm qua.
d)Một trong những bộ phận của xuồng máy là chân vịt (T.N)
Chúng em đang học phần cơ học, còn quang học sẽ học sau
g) Dân số thành thị đang tăng theo chiều hướng cơ học( T.N)
Các trường hợp còn lại dùng với nghĩa thông thường
BT4: Trong lịch sử, vương quốc được hiểu là “nước có chế độ quân chủ” Hãy cho biết trong trường hợp sau đâyvương quốc được dùng như thuật ngữ hay từ ngữ thông thường?( dùng như từ ngữ thông thường)
-Anh ta phải tìm đến vương quốc của trí tưởng tượng
Trau dồi vốn từ
I. Lí thuyết:
1. Rèn luyện để biết rõ nghĩa của từ và cách dùng từ
2.Rèn luyện để làm tăng vốn từ
II. Bài tập:
BT1:Tìm nghĩa của các từ : đánh, chín, gánh, nắm trong các trường hợp sau:
-đánh cho mấy đòn, đánh đuổi giặc, đánh đàn, đánh phấn đánh con dao cái cuốc, nước đã đánh phèn, đánh thành dây thừng, đánh luống trồng khoai, đánh thành 2 bản, đánh nhịp, đánh cờ, đánh chuối để trồng, đánh hàng ra chợ
-Quả cây đã chín, cơm canh đã chín, vá chín săm xe, nghĩ chín mới nói, tài năng đã đến độ chín, ngượng chín mặt
-gánh lúa về nhà, gánh lấy thất bại
-nắm tay lại để đấm. Nắm vắt xôi, nắm lấy bàn tay, nắm chính quyền, nắm kiến thức
BT2: Đọan trích sau đây của Trần Ngọc Thêm có 1 số từ bị lược bỏ, em hãy điền vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp: mang trong tay là..., mang gọn trong tay là..., mang trong tay qua trung gian ( sợi dây, cái túi) là..., mang trong 1 hoặc 2 bàn tay là..., mang bằng 2 bàn tay một vật nặng là..., mang gọn trong lòng bằng 2 bàn tay là..., mang trong lòng bằng 2 bàn tay mọt cáh nâng niu là...mang 1 người trên lưng là..., mang 1 đứa trẻ trên lưng qua trung gian một mảnh vải là..., mang trên vai là..., mang trên vai qua trung gian của 1 cái đòn với vật ở hai đầu là ..., mang trên đầu là.., hai hay nhiều  ... êu t/d của TPPC đứng giữa câu (t/d chú thích kịp thời)
Liên kết câu và liên kết đoạn văn:
I.Lí thuyết:
II.Bài tập:
BT1: Xác định các phương tiện liên kết đồng nghĩa trong các đoạn trích sau và cho biết giá trị tu từ của chúng:
Một hồi chuông vừa dứt. Màn kéo lên. Một tràng vỗ tay đôm đốp như pháo nổ để hoan nghênh ông chúa khôi hài. Anh Tư Bền lững thững bước ra
Phương tiện liên kết: ông chúa khôi hài- Tư Bền. Đây là đồng nghĩa lâm thời, vừa có t/d nối kết, vừa đề cao giá trị của Tư Bền, vừa làm cho lời văn thoáng
b) Châu Ro ơi, xa rừng quê núi cũ
Từ nơi đây buồn lắm phải không anh.
Người Thượng già đương mải ngó xa xanh
Với đôi mắt dại khờ trong tuyệt vọng
 (Tố Hữu)
PTLK: Châu ro- người Thượng già. T/g sử dụng kiểu đồng nghĩa miêu tả vừa tránh lặp lại , vừa để giới thiệu nguồn gốc, tuổi tác của nhân vật.
BT2: Xác định PTLK bằng từ vựng cụ thể trong các trường hợp sau:
Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy nhất 2 chú ngỗng vẫn đứng giữa sân (Tô Hoài)( t/g sử dụng phép liên tưởng gần nghĩa. Giữa các câu đều chứa các từ gọi tên gia cầm: gà, ngan, ngỗng)
Nhà thơ sẽ thấy con chó sói độc ác mà cũng khổ sở, tuy trộm cứôp đấy nhưng thường bị mắc mưu nhiều hơn. Nhà thơ hiểu rằng những tất xấu của chó sói là do nó cụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vìđói nên nó hoá rồ. Ông để cho Buy-phông dựng lên một vở bi kịch bvề sự độc ác , còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc (H.Ten)( Các từ ngữ có t/d LK: nhà thơ, chó sói, ông)
 Hoan hô anh giải phóng quân
Kính chào Anh, con người đẹp nhất
Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất
Sống hiên ngang , bất khuất trên đời
 Như Thạch Sanh của thế kỉ 20 (Tố Hữu)
Từ liên kết: Anh (lặp) Con người đẹp nhất, chàng trai chân đất-(thế )
Nó cười rúc rích rồi trở mình 1 cái, ngáy khò khò luôn.Ông Sần không ngủ, nằm cân nhắc 1 lúc nữa ( Phan Tứ)Thế bằng từ đồng nghĩa: ngáy khò khò, ngủ
BT3:Tìm các yếu tố thế và các yếu tố được thế trong đoạn trích sau:
Keng phải may 1 bộ cánh. Việc này không thể để cho bố biết được. (Nguyễn Kiên)( Keng phải may 1 bộ cánh-việc này)
Lão không hiểu tôi. Tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lăm.Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với binh Tư. Binh Tư là 1 người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm.( không hiểu tôi-thế; Binh Tư- hắn)
BT4: Em hãy viết các cặp câu liên kết với nhau bằngphép thế trong đó yếu tố được thay thế lần lượt là từ, cụm từ, cụm C-V
-Bắc là em trai tôi.Nó vừa ở quê lên.
Liên kết câu và liên kết đoạn văn( Luyện tập)
BT1: Xác định các từ ngữ chỉ quan hệ nối kết giữa các câu và kiểu quan hệ mà từ ngữ đó diễn đạt trong các trường hợp sau:
a) Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.
b) Nhĩ nhìn mãi đám khách nhưng vẫn không tìm thấy cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo đâu cả
Thì ra thằng con trai cuẩ anh mới chỉ đi được đến hàng cây bằng lăng bên kia đường
Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh Liên vẫn còn đang mặc áo nâu và chít khăn mỏ quạ. So với ngày ấy bây giờ Liên đã trở thành người đàn bà thị thành. Tuy vậy, cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa
Làm một bức chân dung, phác hoạ như ông làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào mà hiện lên được mãu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như 1 ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của người hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp 1 con người như anh ta là 1 cơ hội hãn hữu cho sáng tác , nhưng hoàn thành sáng tác còn là chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận thử thách.
Gợi ý: các trường hợp a, b, c đều có 1 từ dùng đẻ nối kết; d có 3 từ dùng để nối kết
BT2: Xác định phép liên kết chínhểtong đoạn trich sau:
 Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích , tuyên truyền, tổ chức , lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến
Gợi ý: ĐV sử dụng các phé LK: Phép lặp, phép nối, phép thế. Ngoài ra còn có phép liên tưởng và phép trật tự
BT3: Xác định từ ngữ liên kết trong các đoạn trích sau và nêu rõ kiểu quan hệ và ý nghĩa do từ ngữ này diễn đạt.
Anh càng hết sức để hát, để đàn và để...không ai nghe
Bởi vì...
Đường càng vắng ngắt. Thỉnh thoảng những chiếc xe ao su kín mít như bưng, lép nhép chạy uể oải, lại thỉnh thoảng 1 người đi lén dưới mái hiên, run rẩy, vội vàng
( Đây là đoạn trích gồm nhiều ĐV hình thức. Các từ bởi vì cũng được coi là ĐV đặc biệt vừa giữ chức năng nối kết các ĐV , vừa có t/d giúp người đọc liên tưởng đến tình cảnh trớ trêu của anh xẩm)
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
 Thế mà hơn 80 năm nay, bọn TDP lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta
BT4: Vì sao các câu trong đoạn trích sau đây liên kết được với nhau?
Chửi. Kêu. đấm. Đá. Thụi. Bịch.( Đây là ĐV đặc biệt gồm 6 câu đặc biệt diễn tả một cách súc tích, cô đọng cuộc ẩu đả đang xảy ra. Các câu được LK theo phép trật tự tuyến tính
BT5:a) Sử dụng phép lặp, phép liên tưởng, phép thế, phép nối, em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu có chủ đề: em yêu lời ru của mẹ.
Chỉ ra các phép liên kết và các phương tiện liên kết trong đoạn văn em viết.
Nghĩa tường minh và hàm ý
I. Lí thuyết:
II. Bài tập:
BT2: Trong đoạn trích sau đây, những câu nào có nghĩa tường minh, câu nào ngoài nghĩa tường minh còn có thêm hàm ý? Hãy giải đoán hàm ý trong câu có chứa hàm ý?
 Anh thanh niên dỏ mặt, rõ ràng luống cuống:
-Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước 1 tí. Bác và cô lên ngay nhé.
Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
Bác và cô lên với anh ấy 1 tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta-Người lái xe lại nói.
Gợi ý: Câu: Nước sôi đã có sẵn
Câu: Thế nào bác cũng
-> Là các câu có chứa cả nghĩa tường minh và hàm ý
BT4: Hãy giải đoán hàm ý của Kiều trong đoạn trích sau:
Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa
Gợi ý: Hoạn Thư đã gặp một đối thủ ngang tầm
-Báo hiệu một hình phạt đích đáng với Hoạn Thư
III. Điều kiện sử dụng hàm ý:
BT2: Xác định và giải đoán các câu có hàm ý trong các đoạn trích sau:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?( tỏ tình)
B )Châu Chấu hỏi Kiến:
-Kiến ơi, hãy nói giúp xem hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét?
Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ 1 lát rồi nói:
-Tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn sau khi mặt trời lặn nhé.
Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ Kiến:
-Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính?
-Hôm nay là 1 ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.
( Câu trả lời thứ nhất của Kiến có hàm ý đánh giá một ngày cần phải đến thời điểm nào. Câu trả lời thứ hai của Kiến có hàm ý một ngày tuyệt đẹp là 1 ngày làm việc như thế nào)
BT4: Vận dụng những kiến thức đã học để đóng vai bạn B trả lời các câu hỏi của A. Các câu trả lời phải có hàm ý
A:-Cậu đã làm xong bài tập toán chưa ?-Bài nào cũng vượt quá sức mình cậu ạ
A:- Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ? -Tớ quên mang đồng hồ rồi.
A:-Hôm nay bố cậu có say rượu không?-Bố mình bỏ rượu được một tháng rồi
Tổng kết về ngữ pháp
Lí thuyết
Bài tập
BT1: Xác định các danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại
Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
BT2: Các từ cốc, chậu trong các trường hợp sau đây có hiện tượng chuyển loại hay không? Vì sao?
Anh mua 1 cái cốc, tôi mua 1 cái chậu-DT chỉ sự vật, có từ cái đứng trước
Cốc nước này là nước lọc, chậu nước kia là nước giếng- DT chỉ đơn vị vì đivới DT chỉ sự vật nước
BT3: Xác định các kiểu câu trong đoạn trích sau:
 Có 1 đám mây kéo ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đam nữa bay qua càng nhanh. Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn dông đến. Cát bay mù. Gió quạt lên, quật xuống những cành cây khô cháy. Lá bay loạn xạ. Đột ngột như 1 biến đổi bất thường trong tim con người vậy. ậ rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.( có 3 câu dặc biệt, 2 câu rút gọn, còn lại là câu 2 thành phần)
BT4: Xác định thành phần câu trong các câu sau:
Hồi còn đế quốc Pháp, mỗi bận đi đâu xa, khoe làng ông chỉ khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông( có khởi ngữ, trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ))
Ngoài cửa sổ bấy giờ, những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt- cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt(có trạng ngữ, thành phần phụ chú, CN, VN)
Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền ( Có CN, VN, khởi ngữ)
Không, mẹ ơi, con đã muốn nhảy xuống song cho chết đuối, vì chúng nó đánh con...dánh con ...tại con không có bố (
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.(TN, CN, VN)
BT7: Xác định kiểu câu trong giao tiếp trong đoạn trích sau và cho biết mục đích hành động của mỗi câu:
 Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá
-Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm...mà em vẫn nín thinh. (1)( câu trần thuật có mục đích hành động xác nhận bày tỏ)
-Có hề sao đâu...(2) ) ( câu trần thuật thực hiện hành động bày tỏ)
Miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này ...(3) ( câu trần thuật thực hiện hành động diễn đạt ý nghĩ)
 Ngừng một lát, Liên nói tiếp:
-Anh cứ tập tành và uống thuốc cho đều.(4) (câu trần thuật thực hiện hành động điều khiển) Sang tháng 10, nhất định anh đi lại được.(5) (câu trần thuật thực hiện hành động nhận định)
BT8: Chuyển đổi các câu sau đây sang câu nghi vấn hoặc câu cầu khiến
Con ở nhà với bà ngoại (hãy)
Chị Thao thổi còi.
Còn chị Thao thì muốn làm y sĩ (phải không?)
BT9: Cho đoạn trích sau:
Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:
-Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
-Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng? [...]
-Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác...
-Việc gì còn phải chờ khi khác?...Không bao giờ nên hoã sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây.
a) Xác định các kiểu câu trong đoạn trích (Trần thuật, nghi vấn, cầu khiến)
b) Tìm các câu có mục đích thực hiện hành động nói theo lối gián tiếp( trong các câu nghi vấn cụ thể)

Tài liệu đính kèm:

  • docon_thi_tieng_viet_9.doc