Ôn thi văn - Phần: Nghị luận sự kiện, hiện tượng

Ôn thi văn - Phần: Nghị luận sự kiện, hiện tượng

Một số người làm cha, làm mẹ thường xuyên đánh đập, chửi mắng con cái và cho rằng : "thương cho roi cho vọt".

Hãy trình bày những suy nghĩ của em về hiện tượng này.

Có rất nhiều bạn nhỏ bằng tuổi em nhưng phải rời nhà ra kiếm sống ở các thành phố. Suy nghĩ của em về vấn đề này ?

Khủng bố đang diễn ra hàng ngày tại một số nước và có nguy cơ bùng nổ trên toàn thế giới. Những suy nghĩ của em về vấn đề này ?

Em có suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệtrẻViệt Nam ?

II. TỰ LUẬN

DÀN BÀI

Mở bài :

Nền hoà bình của thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn khủng bố.

Thân bài:

1. Nạn khủng bố đang lan tràn trên khắp mọi khu vực của thế giới. Ngày nào cũng có cảnh đổ máu bởi khủng bố. Khủng bố đang là nỗi lo chung của tất cả các dân tộc.

2. Mâu thuẫn, xung đột chính trị giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức, phe phái là nguyên nhân của tình trạng này.

3. Khủng bố đe doạ nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống con người từ tính mạng đến của cải, từ vật chất tới tinh thần, khiến nơi nơi đều bao trùm một bầu không khí căng thẳng, hoảng loạn. Sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá. của các quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi nguy cơ khủng bố.

4. Tất cả mọi người, mọi quốc gia đều phải cùng thể hiện rõ quyết tâm đẩy lùi khủng bố bằng những biện pháp cụ thể ; bảo vệ trái đất khỏi nạn khủng bố cũng chính là bảo vệ mái nhà chung của tất cả chúng ta.

Kết bài:

Thế giới sẽ tươi đẹp hơn nếu như con người không đối đầu và tàn hại lẫn nhau.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Khát vọng lớn nhất của nhân loại từ thuở xa xưa đến giờ vẫn là khát vọng về một nền hoà bình thực sự và vĩnh cửu. Thế nhưng trong lịch sử, nhân loại cũng đã bao lần phải chứng kiến cảnh bầu trời xanh của trái đất trong vẩn đục bởi khói lửa chiến tranh. Hiện nay, nạn khủng bố ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đang phá vỡ bầu không khí hoà bình của tất cả mọi người.

Từ "khủng bố" đã trở thành một từ rất quen thuộc đối với con người hôm nay. Gắn liền với nó là cảnh đổ máu tang thương, là người chết, là đổ nát tan hoang, là nỗi kinh hoàng ám ảnh bao người sống sót.

Các phương tiện thông tin ngày nào cũng sẵn những tin về những thảm cảnh như vậy. Tai hoạ khủng bố có thể đến với bất kì ai, ở bất cứ nơi nào : trong nhà hàng, siêu thị, trường học, nhà trẻ, công viên, bến xe, máy bay. Cách thức khủng bố cũng rất đa dạng : gài bom, tấn công trực tiếp, bắt cóc con tin, đặc biệt nguy hại là bọn khủng bố có thể sử dụng cả vũ khí sinh học, hoá học để reo giắc thảm hoạ cho con người. Khủng bố ngày càng trở nên nghiêm trọng, bởi qui mô và mức độ tàn phá của nó. Thế giới hẳn sẽ không bao giờ quên được ngày 11 tháng 9, ngày mà toà tháp đôi chọc trời, biểu tượng cho sức mạnh và nền kinh tế Mĩ đổ sụp xuống trong tiếng la hét kinh hoàng của hàng ngàn người. Đấy là hồi chuông cảnh báo có sức thuyết phục nhất về tội ác khủng bố. Tác giả của những vụ khủng bố lại là những kẻ giấu mặt đang tạo thành một tổ chức mà mạng lưới của nó có mặt ở hầu khắp các khu vực của thế giới. Bởi thế, không một ai trên thế giới biết tai hoạ có thể sẽ đổ ập xuống đầu mình lúc nào. Một bầu không khí lo lắng, hoang mang đang bao trùm lên cuộc sống của toàn nhân loại.

Đằng sau mỗi một vụ khủng bố bao giờ cũng tồn tại một nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân bao trùm của mọi cuộc khủng bố vẫn là những bất đồng về chính trị, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột dai dẳng về chính trị, về sắc tộc, về tôn giáo trong cộng đồng thế giới.

 

doc 51 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi văn - Phần: Nghị luận sự kiện, hiện tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số người làm cha, làm mẹ thường xuyên đánh đập, chửi mắng con cái và cho rằng : "thương cho roi cho vọt"...
Hãy trình bày những suy nghĩ của em về hiện tượng này.
Có rất nhiều bạn nhỏ bằng tuổi em nhưng phải rời nhà ra kiếm sống ở các thành phố. Suy nghĩ của em về vấn đề này ?
Khủng bố đang diễn ra hàng ngày tại một số nước và có nguy cơ bùng nổ trên toàn thế giới. Những suy nghĩ của em về vấn đề này ?
Em có suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ  trẻ Việt Nam ?
II. tự luận
Dàn bài 
Mở bài : 
Nền hoà bình của thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn khủng bố.
Thân bài:
1. Nạn khủng bố đang lan tràn trên khắp mọi khu vực của thế giới. Ngày nào cũng có cảnh đổ máu bởi khủng bố. Khủng bố đang là nỗi lo chung của tất cả các dân tộc.
2. Mâu thuẫn, xung đột chính trị giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức, phe phái là nguyên nhân của tình trạng này.
3. Khủng bố đe doạ nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống con người từ tính mạng đến của cải, từ vật chất tới tinh thần, khiến nơi nơi đều bao trùm một bầu không khí căng thẳng, hoảng loạn. Sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá... của các quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi nguy cơ khủng bố.
4. Tất cả mọi người, mọi quốc gia đều phải cùng thể hiện rõ quyết tâm đẩy lùi khủng bố bằng những biện pháp cụ thể ; bảo vệ trái đất khỏi nạn khủng bố cũng chính là bảo vệ mái nhà chung của tất cả chúng ta.
Kết bài:
Thế giới sẽ tươi đẹp hơn nếu như con người không đối đầu và tàn hại lẫn nhau.
Bài viết tham khảo
Khát vọng lớn nhất của nhân loại từ thuở xa xưa đến giờ vẫn là khát vọng về một nền hoà bình thực sự và vĩnh cửu. Thế nhưng trong lịch sử, nhân loại cũng đã bao lần phải chứng kiến cảnh bầu trời xanh của trái đất trong vẩn đục bởi khói lửa chiến tranh. Hiện nay, nạn khủng bố ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đang phá vỡ bầu không khí hoà bình của tất cả mọi người.
Từ "khủng bố" đã trở thành một từ rất quen thuộc đối với con người hôm nay. Gắn liền với nó là cảnh đổ máu tang thương, là người chết, là đổ nát tan hoang, là nỗi kinh hoàng ám ảnh bao người sống sót.
Các phương tiện thông tin ngày nào cũng sẵn những tin về những thảm cảnh như vậy. Tai hoạ khủng bố có thể đến với bất kì ai, ở bất cứ nơi nào : trong nhà hàng, siêu thị, trường học, nhà trẻ, công viên, bến xe, máy bay... Cách thức khủng bố cũng rất đa dạng : gài bom, tấn công trực tiếp, bắt cóc con tin, đặc biệt nguy hại là bọn khủng bố có thể sử dụng cả vũ khí sinh học, hoá học để reo giắc thảm hoạ cho con người. Khủng bố ngày càng trở nên nghiêm trọng, bởi qui mô và mức độ tàn phá của nó. Thế giới hẳn sẽ không bao giờ quên được ngày 11 tháng 9, ngày mà toà tháp đôi chọc trời, biểu tượng cho sức mạnh và nền kinh tế Mĩ đổ sụp xuống trong tiếng la hét kinh hoàng của hàng ngàn người. Đấy là hồi chuông cảnh báo có sức thuyết phục nhất về tội ác khủng bố. Tác giả của những vụ khủng bố lại là những kẻ giấu mặt đang tạo thành một tổ chức mà mạng lưới của nó có mặt ở hầu khắp các khu vực của thế giới. Bởi thế, không một ai trên thế giới biết tai hoạ có thể sẽ đổ ập xuống đầu mình lúc nào. Một bầu không khí lo lắng, hoang mang đang bao trùm lên cuộc sống của toàn nhân loại.
Đằng sau mỗi một vụ khủng bố bao giờ cũng tồn tại một nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân bao trùm của mọi cuộc khủng bố vẫn là những bất đồng về chính trị, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột dai dẳng về chính trị, về sắc tộc, về tôn giáo trong cộng đồng thế giới.
Hậu quả mà nạn khủng bố để lại là vô cùng nghiêm trọng. Hàng năm, những vụ khủng bố đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng con người, gây nên cảnh đổ máu tàn khốc, cảnh cha mất con, vợ mất chồng, gia đình, người thân li tán. Những người may mắn sống sót thì trở thành người tàn phế, mang di chứng suốt đời. Khủng bố còn làm tiêu tốn biết bao nhiêu công sức, của cải của con người. Tài sản, nhà cửa, các công trình kiến trúc mà bao người phải nỗ lực trong nhiều năm tháng mới tạo dựng lên được chỉ trong một tích tắc đã bị huỷ hoại hoàn toàn. Nhiều người bị đầy vào cảnh không nhà, không cửa, tay trắng chỉ trong giây phút. Kèm theo đó, nguy hiểm hơn là môi trường sống của trái đất bị đặt trong nguy cơ bị huỷ diệt bất cứ lúc nào. Đây là những hậu quả tức thời trước mắt mà ai cũng có thể nhìn thấy. Bên cạnh đó, còn tồn tại những hậu quả lâu dài cho tương lai loài người. Khủng bố khiến cho mâu thuẫn, xung đột trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt quyết liệt. Khối thống nhất, nền hoà bình mà nhân loại nỗ lực xây dựng đã bị xâm hại và lung lay thực sự. Khủng bố chưa phải là một cuộc chiến tranh công khai trên một phạm vi rộng nhưng tiến hành khủng bố là cách tốt nhất để nuôi dưỡng mầm mống và làm bùng phát chiến tranh trên toàn thế giới. Nhân loại sẽ như thế nào, sẽ đi về đâu khi chiến tranh lại bùng nổ trong lúc hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX hãy còn đó. Không chỉ có vậy, nạn khủng bố lan tràn khiến tất cả mọi người ở khắp nơi trên trái đất mất đi cảnh giác an toàn, cảnh giác yên tâm trong cuộc sống. Trái đất là ngôi nhà chung và là ngôi nhà duy nhất của loài người giữa vũ trụ, thế nhưng con người đang cảm thấy sợ khi sống dưới mái nhà của mình. Nỗi ám ảnh về khủng bố len lỏi vào cuộc sống bình yên của mọi người và đang mài mòn, thách thức sức chịu đựng của tất cả. Khả năng huỷ hoại thần kinh loài người của nó còn lớn và tai hại gấp nhiều lần khả năng làm đổ máu hay phá huỷ tài sản.
Khủng bố, đó là kẻ thù của một nhân loại tiến bộ và văn minh.
Cần làm gì để ngăn chặn nguy cơ này ? Các nước trên thế giới đều coi đây là vấn đề an ninh quốc gia và có rất nhiều biện pháp thiết thực, cương quyết để bảo vệ tính mạng, tài sản cũng như cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, vẫn chưa thể hết, chưa thể chấm dứt tình trạng này. Cuộc đấu tranh với nạn khủng bố sẽ còn kéo dài và vô cùng nan giải, bởi kẻ thù của chúng ta cũng tựa một con quái vật khổng lồ ẩn mình trong bóng tối, nó sẵn sàng tấn công con người bất cứ lúc nào nhưng không bao giờ lộ mặt. Để có thể chiến thắng được, loài người phải xích lại gần nhau hơn nữa và phải bắt đầu từ những việc tưởng rất xa xôi : giáo dục, hình thành cho những thế hệ tương lai một tình yêu hoà bình bền vững. Có như vậy, trái đất của chúng ta mới mãi mãi là một tổ ấm giữa dải thiên hà mênh mông lạnh lẽo.
Thế giới sẽ tuyệt vời biết mấy nếu ngày mai sẽ không còn bạo lực, không còn thù hằn và chết chóc ! Con người tàn hại lẫn nhau thực chất là đang tàn hại chính mình ! Hãy góp một tiếng nói chung vào cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới.
Mở bài : 
Nền hoà bình của thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn khủng bố.
Thân bài:
1. Nạn khủng bố đang lan tràn trên khắp mọi khu vực của thế giới. Ngày nào cũng có cảnh đổ máu bởi khủng bố. Khủng bố đang là nỗi lo chung của tất cả các dân tộc.
2. Mâu thuẫn, xung đột chính trị giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức, phe phái là nguyên nhân của tình trạng này.
3. Khủng bố đe doạ nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống con người từ tính mạng đến của cải, từ vật chất tới tinh thần, khiến nơi nơi đều bao trùm một bầu không khí căng thẳng, hoảng loạn. Sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá... của các quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi nguy cơ khủng bố.
4. Tất cả mọi người, mọi quốc gia đều phải cùng thể hiện rõ quyết tâm đẩy lùi khủng bố bằng những biện pháp cụ thể ; bảo vệ trái đất khỏi nạn khủng bố cũng chính là bảo vệ mái nhà chung của tất cả chúng ta.
Kết bài:
Thế giới sẽ tươi đẹp hơn nếu như con người không đối đầu và tàn hại lẫn nhau.
Bài viết tham khảo
Khát vọng lớn nhất của nhân loại từ thuở xa xưa đến giờ vẫn là khát vọng về một nền hoà bình thực sự và vĩnh cửu. Thế nhưng trong lịch sử, nhân loại cũng đã bao lần phải chứng kiến cảnh bầu trời xanh của trái đất trong vẩn đục bởi khói lửa chiến tranh. Hiện nay, nạn khủng bố ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đang phá vỡ bầu không khí hoà bình của tất cả mọi người.
Từ "khủng bố" đã trở thành một từ rất quen thuộc đối với con người hôm nay. Gắn liền với nó là cảnh đổ máu tang thương, là người chết, là đổ nát tan hoang, là nỗi kinh hoàng ám ảnh bao người sống sót.
Các phương tiện thông tin ngày nào cũng sẵn những tin về những thảm cảnh như vậy. Tai hoạ khủng bố có thể đến với bất kì ai, ở bất cứ nơi nào : trong nhà hàng, siêu thị, trường học, nhà trẻ, công viên, bến xe, máy bay... Cách thức khủng bố cũng rất đa dạng : gài bom, tấn công trực tiếp, bắt cóc con tin, đặc biệt nguy hại là bọn khủng bố có thể sử dụng cả vũ khí sinh học, hoá học để reo giắc thảm hoạ cho con người. Khủng bố ngày càng trở nên nghiêm trọng, bởi qui mô và mức độ tàn phá của nó. Thế giới hẳn sẽ không bao giờ quên được ngày 11 tháng 9, ngày mà toà tháp đôi chọc trời, biểu tượng cho sức mạnh và nền kinh tế Mĩ đổ sụp xuống trong tiếng la hét kinh hoàng của hàng ngàn người. Đấy là hồi chuông cảnh báo có sức thuyết phục nhất về tội ác khủng bố. Tác giả của những vụ khủng bố lại là những kẻ giấu mặt đang tạo thành một tổ chức mà mạng lưới của nó có mặt ở hầu khắp các khu vực của thế giới. Bởi thế, không một ai trên thế giới biết tai hoạ có thể sẽ đổ ập xuống đầu mình lúc nào. Một bầu không khí lo lắng, hoang mang đang bao trùm lên cuộc sống của toàn nhân loại.
Đằng sau mỗi một vụ khủng bố bao giờ cũng tồn tại một nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân bao trùm của mọi cuộc khủng bố vẫn là những bất đồng về chính trị, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột dai dẳng về chính trị, về sắc tộc, về tôn giáo trong cộng đồng thế giới.
Hậu quả mà nạn khủng bố để lại là vô cùng nghiêm trọng. Hàng năm, những vụ khủng bố đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng con người, gây nên cảnh đổ máu tàn khốc, cảnh cha mất con, vợ mất chồng, gia đình, người thân li tán. Những người may mắn sống sót thì trở thành người tàn phế, mang di chứng suốt đời. Khủng bố còn làm tiêu tốn biết bao nhiêu công sức, của cải của con người. Tài sản, nhà cửa, các công trình kiến trúc mà bao người phải nỗ lực trong nhiều năm tháng mới tạo dựng lên được chỉ trong một tích tắc đã bị huỷ hoại hoàn toàn. Nhiều người bị đầy vào cảnh không nhà, không cửa, tay trắng chỉ trong giây phút. Kèm theo đó, nguy hiểm hơn là môi trường sống của trái đất bị đặt trong nguy cơ bị huỷ diệt bất cứ lúc nào. Đây là những hậu quả tức thời trước mắt mà ai cũng có thể nhìn thấy. Bên cạnh đó, còn tồn tại những hậu quả lâu dài cho tương lai loài người. Khủng bố khiến cho mâu thuẫn, xung đột trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt quyết liệt. Khối thống nhất, nền hoà bình mà nhân loại nỗ lực xây dựng đã bị xâm hại và lung lay thực sự. Khủng bố chưa phải là một cuộc chiến tranh công khai trên một phạm vi rộng nhưng tiến hành khủng bố là cách tốt nhất để nuôi dưỡng mầm mống và làm bùng phát chiến tranh trên toàn thế giới. Nhân loại sẽ như thế nào, sẽ đi về đâu khi chiến tranh lại bùng nổ trong lúc hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX hãy còn đó. Không chỉ có vậy, nạn khủng bố lan tràn khiến tấ ... c cùng với những quả bom, hành động như đùa cợt cùng thần chết bởi “Hắn ta lẩn trong ruột của quả bom”. Cuộc sống chiến đấu của ba cô gái trẻ nội trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt và muôn vàn nguy hiểm song các cô vẫn vui tươi hồn nhiên, lãng mạn gắn bó với nhau dù mỗi người một tính cách.
	Phương Định là một cô gái trẻ Hà Nội giàu cảm xúc, thích mơ mộng, thích hát và hát rất hay. Cô đã tự nhận xét về mình “Tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mền, một cái cổ cao, kiêu hãnh như loài hoa loa kèn, còn mắt tôi thì các ảnh lái xe bảo : cô có cái nhìn sao mà xa xăm !” Đôi mắt dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng ấy của Phương Định đã khiến không biết bao anh lính lái xe đêm ngày khắc khoải hy vọng... với tâm hồn giàu tình cảm, Phương Định luôn nhớ nhung giữ gìn những ký ức thân thuộc êm đềm thủa ấu thơ ở quê hương với người mẹ kính yêu vốn rất chiều cô con gái cưng.
	Chị Thao lớn tuổi hơn nên có suy nghĩ chín chắn và thiết thực hơn về tương lai của mình. Thái độ bình tĩnh và quyết liệt hơn về tương lai của mình. Thái độ đó trong công việc của chị khiến ai cũng phải khâm phục “Chị thích nhai bánh bích quy và thêu chỉ màu sặc sỡ vào áo lót của mình. Chị lại hay tỉa đôi lông mày, tỉa nhỏ như cái tăm”. Song chị Thao rất sợ nhìn thấy máu và vắt. Còn Nho là người ít tuổi nhất trong ba chị em nên được chiều chuộng và nhường nhịn. Cô là một người bướng bỉnh, mạnh mẽ và thích thêu chỉ màu loè loẹt lên khăn gối.
	Trong một lần phá bom, Nho bị thương và đã được chị Thao cùng Phương Định chăm sóc rất ân cần. Câu chuyện kết thúc bằng một trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm khiến các cô hết sức vui thích.
Ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” thật đáng để người đọc khâm phục. Tuổi còn trẻ, các cô có quyền được yêu, được mơ mộng về hạnh phúc riêng tư song khi đất nước xảy ra chiến tranh, các cô đã sẳn sàng sung phong đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc, chiến đấu vì lý tưởng và cách mạng, vì miền Nam ruột thịt đang ngập trong đau thương. Hoàn cảnh chiến đấu của các cô thật đáng sợ và nguy hiểm : “Con đường bị đánh loét, mầu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”. Đã thế công việc được giao của các cô còn nguy hiểm bội phần. ấy thế mà bất chấp tất cả, ba cô gái vẫn chiến đấu với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Sống trong hiện thực khốc liệt của chiến tranh các cô vẫn mỉm cười trên khốn khó, vẫn mơ mộng, vẫn yêu đời và tình đồng chí, đồng đội lại càng keo sơn gắn bó hơn bao giờ hết. Chứng kiến cuộc sống và tinh thần chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong ta lại bồi hồi nhớ lại từng vần thơ thiết tha của Chính Hữu trong kháng chiến chống Pháp.
	 áo anh rách vai
	Quần tôi vài mảnh vá
	Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Hay giọng thơ hóm hỉnh, ngang tàng, rực cháy quyết tâm của những người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Thật khâm phục biết bao những anh bộ đội, những cô thanh niên xung phong sẵn sàng bỏ qua lợi ích riêng tư để chiến đấu vì Tổ quốc !
	Chúng ta hôm nay với tư cách là lớp trẻ Việt Nam ngưỡng vọng về quá khứ lại càng hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống chiến đấu gian khổ trong chiến tranh của những chiến sỹ năm xưa. Vẫn vang vọng mãi trang nhật kí “Có lửa” như “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” Hay “Mãi mãi tuổi hai mươi” của Nguyễn Văn Thạc... Hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đã tô điểm thêm cho con người Việt Nam biết bao phẩm chất cao đẹp, họ là những người con yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, biết hy sinh tình cảm cá nhân vì quê hương, bất chấp gian khổ khó khăn vẫn hôn gan dạ, dũng cảm, lạc quan yêu đời. Mọi vết thương của chiến tranh dường như được chữa lành nhờ hơi ấm của tình đồng đội keo sơn.
2. Vẻ đẹp của các nhân vật nữ trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Bài làm
	Đường Trường sơn - đông nắng, tây mưa ; một cái tên thôi cũng gợi cho ta về một thời lửa cháy, gợi hình ảnh đoàn quân cha trước con sau cùng hát khúc quân hành, gợi những đoàn xe ra trận vì Miền Nam thân yêu. Viết về những nẻo đường Trường Sơn trong những năm đánh Mĩ, không chỉ có những bài thơ, bài ca ca ngợi những chiến sĩ lái xe hay những cô gái mở đường trong trang thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ mà còn có những câu chuyện đầy cảm phục viết về những cô gái thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm mở đường cho xe qua. Những cô gái trẻ ấy đã được Lê Minh Khuê (một cây bút nữ xuất sắc của mảnh đất Xứ Thanh) kể lại và khắc hoạ chân dung tâm hồn tính cách. Ba cô gái trẻ là những ngôi sao xa xôi trên cao điểm Trường Sơn.
	Ba cô thanh niên xung phong : Thao, Nho và Phương Định biên chế thành một tổ trinh sát mặt đường - cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Tổ trưởng là Thao, lớn tuổi hơn một chút so với Nho và Phương Định. Nhiệm vụ chính của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ khi nào. Đặc biệt phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom, công việc ấy diễn ra hàng ngày, thậm chí là năm lần trong ngày. Nơi ở của họ là một cái hang đá mát lạnh, ngay dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái trẻ giữa chiến trường, dù rất khắc nghiệt, nhưng họ vẫn bình thản, tươi vui, hồn nhiên và không kém phần lãng mạn. Đặc biệt họ rất yêu thương nhau, gắn bó với nhau trong tình đồng đội keo sơn, dù cho mỗi người một cá tính. Đặc biệt họ là những người có trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công bởi công việc của họ không hề đơn giản. Công việc ấy đòi hỏi ở họ phải bình tĩnh, dũng cảm, khôn ngoan, nhạy cảm và kháo léo, đòi hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng hy sinh, không quản khó khăn gian khổ bởi chẳng có ai biết được quả bom câm lặng có khi đang ấm nóng dần lên, nằm chềnh ềnh ra đó và có thể nổ bất cứ lúc nào. Đố là những phẩm chất cao đẹp, bình dị, hồn nhiên của ba cô gái thanh niên xung phong, tuy nhiên mỗi người lại có những vẻ đẹp riêng của mình.
	Chị Thao lớn tuổi hơn nên dự tính tương lai cũng thiết thực hơn, có ít nhiều từng trãi nên không dễ dàng hồn nhiên, mơ mộng nhưng rất thích hát và ghi chép bài hát. Trong công việc rất bình tĩnh và quyết liệt vậy mà rất sợ máu và vắt. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả chị lại tỏ ra bình tĩnh bằng cách móc bánh bích quy trong túi và thong thả nhai. áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu chị hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm nhưng ai cũng phải gờm chị : cương quyết, táo bạo. 
Còn Nho lại là cô gái khác, có lúc bướng bỉnh, mạnh mẽ ; có lúc lầm lì cực đoan. Mỗi khi Nho tắm, trông cô như một que kem trắng mát lạnh, cái cổ tròn và những cúc áo nhỏ nhắn. Cứ quần áo ướt, Nho ngồi đòi ăn kẹo. Đặc biệt cô có sở thích thêu hoa rực rỡ, loè loẹt trên khăn gối. trong một lần phá bom Nho bị thương, chị Thao và Định hết lòng chăm sóc. Định rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng, pha sữa vào một cái ca sắt cho Nho. Còn chị Thao thể hiện rõ sự quan tâm của mình qua câu nói : "Cho nhiều đường vào, pha đặc". Tình cảm quay cuồng trong chị. "Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt". Qua việc Nho bị thương, chúng ta thấy rõ được tình cảm mà các cô đã dành cho nhau, đã gắn bó với nhau sâu sắc đến mức nào.
	Nhân vật chính cũng là nhân vật kể chuyện là Phương Định. Phương Định là cô gái Hà Nội trẻ trung và xinh xắn. Hai bím tóc dày tương đối mềm, cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Các anh lái xe thường bảo : "cô có cái nhìn sao mà xa xăm". Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. Vốn là một nữ sinh hồn nhiên nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, cô vào chiến trường. Giữa cuộc sống khắc nghiệt và muôn vàn nguy hiểm, cô vẫn giữ được sự trong sáng trong suy nghĩ, lối sống cả trong công việc. Cô có tâm hồn trong sáng, vô tư, giàu mộng mơ, thích ca hát, hay hoài niệm về một thời học sinh ngây thơ bên mẹ, trong căn phòng nhỏ ở một đường phố nhỏ yên tĩnh trong những ngày trước chiến tranh. Những kỉ niệm êm đềm ấy sống lại trong trí nhớ của Định, giữa chiến trường dữ dội làm dịu mát tâm hồn cô. Vào chiến trường đã ba năm, Định đã quen với đạn bom, hiểm nguy, vượt qua bao gian lao vẫn không làm mất đi ở cô cái hồn nhiên, vô tư lự. Cô giàu cảm xúc và thường làm điệu trước những anh lính trẻ. Thực ra trong những suy nghĩ của cô, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. Định rất yêu mến và gắn bó với đồng đội của mình. Khi chị Thao ngã vội đỡ chị dậy, chăm sóc Nho khi bị thương, cô cảm phục tất cả các chiến sĩ mà cô đã gặp trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời Phương Định cũng là cô gái rất kín đáo trong tình cảm. Có lẽ điều đáng quí nhất ở Phương Định chính là tinh thần, trách nhiệm với công việc. Mỗi lần đi phá bom, cô đều xung phong đi, cô luôn đứng trong tư thế sẵn sàng, chấp nhận gian khổ, hi sinh, có lòng dũng cảm không quản khó khăn, luôn bình tĩnh tự tin trước mọi tình huống. Những phẩm chất cao đẹp của Phương Định, của Thao, Nho đã được khắc hoạ bằng sự am hiểu tâm lí giới tính của Lê Minh Khuê. Thành công về xây dựng nhân vật còn được đóng góp bởi ngôn ngữ trần thuật tự nhiên, hấp dẫn dưới ngôi kể thứ nhất, những câu ngắn, nhịp nhanh, giọng điệu gắn liền với ngôn ngữ đời thường, vừa trẻ trung vừa giàu nữ tính. Từng là Thanh niên xung phong nên có lẽ Lê Minh Khuê mới hiểu biết sâu sắc công việc và đời sống tình cảm tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong đến như vậy. Truyện khép lại khi một trận mưa đá bất ngờ đổ xuống cao điểm khiến các cô gái trẻ hết sức vui thích.
	Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng chính là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi chính là Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc ngoài đời. Họ đã góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Vì thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay phải sống cho đẹp, cho có ích để bao xương máu của những anh hùng, liệt sĩ đã không đổ xuống vô ích, để đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docon thi- nghi luan su viec hien tuong.doc